THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ: tháng 10 2022

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2022

GIẢM STRESS

 Cách giảm stress hiệu quả, đơn giản bạn có thể làm ngay tại nhà

Stress hay còn được biết đến là tình trạng căng thẳng trong cảm xúc. Đây là tình trạng đang ngày càng gia tăng trong một xã hội hiện đại đầy những áp lực cuộc sống. Nó gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ thể chất cũng như chất lượng cuộc sống của bạn. Vậy đâu là cách giảm stress hiệu quả, đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà? Cùng Cleanipedia tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Trong nhà

Stress là gì?

Stress là một từ tiếng Anh và hiện đã được sử dụng phổ biến trong đời sống thường ngày. Stress chỉ cảm giác căng thẳng hay áp lực đè nén lên tâm lý trước các tác động bên ngoài cuộc sống thực tại. Không chỉ tâm lý, chúng còn gây nên tác hại khôn lường đến sức khỏe thể chất của bạn. Thông thường, đây là phản ứng của cơ thể khi bạn phải đối diện với các tình huống căng thẳng hoặc buồn bã khiến bạn phải suy nghĩ và lo âu.

Về bản chất, khi bạn bị stress tất cả các nguồn năng lượng đều sẽ tập trung vào nhịp thở, tim đập nhanh hơn, tăng cường tuần hoàn máu, tăng khả năng hoạt động cơ… Những điều này sẽ kích thích cơ thể bạn tỉnh táo và tập trung hơn để sẵn sàng giải quyết những tình huống khó khăn mà mình gặp phải. Vì thế, stress là điều kiện cần thiết để bạn trưởng thành hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách xử lý và giải toả đúng cách, stress kéo dài sẽ đem đến những hệ lụy tiêu cực.

Nguyên nhân dẫn đến stress

Trước khi học cách giảm stress hiệu quả, bạn cần xác định chính xác vấn đề mình đang gặp phải. Điều gì là nguyên nhân khiến bạn căng thẳng và lo âu trong thời gian này? Thực tế, stress sinh ra bởi nhiều nguyên nhân, đôi khi là những điều nhỏ nhặt bạn vô tình gặp trong cuộc sống. Bởi mỗi người sẽ đối diện với khó khăn trong cuộc sống theo một cách khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến stress.

Bên cạnh đó, cũng có một số ngoại lệ khi một người bị căng thẳng liên tục sau một sự kiện đau thương, chẳng hạn như tai nạn hoặc lạm dụng. Triệu chứng này được gọi là rối loạn stress sau chấn thương (PTSD).

Thực tế, một số tình huống sẽ ảnh hưởng đến một số người và không ảnh hưởng đến một số người khác. Trong đó, các trải nghiệm quá khứ của mỗi người cũng có thể tác động đến cách mà họ sẽ phản ứng với stress. Đôi khi sẽ chẳng vì một nguyên nhân cụ thể nào cả. Đó có thể là do các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo lắng tích lũy. Chúng khiến họ sẽ dễ bị stress hơn những người khác.

Ngoài ra, các tình huống khách quan khác cũng có thể là nguyên nhân gây căng thẳng, lo lắng cho bạn như ô nhiễm tiếng ồn quá mức ở khu vực mà bạn đang sinh sống. Hoặc bạn đang trải qua cảm giác không chắc chắn, thiếu niềm tin hoặc đang chờ đợi một kết quả quan trọng.

  • Áp lực từ công việc.
  • Các vấn đề khó khăn trong kinh tế.
  • Rắc rối từ các mối quan hệ xung quanh.
  • Mất việc, thất nghiệp, không xin được việc làm.
  • Thiếu thời gian dành cho bản thân và gia đình.
  • Thất tình.
  • Vấn đề sức khỏe
  • Chuyển nhà.
  • Hôn nhân.
  • Chăm con, dạy con và sức khỏe của con.
  • Bế tắc trong các vấn đề của cuộc sống
  • Trải qua cảm giác mất mát.
  • Thất vọng vì vẻ ngoài của bản thân.

Biểu hiện của stress

Stress tuy là một triệu chứng về tinh thần nhưng nó cũng có tác động lên toàn bộ cơ thể bạn bao gồm cả về thể chất, hành vi, nhận thức, cảm xúc… Những biểu hiện của stress đều ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Hơn nữa, mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau khi bị stress. Về cơ bản, dù các biểu hiện mơ hồ hay rõ nét, bạn có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:

  • Thể chất: cơ thể suy nhược, chóng mặt, đau đầu, đau mỏi vùng vai gáy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh, khó thở, tay chân hay bị lạnh, run rẩy, mất khả năng hoặc hứng thú tình dục, tăng hoặc giảm cân đột ngột, rụng tóc, mất ngủ…
  • Tâm lý: luôn có cảm giác cô đơn, hay thay đổi cảm xúc, dễ khóc, đôi lúc có suy nghĩ tiêu cực, không còn cảm giác hứng thú với những điều mình từng yêu thích, dễ nổi giận, cáu gắt, stress lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm...
  • Hành vi: thay đổi khẩu vị, ăn quá nhiều hoặc quá ít, tự cô lập bản thân, tránh tiếp xúc với người khác, có nhiều hành vi mang tính ám ảnh cưỡng chế, tìm đến các chất kích thích để giải tỏa tâm lý...
  • Nhận thức: mất khả năng tập trung, thường xuyên suy nghĩ quá nhiều về một vấn đề, chỉ nhìn thấy những mặt tiêu cực từ mọi thứ xung quanh, giảm khả năng phán đoán, khó tiếp nhận cái mới…

Hậu quả của stress kéo dài

Như đã nói trên, do là chứng bệnh liên quan đến tâm lý, nên chắc chắn hậu quả đầu tiên mà stress gây nên tới sức khỏe người bệnh thường sẽ bao gồm: mất ngủ, đau đầu, tình trạng hoa mắt, chóng mặt, thay đổi tâm lý, hay buồn phiền, cáu gắt, rối loạn trí nhớ, thậm chí là trầm cảm, rối loạn lo âu hay rối loạn nhân cách.

Bên cạnh đó, mặc dù stress là cơ chế tự nhiên khi bạn phải đối mặt với những thách thức của cuộc sống, stress trong thời gian dài có thể gây nên những bệnh lý nguy hiểm sau:

  • Các bệnh đường tiêu hóa. Stress gây cản trở quá trình lưu thông máu và gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Nhiều trường hợp quá căng thẳng có thể dẫn đến viêm loét dạ dày.
  • Các bệnh về tim mạch: Khi bị stress, tim sẽ tăng giải phóng cortisol làm tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường và những vấn đề về tim mạch như nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim…
  • Các bệnh phụ khoa ở nữ giới, làm giảm ham muốn, rối loạn nội tiết tố dẫn đến những bệnh phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt…
  • Stress góp phần làm tăng lượng đường trong máu và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Các chứng bệnh về cơ khớp như đau lưng, chuột rút, có cảm giác kiến bò ở ngón tay…
  • Các chứng bệnh về da và tóc, thúc đẩy quá trình lão hoá. Stress sẽ kích thích hoạt động của các tuyến nhờn làm da thô ráp hơn, nhanh lão hóa và dễ nổi mụn, nhăn nheo. Thậm chí, chúng còn là nguyên nhân gây ra mụn, bệnh vẩy nến...
  • Tất cả những hậu quả của stress cuối cùng sẽ khiến toàn bộ cơ thể bị mệt mỏi, suy sụp. Từ đó, cơ thể rất dễ mắc phải các bệnh dị ứng, bệnh truyền nhiễm.

Cách giảm stress, giảm căng thẳng không khó như bạn nghĩ!

Bạn sẽ cần:

  • nghe nhạc
  • liệu pháp mùi hương
  • tinh dầu

Cách giảm stress giảm căng thẳng đơn giản

1.  Bổ sung lợi khuẩn

Giới y học từ lâu đã đánh giá rất cao tầm quan trọng của hệ tiêu hoá, cụ thể là đường ruột. Bởi đường ruột chứa đến 400 – 600 triệu tế bào và có liên kết mạnh mẽ với hệ thống thần kinh trung ương. Ngược lại, một số nghiên cứu cho thấy, những người mắc phải bệnh lý mạn tính về đường tiêu hóa như thường dễ gặp phải các chứng rối loạn tâm thần. Đó cũng là lý do giải thích tại sao khi hồi hộp, lo lắng quá mức dẫn đến stress, chúng ta thường sẽ bị nóng bụng, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, chán ăn, buồn nôn… Do đó, tăng cường sức khỏe đường ruột là cách giảm stress gián tiếp và cực kỳ hiệu quả.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, spychobiotics – một loại lợi khuẩn đường ruột đặc biệt - có khả năng cải thiện tâm trạng với cơ chế tác động lên trục não và đường ruột. Thêm vào đó, theo các nhà khoa học, khoảng 90% lượng serotonin - một loại hormon quyết định tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc, được sinh ra ở đường ruột. Đồng thời, số lượng lợi khuẩn lactobacillus và bifidobacterium bên trong đường ruột cần được đảm bảo để ngăn ngừa stress. Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu lâm sàng đã khẳng định, việc bổ sung đầy đủ lợi khuẩn cho cơ thể có thể cải thiện và ngăn các chứng rối loạn tâm thần ở mức độ nhẹ và vừa

Bổ sung lợi khuẩn cũng là một cách giảm căng thẳng hiệu quả.

2.  Cách giảm stress bằng liệu pháp mùi hương

Liệu pháp mùi hương (aromatherapy) là phương pháp sử dụng tinh dầu thiên nhiên để điều trị và ngăn ngừa bệnh tật. Mỗi loại tinh dầu sẽ có một công dụng và tác động khác nhau lên tâm trạng và cơ thể con người. Một số mùi hương có tác dụng giảm đau, hạn chế căng thẳng, chống mất ngủ, ổn định huyết áp, giảm rụng tóc và ngứa ngáy… Trong khi đó, một số loại tinh dầu còn hỗ trợ tăng cường trí nhớ, nâng cao sức đề kháng và xoa dịu cơ thể. Về cơ bản, tinh dầu thiên nhiên phát huy tác dụng theo hai nguyên tắc sau:

- Tác động trực tiếp vào não bộ thông qua khứu giác, từ đó điều hòa nhịp tim, huyết áp và các hoạt động khác của cơ thể.

- Tác động dược lý lên cơ thể, kích thích sản xuất những chất giảm đau và các hormone giảm stress tự nhiên.

Một số loại tinh dầu thiên nhiên mà bạn có thể sử dụng như một cách giảm stress hiệu quả bao gồm: tinh dầu chanh sả, tinh dầu hoàng lan, tinh dầu hoa cúc, tinh dầu oải hương, tinh dầu trầm hương… Chúng sẽ xoa dịu tinh thần và cho bạn những giấc ngủ chất lượng. Ngoài ra, nếu bạn cần thư giãn cơ bắp, hãy thử massage cơ thể bằng vài giọt tinh dầu gừng, tinh dầu tiêu đen hoặc tinh dầu hương thảo.

3.  Uống trà thảo mộc

Trà thảo mộc chứa thành phần giàu L-theanine. Đây là loại axit amin có khả năng hạn chế căng thẳng, xoa dịu tinh thần và củng cố hệ miễn dịch. Do đó, trà thảo mộc được xem là phương thuốc giải tỏa áp lực, là cách giảm stress vô cùng đơn giản và tiết kiệm. Tùy vào nhu cầu, sở thích và tình trạng của bản thân, bạn có thể lựa chọn một trong các loại trà thảo mộc sau:

- Trà bạc hà giúp giãn cơ tự nhiên, phòng tránh căng thẳng và nâng cao hệ miễn dịch.

- Trà xanh giúp chống căng thẳng, ức chế quá trình lão hóa và hỗ trợ điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu.

- Trà hoa cúc giúp kháng viêm, chữa mất ngủ, xoa dịu tinh thần và cải thiện các vấn đề về dạ dày.

- Trà lạc tiên giúp xua tan muộn phiền, làm dịu tâm trí và kiểm soát các triệu chứng trầm cảm trong giai đoạn mãn kinh.

- Trà tía tô cải thiện tâm trạng, làm dịu căng thẳng, hạn chế cảm giác lo âu, kích động, hồi hộp, tăng cường trí nhớ và điều trị trầm cảm.

- Trà hoa hồng giúp ngủ ngon, thư giãn tinh thần và cải thiện tình trạng lo âu, căng thẳng.

 
4.  Tiếp xúc với nhiều ánh sáng

Đây có thể được xem là một liệu pháp tự nhiên như một cách giảm stress hiệu quả. Thực tế, trạng thái căng thẳng thường được kích hoạt khi chúng ta ở trong không gian tối và kín trong thời gian dài. Việc để võng mạc tiếp xúc với ánh sáng có thể giúp tái thiết lập đồng hồ sinh học, từ đó mang lại cảm giác sảng khoái và tự do cho bạn. Ngoài ra, vitamin D trong ánh nắng sẽ tăng cường sức dẻo dai của cơ thể. Điều này cũng lý giải lý do bạn nên ra ngoài đi bộ khoảng 20 phút/ ngày và 3 lần/ tuần.

5.  Áp dụng thuật tự thôi miên

Thôi miên ở đây chỉ trạng thái tập trung cao độ, tương tự như cách bạn quan sát một vật thể nào đó một cách kỹ lưỡng. Hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng về một tình huống nghẹt thở trong một bộ phim yêu thích và tiến hành ghi nhớ hình ảnh này. Tiếp theo, hãy cố gắng suy nghĩ giải pháp khả thi nhất cho tình huống đó. Bạn sẽ nhanh chóng bị cuốn theo luồng suy nghĩ. 

Với cách giảm stress này, bạn nên áp dụng khoảng 5 phút/ lần và 3 – 4 lần/ ngày để giải toả căng thẳng và lo âu hiệu quả.

6.  Trứng

Trứng cũng là một nguồn protein tuyệt vời. Nó là một loại protein hoàn chỉnh, có nghĩa là nó chứa tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần cho sự tăng trưởng và phát triển. Trứng cũng chứa tryptophan, là một axit amin giúp tạo ra serotonin. Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh hóa học giúp điều chỉnh tâm trạng, giấc ngủ, trí nhớ và hành vi. Serotonin cũng được cho là có thể cải thiện chức năng não và giảm lo lắng.

7.  Hạt bí

Hạt bí ngô là một nguồn cung cấp kali tuyệt vời, giúp điều chỉnh cân bằng điện giải và quản lý huyết áp. Ăn thực phẩm giàu kali, chẳng hạn như hạt bí ngô hoặc chuối, có thể giúp giảm các triệu chứng căng thẳng và lo lắng.

Hạt bí ngô cũng là một nguồn cung cấp kẽm khoáng chất dồi dào. Một nghiên cứu được thực hiện trên 100 nữ sinh trung học cho thấy thiếu kẽm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng.

Kẽm cần thiết cho sự phát triển của não bộ và thần kinh. Nơi lưu trữ kẽm lớn nhất trong cơ thể là ở các vùng não liên quan đến cảm xúc.

8.  Sô cô la đen

Các chuyên gia từ lâu đã nghi ngờ rằng sô cô la đen có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy 40g sô cô la đen giúp giảm căng thẳng ở các sinh viên nữ. Các nghiên cứu khác thường phát hiện ra rằng sô cô la đen hoặc ca cao có thể cải thiện tâm trạng.

Mặc dù vẫn chưa rõ làm thế nào sô cô la đen làm giảm căng thẳng, nhưng nó là một nguồn giàu polyphenol, đặc biệt là flavonoid. Một nghiên cứu cho rằng flavonoid có thể làm giảm chứng viêm thần kinh và tế bào chết trong não cũng như cải thiện lưu lượng máu. Sô cô la có hàm lượng tryptophan cao, mà cơ thể sử dụng để biến thành chất dẫn truyền thần kinh cải thiện tâm trạng, chẳng hạn như serotonin trong não. Sô cô la đen cũng là một nguồn cung cấp magiê dồi dào. Ăn một chế độ ăn uống có đủ magiê trong đó hoặc uống bổ sung có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Khi chọn sô cô la đen, hãy nhắm đến 70% hoặc hơn. Sô cô la đen vẫn chứa thêm đường và chất béo, vì vậy một khẩu phần nhỏ từ 1 đến 3 gam (g) là thích hợp.

9.  Thiền

Thiền là cách giảm stress mang lại hiệu quả giảm căng thẳng ngắn hạn cũng như các lợi ích quản lý căng thẳng lâu dài. Có nhiều hình thức thiền khác nhau để thử – mỗi hình thức đều độc đáo và mang lại sức hấp dẫn riêng.

Bạn có thể phát triển một câu thần chú mà bạn lặp đi lặp lại trong tâm trí khi hít thở sâu chậm. Hoặc, bạn có thể dành một vài phút để thực hành chánh niệm, liên quan đến việc tồn tại trong khoảnh khắc. Chỉ cần chú ý đến những gì bạn nhìn, nghe, nếm, sờ và ngửi.

10. Thư giãn cơ

Thư giãn cơ liên quan đến việc thư giãn tất cả các cơ trong cơ thể của bạn, từng nhóm một. Để luyện tập, bạn có thể bắt đầu với một vài nhịp thở sâu. Sau đó, tập siết chặt và thả lỏng từng nhóm cơ, bắt đầu từ trán và di chuyển xuống các ngón chân. Với việc luyện tập thư giãn cơ, bạn sẽ học cách giảm stress hiệu quả khi nhận biết sự căng và thắt chặt của các cơ và bạn sẽ có thể thư giãn dễ dàng hơn. Sau mỗi lần luyện tập, bạn sẽ phải trải qua một cảm giác thư thái tràn ngập khắp cơ thể.

Cách giảm stress, căng thẳng bằng các hoạt động

1.  Hít thở sâu

Khi bị căng thẳng, mệt mỏi, chúng ta thường có xu hướng khó chịu và mất kiên nhẫn. Do đó, để trở nên bình tĩnh và sáng suốt hơn nhằm xử lý vấn đề hiệu quả, hãy hít một hơi thật sâu và đều. Đây là cách giảm stress đơn giản, có thể áp dụng được cho mọi đối tượng ở mọi lứa tuổi. Thực hành thói quen này thường xuyên cũng giúp bạn nâng cao sức đề kháng và đẩy lùi căng thẳng, lo âu. Hãy tìm đến một góc nhỏ yên tĩnh, hoặc bất cứ nơi nào cho bạn cảm giác an toàn nhất. Sau đó, hãy ngồi xuống và đừng nghĩ gì cả, tập trung vào hơi thở của bản thân. Bạn hướng sự chú ý của mình vào từng nhịp thở, hít bằng mũi một cách chậm rãi và thở ra bằng miệng một cách nhẹ nhàng. Hãy thử áp dụng và cảm nhận hiệu quả của động tác đơn giản này bạn nhé!

2.  Nghe nhạc

Âm nhạc là phương thuốc chữa lành cảm xúc thần kỳ, là cách giảm stress đơn giản và nhẹ nhàng có thể áp dụng ngay tại nhà. Chúng không chỉ giúp xoa dịu căng thẳng mà còn tiếp thêm năng lượng tích cực giúp bạn hăng hái và yêu đời hơn. Dù là loại nhạc nào, một bản nhạc pop vui tươi, nhạc Baroque, nhạc giao hưởng, nhạc EDM hoặc một bản nhạc không lời ngọt ngào, chúng đều có thể truyền nguồn cảm hứng tươi mới mỗi ngày cho bạn. Từ đó, âm nhạc giúp cơ thể thư giãn và thay đổi tâm trạng của bạn theo hướng tích cực hơn. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu đã chứng minh, các bản nhạc không lời có nhịp độ chậm giúp bạn thư giãn bằng cách giúp giảm huyết áp, nhịp tim và giải phóng các hormone gây căng thẳng. Trong khi đó, các nghiên cứu tại trường Đại học Stanford cho rằng, việc dành ít nhất 45 phút mỗi ngày để nghe nhạc có thể khiến não đồng bộ với nhịp sóng não alpha. Đây loại sóng này giúp chúng ta cảm thấy thanh thản và giải toả stress cực kỳ hiệu quả.

3.  Massage bàn tay

Massage là phương pháp giảm đau nổi tiếng từ ngàn xưa đến nay. Phương pháp này áp dụng theo cơ chế tác động đến các huyệt đạo trên cơ thể. Người xưa thường massage để đả thông kinh mạch và tăng cường sức khỏe. Hiện nay, đây cũng được xem là cách giảm stress và lo âu hiệu quả, được ứng dụng rộng rãi để thư giãn cơ bắp, cải thiện quá trình lưu thông máu.

Ngoài ra, massage cũng góp phần ngăn ngừa tình trạng đau nhức ngón tay – bàn tay. Nếu bạn biết massage đúng cách, phương pháp này còn giúp bạn hạn chế triệu chứng buồn nôn, đau đầu. Cách làm rất đơn giản. Hãy nắm chặt mỗi ngón tay tối thiểu 60 giây, sau đó tuỳ vào tình trạng của bản thân hiện tại mà bạn massage ở những vị trí khác nhau trên bàn tay.

- Massage ngón tay cái để giảm thiểu cảm giác căng thẳng, lo âu

- Massage ngón tay trỏ để xua tan lo lắng và sợ hãi.

- Massage ngón tay giữa để hạn chế cảm xúc phân vân, giận dữ.

- Massage ngón áp út để giải phóng năng lượng và đẩy lùi cảm xúc tiêu cực.

- Massage ngón út để xóa tan cảm giác tự ti, thiếu tôn trọng bản thân.

4.  Cách giảm stress nhờ ngủ đủ giấc

Một giấc ngủ chất lượng là liều thuốc giúp giảm căng thẳng, lo âu và phục hồi cơ thể rất tốt. Hãy đầu tư và quan tâm hơn cho giấc ngủ của mình bằng cách ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ. Điều này giúp duy trì sự lý tưởng của đồng hồ sinh học, ngăn ngừa tình trạng cáu gắt, khó chịu dẫn tới stress. Vì vậy, muốn hạn chế căng thẳng và thư giãn tinh thần, bạn cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày và chủ động điều chỉnh tư thế ngủ cho thoải mái nhất.

Ngủ đủ giấc là điều kiện cần để có cơ thể khỏe mạnh, giảm bớt lo âu!

5.  Tránh xa mạng xã hội

Không thể phủ nhận vai trò của các thiết bị điện tử trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với các thiết bị này khi bạn đang căng thẳng sẽ chỉ làm trầm trọng hơn tình trạng này. Chúng khiến bạn thêm mệt mỏi, ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe. Hơn nữa, bằng cách ngắt kết nối với các thiết bị điện tử, bạn sẽ có thể dành nhiều thời gian chăm sóc bản thân hơn. Đây là điều kiện tiên quyết giúp bạn có thể cảm nhận cuộc sống một cách trọn vẹn và thư thái hơn. Do đó, cách giảm stress tốt nhất là hãy tránh xa các thiết bị điện tử, bao gồm cả điện thoại, laptop, máy tính bảng, tivi…

6.  Cách giảm stress bằng thể dục thể thao

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, các bài tập thể dục có thể giúp bảo vệ não bộ khỏi bệnh trầm cảm do căng thẳng kéo dài. Dành thời gian rèn luyện thể lực 30 phút mỗi ngày có thể góp phần cải thiện đáng kể sức khỏe tinh thần và thể chất. Trong đó, bộ môn yoga được khuyến nghị dành cho người thường bị căng thẳng trong cuộc sống. Chỉ với những thao tác đơn giản, bạn có thể tập luyện chúng mỗi ngày để hạn chế tổn thương tâm lý không đáng có, đồng thời tăng cường mức độ linh hoạt của cơ thể. Sau đây là một số thao tác mà Cleanipedia muốn gợi ý cho bạn:

- Ngồi thẳng, cong chân lên và mở rộng đầu gối về hai bên, lòng bàn chân hướng vào nhau.

- Ngả lưng nhẹ nhàng xuống sàn, hai tay đặt trên bụng.

- Hít thở bằng bụng thật chậm và sâu trong khoảng 30 nhịp đếm.

Tư thế đơn giản này giúp bạn xoa dịu tình trạng căng cứng, đau mỏi cổ, vai, gáy, lưng sau một ngày học tập và làm việc mệt mỏi. Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện động tác sau đây như một cách giảm stress và thư giãn đầu óc.

- Ngồi xếp bằng trên sàn thật thoải mái, hai bàn tay để trên đầu gối, lòng bàn tay ngửa.

- Nhắm mắt lại và hít vào từ từ trong 6 nhịp đếm.

- Giãn rộng vùng bụng khi hít vào, giữ trong 2 nhịp.

- Nhẹ nhàng thở ra khoảng 6 nhịp đếm.

- Hóp bụng lại khi thở ra, ngưng 2 nhịp, sau đó tiếp tục hít vào.

- Lặp lại liên tục trong vòng 10 phút.

7.  Ngắm nhìn cái đẹp

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, việc ngắm nhìn một ngôi sao điện ảnh hoặc thần tượng có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng vô cùng hiệu quả. Một nghiên cứu của Đại học Louisville (Kentucky, Hoa Kỳ) đã làm khảo sát trên hai nhóm người. Kết quả thu được cho thấy, nhóm người được yêu cầu nhìn vào bức ảnh của một người phụ nữ xinh đẹp cảm thấy bớt căng thẳng hơn so với những người không được nhìn hình. Do đó, khi cảm thấy stress đang ập tới, hãy tự tìm niềm vui cho mình từ những điều nhỏ bé nhất mà bạn cảm thấy xinh đẹp và thoải mái. Cụ thể như ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên sinh động qua khung cửa sổ hoặc dạo bộ buổi sáng để ngắm nhìn cảnh sắc đang “ngủ yên”.

8.  Giữ tinh thần lạc quan

Theo thống kê, những người có tinh thần lạc quan thường dễ dàng vượt qua căng thẳng và những trở ngại tâm lý hơn những người có suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên, không phải ai từ khi sinh ra cũng có thể có được tinh thần lạc quan và vô ưu trong mọi việc. Do đó, bạn cần học cách suy nghĩ đơn giản và tích cực khi đối diện với các vấn đề khó khăn. Đây không những là cách giảm stress hiệu quả mà còn giúp bạn bản lĩnh và minh mẫn xử lý mọi rắc rối đấy!

9.  Cách giảm stress bằng cách tận hưởng cuộc sống

Choáng ngợp trước những áp lực của công việc và cuộc sống khiến bạn căng thẳng và mệt mỏi. Hãy thử gạt hết mọi thứ qua một bên và tìm cho mình một thú vui nào đó. Đó có thể là tự nấu món ăn mà mình yêu thích, du lịch cùng bạn bè, người thân. Làm gì cũng được, miễn bạn cảm thấy có ích và thoải mái tâm trạng là được.

10. Cách giảm stress bằng cách chơi với thú nuôi

Dường như không một ai có thể cưỡng lại vẻ đáng yêu của những chú chó, chú mèo tinh nghịch và lém lỉnh. Thực tế, khoa học đã chứng minh, thường xuyên gần gũi và nô đùa với thú cưng là cách giảm stress hiệu quả, giúp giải tỏa lo âu và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Hơn nữa, các nhà khoa học tại Đại học bang Washington (WSU, Mỹ) đã chứng minh, tương tác với thú cưng giúp giảm lượng cortisol đáng kể. Đây là hormone gây căng thẳng được sinh ra trong tuyến thượng thận. Cũng vì thế mà mọi mệt mỏi, suy nghĩ sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.

Cách giảm stress hiệu quả lâu dài

1.  Một chế độ ăn uống cân bằng

Một chế độ ăn uống không đủ chất có thể mang lại phản ứng mạnh hơn đối với căng thẳng. Ăn uống theo cảm xúc và tiếp cận với các loại thực phẩm nhiều chất béo, đường cao có thể mang lại cảm giác nhẹ nhõm tạm thời nhưng sẽ làm tăng thêm căng thẳng lâu dài của bạn. Bánh quy và khoai tây chiên, có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến. Khi lượng đường trong máu của bạn giảm xuống, bạn có thể bị căng thẳng và lo lắng hơn. Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn là cách giảm căng thẳng trong thời gian dài. Thực phẩm như trứng, bơ và quả óc chó hỗ trợ điều chỉnh tâm trạng và cân bằng năng lượng.

2.  Dành thời gian cho các hoạt động giải trí

Các hoạt động giải trí có thể là một cách giảm stress tuyệt với. Có thời gian giải trí vào lịch trình của bạn có thể là chìa khóa để giúp bạn cảm thấy thoải mái. Và khi bạn cảm thấy thoải mái hơn, bạn sẽ làm việc tốt hơn, có nghĩa là thời gian giải trí có thể làm cho thời gian làm việc của bạn hiệu quả hơn.

Cho dù bạn tìm thấy niềm vui khi chăm sóc khu vườn hay bạn thích làm đồ thủ công, sở thích và sự thư giãn là chìa khóa để có sống cuộc sống tốt nhất của bạn

3.  Phát triển một thói quen tự trò chuyện tích cực

Cách bạn nói chuyện với chính mình rất quan trọng. Tự phê bình nghiêm khắc, thiếu tự tin và những dự đoán về tình huống xấu thường không hữu ích cho bản thân bạn. Nếu bạn thường xuyên nghĩ những điều như "Tôi không có thời gian cho việc này" và "Tôi không thể chịu đựng được điều này", bạn sẽ tự căng thẳng. Điều quan trọng là học cách nói chuyện với bản thân theo cách thực tế hơn, từ bi hơn. Khi bạn gọi tên mình hoặc nghi ngờ khả năng thành công của mình, hãy trả lời bằng một cuộc đối thoại nội tâm tử tế hơn.

Hy vọng những chia sẻ trên về cách giảm stress từ Cleanipedia giúp bạn lấy lại cân bằng cho bản thân và vượt qua căng thẳng hiệu quả. Chúc bạn có một cuộc sống tinh thần luôn vui tươi và đủ đầy!

https://www.cleanipedia.com/vn/trong-nha/cach-giam-stress.html

 

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2022

Mối liên hệ giữa đột quỵ và tiểu đường

 Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn so với người không mắc bệnh, có thể tử vong nếu không phát hiện sớm.

Ở bệnh nhân tiểu đường, tuyến tụy không tạo ra insulin hoặc không sản xuất đủ hormone này nhằm giúp cơ thể chuyển đổi tất cả glucose từ thức ăn thành năng lượng. Kết quả, lượng đường huyết trong máu tăng cao.

Người bệnh thường có các triệu chứng như thường xuyên đói, mệt mỏi, nhiễm trùng, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay, bàn chân, khó lành vết loét, bầm tím, đi tiểu nhiều... Nếu lượng đường trong máu tăng liên tục, các mạch máu có thể bị tắc nghẽn hoặc vỡ khiến một phần cơ thể không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Tình trạng này xảy ra trong não có thể dẫn đến đột quỵ, khiến các tế bào não chết, tác động tới các bộ phận khác trong cơ thể (thay đổi thị lực, mất trí nhớ, tê liệt...).

Người bệnh tiểu đường nhiều nguy cơ bị đột quỵ so với người bình thường. Người bệnh cũng có nhiều khả năng bị cao huyết áp, tăng lipid máu (lượng chất béo cao trong máu), mắc bệnh mạch vành (giảm lưu lượng máu đến cơ tim) hoặc bệnh mạch máu ngoại vi (giảm lưu lượng máu trong các mạch khác ngoài tim). Các bệnh lý này là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Sau khi bị đột quỵ, người mắc bệnh tiểu đường khó hồi phục hoàn toàn.

Người mắc bệnh tiểu đường có nhiều nguy cơ bị đột quỵ. Ảnh: Freepik

Bệnh nhân tiểu đường có thể mắc hội chứng chuyển hóa do tăng huyết áp, lượng đường trong máu cao, cơ thể dư thừa chất béo, cholesterol hoặc chất béo trung tính (rối loạn lipid máu). Hội chứng này có thể tăng nguy cơ đột quỵ từ 20-40%. Ngoài ra, trường hợp protein trong nước tiểu tăng, mắc bệnh tiểu đường, tiểu đạm vi lượng cũng tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ.

Đột quỵ là tình trạng khẩn cấp, cần được chăm sóc ngay khi các triệu chứng đầu tiên được phát hiện. Sức khỏe của người mắc tiểu đường sau khi bị đột quỵ bị ảnh hưởng nhiều hơn so với người bình thường. Do đó, bác sĩ khuyên người bệnh cần kiểm soát hiệu quả mức đường huyết (giữ ở mức 140-180 mg/dL), duy trì trong 48 giờ đầu tiên sau đột quỵ, tránh căng thẳng, lo lắng.

Bác sĩ có thể tiêm thuốc làm tan cục máu đông, làm loãng máu, kiểm soát huyết áp, truyền các chất điện giải qua đường tĩnh mạch nhằm ngăn ngừa sưng não. Bên cạnh việc dùng thuốc, bệnh nhân cần phục hồi chức năng sau đột quỵ bằng cách tập vật lý trị liệu, trị liệu ngôn ngữ, thực hiện liệu pháp vận động.

Chủ động thay đổi lối sống, thói quen ăn uống, không hút thuốc, uống rượu, bia ở mức vừa phải, tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa đột quỵ. Theo Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA), cao huyết áp là một yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường. Do đó, duy trì huyết áp dưới 140/90 mmHg là điều cần thiết.

Nếu người bệnh có các triệu chứng như thay đổi thị lực đột ngột ở một hoặc hai mắt, gặp khó khăn khi nói hoặc nghe hiểu, mất thăng bằng, chóng mặt, đi lại khó khăn, tê yếu ở mặt hoặc tay chân, đau đầu dữ dội... cần được khám, điều trị sớm.

              Minh Thúy (Theo Very Well Health)

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2022

KHUYÊN CAN BẠN BÈ

 50.KHUYÊN CAN BN BÈ

Người chng thông báo vi v:

- Em này, anh đã mi mt người bn đến nhà ăn ti.

- Cái gì? Anh điên à? Nhà ca thì b bn, em thì không đi ch, bát đĩa dơ bn chưa ra. Mà em cũng chng mun nu mt ba ăn như vy na.

- Anh biết ch, anh chng th ơ đáp.

- Thế mà anh còn c tình mi mc? - Cô v gin d.

- À, vì anh chàng ti nghip kia đang nghĩ đến chuyn lp gia đình.

51.AI LY NGC BASTILLE?

Trong gi hc lch s nước Pháp, cô giáo thy Vôva lơ đãng bt thình lình hi: “Vôva, ai đã ly ngc Bastille?”

- Thưa cô, em không ly .

Cô giáo gin quá, mi ph huynh đến trường. Cô giáo nói:

- Trong gi
lch s nước Pháp, tôi hi ai đã ly ngc Bastille, Vôva đã không chu nghe ging li còn tr li: “Thưa cô, em không ly ”. Bác thy thế có chu được không cơ ch.

Ông b Vôva đáp:

- Cháu nhà tôi vn tht thà, cháu đã nói không ly ngc Bastille nghĩa là nó không ly đâu. Tuy nhiên, để tôi v nhà xem nó có ct nhà không.

Cô giáo bc quá, lên mách hiu trưởng. Chng dè, hiu trưởng nói:

- Tr con có trót ly thì nó chơi chán li tr thôi mà.

52.NGĂN NGA HÀNH VI XU

Hai v chng đi cùng mt cô gái xinh đẹp trong chiếc thang máy nh. Người chng mê mn ghé sát vào cô gái. Bng nhiên, cô này quay pht li, tát bp vào mt ông ta và mng:

- Đồ đê tin! Cha cái thói cu véo ph n trong thang máy đi nhé!

- Lúc ra ngoài, ông chng nhăn nhó vi v: Kh quá, anh có véo cô ta đâu cơ ch!

- Bà v nói: Tôi véo đấy! Tôi s rng nếu không làm như vy thì anh còn có hành vi ti t hơn!

53.ĐẶT CÂU…

Trong lp hc, cô giáo:

- Cô có các s 0,1,2,3,4,5,6,7 các em đặt câu vi tt c các s trên cho cô…..
đứng lên:

- D thưa cô… 7 ngày, 6 đêm, khách sn 5 sao, tng 4, phòng 3, 2 người, 1 giường, 0 qun, 0 áo.

Cô giáo:!!??!!

Tèo đứng lên đối:

- 7 ngày, 6 ln, 5 gi, 4 phút, ngã 3, 2 thng, 1 chai, 0 say, 0 v.
Cô giáo (ng
t)!!??

54.CNH BÁO

Mt cơn giông sm sét loang loáng, mưa như trút. Ch v hi chng:

- Anh có nh ba chúng mình mi quen nhau không? Hôm đó, tri cũng sm sét đùng đùng như hôm nay.

- Quên sao được, nhưng đáng tiếc là tôi đã coi thường li cnh báo v s phn mình t thiên nhiên.

55.“TUYN V.”

Mt anh chàng đăng qung cáo có mi 2 t ct ln: “Tuyn v.”

Ngay hôm sau, anh ta nhn được hàng ngàn lá thư gi đến.

Lá thư nào cũng thúc gic tha thiết: “Ly (m v) ca tôi này! Ly ca tôi mà dùng.

==========

56.AI GII HƠN

V tôi là din viên xiếc, cô y din được c trò phun la.

Ăn thua gì, v tôi chng cn din viên còn “hét ra la” kìa!

57.CHU KHÓ

- Mày chng chu hc bài gì c, c nhìn bài tao…
- Th
ế mày có biết để đọc được nhng ch ca mày đã là chu khó lm ri ko ?

- !?

58.CHT LÀ RT SƯỚNG..

Có mt ông lão bnh nng sp chết nhưng ông rt s. Mt người bn ti thăm, ông lin than th:

- Tôi chc chết mt. Không biết chết có sướng không?

- Dĩ nhiên là sướng ri.

- Sao ông biết?

- Nếu sau khi chết mà không sướng, người ta chết s đều trn v c ch. Đằng này chng thy mt người chết nào v c, đủ biết chết là sướng ri!

- Thế là ông kia không s na và cũng thanh thn ra đi.

59.ĐI ĐÂU ĐÂY?

phòng khám bnh ra, v bo chng:

- Anh yêu, bác sĩ khuyên em nên đi du lch vài tun, vy ta đi đâu bây gi?

- Đi gp bác sĩ khác!

60.KHÔNG CAN THIP

Hai người bn nói chuyn vi nhau:

- Cu s làm gì nếu mt con ln lòi tn công v mình?

- Đáng đời nó!

- Ơ kìa, sao li tàn nhn vi v thế?

- Đấy là t nói con ln, nếu nó dám xông vào cô y.

61.TOÀN DIN

Ch v trang đim gn c tiếng đồng h, anh chng but ming:

- Em qu tht là mt ph n toàn din.

- Nghe thy thế, cô v mt long lanh hi: Em trang đim thế này hoàn ho lm sao anh?

- thì sáng din, trưa din, ti cũng din, chng phi là toàn din là gì.

            (St)