THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ: tháng 9 2021

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

BÀI 80 - TỎI NGÂM MẬT ONG – BÀI THUỐC CỦA MỌI NHÀ

 

Tỏi và mật ong là một trong những thực phẩm thường được sử dụng hàng ngày. Phần lớn không phải ai cũng biết chúng có vai trò rất lớn tới sức khỏe đặc biệt là có thể phòng ngừa và chữa trị một số loại bệnh mà chúng ta hay mắc phải.

Công dụng chữa bệnh Tỏi ngâm mật ong

1. Chữa bệnh dạ dày:

Tỏi ngâm mật ong được coi là một trong những bài thuốc có thể điều trị bệnh dạ dày hiệu quả. Khi đó để có thể giảm thiểu được tần xuất của những cơn đau dạ dày dai dẳng thì mọi người sử dụng hỗn hợp này vào trước mỗi bữa ăn và cần có một chế độ ăn hợp lý, hạn chế các loại thực phẩm cay nóng….

2. Chữa bệnh viêm xoang, viêm mũi:

Trong mật ong và tỏi có tính chống oxi hóa cực mạnh và có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn, virus gây hại. Vì thế, khi uống hỗn hợp tỏi ngâm mật ong có thể chữa một số bệnh về viêm mũi, viêm xoang…

Người bệnh chỉ cần uống 1 thìa hỗn hợp dung dịch này có thể điều trị khỏi các loại viêm nhiễm mũi và họng. Ngoài ra hỗn hợp tỏi ngâm mật ong còn có khả năng nâng cao sức đề kháng.

3. Chữa bệnh tiểu đường:

Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thì hỗn hợp tỏi ngâm với mật ong có thể làm tăng khả năng bài tiết insulin giúp cơ thể người bệnh có thể tự điều hòa lượng đường trong máu. Mặt khác, nó còn cung cấp chất làm ngọt tự nhiên hoàn toàn lành tính cho bệnh nhân bị tiểu đường.

4. Điều trị cho người bị cao huyết áp:

Cao huyết áp chính là tác nhân hàng đầu dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như đau đầu, mệt mỏi và đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng như các bệnh tim mạch hay đột quỵ,…Vì vậy các chuyên gia y tế hàng đầu hiện nay cũng khuyến cáo rằng bệnh nhân thường xuyên bị huyết áp cao nên sử dụng hỗn hợp dung dịch tỏi và mật ong hàng ngày, giúp huyết áp ổn định hơn và quá trình lưu thông máu dễ dàng hơn.

Hướng dẫn cách ngâm tỏi với mật ong

Để có thể làm được hỗn hợp tỏi ngâm mật ong chất lượng thì khâu chọn nguyên liệu vô cùng quan trọng. Các tép tỏi được dùng để ngâm mật ong phải là tỏi già, khô, không thối hoặc lép hoặc mọc mầm…. Và mật ong cũng phải nguyên chất, không pha tạp chất.

Nguyên liệu cần thiết để ngâm tỏi với mật ong

  • 15g tỏi
  • 100ml mật ong nguyên chất
  • 1 hũ thủy tinh

Cách làm tỏi ngâm mật ong

1.     Tỏi lột bỏ vỏ thật sạch ( có thể rửa lại bằng nước sạch rồi để ráo nước ) sau đó cắt lát nhỏ hoặc đập dập. 

2.     Lọ thủy tinh rửa sạch để khô rồi rót mật ong và tỏi vào với tỷ lệ tương ứng là 100ml mật / 15g tỏi

3.     Đóng kín nắp lọ thủy tinh và ngâm trong khoảng 14-20 ngày là có thể sử dụng được hỗn hợp dung dịch này. Muốn bảo quản được lâu hơn thì có thể cho bình tỏi ngâm mật ong vào tủ lạnh để dùng dần.

Lưu ý: 

  • Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng hỗn hợp tỏi ngâm mật ong không quá 40g/ ngày.
  • Tốt nhất là nên sử dụng hỗn hợp dung dịch này pha cùng với nước ấm và uống vào các buổi sáng trước khi ăn khoảng 30-45p.
  • Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia đình bạn mà tỷ lệ tỏi và mật ong có thể tăng lên theo số lượng tương ứng.

Những người hạn chế hoặc không nên sử dụng tỏi ngâm mật ong:

Tỏi ngâm mật ong nguyên chất có thể là hỗn hợp vàng nâng cao sức đề kháng và chữa trị một số bệnh để bạn và gia đình có một sức khỏe tốt. Nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể dụng hỗn hợp dung dịch này. Vậy những người không nên sử dụng tỏi ngâm mật ong là:

  • Trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi
  • Người bụng yếu ( thường xuyên bị sôi bụng, đầy bụng….)
  • Phụ nữ có thai
  • Người bị dị ứng với mật ong hoặc bị dị ứng với tỏi… 

                                  Nguồn: Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn.

Mời xem Video Clip:  https://youtu.be/3b0xXWDhS-w

BÀI 80 (Tiếp)- 5 thực phẩm cực độc khi nấu cùng tỏi

Mặc dù rất tốt cho sức khỏe nhưng chúng ta không thể ăn tỏi một cách tùy tiện bởi có những thực phẩm rất kỵ với tỏi, nó có thể gây phản tác dụng đối với sức khỏe.

Tỏi tránh kết hợp với trứng

Sự kết hợp này có thể biến thành chất độc gây hại cho cơ thể. Theo BS An Thị Kim Cúc, nguyên Phó chủ nhiệm Khoa sức khoẻ cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, khi tỏi được chiên quá cháy sém sẽ tạo ra một chất rất độc, vì vậy chúng ta không nên ăn trứng cùng với tỏi.

Tỏi kị với cá diếc

Cá diếc rán giòn, kho mặn hay nấu canh chua là món ăn hấp dẫn. Cá diếc có thể bổ âm huyết, thông huyết mạch, bổ thể nhược, còn có công hiệu ích khí kiện tì, lợi nước tiêu sưng, thanh nhiệt giải độc, thông mạch hạ sữa, khử phong thấp. Cá diếc cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai. Nhưng lưu ý không dùng chung cá diếc với tỏi, bởi khi dùng chung sẽ gây co giật đường tiêu hóa.

Thịt chó không nên ăn với tỏi vì sẽ gây khó tiêu

Bạn có thể ăn thịt chó với riềng, sả, gừng, nhưng tuyệt đối không thể ăn với tỏi. Bởi tỏi có tính cay và nóng rất kị với thịt chó nhiều đạm, dễ gây chướng bụng, tả lị.

Thịt gà

Thịt gà là loại thực phẩm có tính ấm (ôn), tính ngọt (cam) vì vậy khi kết hợp với tỏi là tính đại nhiệt (nóng) sẽ khiến món ăn trở nên nóng, khó tiêu và dễ sinh ra táo bón, kiết lị. Nếu bạn bị táo bón vì đã ăn gà với tỏi, để mau khỏi, bạn có thể nấu nước lá dâu uống.

Cá trắm

Cũng là một trong những thực phẩm “đại kỵ” với tỏi, vì vậy bạn không nên dùng tỏi kết hợp với cá trắm. Mặc dù cá trắm là thực phẩm bổ dưỡng, rất ngon, thịt chắc song trong quá trình chế biến, bạn chỉ nên ướp cá trắm với thì là và gừng, mà không nên sử dụng tỏi. Nguyên nhân là, cá trắm có tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi, nếu cho tỏi vào dễ dẫn đến thức ăn gây chướng bụng và dễ sinh ra giun sán…

Ngoài ra, tỏi không nên kết hợp hoặc dùng chung với các thực phẩm như

Tỏi kết hợp với hành gây hại thận và dạ dày

Tỏi ăn với xoài (gỏi xoài) có thể làm vàng da

Tỏi ăn với các loại thịt như thịt dê, thịt gà, thịt chó thường sinh nhiệt, gây nóng, chướng bụng, khó tiêu…

Tỏi ăn chung với mật ong dễ dẫn đến tiêu chảy

Tỏi không nên kết hợp với các loại thuốc bổ hoặc dùng với hà thủ ô, đan bì (mẫu đơn bì), địa hoàng.