THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ: tháng 4 2020

Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

BÀI THUỐC 11 – RAU BỢ


Chia sẻ cùng các bạn loại cây rau, mọc hoang như cỏ, nhưng có tác dụng chữa bệnh chẳng ngờ. Đó là rau bợ. Chúng mọc hoang trên đồng ruộng, bờ mương, mép nước hoặc các vũng đầm lầy đồng bằng, đâu đâu cũng có. Với khả năng sinh sản nhanh bằng bào tử, cây bợ nước dễ dàng tạo thành một hệ thống thân và rễ cây dày đặc dưới ruộng.
Giá trị dinh dưỡng và những thành phần hóa học có lợi trong cây bợ nước rất cao, vì vậy nó được xem là một dược liệu quý để chữa bệnh. Trong rau bợ nước chứa:
  • Nước 84,2 %.
  • Protid 4,6%.
  • Glucid 1,6%.
  • Caroten 0,72 mg %.
  • Vitamin C 76 mg%.
  • Ngoài ra, rau bợ nước còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, acid nucleic…
Rau bợ là một loại rau có vị ngọt, hơi đắng, có tính mát, giúp cơ thể thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc, nhuận gan, sáng mắt, trấn tĩnh.
Rau bợ nước có thể được dùng tươi hoặc phơi khô, đều có tác dụng làm thuốc giúp chữa trị các bệnh như:
  • Viêm thận phù sỏi tiết niệu.
  • Tiểu ra máu.
  • Tiểu đường.
  • Các bệnh về thần kinh như suy nhược thần kinh, động kinh, co giật do sốt cao.
  • Các triệu chứng sưng đau như viêm gan, viêm kết mạc, viêm lợi, đau răng, mụn nhọt,…
  • Chữa trị bệnh khí hư, bạch đới và rắn độc cắn.
Dưới đây là một số cách chữa bệnh bằng rau bợ nước:
1/ Chữa trị viêm gan, viêm thận
  • Cỏ bợ rửa sạch, để ráo nước và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
  • Lấy 20 – 30 gram cỏ khô sắc với nước uống mỗi ngày 2 – 3 lần.
2/ Chữa trị sốt rét
  • Lấy khoảng 50 – 60 gram cây rau bợ đem rửa sạch và bắc lên bếp sao vàng.
  • Cho nước vào ấm vừa đủ, sắc với nước lạnh.
  • Uống nước này, trước khi lên cơn sốt từ 2 -3 tiếng, sẽ có tác dụng.
3/ Chữa mụn nhọt hay vết rắn cắn
  • Lấy một nắm cây rau bợ tươi đã rửa sạch, giã nát rồi đắp trực tiếp lên vết thương.
  • Sử dụng băng hoặc mảnh vải để cố định lại và thay thuốc mỗi ngày 2 lần.
4/ Thông tiểu, cải thiện tình trạng sỏi thận
  • Đem cây rau bợ tươi rửa thật sạch để loại bỏ bụi bặm. Bạn có thể chuẩn bị thêm cây ngải cứu, ngọn cây dứa dại, cây phèn đen để dùng chung.
  • Giã nát rau bợ đã rửa sạch và các dược liệu còn lại, sau đó cho thêm nước vào để gạn lấy nước uống vào mỗi buổi sáng.
  • Mỗi lần nên uống 1 bát và sử dụng liên tục trong vòng 5 ngày sẽ mang lại hiệu quả.
5/ Chữa bệnh bạch đới ở nữ giới
  • Rau bợ sau khi hái về hãy rửa sạch và phơi khô tự nhiên trong mát.
  • Đem 20 gram rau bợ phơi khô, sắc với 3 bát nước.
  • Đến khi nước sắc lại còn khoảng 1 bát thì chắt ra và chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi lần uống cách nhau 3 – 4 giờ và nên uống nóng.
  • Bên cạnh đó, hãy dùng khoảng 30 gram rau bợ khô đem nấu với một nồi nước, sau khi nước sôi đổ ra chậu và pha thêm một ít nước lạnh để bớt nóng rồi ngâm âm hộ vào chậu nước này.
6/ Chữa chứng sưng vú
  • Dùng một nắm rau bợ tươi rửa sạch, sau đó giã nát rồi trộn với một ít nước lọc để vắt lấy nước.
  • Hòa tan một ly nước đun sôi để nguội với lượng nước vừa vắt được để uống.
  • Mỗi lần vắt hãy chia ra làm 2 phần để uống trong ngày, bã rau sau khi vắt xong thì đem đắp lên chỗ bị sưng.
7/ Chữa tắc tia sữa
  • Đem 20 gram rau bợ khô sắc với 1 lít nước.
  • Khi nước trong ấm còn lại khoảng 1 bát thì chắt ra chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần cách nhau 4 tiếng.
  • Lấy vải bọc bã rau bợ lại khi còn nóng rồi chườm lên và vuốt từ trên xuống dưới.
8/ Chữa bệnh tiểu đường
Đây là bài thuốc điển hình mà cây rau bợ kính tặng nhân thế
Cách 1:
-Sử dụng khoảng 15g – 20 gram rau bợ đã phơi khô. Nấu nước để uống hằng ngày.
Uống từ 15 -20 ngày. Cách 7 ngày lại tiếp tục uống như ban đầu.
Cách 2:
-Cây rau bợ đã phơi khô và quả Lâu nhân, lượng như nhau.
Tán mịn và trộn đều 2 loại.
Mỗi ngày dùng 8 – 12 gram bột đã chế biến, khuấy với sữa hoặc vò thành viên để uống.
Mỗi ngày nên uống từ 2 – 3 lần sẽ giúp cải thiện bệnh.
Lưu ý khi sử dụng cây rau bợ
Mặc dù cây rau bợ được sử dụng có thể chữa được nhiều bệnh nhưng chúng ta vẫn nên cẩn thận và lưu ý khi dùng:
  • Cây rau bợ thường sống ở nơi có nhiều bùn đất nên trước khi dùng phải rửa thật cẩn thận và sạch sẽ.
  • Chỉ nên sử dụng phần thân hoặc lá non để ăn hoặc chữa bệnh.
  • Nên ngâm qua nước muối để khử mùi tanh của bùn.
  • Nếu bạn có các biểu hiện như lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng, khó tiêu thì không nên dùng vì cây rau bợ có tính hàn.
Trên đây là những thông tin về cây rau bợ, bạn có thể áp dụng những bài thuốc vừa kể trong một số trường hợp. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên hữu ích.
Xin mời các bạn nghe ông Ngạn đọc truyện Biển khơi vẫn đợi, giọng đọc do chính ông, Mai Phương đảm nhiệm, phần thu âm do Chí Tài phụ trách. 45 năm sau, sau ngày giải phóng, sau những ngày
cách ly phòng dịch CoVid-19, Việt Nam an toàn cho tất cả. “Di tản ngược” là có thật!
    Xem Clip
https://bit.ly/2RYlFue

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

BÀI THUỐC SỐ 7 - NHỮNG BÀI THUỐC TỪ CÂY LÁ VƯỜN NHÀ -


ĐÂU CHỈ THI COVID-19
BÀI THUỐC SỐ 7.1 - NGỌC BÌNH PHONG TÁN
Thành phần:
Sinh hoàng kỳ Radix Astragali membeanacei        36 g
Bạch truật  Rhizoma Atractylodis macrocephalae  12 g
Phòng phong RadixSaphoshnikovlas divaricatoe 12 g
Dạng bào chế: Bột hoặc thuốc thang sắc.
Công dụng: Ích khí cố biểu.
Liều lượng – Cách dùng:
a.Thuốc bột: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10-15 g.
b,Thuốc thang sắc: Sắc uống ngày 1 thang, chia đều 3 lần.
BÀI THUỐC 7.2 - NƯỚC ÉP TỎI
Củ tỏi và nước đun sôi, để nguội.
Lượng tỏi vừa đủ.
Xay hoặc nghiền tỏi, lọc lấy nước, hòa cùng nước ấm theo tỷ lệ 1:10.
Chia uống nhiều lần trong ngày.

BÀI THUỐC 7.31 - MỘT SỐ TRÀ TỪ CÂY LÁ VƯỜN NHÀ
7.31a Trà lá Diếp cá: Lá Diếp cá 5g (tươi 10g). Trà xanh 3g (tươi 5g). Liên kiều 3g. Hậu phác 3g. Tất cả cho vào ấm, hãm với nước sôi 200ml 5-10’. Nước ấm là dùng được.
7.31b Trà Kinh giới + Trà xanh: Kinh giới lá khô 10g. Trà xanh 3g (tươi 6g). Tất cả cho vào cốc, hoặc bình, hãm với 200 ml nước sôi, 5-10’. Dùng uống hàng ngày.
7.31c Trà Kinh giới + Bạc hà: Kinh giới 5g. Lá Bạc hà 3g. Trà xanh 3g. Hãm với 200 ml nước sôi, 5-10’. Nước ấm uống hàng ngày.
7.31d Trà Kinh giới + Quế chi: Lá Kinh giới 5g. Quế chi 3g. Trà xanh 3g. Hãm với 200 ml nước sôi 5-10’. Uống trong ngày.

BÀI THUỐC 7.32 - TRÀ THẢO DƯỢC
1. Lá trà tươi 10g. Sinh khương bỏ vỏ 10 lát. Sắc hoặc hãm uống trong ngày.
2. Hoắc hương tươi 10g. Lá Tía tô tươi 10g. Bạc hà tươi 10g, rửa sạch, sắc hoặc hãm. Uống thay trà.
3. Cam thảo 3g. Phòng phong 6g. Hai thứ nghiền nhỏ, hãm với nước sôi. Uống trong ngày.
4. Hoắc hương 8g. Kinh giới 8g. Bạc hà 6g. Lá trà 5g. Sắc hoặc hãm với 200 ml nước sôi, uống thay trà.

BÀI THUỐC 7.4A - THUỐC XÔNG
Kinh giới           Hebra Elholziae ciliatae      12 g
Lá lốt                 Hebra Piperia lolot                8 g
Bạc hà                  Hebra Menthea                 10 g
Trần bì Pericarpium Citri reticulatae perene   5 g
Bạch chỉ     Radix Angelicae dahuricae          6 g
Kim ngân hoa       Flos Lonicerae                   8 g
Bào chế: Các vị thuốc trên làm thành bột.
Công dụng: Sát khuẩn đường hô hấp, phòng ngừa cúm, cảm mạo.
Chỉ định: Viêm đường hô hấp, cúm, cảm mạo.
Liều dùng:
Bước 1: Thuốc cho vào nồi cùng 1 lít nước sạch, đun sôi nhỏ lửa 5-10’
Bước 2: Đổ riêng 1 cốc 200 ml (để uống sau). Phần còn lại đổ ra bát, sau đó xông vùng mặt từ 10-15’.
Bước 3: Cho thêm nước ấm vào thuốc vừa xông và lau rửa mặt.
Bước 4: Uống cốc thuốc 200 ml đã chắt ra.
Lưu ý: Không nên để mặt gần quá bát thuốc, tránh bỏng.     


BÀI THUỐC 7.4B - NƯỚC LÁ XÔNG
Nồi lá xông trị cảm cúm
Nguyên liệu: Lá tre, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô mỗi thứ 10 - 20g hoặc một nắm to.
Cách nấu lá xông:
Tất cả rửa sạch cho vào nồi (trừ bạc hà) đổ xâm xấp nước, đun nhỏ lửa sôi khoảng 10 phút, khi nào chuẩn bị xông thì cho bạc hà vào đun tiếp 1-2 phút. Chọn nơi thật kín gió, cởi quần áo, trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi, xông trong 5 - 10 phút. Sau đó mở chăn chút một cho cơ thể thích nghi, tiếp đó lấy nước xông đã nguội tắm nhanh rồi lau khô, mặc quần áo, uống nước xông, đắp chăn nằm nghỉ.
Gia giảm:
Nếu đau nhức mình mẩy, gân cốt gia: lá ruối hoặc ngũ gia bì; cơ thể không ra được mồ hôi gia thân rễ cây cúc tần; đau họng nhiều gia lá xoài; ho nhiều kèm có đờm gia lá đại bi...

Chú ý: Trước khi xông múc để riêng một cốc nước, khi xông xong uống để đề phòng cảm lạnh khi bỏ chăn ra và nâng cao hiệu quả điều trị. Môi trường để xông tuyệt đối kín gió, để tránh cảm lạnh, không nên xông quá lâu gây mất tân dịch (mất nước) gây hiện tượng ngộ hãn. Do thành phần dược liệu có nhiều tinh dầu, nhất là sả, bạc hà và sức nóng của nhiệt lớn nên không được dùng cho phụ nữ mang thai. Trong quá trình xông đề phòng bỏng. Không xông khi cơ thể đang sốt cao hoặc đang hôn mê. Không cho trẻ nhỏ và người không điều khiển được hành vi sử dụng phương pháp này.    
Khuyến cáo của Đông y
Những người bị một số bệnh tuyệt đối không được áp dụng các biện pháp xông như: bệnh huyết áp, tim mạch, mắc bệnh ngoài da, phụ nữ mang thai, những người hay ra mồ hôi, mất máu nhiều, mới ốm dậy thể trạng còn yếu, người cao tuổi, trẻ em, người có biểu hiện tâm thần…
Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ tình trạng sức khỏe cũng như tác dụng của việc xông lá, người bệnh có thể phạm một số sai lầm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Không hiếm người phải đi cấp cứu, thậm chí tử vong vì xông lá, xông hơi trong khi cơ thể quá suy nhược, hoặc sau khi uống rượu…
Việc tự điều trị xông tại nhà rất dễ gặp nguy hiểm nếu người bệnh không biết rõ tình trạng sức khỏe của mình. Trước khi xông chúng ta phải kiểm tra huyết áp, nhịp tim để điều chỉnh nhiệt độ và thời gian xông cho phù hợp với thể trạng từng người. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ phương tiện đánh giá và kiểm soát tình trạng sức khoẻ của mình mà đều bỏ qua các bước quan trọng này nên người xông có thể gặp rủi ro.
Các chuyên gia Đông y khuyến cáo “Nếu cảm cúm, đau mỏi nên đến các cơ sở uy tín để trị liệu xông hơi bằng lá thuốc và có sự kiểm tra, tư vấn của bác sĩ. Cần làm sạch cơ thể trước khi vào phòng xông, không nên tắm ngay sau khi xông vì lỗ chân lông đang hở nếu gặp lạnh sẽ bít lại không thoát được nước dẫn đến dễ bị cảm, máu huyết lưu thông chậm. Chỉ nên để nhiệt độ xông cao hơn nhiệt độ cơ thể từ 7 – 8oC và không được quá 30 phút. Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn… cần ngừng ngay, trường hợp nguy cấp phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu”.
Những bài thuốc sưu tầm từ CV 1306 BYT ngày 27.3.2020
Top of Form
XÔNG HƠI TẠI NHÀ VÀ NHỮNG LỢI ÍCH CỦA NỒI NƯỚC XÔNG LÁ CÂY THẢO DƯỢC
Xông hơi bằng rau mùi tàu đơn giản hiệu quả:
Để có nồi nước xông hơi bằng lá thảo dược mùi tàu, chúng ta chỉ cần đun sôi nước và thả lá mùi tầu đã được rửa sạch vào nước. Sau đó thì tiến hành xông hơi khoảng 10-15 phút.
Khi xông hơi bằng lá thảo dược mùi tàu, da của bạn sẽ được đào thải độc tố qua tuyến mồ hôi và hấp thụ các dưỡng chất có trong lá cây thảo dược giúp bạn thư thái khoan khoái cơ thể.
Xông hơi bằng hoa cúc thảo dược:
Hoa cúc vừa có thể làm trà thảo dược uống đẹp da, hiện nay bạn cũng có thể làm nồi nước xông để dưỡng ẩm cho da khô, khi xông hơi bằng nồi nước xông có cho thêm cánh hoa cúc chị em đã giúp mình tăng cường khả năng dưỡng ẩm và cấp nước cho da.
Cũng như cách xông lá mùi tàu, bạn thả hoa cúc vào nồi nước sôi sau đó xông hơi khoảng từ 8 -10 phút. Hơi nóng từ nước kết hợp với tinh chất có trong hương và hoa cúc sẽ giúp cho da trở nên mịn màng, sáng hồng hơn.
Xông hơi với rễ cam thảo:
Muốn xông hơi bằng rễ cam thảo bạn chỉ cần đến cửa hàng thuốc bắc là có ngay. Khi có rễ cây cam thảo bạn đem rửa qua và cho vào nồi nước đun sôi lên. Sau đó xông hơi trong 10 đến15 phút giúp, cách xông hơi này rất tốt cho da mà lại có lợi cho cơ thể, nhất là những người hay bị cúm khi thời tiết chuyển mùa giao mùa….
Xông hơi bằng sả tươi:
Sả tươi giá vừa rẻ lại an toàn, là loại cây ít sâu bệnh không sử dụng thuốc, chỉ 6.000đ 1kg bạn đã sử dụng thoải mái cho nồi nước xông, trong khi đó một nồi nước xông chỉ cần sử dụng 5-6 cây sả tươi  rửa sạch dập mềm cắt đôi bỏ lá sau đó bỏ vào nước rồi đun sôi là có thể xông.
Khi xông hơi những tinh chất từ sả có tác dụng diệt khuẩn, kháng khuẩn và đào thải cặn bã từ lỗ chân lông, giúp da sạch bã nhờn các vi khuẩn gây hại bám trên da cũng bị loại bỏ hiệu quả.
Xông hơi bằng chanh tươi:
Chanh tươi không chỉ dùng làm gia vị cho món ăn mà có thể dùng để uống với mật ong cho đẹp da. Ngoài ra hôm nay chúng tôi lại giới thiệu thêm một công dụng nữa của chanh đó là tác dụng đối với xông hơi.
Chỉ cần cho khoảng 3 – 4 lát chanh vào nồi nước nóng để xông đun khoảng 5 đến 10 phút và thực hiện xông hơi 10 phút. Bạn đã có những giây phút thư giãn và tận hưởng cuộc sống bên nồi nước xông thảo dược với các tinh chất từ chanh cực kỳ tốt cho da và cơ thể.
Xông hơi bằng trái mướp đắng:
Mướp đắng không chỉ là món ăn mà còn cực kỳ tốt cho cơ thể, khi ăn hay xông hơi bằng mướp đắng bạn đã mang lại những lợi ích cho cơ thể như thanh nhiệt giải độc, làm sáng da và chống kích ứng cho da hiệu quả.
Làm nước xông hơi bằng mướp đắng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần cắt nửa trái mướp đắng sau đó lát thành những miếng mỏng, cho mướp đắng vào nồi nước đun sôi lên, sau đó là xông hơi, chỉ cần xông 10-15 phút trong lều xông hơi tiện dụng hiện nay bạn đã giúp làm sạch hết các lỗ chân lông, loại hết các vi khuẩn, chất nhờn bám trên da hiệu quả.
Ngoài những thảo dược dùng để xông hơi trên đây bạn có thể tham khảo thêm một số loại thảo dược khác với những công dụng khác nhau có lợi cho cơ thể, hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và biết cách xông hơi giải cảm hay thư giãn mỗi cuối tuần để mang lại những lợi ích cho cơ thể. Mời xem VCLIP