THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ: Cảm mạo lai rai – Thương hàn gõ cửa

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Cảm mạo lai rai – Thương hàn gõ cửa

                (Bệnh đậu lào)
Bệnh đậu lào thường được biết với tên gọi dân gian là bệnh “vú sề” hay là bệnh “thời khí”, bệnh này thường xuất hiện vào giai đoạn thời tiết giao mùa. Bệnh Đậu Lào “vú sề” khi mới mọc, người ghê rét hoặc lúc nóng lúc lạnh, chủ yếu nóng ở mặt mũi, chân tay. Da lần mần như bệnh sởi nhưng lặn trong da, người khát nước, se môi, mũi nóng, mặt đỏ, mạch phù hồng.

Cơ chế của bệnh đậu lào thực chất ra là bệnh “cảm thương hàn” bị cảm lâu ngày tái đi tái lại, nó chạy vào trong. Lỗ chân lông bít lại làm cho lông tơ mọc ngược vào trong và máu độc tích tụ nuôi nó lên sợi lông dài ra. Càng để lâu càng cắm sâu vào kinh mạch và lục phủ ngũ tạng của cơ thể người bệnh. Và những sợi lông này nằm trong da thịt nên có siêu âm chiếu chụp cũng không thể nào soi ra được.
Ông Lương y Vũ Quốc Trung (thành viên hội Đông y Việt Nam) cho biết thêm về bệnh đậu lào “Bệnh đậu lào do một loại vi-rút gây ra nên hoàn toàn có thể lây lan thành dịch bệnh. “Khi bị bệnh, cơ thể thường bị sốt, đau mình mẩy, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, người lên đậu lào. Bệnh cũng như các loại bệnh đậu khác (đậu mùa, thủy đậu), cũng có thể lên nốt tròn, bên trong chứa dịch mủ. Người ta thường bị mắc bệnh lúc giao mùa, tuy nhiên, không phải vì yếu tố thời tiết hay gió độc gây ra mà là do vi-rút có trong môi trường sống gây bệnh
Thông thường bệnh nhân mắc phải bệnh đậu lào thì có thể sẽ sốt nhưng uống thuốc vào thì chỉ cầm cự được một lúc là lại bị sốt lại ngay. Bệnh đậu lào có những biểu hiện như: ốm dặt dẹo mãi không khỏi, thỉnh thoảng sốt, người lao đao hay ớn lạnh, sợ nước, tay chân lạnh, sốt nhẹ. Đáng sợ hơn là bệnh này dẫu có uống thuốc cũng không khỏi thậm chí còn nặng thêm, đi khám cũng không thể tìm ra bệnh”.
 Bệnh này có thể nhận diện bằng cách cho người bệnh nhai thử nắm đậu xanh sống, nếu thấy béo mà không hề cảm thấy ngái thì đúng là bị đậu rắn, đậu lào, vú sề rồi.
Cách chữa bệnh đậu lào bằng kinh nghiệm dân gian:
Nếu bạn bị cấp độ nhẹ thì chỉ cần sử dụng củ ráy nhúng vào nước vôi trong và chà vào theo sống lưug và khắp cả lưng để chữa trị. Nếu bạn không phải là bệnh nhân của bệnh đậu lào thì nhựa củ ráy sẽ làm bạn ngứa ngáy, còn nếu thật sự bạn bị bệnh này thì khi sử dụng củ ráy kết hợp với nước vôi trong thì cơ thể bạn sẽ rất mát và dễ chịu không có cảm giác ngứa ngáy. Sau khi đánh 1,2 lần có thể ăn uống được ngay.
Một điều lưu ý cho bạn khi sử dụng củ ráy thì chỉ đánh theo chiều sống lưng từ trên xuống chứ không đánh theo chiều ngược lại. Đánh ban đầu thì mát dễ chịu nhưng vẫn kèm theo ngứa, cứ đánh đến khi hết ngứa thì khỏi.
Nếu bệnh đậu lào đã nặng thì bạn có thể dùng bột nếp, cơm nếp cuộn lông gà đen ở giữa để đánh. Trường hợp này thì bệnh đã nặng có dạng như sợi lông rồi, đánh bằng bột nếp cơm nếp có thể thấy các sợi lông bị cuốn dần ra, lấy được hết lông thì khỏi bệnh.
Hoặc bạn có thể lây 4-5 lá Trầu không giã nát rồi bọc vào vải mềm nhúng vào rượu nóng đánh dọc sống lưng hai thăn sẽ thấy có những nốt đỏ sẫm (giống nốt ruồi) lấy kim khều khoảng 3-4 cái nặn hết máu đen đi thì bệnh thuyên giảm và khỏi.

Điều trị bằng thuốc sắc
Địa long thang: Địa long "Giun đất" 12-16 gam,rửa sạch đem nướng, Lá chanh tươi 4- 6 gam, 1,5 bát nước đun sôi khoảng 10 -15 phút .Chia làm 3 lần, uống trong ngày." uống đến khỏi thi thôi".
Sài hồ dưỡng vinh thang: Sinh địa 20g, Đương quy 16g, Bạch thược 12g, Hoàng cầm 12g, Tri mẫn 12g, Sài hồ 8g, Kim ngân hoa 16g, Cát căn 8g, Liên kiều 4g, Trần bì 4g, Cam thảo 4g, Sinh khương 1 lát.
Gia giảm: nếu sốt nhiều, bụng ì ạch, nước tiểu đỏ thì gia thêm Đại hoàng 12g mài với thuốc mà uống. Bài thuốc nhằm thanh tâm giải nhiệt, lương huyết, tiêu độc. Khi uống thuốc thấy tiêu chảy là khỏi bệnh vì thuốc đã thanh được huyết nhiệt, tiêu được nhiệt độc mà đi tiêu chảy.
Đối với những ai mắc phải căn bệnh này cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn kiêng. kiêng ăn nặng, chỉ nên ăn các thức ăn dễ tiêu. Khi chữa bệnh Sởi hoặc Đậu Lào nhớ nguyên nhân là do huyết nhiệt, tâm uất, bệnh tại huyết, vậy chỉ cần lương huyết tiêu độc đến khi khỏi.
Đặc biệt tuyệt đối không được dùng "Sâm, Kỳ, Truật”, các thuốc kháng sinh rất nguy hiểm cho người bệnh, có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, khi bị mắc Đậu Lào, người bệnh nên kiêng nước, tốt nhất tránh tắm. Nếu muốn tắm hãy dùng lá sông (nước đun sôi từ các lá sả, hương nhu, lá tre, lá bòng, bưởi, lá cúc tần…) cho tà độc ra theo mồ hôi rồi dùng nước sông tắm.

                                                       Nguồn Google, từ khóa: bệnh đậu lào. 

2 nhận xét: