THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ: NHỮNG BÀI THUỐC TỪ CÂY NHÃN

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

NHỮNG BÀI THUỐC TỪ CÂY NHÃN

Xin chép lại đây các bài thuốc có vị từ sản phẩm của cây nhãn. Thuốc cho người nghèo:
Nhãn là một trong những cây ăn trái á nhiệt đới có tuổi thọ cao, quanh năm tươi tốt. Mùa xuân cây nhãn ra hoa, mùa thu cho quả, đúng theo nhịp điệu âm dương của thời tiết bốn mùa. Trái nhãn rất thơm, ngon. ngoài dùng làm thực phẩm, cùi nhãn còn có thể sử dụng làm thuốc, với tên gọi “long nhãn nhục”. Tất cả các bộ phận khác của cây nhãn, như  hạt nhãn, vỏ quả, rễ, cho tới hoa và lá,  đều có thể sử dụng làm thuốc.
Nhãn là một trong những cây ăn trái á nhiệt đới có tuổi thọ cao, quanh năm tươi tốt. Mùa xuân cây nhãn ra hoa, mùa thu cho quả, đúng theo nhịp điệu âm dương của thời tiết bốn mùa. Trái nhãn rất thơm, ngon. ngoài dùng làm thực phẩm, cùi nhãn còn có thể sử dụng làm thuốc, với tên gọi “long nhãn nhục”. Tất cả các bộ phận khác của cây nhãn, như  hạt nhãn, vỏ quả, rễ, cho tới hoa và lá,  đều có thể sử dụng làm thuốc.

1. Long nhãn nhục– bổ huyết ích trí
Quả nhãn thường gọi là “Long nhãn”, vì có hình dạng giống mắt của con rồng . Sách  “Thần Nông bản thảo kinh” gọi trái nhãn là  “Ích trí quả”, vì đó là thứ quả có tác dụng dưỡng huyết ích trí thần hiệu. Nhãn chín vào tháng 8 âm lịch (thời xưa gọi là “Quế nguyệt”), quả nhãn hình tròn,  nên còn có tên là “Quế viên” (viên là tròn). Mùa nhãn tiếp sau mùa vải,  nên  còn có tên là “Lệ chi nô” (lệ chi là quả vải, nô là kẻ theo hầu). Ngoài ra nhãn còn có những tên khác như  “Long mục”, “Viên nhãn”, “Mật bì”…
Theo sách  “Trung dược thú thoại”: Thời xưa,  người ta còn phân loại nhãn theo kích thước: Loại to gọi là “Hổ nhãn” (mắt hổ), quả kích thước trung bình gọi là “Long nhãn” (mắt rồng), loại quả nhỏ hơn là “Nhân nhãn” (mắt người), còn loại nhỏ nhất có tên là “Quỷ nhãn” (mắt quỷ). Để làm thuốc, chế Long nhãn nhục, chỉ sử dụng loại kích thước trung bình.
Nhãn ở Việt Nam có nhiều loại. “Nhãn lồng” là loại có cùi dày và mọng nhất. Gọi là nhãn lồng, vì khi quả gần chín người ta phải dùng lồng tre hoặc lồng nứa bao kín, để ngăn cho khỏi bị chim hoặc dơi ăn. Nhãn lồng là nguyên liệu chủ yếu để chế ra Long nhãn nhục. Loại “nhãn nước” cùi có rất nhiều nước, cũng chế được long nhãn nhưng phẩm chất kém và chế biến tốn nhiều công sức. Còn “nhãn trơ” có cùi rất mỏng, không chế được long nhãn.
Vị thuốc “Long nhãn nhục”  hay “Long nhãn” trong Đông y là áo hạt phơi hay sấy khô nửa chừng của quả nhãn. Trong sách thuốc Đông y “Long nhãn nhục” được xếp trong nhóm thuốc Bổ huyết, cùng Thục địa hoàng, Hà thủ ô, Đương quy, Bạch thược…
Theo Đông y, Long nhãn nhục có vị cam, tính ôn; vào 2 kinh Tâm và Tỳ. Có tác dụng bổ ích Tâm Tỳ, dưỡng huyết an thần; Chủ trị trống ngực hồi hộp tim loạn nhịp (kinh quý chính xung), mất ngủ hay quên (thất miên kiện vong), kém ăn mệt mỏi (thực thiểu thể quyện), đại tiện ra máu, phụ nữ băng lậu (tiện huyết băng lậu).
Trong sách Bản Thảo Cương Mục,  Lý Thời Trân đã từng nhận định: Về mặt thực phẩm, nhãn đứng sau vải, nhưng về mặt bổ dưỡng thì nhãn có tác dụng tốt hơn; vì vải là quả có tính nhiệt, còn long nhãn có dược tính tương đối bình hòa.
Trong long nhãn sấy khô, hàm lượng protein và carbohydrate tăng lên rõ ràng, nhưng do tác động của quá trình chế biến hàm lượng Vitamin C giảm đi đáng kể. Trong các chất carbohydrat thành phần chủ yếu là đường Glucoza và Saccharoza, do đó khi ăn long nhãn cảm thấy có vị ngọt.
Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, Long nhãn có tác dụng chống lão suy vì trong cùi có flavoprotein – một hoạt chất có tác dụng tăng cường hoạt tính của các tế bào thần kinh não; trong cùi nhãn còn có Vitamin PP, một chất có tác dụng làm tăng độ bền và độ đàn hồi của mạch máu, giúp cho quá trình tuần hoàn máu trở nên tốt hơn. Như vậy, Y học cổ truyền và hiện đại đều khẳng định, Long nhãn là vị thuốc có tác dụng bổ dưỡng tốt đối với tuần hoàn và thần kinh.
2.  Các bộ phận khác cũng là thuốc
Ngoài Long nhãn nhục, tất cả các bộ phận khác của cây nhãn đều có thể sử dụng làm thuốc.
- Hạt nhãn (Long nhãn hạch) có vị chát; có tác dụng giảm đau, cầm máu, lý khí hóa thấp; dùng để chữa chứng thiên trụy, tràng nhạc và một số chứng bệnh ngoài da như chốc lở, đứt chân tay …
-  Vỏ quả nhãn (Long nhãn xác) có vị ngọt, tính ấm, không độc, vào kinh Phế. Có tác dụng trừ phong, chữa chóng mặt, dùng ngoài chữa bỏng và vết thương ngoài da.
- Lá nhãn (Long nhãn diệp) có vị nhạt, tính bình; có tác dụng chữa cảm mạo, sốt rét, an thai.- Hoa nhãn (Long nhãn hoa)  sắc uống có thể chữa chứng bí tiểu tiện.
-  Vỏ thân cây nhãn  (Long nhãn thụ bì) có tác dụng trị cam tích, đinh sang (mụn nhọt).
- Rễ cây nhãn (Long nhãn căn) vị đắng, chát; có tác dụng chữa khí hư bạch đới, trị giun chỉ (‘lariasis)

3. Một số cách sử dụng cụ thể
• Rượu trường thọ:
Long nhãn nhục   250g
Kỷ tử   100g
Cúc hoa   50g
Đương quy   50g
Toan táo nhân  30g
Ngâm với 3 lít rượu trắng. Sau 1 tháng có thể đem ra uống, ngày 2 lần, mỗi lần một chén con. Rượu này có tác dụng bồi bổ khí huyết, kéo dài tuổi thọ, chữa suy nhược do lao động trí óc quá độ, dẫn đến các triệu chứng như tim đập dồn dập, loạn nhịp, mất ngủ, hay quên, mệt mỏi, không muốn ăn uống, đại tiểu tiện xuất huyết …Có thể chỉ cần dùng một vị Long nhãn đem ngâm rượu uống, cũng có tác dụng bồi bổ khí huyết, an thần định trí.
• Chữa thiếu máu
Có thể dùng một trong các bài sau:
- Cháo long nhãn hạt sen :
Long nhãn   10g;
Hạt sen  10g,
Gạo tẻ   50g.
Nấu cháo ăn hàng ngày, liên tục trong 10 ngày (một liệu trình) ; nghỉ 3 – 5  hôm rồi lại ăn tiếp.
- Canh long nhãn nấu với lạc:
Long nhãn   10g;
Lạc nhân(cả vỏ lụa)15g.
Nấu canh ăn hoặc sắc uống thay nước trà; mỗi ngày một tễ.
- Canh long nhãn gan lợn:
Long nhãn   15g,
Đại táo (táo tàu)   10g,
Gan lợn  100g.
Gan lợn thái lát, nấu với nước khoảng 30 phút, sau đó cho long nhãn và táo vào đun tiếp khoảng 15 phút, thêm mắm muối vào cho hợp khẩu vị là được.
• Nam giới vô sinh
Long nhãn   100g,
Tinh hoàn gà  2 đôi,
Rượu trắng   500 ml.
Tinh hoàn gà hấp chín, bổ ra, để cho róc nước, cùng với long nhãn ngâm rượu 60 ngày rồi mang ra uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần khoảng 15-20 ml.
• Nữ giới vô sinh
Long nhãn   15g,
Trứng chim bồ câu  5 qủa,
Kỷ tử   10g,
Đường trắng một chút.
Trứng chim bồ câu luộc chín, bóc bỏ vỏ, cùng long nhãn, kỷ tử, đường cho vào một cái bát hấp chín, dùng làm bữa điểm tâm hàng ngày.
•  Trẻ  nhỏ  nhiều  mồ  hôi (tự hãn),  mồ hôi trộm (đạo hãn)
Long nhãn   30 g,
Hồng táo   15g.
Sắc nước uống hàng ngày; muốn tận dụng có thể ăn cả cái.

Nguồn: http://caythuocquy.info.vn/Long-nhan-thuốc-bổ-thần-hiệu-của-người-ngheo-798.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét