THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ: tháng 3 2024

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2024

Quả mâm xôi giúp bổ thận, cường dương

 Quả mâm xôi là một vị thuốc quý, theo Đông y, mâm xôi - tên thuốc là phúc bồn tử, vị ngọt chua, tính bình, có công dụng bổ can thận, sáp niệu, trợ dương, cố tinh, minh mục, thường được dùng để chữa trị các chứng liệt dương, di tinh, muộn con, lao lực, mắt mờ…

Sách bản thảo kinh sơ viết: Phúc bồn tử ích khí, ích tinh, thận tàng tinh, thận nạp khí, tinh khí đầy đủ tất thân thể thanh thoát, tóc dài lâu bạc, kiện âm cường dương, da dẻ trắng áng, ngũ tạng an hòa, nam giới thận hư tinh khô, liệt dương, nữ giới muộn con đều kiến hiệu.

Mâm xôi có thể được sử dụng hiệu quả dưới nhiều dạng khác nhau:

Dạng tươi đem rửa sạch dùng như loại trái cây hoặc chế biến làm kem, yaourt, nhân mứt bánh, hay làm thành nước trái cây, rượu… Ví như dùng quả mâm xôi 1/3 cốc, quả sim chín 1/3 cốc, nước táo tươi 1/2 chén, sữa chua 1/4 cốc nhỏ, vani 1/2 thìa cà phê, chuối 1 quả, vài lá bạc hà và vài miếng thạch rau câu trắng, tất cả đem xay thành sinh tố dùng để giải nhiệt và bồi bổ sức khỏe rất tốt.

Mâm xôi dạng khô được dùng dưới dạng các bài thuốc như sau:

Bài 1: Hải sâm 200g, thịt dê 150g, phúc bồn tử 12g, ích trí nhân 12g, nhục quế 6g, gia vị vừa đủ. Hải sâm đem ngâm mềm, rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa, thịt dê rửa sạch, thái miếng. Trước tiên, hãy bỏ phúc bồn tử và ích trí nhân sắc bỏ bã lấy nước rồi cho thịt dê, hải sâm và nhục quế vào đun nhỏ lửa cho đến khi thịt dê nhừ là được, nêm gia vị vừa đủ, ăn nóng. Công dụng: bổ thận ích khí, ôn dương, dùng để chữa các chứng liệt dương, di tinh, tiểu tiện nhiều lần do thận hư.

Bài 2: Chim sẻ lấy 5 con, thỏ ty tử 30 - 45g, phúc bồn tử 10 - 15g, câu kỷ tử 20 - 30g, gạo tẻ 100g, hành, gừng và gia vị vừa đủ. Tất cả đem nấu thành cháo, cho đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tráng nguyên dương, bổ tinh huyết, ích can thận, ấm lưng gối, dùng thích hợp cho các trường hợp thận khí suy hư dẫn đến liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, lưng gối mỏi đau hoặc lạnh đau, đầu váng mắt hoa, tai ù tai điếc, di niệu, tiểu tiện nhiều lần, phụ nữ khí hư nhiều, muộn con...

Bài 3: Ba kích, phúc bồn tử, thỏ ty tử mỗi thứ lấy 15g cho vào ngâm trong 250g rượu gạo, sau 7 ngày là có thể dùng được, uống mỗi ngày 20 - 30ml. Công dụng: bổ thận tráng dương, làm mạnh gân cốt, dùng cho các chứng liệt dương, di tinh, hoạt tinh, lưng gối yếu mỏi, lạnh đau do thận hư gây nên.

Bài 4: Nữ trinh tử, phúc bồn tử, tang thầm, câu kỷ tử, tây dương sâm, đường phèn mỗi thứ lấy 150g, ngâm trong 1.500ml rượu gạo, bọc kín để nơi thoáng mát, sau 3 tuần có thể dùng được, mỗi tối trước khi đi ngủ uống 1 cốc nhỏ (chừng 20ml), được dùng cho các trường hợp suy giảm khả năng sinh dục, suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, phụ nữ âm đạo khô rát.

Bài 5: Phúc bồn tử, thỏ ty tử, kỷ tử, ngũ vị tử, xa tiền tử, lấy lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, làm hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g với nước ấm. Công dụng: chuyên trị liệt dương, di hoạt tinh, muộn con do thận hư. Đây chính là một bài thuốc cổ có tên là “Ngũ tử diễn tông hoàn”.

Bài 6: Phúc bồn tử, tang phiêu tiêu, ích trí nhân, sơn thù du, mỗi vị lấy 12g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Công dụng: dùng để chữa chứng đi tiểu nhiều lần, nhất là ở người cao tuổi.

Bài 7: Phúc bồn tử, sa uyển tử, sơn thù du, khiếm thực, long cốt, liên tu, mỗi vị lấy 12g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Công dụng: dùng để chữa các chứng di tinh, mộng tinh.

Lưu ý: Mặc dù mâm xôi là một vị thuốc bổ nhưng theo ghi chép của các sách thuốc liều dùng mỗi ngày chỉ nên từ 10 - 30g.

http://tapchidongy.vn/

 

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2024

Nước luộc rau chuyển màu xanh đậm có ăn được không?

 Thông thường, nước luộc rau có màu xanh nhạt do các hợp chất màu xanh trong rau củ hòa vào nước dưới tác dụng của nhiệt độ cao. Nước luộc rau được nhiều gia đình sử dụng trong bữa cơm thay cho các món canh.

Thường nước luộc rau để lâu mới có màu xanh đậm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nước luộc rau mới bắc ra khỏi bếp đã nhanh chóng chuyển từ màu nhạt sang sẫm. Nước luộc rau chuyển màu xanh đậm có ăn được không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra trong sự lo lắng, e ngại.

Nhiều người đoán rằng, sự đổi màu kể trên là do rau tồn dư nhiều thuốc trừ sâu hay các loại hoá chất độc hại. Vì thế, họ không dám sử dụng nước luộc có màu xanh quá đậm.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, nước luộc rau muống màu xanh đậm là chuyện bình thường, do có nhiều chất kiềm và hàm lượng canxi cao.

“Đôi khi trong nước có dư lượng canxi, maggie, cộng với tính kiềm nên nước sẽ bị chuyển sang màu xanh như vậy. Nước luộc rau như thế là bình thường, không ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng cũng như sức khỏe. Ngoài ra, nước rau xanh đậm hay nhạt không liên quan gì đến thuốc trừ sâu cả. Nếu nước luộc tồn dư thuốc trừ sâu thì sẽ có mùi rất hắc của chất hóa học, ngửi là biết ngay”, PGS Thịnh nói.

Theo ông, nếu muốn nước rau muống xanh đẹp mắt, nên cho 1 thìa nhỏ muối ăn vào. Việc cho sấu hoặc nước chanh, quất vào nước luộc khiến nước nhạt màu hơn, đó là do axit tác động làm mất diệp lục, không có gì lạ.

Nước luộc rau chuyển màu xanh đậm có ăn được không là băn khoăn của nhiều người. (Ảnh minh hoạ: Istock)© Được VTC cung cấp

 “Rau muống nhiễm chì khi luộc sẽ có màu hơi đục, dù cho thêm chanh và sấu thì nước vẫn không thay đổi màu sắc”, ông Thịnh khuyến cáo. Chuyên gia này khuyên không mua những bó rau muống có màu xanh đen, xanh đậm vì có khả năng rau nhiễm chì.

Trên thực tế, màu sắc nước luộc rau còn phụ thuộc vào các yếu tố như thời gian luộc, loại rau củ bạn sử dụng và cách luộc. Nếu rau tương đối già, nấu lâu trên bếp thì nước luộc sẽ không có màu sắc tươi, màu nước dễ ngả đậm. 

Cách luộc rau xanh, giữ được dưỡng chất

Trước khi chế biến món rau luộc, bạn cần nhặt và sửa sạch sẽ, bỏ hết phần ngọn cứng, lá già, lá úa. Trong lúc luộc, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để rau và nước luộc có màu xanh đẹp mắt, đồng thời vẫn giữ được chất dinh dưỡng:

- Cho một thìa muối nhỏ vào nước luộc rau đang sôi, điều này không chỉ giúp nước rau có vị đậm đà hơn mà còn giữ cho rau có màu xanh bắt mắt.

- Chờ nước thật sôi mới cho rau vào luộc: Nhiều loại vitamin bị hoà tan ngay khi cho vào nước. Nếu để nước sôi hẳn mới cho rau vào, rau sẽ không bị ngâm lâu trong nước, làm mất chất dinh dưỡng, màu xanh cũng tươi hơn.

- Dùng lửa lớn: Nếu lửa nhỏ, nhiệt độ không đủ, nồi luộc lâu sôi trở lại, màu xanh tươi sáng của rau sẽ mất đi, vitamin cũng mất nhiều trong quá trình luộc. Đó là chưa kể rau sẽ có mùi kém hấp dẫn, dễ bị nhừ.

- Sử dụng chanh hoặc giấm: Một vài giọt chanh hoặc giấm rất hữu ích trong việc giữ màu một số loại rau củ như súp lơ, cà rốt, rau muống, đồng thời còn làm tăng hương vị cho món ăn.

- Thêm dầu ăn vào nước luộc rau: Cách này giúp đĩa rau luộc của bạn có màu xanh và bóng hấp dẫn. Tuy nhiên, nó sẽ khiến nước luộc rau có váng mỡ, do đó việc áp dụng hay không phụ thuộc vào khẩu vị của gia đình bạn. 

 

Nước luộc rau muống màu nâu đen có phải nhiễm hóa chất?

Rau muống là loại rau khá đặc biệt vì chúng có lượng lớn chất diệp lục. Do đó, khi luộc rau trong môi trường nước mà có gốc kiềm như canxi, magie, chúng có thể tạo ra các hợp chất có màu xanh đen. Đây là lý do từ thời xưa, người dân đã nghĩ ra cách vắt chanh hoặc thả sấu trong nước luộc rau muống để tạo môi trường axit, làm giảm các phản ứng giữa các chất và giúp nước rau được trong hơn.

Vì vậy, khi nước rau muống có màu nâu đen không có nghĩa là rau chứa hóa chất. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người trồng rau không an toàn, khiến sản phẩm bị nhiễm hóa chất, khi luộc cũng có màu tương tự.

Cách nhận biết là bạn chú ý quan sát, nếu có hóa chất, nước của chúng sẽ có mùi hơi hôi, nổi váng dầu trên mặt nước. Bạn có thể vắt chanh vào nước xem chúng có trở lại trong hay không. Nếu không thấy có sự thay đổi thì tốt nhất không nên sử dụng.

Để đảm bảo an toàn, người dân nên lựa chọn rau an toàn, hữu cơ, rửa sạch, nấu chín trước khi sử dụng.

Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng

Viện trưởng Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng

 

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2024

ĐỂ SỐNG THỌ 100 TUỔI

 Muốn sống thọ đến 100 tuổi, không đau ốm bệnh tật bạn nên thường xuyên ăn 8 loại thực phẩm này

Rất tốt cho sức khỏe. Chịu khó ăn nhé cả nhà. Vừa ngon miệng vừa tốt cho cơ thể.

1. Nấm đông cô: Tăng khả năng giải độc cơ thể, làm giảm lượng cholesterol

Y học hiện đại cho rằng, nấm đông cô có chứa nhiều tinh bột, có thể làm tăng khả năng miễn dịch và giải độc của cơ thể, tăng khả năng chống ung thư của cơ thể. Ngoài ra, nấm đông cô còn có thể hạ huyết áp, giảm lượng cholesterol, phòng chống xơ vữa động mạch, có tác dụng bổ tim, gan…

2. Đậu bắp: Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Chất nhầy của đậu bắp ngoại hấp cholesterol của thực phẩm và của muối mật. Nó giữ cholesterol lại trong ruột, giúp cơ thể tái hấp thu nước, hấp thu những phân tử cholesterol vượt chỉ tiêu rồi bài thải theo phân ra ngoài, do đó giảm được cholesterol huyết. Những người cholesterol huyết cao, cao huyết áp, đau thắt ngực và các bệnh tim mạch khác nên ăn đậu bắp, vừa giảm cholesterol lại thông tiểu, rất thuận lợi cho bệnh cao huyết áp.

Tuy nhiên, nên lưu ý là không ăn đậu bắp cùng lúc với uống thuốc, hãy uống thuốc trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau 2 giờ.

3. Rong biển: Giảm cholesterol, bài tiết các chất phóng xạ

Rong biển có tác dụng loại bỏ các độc tố, ngăn ngừa cơ thể hấp thu những kim loại như chì, cadmium… loại bỏ các nguyên tố phóng xạ trong cơ thể, đồng thời có tác dụng điều trị xơ cứng động mạch, kích thích tuyến yên, làm giảm hormone nữ trong cơ thể nữ giới, làm cho cơ quan sinh sản hồi phục bình thường, loại bỏ bệnh tiềm ẩn của tuyến vú.

4. Mộc nhĩ (nấm mèo): Giải độc máu

Mộc nhĩ đen có tác dụng hòa tan các chất khó tiêu hóa như: vỏ ngũ cốc, gỗ mụn, cát, mảnh kim loại… ngoài ra còn có tác dụng làm tan sỏi mật, sỏi thận. Mộc nhĩ còn có thể làm giảm sự đông máu cục, giúp ngăn ngừa bệnh tắc động mạch.

5. Bí đỏ: Bài trừ kim loại nặng và thuốc trừ sâu trong cơ thể người

n rất có lợi trong việc phòng chống bệnh cao huyết áp, sỏi mật, tiểu đường và 1 số bệnh biến về gan, thận, giúp các bệnh nhân có chức năng gan thận kém tăng khả năng tái sinh tế bào. Trong bí đỏ có chứa nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình tổng hợp insulin. Bí đỏ còn có tác dụng tiêu diệt các chất gây ung thư và các chất gây oxy hóa.

6. Súp lơ: Làm sạch mạch máu



Súp lơ là một trong những thực vật có chứa nhiều đồng nhất, có thể phòng chống truyền nhiễm, ngoài ra còn có thể làm sạch mạch máu hiệu quả, có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, ngăn ngừa máu vón cục, giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch và tai biến. Ăn nhiều súp lơ có thể tăng khả năng giải độc gan, phòng cảm cúm và bệnh máu xấu. Dùng lâu dài còn có thể giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư trực tràng và ung thư dạ dày.

7. Cà rốt: Làm giảm nồng độ thủy ngân trong cơ thể

Cà rốt là loại thực vật có tác dụng giải độc cao, sau khi kết hợp với các ly tử thủy ngân trong cơ thể người, có thể làm giảm nồng độ thủy ngân trong máu, tăng tốc độ bài tiết thủy ngân ra khỏi cơ thể. Các thành phần dinh dưỡng như vitamin nhóm B và vitamin C có trong cà rốt cũng có tác dụng làm mềm da, chống lão hóa. Cà rốt còn làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng ở nữ giới.

8. Cải bó xôi (rau chân vịt): Giải độc, giải nhiệt dạ dày, đường ruột

Cải bó xôi có tác dụng giải độc, giải nhiệt dạ dày, đường ruột, trị táo bón, làm cho tinh thần thoải mái, mặt mày rạng ngời. Cải bó xôi có chứa chất giống như insulin, có thể làm cân bằng và ổn định lượng đường trong máu.

Với hàm lượng vitamin cao, tiêu thụ cải bó xôi có thể giúp phòng chống 1 số bệnh do thiếu vitamin gây nên như nhiệt miệng, bệnh quáng gà.

https://phunugiadinh.vn/suc-khoe/

 

 

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2024

NHÀ VIẾT KỊCH NGUYỄN NGỌC NGẠN

Chúng ta thường biết ông Nguyễn Ngọc Ngạn là nhà văn, MC cho PBN. Trên cương vị người dẫn chương trình (MC) của PBN, hàng chục năm sau, chúng ta mới được biết ông còn là nhà viết kịch có tài. “Con sáo sang sông” là đề tài văn học xuyên suốt trong thơ ca, văn nghệ 3 miền nhiều thế hệ. Hôm nay, dưới ngòi bút của ông, “Con sáo sang sông” lại là vở kịch tuyệt vời.. Cố nghệ sỹ Chí Tài và Hoài Linh…diễn xuất vở kịch sao mà hay đến thế. Sáu Chục triệu View cho vở kịch này. Các bạn cùng thưởng thức. Mời xem V-Clip

NHÀ VIẾT KỊCH NGUYỄN NGỌC NGẠN.wmv

https://www.youtube.com/watch?v=ntJaGt_B8Z8&list=UULF-DhbdM5q7dv1qIfKX7MiSQ&index=7

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2024

9 THỰC PHẨM BỔ NÃO

Trứng, nấm, cam, trà hay óc chó... là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe não bộ, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa suy giảm nhận thức.

1. Trứng

Ảnh: Simple Recipes© Được Ngoi sao cung cấp

Trứng là nguồn dinh dưỡng tự nhiên hỗ trợ sức khỏe não bộ, bao gồm choline (150 miligam trên mỗi quả trứng lớn), lutein và zeaxanthin (252 microgam trên mỗi quả trứng lớn).

Choline trong trứng giúp hỗ trợ sức khỏe não bộ, bao gồm trí nhớ, suy nghĩ, tâm trạng... ở mọi lứa tuổi và giai đoạn. Hiện tại, khoảng 90% người Mỹ không đáp ứng đủ lượng choline được khuyến nghị và lượng tiêu thụ giảm sau tuổi 50, với chỉ 4% người lớn từ 71 tuổi trở lên đạt được đủ lượng choline cần thiết cho cơ thể. Trứng là một trong số ít thực phẩm giàu choline và có thể giúp người Mỹ đáp ứng lượng khuyến nghị hàng ngày.

Lutein từ lâu được xem là có lợi cho sức khỏe của mắt, nhưng các nghiên cứu mới phát hiện ra nó cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong nhận thức. Tương tự như cách lutein tích tụ trong mắt, hợp chất này cũng có trong não và liên quan tích cực đến chức năng nhận thức tốt hơn ở người lớn tuổi và kết quả học tập ở trẻ em.

Ăn trứng thường xuyên cũng hỗ trợ cải thiện hiệu suất nhận thức ở người lớn, có thể một phần do các chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe não bộ mà thực phẩm này cung cấp. Điều quan trọng cần nhớ là nên ăn cả lòng đỏ vì đây là nơi chứa cả choline và lutein.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, những người khỏe mạnh có thể ăn tối đa một quả trứng hoặc tương đương hàng ngày như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho tim. Đối với những người lớn tuổi có mức cholesterol khỏe mạnh, do lợi ích dinh dưỡng và sự tiện lợi của trứng, việc tiêu thụ tối đa hai quả trứng mỗi ngày có thể chấp nhận được trong chế độ ăn lành mạnh cho tim. Trong khi đó, những người ăn chay có thể thêm nhiều trứng hơn.

2. Nấm

Ảnh: selfdecode© Được Ngoi sao cung cấp

Nấm không chỉ là nguồn protein thay thế thịt trong một chiếc burger thân thiện với người ăn chay, chúng còn là nguồn ergothioneine hàng đầu.

Ergothioneine là một axit amin có chức năng như chất chống oxy hóa. Các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của ergothioneine làm cho nó trở thành hợp chất hoạt tính sinh học quan trọng, có thể góp phần vào quá trình lão hóa lành mạnh, lợi ích về nhận thức và giảm căng thẳng khi là một phần của lối sống và chế độ ăn uống healthy.

Các nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Anh xác định ergothioneine là "vitamin trường thọ", cho thấy loại rau này có thể là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng để hỗ trợ quá trình lão hóa khỏe mạnh và các lợi ích về nhận thức.

Mặc dù tất cả loại nấm đều có ergothioneine, một số loại nhất định chứa nhiều hợp chất này hơn những loại khác. Nấm hương, nấm sò và nấm khiêu vũ (maitake) có lượng ergothioneine cao nhất so với các loại nấm khác.

3. Quả óc chó

Ảnh: Healthline© Được Ngoi sao cung cấp

Óc chó là loại hạt cây duy nhất cung cấp axit béo omega-3 ALA, khiến chúng trở thành một trong những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe não bộ. Việc tiêu thụ các loại hạt chứa nhiều chất béo lành mạnh này có thể chống lại stress oxy hóa và chứng viêm - hai nguyên nhân dẫn đến suy giảm nhận thức.

Theo kết quả của nghiên cứu The Walnuts And Healthy Aging, thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát đánh giá tác động của việc ăn từ 30 đến 60 g quả óc chó mỗi ngày trong 2 năm cho thấy ăn óc chó hàng ngày có thể làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở những người có nguy cơ cao.

4. Quả việt quất dại

Ảnh: AZ Animals© Được Ngoi sao cung cấp

Trong số các lựa chọn việt quất hiện có, quả việt quất dại có thể mang lại những lợi ích độc đáo cho sức khỏe nhận thức.

Tuy quả việt quất thông thường rất có lợi cho chế độ ăn uống hỗ trợ sức khỏe não bộ, quả việt quất dại đã được chứng minh cụ thể là giúp người lớn tuổi có tốc độ xử lý nhận thức chậm hơn. Theo kết quả của một nghiên cứu công bố trên tạp chí Khoa học thần kinh dinh dưỡng, những người tiêu thụ bột việt quất dại hàng ngày trong 6 tháng đã cải thiện tốc độ xử lý của não bộ, với những người 75-80 tuổi có sự cải thiện rõ rệt nhất.

5. Trà thật

Ảnh: SciTechDaily© Được Ngoi sao cung cấp

Trà thật được làm từ lá của cây trà, trong khi trà thảo mộc được làm bằng cách sử dụng kết hợp các loại gia vị, hoa, vỏ và lá thuộc các loại cây không phải trà ăn được, theo Republic of Tea. Có bốn loại trà được xếp vào nhóm trà thật là trà đen, trà ô long, trà xanh và trà trắng. Dữ liệu đã chỉ ra rằng tiêu thụ những loại trà này có thể làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức và chứng mất trí nhớ.

Kết quả một bản phân tích tổng hợp của 17 nghiên cứu, đánh giá mối liên quan giữa việc uống trà đúng cách và nguy cơ rối loạn nhận thức, cho thấy uống nhiều trà có liên quan đến việc giảm nguy cơ rối loạn nhận thức. Một số bằng chứng cho thấy rằng uống 100 ml (dưới nửa cốc) trà mỗi ngày có thể giảm 6% nguy cơ mắc chứng rối loạn nhận thức và 500 ml (hơn 2 cốc một chút) mỗi ngày có thể giảm 29% nguy cơ.

6. Cá hồi

Ảnh: ASMR© Được Ngoi sao cung cấp

Axit docosahexaenoic (DHA) rất quan trọng cho sự phát triển và nhận thức đầy đủ của não bộ. Chất béo độc đáo này tập trung ở não và nó đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của não. Các loại cá nước lạnh như cá hồi được biết đến là nguồn cung cấp axit béo omega-3 DHA, khiến chúng trở thành thực phẩm bổ não. Nhưng cá không chỉ là một nguồn chất béo lành mạnh.

Là nguồn protein, selen, choline và iốt tự nhiên, cá hồi là món quà thực sự cho những người muốn tập trung vào sức khỏe não bộ. Dữ liệu được công bố trên tạp chí Nutrients cho thấy tiêu thụ hải sản này có liên quan đến hiệu suất nhận thức tốt hơn về tốc độ tâm lý ở người trưởng thành Mỹ, đặc biệt là những người thừa cân hoặc béo phì.

7. Cam

Ảnh: Be Beautiful© Được Ngoi sao cung cấp

Cam chứa nhiều chất dinh dưỡng và hợp chất thực vật như vitamin C, thiamin, vitamin B6 và hesperidin, có thể đóng vai trò tích cực đối với sức khỏe nhận thức khi được đưa vào chế độ ăn uống cân bằng.

Nghiên cứu lâm sàng ở những người lớn tuổi khỏe mạnh được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy người trưởng thành uống nước cam mỗi ngày trong 8 tuần, được làm từ cam vắt, đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra tổng hợp về chức năng nhận thức tổng thể so với nhóm đối chứng. Và một nghiên cứu khác cho thấy thêm trái cây họ cam quýt, điển hình là nước cam, vào chế độ ăn có liên quan đến hiệu suất tốt hơn trong một số bài kiểm tra nhận thức ở những người lớn tuổi.

8. Rau lá xanh

Ảnh : Healthwire© Được Ngoi sao cung cấp

Bổ sung các loại rau lá xanh, như cải xoong và rau bina, có thể giúp làm chậm quá trình suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi. Một số bằng chứng cho thấy kết quả này là do các chất dinh dưỡng mà những thực phẩm này cung cấp, bao gồm lutein, folate và beta-carotene, mang lại. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients, thêm một khẩu phần rau lá xanh hàng ngày trong chế độ ăn uống có thể giúp hỗ trợ sức khỏe não bộ.

9. Dưa hấu

Ảnh: Onmanorama© Được Ngoi sao cung cấp

Dưa hấu ruột đỏ và hồng là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hỗ trợ sức khỏe não bộ, bao gồm một loại caroten gọi là lycopene. Hợp chất thực vật này chịu trách nhiệm tạo ra màu đỏ hồng cho dưa hấu, thể hiện đặc tính bảo vệ thần kinh nhờ chức năng chống oxy hóa và chống viêm của nó.

Theo kết quả của một đánh giá tài liệu có hệ thống được công bố trên Tạp chí Khoa học Dinh dưỡng, dữ liệu hiện có cho thấy liên hệ tích cực đáng kể giữa tiêu thụ lycopene và duy trì nhận thức. Dữ liệu cũng chỉ ra liên hệ giữa tiêu thụ lượng lycopene thấp hơn với tỷ lệ tử vong do bệnh Alzheimer cao hơn.

Cần lưu ý rằng trong khi các loại dưa hấu màu đỏ và hồng chứa một lượng khá lớn lycopene, các loại dưa hấu màu vàng và màu cam cũng có các hợp chất quan trọng khác có thể hỗ trợ sức khỏe nhận thức. Ví dụ, dưa hấu vàng là nguồn beta-caroten phong phú hơn các giống dưa hấu đỏ hồng. Và lượng beta carotene có tác động tích cực đến sự suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi.

Hướng Dương (Theo Eat This)