THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ: CÂY VÒI VOI - LỢI VÀ HẠI

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

CÂY VÒI VOI - LỢI VÀ HẠI

CẨN THẬN KHI DÙNG VÒI VOI
Cây Vòi voi có tên là Thiên Gia Thái, Đại vĩ đao, Cẩu vĩ trùng. Tên khoa học là Heliotropium indicum L hoặc Heliotripium anisophyllum P de B. Họ Vòi voi (Borraginaceae).
Cây vòi voi ( HELIOTROPIUM  INDICUM )


Mô tả Cây: Cây thảo cao từ 0,2 - 0,4m mang nhiều cành, trên thân và cành có lông, là hình trứng dài phía cuốn tròn hơi hẹp lại, phía đầu tù, phiến lá dài 5 - 9cm rộng 3 - 5cm mép có răng cưa không đều, hoa tím nhạc hoặc trắng không cuống so le nhưng liền nhau trên hai hàng tạo thành cụm hoa xim bọ cạp ở đầu cành hay kẻ lá. Quả gồm bốn hạch nhỏ. Trên đỉnh đính vào nhau phía dứơi xa nhau 4mm càng lên phía trên càng hẹp lại, khi chính thì tách ra.
Phân bố thu hái và chế biến : Mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam tại những bãi hoang, ruộng bỏ không quanh làng, người ta dùng toàn cây hái về phơi khô hoặc dùng tươi.
Thành phần hoá học : Lá, hoa, quả và rễ cây có chứa axit Xyanhydric. Một số ancaloit gọi là indixin . Năm 1969 J.M.Goweley và cộng sự đã phát hiện một số ancaloit có nhân pyrolizidinn và lasiocarpine có độc tính cao đối với gan và gây huỷ hoại tổ chức gan đau bụng, ỉa chảy, xuất huyết lan tỏa và có thể gây ung thư.
Tính chất này thường không thể hiện ngay khi dùng, mà thường xuất hiện một cách âm ỉ kéo dài khó phát hiện. Trên cơ sở đó tổ chức y tế thế giới có khuyến cáo không nên dùng vòi voi làm thuốc và bộ y tế Việt Nam (1985) cũng đã có chỉ thị cần thận trọng khi dùng vòi voi trị bệnh, mặc dầu chỉ dùng ngoài để đắp theo kinh nghiệm cổ truyền : trong các trường hợp tụ huyết bầm tím, do chấn thương, viêm tấy, áp xe, sưng vú sưng khớp đinh nhọt, giai đoạn chưa có mủ... Tuy nhiên không nên dùng cho người già yếu và khi có kết quả nên ngừng ngay không nên dùng lâu. Cây vòi voi có độc - không dùng làm thuốc uống: Ðó là lời khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) - Bộ y tế nước ta đã thông báo việc này từ năm 1985. Song, cho đến nay vẫn còn nhiều lang y và một số người chưa biết tin này, nên vẫn bốc thuốc có vị vòi voi cho người bệnh uống, hoặc viết bài phổ biến kiến thức y học dùng thuốc uống có cây vòi voi cho cộng đồng.

Tác dụng dược lý : Cây vòi voi có hai tác dụng chủ yếu.
1. Cao rượu vòi voi có tác dụng rất tốt đối với những trường hợp viêm hay cương tụ huyết chưa làm mủ chỉ cần đắp cao rượu vòi voi trong ba bốn ngày, đắp nước liên tục. Nếu đã có mủ rồi cao rượu vòi voi không có tác dụng làm tan mủ nhưng làm cho mủ không lan rộng hơn và bớt sưng.
2. Dùng cây tươi chặt thành đoạn nhỏ giã cho dập sao với dắm hoặc rượu gói vào miếng vải buột vào chỗ sưng có tác dụng chửa viêm sưng khớp.

Công dụng và liều dùng: Trong nhân dân vòi voi là một vị thuốc chữa tê thấp viêm tấy, mụn nhọt, viêm họng,  mẫn ngứa.
Dùng uống trong hay xoa  đắp bên ngoài ngày uống 15 - 20 g tươi có người còn dùng điều kinh., Liều cao có thể gây xảy thai.
Hiện tại trong y học không nên dùng để uống trong:
                                                                                            Lương y Nguyễn Kỳ Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét