THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ: CAU CŨNG LÀ THUỐC

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

CAU CŨNG LÀ THUỐC


Cây cau rt quen thuc với dân tộc Việt Nam, nó đã đi vào giấc ngủ yên bình của trẻ thơ, cũng đi vào thơ ca, tục ngữ như giọng ầu ơ của mẹ, của bà:
Con Mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú Chuột đi đâu vắng nhà?
Chú Chuột đi chợ đường xa
Mua mắm mua muối giỗ cha chú Mèo.
Chúng tôi vây quanh hàng cau, chọn một cây làm chuẩn, chơi chốn tìm cho hết buổi trăng treo. Đồng quê yên bình, thanh thản. Cũng có khi, cưỡi trên tàu cau khô, “Nhoong nhoong ngựa ông đã về, Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn”. Cau cũng là thuốc đấy.

Cau - Areca catechu L., thuộc họ Cau - Arecaceae.
Mô tả: Cây cao tới 15-20m, có thân cột mang chùm lá ở ngọn. Lá có bẹ dày, phiến xẻ lông chim. Cụm hoa là bông mo phân nhánh có mo sớm rụng. Trong cụm hoa, hoa đực thường ở trên, hoa cái ở dưới; hoa đực có mùi thơm. Quả hạch hình trứng, chứa một hạt tròn có nội nhũ xếp cuốn, khi già màu nâu nhạt.
Hoa tháng 2-8, quả tháng 11-5.  


Bộ phận dùng: Hạt khô - Semen Arecae, thường gọi là Tân lang. Vỏ quả ngoài và vỏ giữa - Pericarpium Arecae, thường có tên là Đại phúc bì.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, được trồng ở nhiều nước, từ Malaixia qua Philippin, Thái Lan, các nước Đông Dương, Trung Quốc, Ấn Độ, Madagascar và vùng Đông Phi. Ở nước ta, Cau được trồng từ lâu đời và khá phổ biến khắp các vùng nông thôn để lấy quả ăn trầu và hạt làm thuốc. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Sau 5-6 năm mới có thu hoạch; mỗi buồng cau có tới 200-300 quả. Thu hái những quả cau già để lấy hạt và vỏ quả. Hạt phơi hoặc sấy đến thật khô. Khi dùng đem hạt khô ngâm nước 2-3 ngày cho mềm, Mỗi ngày thay nước một lần (không nên ngâm vào dụng cụ bằng sắt, vì trong hạt có tanin). Vớt ra để ráo nước, thái mỏng, phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 40-50oC tới độ ẩm dưới 10% (không được sao). Vỏ quả đem rửa sạch, ủ mềm một đêm, xẻ tơi, phơi hoặc sấy khô tới độ ẩm dưới 10%, tẩm rượu sao (tuỳ theo đơn) có thể nấu thành cao đặc. Cần bảo quản nơi khô ráo, thỉnh thoảng xông hơi lưu huỳnh để phòng mốc mọt.
Thành phần hóa học: Trong hạt cau có dầu béo 10-15%, protid 5-10%, glucid 50-60%, tanin 15%, alcaloid ở dạng kết hợp với tanin 0,3-0,5%. các alcaloid chính là arecolin, arecaidin (arecain) guvacolin, guvacin và isoguvacin, arecolidin. Vỏ quả cũng chứa những alcaloid như ở hạt (arecolin, guvacolin, guvacin...) nhưng với hàm lượng rất thấp.
Tính vị, tác dụng: Hạt Cau có vị cay, đắng, chát, tính ấm, có tác dụng tiêu tích, hành thuỷ sát trùng, trừ giun sán. Vỏ quả Cau có vị ngọt, hơi the, tính ấm, có tác dụng thông khí, hành thuỷ, thông đại tiểu trường.
Người ta đã biết được arecolin, hoạt chất chính trong hạt Cau là chất cường đối giao cảm, như muscarin. Nó làm tăng sự tiết dịch và làm co đồng tử. Với liều thấp, nó kích thích thần kinh; với liều cao, nó làm liệt thần kinh. Nó làm tăng nhu động ruột, làm tê bại cơ sán như kiểu nicotin, nghĩa là ức chế các hạch thần kinh, khớp thần kinh cơ, làm cho sán không bám vào thành ruột được.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hạt Cau được chỉ định dùng trị bệnh sán xơ mít, giun đũa, sán lá, thuỷ thũng cước khí, dùng kích thích tiêu hoá, chữa viêm ruột ỉa chảy, lỵ, chốc đầu. Thường dùng 0,5-1g/ngày, dạng thuốc sắc; với liều cao, dùng trục sán. Vỏ quả Cau dùng trị thuỷ thũng cước khí, bụng đầy trướng, bí tiểu tiện, phụ nữ có thai phù thũng. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc, thường phối hợp với các vị thuốc khác (vỏ rễ Dâu, vỏ Chân chim, vỏ Khủ khởi, Gừng sống).
Cách dùng: Để tẩy sán, phối hợp với hạt Bí ngô. Buổi sáng, lúc đói, ăn 40-100g hạt bí đã bóc vỏ, sau đó 2 giờ, uống nước sắc Hạt cau với liều 50-80g tuỳ người, đun với 500ml nước, sắc còn 150ml uống một lần; nửa giờ sau uống một liều thuốc tẩy. Nằm nghỉ đợi khi buồn đi ngoài thì đi vào một chậu nước ấm.
Đơn thuốc:
1. Chữa sốt rét: Hạt Cau 2g. Thường sơn 6g, Thảo quả 1g, Cát căn 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
2. Chữa khó tiêu, đầy trướng bụng: Dùng hạt Cau 10g, Sơn tra 10g, sắc nước uống.
3. Trục giun đũa: Dùng 21 hạt Cau sao tán nhỏ, nhịn ăn, chia uống làm 2-3 lần trong một ngày với nước sắc vỏ quả Cau làm thang (Bách gia trân tàng).
4. Trẻ em bị chốc đầu: Dùng hạt Cau mài lấy bột phơi khô hoà với dầu Vừng mà bôi. 


RƯỢU CAU: bảo vệ răng, miệng cho bạn:
Cách làm rượu cau: Từ 20 đến 25 quả cau tươi tuỳ theo to nhỏ khác nhau ngâm vào một lít rượu trắng sau một tháng thì dùng được. Nên dùng loại rượu Lúa mới của nhà máy vì loại này đã được khử andehit là chất độc. Bạn lấy dao tước hết vỏ cau xanh vứt đi, tước dần cùi trắng cho đến hết rồi thái mỏng hạt cau, tất cả cho ngập trong rượu đậy nút chặt lại, sau một tháng thì lấy nước rượu ấy ngậm và súc miệng trong 15 phút trước khi đi ngủ. ( Nếu ngậm ít quá không đủ thời gian thì không có tác dụng đâu ). Sau khi nhổ đi, không ăn uống, tráng miệng gì cả mà cứ để chất rượu còn lại trong miệng cho ngấm vào răng lợi.
Có hai trường hợp lưu ý:
* Nếu răng ai đang bị viêm, xưng tấy lên và lung lay hết hàm thì uống một liều kháng sinh kết hợp ngậm rượu cau rồi sau đó cứ ngậm dài dài, răng hết lung lay và rất chắc khoẻ ( mình đã hỏi nhiều người trong đó có các cụ già 80 ).
* Nếu răng bạn vẫn chắc chỉ xưng lợi thì kiên trì ngậm rượu, răng được củng cố tốt lắm.

Rễ cau treo an toàn hơn… Viagra

Rễ cau treo (hay còn gọi rễ cau nổi - phần rễ cau con lơ lửng trên mặt đất) là một vị thuốc có tác dụng bổ dương rất tốt.

 Cách thu hái và sử dụng: Dùng dao lấy phần rễ cau còn lơ lửng trên mặt đất, mỗi đoạn dài từ 1,5 - 2 cm, chẻ nhỏ, sao vàng, hạ thổ. Khi có nhu cầu: lấy 50 gr sắc với 200 ml còn 50 ml, uống một lần trước khi "hành sự" chừng 30 phút sẽ thấy hiệu quả. Nếu lấy rễ vào lúc trời sắp mưa (lúc đó đầu mút rễ có màu trắng) tác dụng sẽ cao hơn.

          
                                                            Tham khảo: Google: cây cau chữa bệnh.

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét