THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ: tháng 11 2020

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2020

BÀI 61 - NHỮNG BÀI THUỐC TRỊ SỎI THẬN

 Bài thuốc số 47, tôi đã giới thiệu cùng các bạn bệnh u xơ tiền liệt tuyến. Nó nguy hiểm với tất cả mọi người bằng cách sỏi thận cứ dần dần phì đại, to dần 10 gam, 20 gam…đến khi to đến cả lạng, bí tiểu, tắc tiểu phải mổ cắt bỏ. Bài 61 này, xin giới thiệu cùng các bạn một số cách trị sỏi thận tại nhà có thể giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh và đánh tan viên sỏi. Bạn có thể tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà dưới đây để làm thuốc trị bệnh.

Những cách trị sỏi thận tại nhà bằng cây thuốc nam đơn giản

Bệnh sỏi thận chỉ tình trạng một số chất khoáng sẵn có trong nước tiểu bị tích tụ và lắng đọng lại ở thận, sau một thời gian sẽ hình thành nên viên sỏi cứng. Y học chia sỏi thận thành nhiều loại khác nhau như sỏi canxi, sỏi axit uric, sỏi cystin, sỏi phosphat, sỏi struvite.

Ban đầu, bệnh sỏi thận phát triển một cách âm thầm và chưa gây ra nhiều triệu chứng bên ngoài. Theo thời gian, viên sỏi sẽ lớn dần và cọ sát vào thận cũng như đường tiết niệu gây ra những cơn đau dữ dội ở lưng, mạn sườn. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn, tiểu dắt, tiểu són, tiểu ra máu… Bệnh có thể gây biến chứng suy thận, vì vậy bạn nên tìm cách điều trị ngay khi gặp phải các dấu hiệu nói trên.

Đối với các viên sỏi có kích thước nhỏ và chưa gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng các mẹo chữa sỏi thận tự nhiên để đánh tan viên sỏi và đào thải nó ra ngoài.

1. Mẹo trị sỏi thận bằng quả dứa

Dứa là loại trái cây nhiệt đới khá quen thuộc và rẻ tiền. Loại trái cây này được dân gian sử dụng làm thuốc trị sỏi thận nhờ chứa nhiều axit citric. Chất này khi vào cơ thể sẽ hoạt động bằng cách ngăn ngừa sự kết tinh của canxi, axit uric hay oxalat – những thành phần chủ yếu được tìm thấy trong viên sỏi. 

Ngoài ra, loại trái cây này còn cung cấp nhiều nước, vitamin C và B1 giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa biến chứng viêm nhiễm ở thận.

Để điều trị sỏi thận, dứa thường được kết hợp với phèn chua hoặc trứng để tăng hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện.

Cách 1: Kết hợp dứa với phèn chua

Lấy 1 quả dứa đem gọt sạch vỏ

Khoét một lỗ nhỏ ở giữa lõi rồi nhét vào trong đó 0,3g phèn chua

Đem dứa đi hấp cách thủy hoặc nướng chín trên bếp than

Ép nước chia làm 2 lần uống. Một phần dùng vào buổi tối trước lúc đi ngủ và phần còn lại sử dụng vào sáng hôm sau.

Áp dụng một liệu trình trong 7 ngày liên tục 

Cách 2: Dùng dứa kết hợp với trứng gà

Dùng một quả dứa chín rửa sạch

Giữ nguyên cả vỏ nướng trên bếp than cho đến khi cháy xém phần vỏ bên ngoài

Gọt vỏ, ép thơm lấy nước cốt

Đánh tan 1 quả trứng gà rồi trộn thêm nước thơm vào 

Uống làm 2 lần trong ngày với liệu trình điều trị là 3 ngày.

**Lưu ý: 

Không áp dụng cách trị sỏi thận tại nhà bằng dứa cho các trường hợp sau:

Người có vấn đề về dạ dày

Bị bệnh tiểu đường

Phụ nữ có thai

Cao huyết áp

Người đang bị thừa cân, bé phì.

Cách 3: Quả dứa Lá lốt

2. Rau om – cây thuốc dân gian chữa sỏi thận dễ kiếm

Nhắc đến các mẹo chữa sỏi thận tại nhà hay, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến bài thuốc từ cây rau om. Loại cây này còn có các tên gọi khác là rau ngổ hay ngò ôm, thường được dùng kèm trong các món phở hay canh chua. Tuy nhiên, nhờ có giá trị dược liệu cao, cây rau om còn được đông y sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh, trong đó có cả bệnh sỏi thận.

Theo y học cổ truyền, rau om là dược liệu có vị cay, đắng nhẹ và tính mát. Nó có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, giảm sưng viêm, kháng khuẩn, lợi tiểu, làm dịu cơn đau. Chính vì vậy mà rau om thường có mặt trong các bài thuốc trị sỏi thận của đông y nhằm giúp bệnh nhân giảm nhẹ các triệu chứng có liên quan đến bệnh, đồng thời hỗ trợ đào thải viên sỏi ra ngoài qua đường tiết niệu.

Nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, một số thành phần trong rau om có khả năng chống oxy hóa, ức chế hoạt động co thắt cơ trơn. Sử dụng đúng cách sẽ giúp người bệnh bớt đau đớn và bảo vệ các mô trong thận khỏi bị tổn thương.

Cách 1: Dùng rau om với muối

Mỗi ngày lấy 50g rau om rửa sạch và ngâm trong nước muối

Thái nhỏ, bỏ vào cối giã nát cùng với một ít muối ăn

Vắt nước cốt uống 2 lần trong ngày

Sử dụng bài thuốc này trong 1 tuần liền để các triệu chứng sỏi thận được cải thiện rõ ràng.

Cách 2: Uống nước sắc rau om

Dùng 50g rau om thái nhỏ

Bỏ vào ấm sắc với 2 bát nước 

Khi nước sôi, tiếp tục nấu thêm 10 phút nữa là được

Gạn nước ra ly, chờ nguội rồi uống

Kiên trì áp dụng trong 15 ngày đến 1 tháng tùy theo kích thước của viên sỏi.

Ngoài những cách trên, bạn cũng có thể thêm rau om vào chế độ ăn hàng ngày hoặc kết hợp với một số thảo dược khác như cây mã đề hay râu ngô làm thuốc sắc uống trị sỏi thận. Cây rau om có hình dáng rất giống với cây ngổ trâu. Cần chú ý phân biệt, sử dụng cây thuốc cho đúng.

3. Bài thuốc trị sỏi thận từ đu đủ

Cả hoa và quả đu đủ xanh đều là những vị thuốc chữa sỏi thận nổi tiếng trong dân gian. Y học cổ truyền ghi nhận, quả đu đủ xanh có tính mát, giúp tiêu độc, kháng viêm, làm thông tiểu. Trong nhựa đu đủ còn chứa chất có khả năng bào mòn viên sỏi, tạo điều kiện để cơ thể dễ dàng tống khứ viên sỏi ra khỏi thận thông qua đường tiết niệu.

Trong khi đó, hoa đu đủ cũng có tính mát, giúp cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu khó do sự hiện diện của viên sỏi gây ra. Tuy nhiên, chỉ có hoa của những cây đu đủ đực mới được dùng làm thuốc.

Cách chữa sỏi thận tại nhà bằng đu đủ xanh

Chuẩn bị 1 quả đu đủ xanh cỡ vừa và 10g muối 

Để cả vỏ rửa sạch, cắt bỏ 2 bên đầu quả đu đủ

Bổ làm đôi, lấy thìa nạo sạch hạt, bỏ muối vào bên trong

Đem đu đủ chưng cách thủy cho đến khi chín mềm

Ăn 1 hoặc 2 lần trong ngày sau các bữa ăn chính

Áp dụng cách trị sỏi thận tại nhà với bài thuốc từ đu đủ xanh khoảng 7 ngày thì ngưng.

Hoa đu đủ đực chữa sỏi thận

Hái 30g hoa đu đủ đực tươi rửa sạch

Sắc với 5 bát nước lấy 2 bát

Chia uống vào buổi sáng và buổi chiều

Mỗi ngày sắc uống 1 thang trong 5 – 7 ngày liên tục

4. Điều trị sỏi thận bằng cây ngò gai

Ngò gai hay rau răng cưa là loại rau gia vị được sử dụng phổ biến trong các món ăn nhưng rất ít người biết được rằng đây còn là phương thuốc tự nhiên cho bệnh sỏi thận.

Trong thành phần của cây có chứa nhiều chất xơ, vitamin B, C, canxi, sắt và nhiều khoáng chất có khả năng thúc đẩy tiêu hóa, tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể và cải thiện chức năng của thận. Qua đó giúp ức chế sự phát triển của viên sỏi và nâng cao sức khỏe tổng thể cho người bệnh.

Đặc biệt, trong rễ và lá cây ngò gai, các nhà nghiên cứu còn tìm thấy hàm lượng cao chất apiozit. Hoạt chất này có công dụng lợi tiểu mạnh, giúp chống tiểu rắt, tiểu buốt, kích thích hoạt động tiểu tiện diễn ra thông suốt để đẩy viên sỏi ra ngoài.


Cây ngò gai có tác dụng lợi tiểu, đánh tan viên sỏi thận

Cách sử dụng:

Chuẩn bị 1 nắm lá ngò gai, 500ml nước

Đem lá ngò rửa sạch, để ráo nước, đem hơ trên lửa cho mềm ra

Bỏ vào ấm sắc với lượng nước đã chuẩn bị, đun cho đến khi cạn còn 200ml

Chia làm 3 phần uống trong ngày trước các bữa cơm

Liệu trình dùng thuốc cho nam giới là 7 ngày, nữ giới là 9 ngày

5. Cách trị sỏi thận tại nhà bằng chuối hột

Chuối hột nổi tiếng với nhiều tác dụng trị bệnh như tiểu đường, sỏi thận, hắc lào, lang ben, đau lưng, nhức mỏi, tăng mỡ máu và cả bệnh sỏi thận. Những quả chuối già nhưng chưa chín sẽ được lựa chọn làm thuốc trị sỏi thận bằng cách sắc uống hay phơi khô tán bột mịn uống.

Cách 1: Bài thuốc sắc uống chữa sỏi thận từ quả chuối hột

Chuẩn bị 7 quả chuối hột già để cả vỏ, bào mỏng, đem phơi hoặc sấy khô

Bỏ vào chảo nóng sao vàng, hạ thổ cho nguội

Sắc chuối hột với 3 bát nước lấy 1 bát

Uống khi thuốc còn ấm sau khi ăn no

Mỗi ngày uống 4 bát

Kiên trì sử dụng thuốc đều đặn trong 1 tháng liên tục để đánh tan viên sỏi

Cách 2: Dùng bột chuối hột

Quả chuối hột già thái khoanh mỏng

Bỏ vào chảo nóng sao cho đến khi chuối hột khô hoàn toàn

Hạ thổ trong 2 ngày rồi đem dược liệu tán thành bột mịn

Mỗi lần lấy 12g bột thuốc pha với nước ấm uống 

Ngày dùng 3 lần trong vòng 2 tháng liên tục

6. Mẹo chữa sỏi thận bằng quả sung

Theo ghi chép trong các tài liệu của y học cổ truyền, quả sung có tính mát, vị chát, có tác dụng thải độc, kháng viêm, thông tiểu, làm giảm các triệu chứng bất thường trong hoạt động tiểu tiện khi bị sỏi thận.

Ngoài ra, một số loại axit hữu cơ được tìm thấy trong quả sung cũng có tác dụng bào mòn, thu nhỏ kích thước viên sỏi để nó dễ dàng bị tống ra ngoài theo đường tiết niệu.

Cách 1: Dùng quả sung làm thuốc sắc uống

Chuẩn bị khoảng 200g quả sung tươi

Rửa sạch, để cho ráo nước rồi thái lát mỏng, phơi vài nắng to cho khô

Sao sung khô đến khi chuyển sang màu vàng, rải xuống nền đất sạch cho nguội ( hạ thổ).

Bỏ sung vào ấm, đổ thêm 500ml nước vào sắc cho cạn còn 200ml

Chia 3 phần đều nhau uống sau các bữa ăn chính

Thực hiện bài thuốc này đều đặn hàng ngày trong 2 – 3 tuần liên tục

Cách 2: Kết hợp quả sung với một số thảo dược khác

Chuẩn bị thang thuốc gồm: 50g sung khô, 5 miếng gừng tươi thái lát, 20g đảng sâm, 12g sơn khương, 12g nghệ vàng, 10g kim cang, 10g lá vọng cách, 10g màng mề gà, 10g hoa atiso, 10g hoắc hương núi, 8g râu ngô, 8g quốc lão, 8g cây chó đẻ.

Sắc thuốc làm 2 lần, mỗi lần đổ 500ml nước sắc cạn còn 100ml

Trộn thuốc sắc ở cả 2 lần với nhau. Chia uống vào các buổi sáng, trưa, tối sau khi ăn no.

Áp dụng cách trị sỏi thận tại nhà bằng bài thuốc trên trong 1 tháng liền.

7. Bài thuốc dân gian chữa sỏi thận từ lá sa kê

Cây sa kê có nhiều ứng dụng trong điều trị bệnh. Hầu hết các bộ phận của cây, từ nhựa, vỏ cây, đến rễ và cả lá đều được y học cổ truyền sử dụng làm dược liệu. Trong đó, lá cây có đặc tính lợi tiểu, chống viêm, tiêu độc tự nhiên nên được dùng chữa sỏi thận.


Lá sa lê giá được sử dụng nấu nước uống chữa sỏi thận

Để tăng công dụng điều trị, nguyên liệu này còn được kết hợp với dưa leo và cây cỏ xước. Chi tiết cách thực hiện như sau:

Chuẩn bị 100g lá sa kê vàng rụng tự nhiên, 100g dưa leo, 50g ngưu tất nam khô

Tất cả đem nấu với 1 lít nước

Đun sôi kỹ trong 15 phút

Vớt bỏ bã, phần nước chia làm nhiều lần uống trong ngày thay cho trà

8. Cách chữa sỏi thận tại nhà bằng nước dừa

Nước dừa được biết đến với đặc tính thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc. Nó được xem như một phương thuốc thông tiểu tự nhiên, giúp chống lại sự tích tụ của các chất cặn bã trong thận gây hình thành lên viên sỏi, cải thiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh sỏi thận như đi tiểu khó, tiểu buốt, giảm đau khi đi tiểu.

Ngoài ra, axit lauric có trong nước dừa còn giúp chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu và bào mòn viên sỏi. Đây chính là lý do mà người bị sỏi thận được khuyên nên thường xuyên uống nước dừa thay thế cho một phần nước lọc trong ngày để chống lại sự phát triển của viên sỏi và làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Khi uống nước dừa cần lưu ý:

Chỉ nên uống tối đa từ 2 – 3 quả dừa mỗi ngày. Uống nước dừa quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe như tiêu chảy, giảm huyết áp…

Uống nước dừa nguyên chất là tốt nhất. Hạn chế thêm đường sẽ dễ gây tăng cân bởi trong nước dừa đã chứa một lượng đường tự nhiên nhất định.

Người có thể hàn, phụ nữ mang thai, bệnh nhân bị tụt huyết áp không nên uống nước dừa trị sỏi thận.

9. Bài thuốc trị sỏi thận từ cây cúc tần

Cây cúc tần ( hay cây từ bi) là vị thuốc nam được nhiều bệnh nhân tin dùng làm thuốc trị sỏi thận. Nghiên cứu hiện đại đã tìm thấy trong thảo dược này có chứa nhiều tinh dầu với khoảng 18 chất triterpen khác nhau. Chúng giúp cải thiện chức năng hoạt động của thận, làm tăng lọc và đào thải chất cặn bã ở cầu thận.

Ngoài ra, các hoạt chất có trong cây cúc tần cũng hoạt động như một loại thuốc sát trùng, chống viêm, giảm đau tự nhiên, giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến sỏi thận.

Theo kinh nghiệm dân gian, cây cúc tần không được sử dụng đơn độc mà thường dùng kết hợp với một số nguyên liệu thiên nhiên khác để trị sỏi thận. Loại thảo dược được thêm vào cũng tùy theo triệu chứng bệnh gặp phải.

Thực hiện cách trị sỏi thận tại nhà bằng cây cúc tần:

Chuẩn bị 20 gram lá cúc tần khô, 10 gram rau om, 1,5 gram bột hoạt thạch. Trường hợp có biểu hiện đi tiểu lắt nhắt, tiểu buốt thì gia thêm các vị rễ tranh khô và mã đề. Bệnh nhân bị sỏi thận có triệu chứng sưng phù thận thì bổ sung thêm 10g miên hoàng kỳ, 10g trạch tả, 10g địa hoàng, 10g cây chó đẻ.

Tất cả các vị trên đem sắc kỹ với 2,5 lít 

Khi nước trong ấm cạn còn 2 lít thì ngưng

Uống nhiều lần trong ngày cho hết

Trẻ bị sỏi thận dùng liều bằng 1/3 so với người lớn

10. Cây cỏ xước chữa sỏi thận

Thêm một cách chữa sỏi thận tại nhà để bạn tham khảo đó chính là bài thuốc từ cây cỏ xước. Theo một số tài liệu y học cổ truyền, cây cỏ xước tính mát nên có khả năng giải nhiệt cho cơ thể, đồng thời tăng cương lưu thông khí huyết, kích thích hoạt động tiểu tiện để đẩy viên sỏi ra ngoài, cải thiện chức năng hoạt động của thận.

Để trị sỏi thận, bạn có thể dùng cây cỏ xước theo 1 trong 2 cách sau:

Hái lá non của cây nấu canh ăn như một món rau thông thường 

Dùng cây băm nhỏ sắc lấy nước đặc uống với liều lượng là 15 – 30g/ngày.

11. Điều trị sỏi thận bằng lá mơ

Lá mơ cũng được dùng làm thuốc trị sỏi thận. Loại lá này có tính mát, giúp giải nhiệt, cải thiện chức năng đào thải độc tố của thận, thông tiểu.


Lá mơ có nhiều tác dụng chữa bệnh, bao gồm cả bệnh sỏi thận

Trường hợp bệnh sỏi thận gây bí tiểu, bạn có thể tận dụng lá mơ để khắc phục bằng cách:

Hái 1 nắm lá mơ lông rửa sạch

Bỏ vào cối giã rồi vắt lấy nước cốt uống hoặc sắc uống mỗi ngày từ 2 – 3 lần

12. Cách trị sỏi thận tại nhà bằng cây dâm bụt

Những tưởng dâm bụt chỉ có thể trồng làm hàng rào nhưng đây còn là cây thuốc chữa bách bệnh không được nhiều người biết đến. Vỏ rễ cây có tác dụng thanh nhiệt, điều kinh, chống viêm.

Trong khi đó, lá cây lại giúp lợi tiểu, tiêu độc, ức chế sự phát triển của viên sỏi và kích thích đào thải sỏi thận ra ngoài thông qua hoạt động tiểu tiện. Nó đánh tan khối sỏi cứng thành những viên sỏi có kích thước nhỏ để dễ dàng trục xuất ra khỏi cơ thể.

Cách sử dụng:

Dùng 1 nắm lá dâm bụt rửa sạch và cẩn thận ngâm với nước muối pha loãng để khử trùng

Giã nát lá với vài hạt muối ăn, thêm vào ít nước đun sôi để nguội, quậy đều.

Vắt lấy nước cốt chia uống ngày 2 lần trong 15 ngày liên tục

13. Mẹo trị sỏi thận từ lá trầu bà

Nếu đang tìm kiếm những cách trị sỏi thận tại nhà an toàn thì bạn có thể tham khảo thêm mẹo chữa bệnh từ lá trầu bà. Cây thuốc này đã được dân gian sử dụng từ rất lâu đời. Đến nay, bài thuốc chữa bệnh từ sỏi thận từ lá trầu bà vẫn đang được bệnh nhân truyền tai nhau áp dụng.

Cách thực hiện:

Dùng 5 – 10 lá trầu bà rửa qua nhiều lần nước cho sạch

Thái nhỏ, bỏ vào nồi sắc cùng 3 bát nước

Đun sôi, vặn nhỏ lửa nấu cho nước trong ấm cạn còn 1 bát thì tắt bếp

Gạn nước ra chén, để nguội

Uống thuốc mỗi ngày 1 lần với liệu trình khoảng 10 ngày.

14. Bài thuốc chữa sỏi thận bằng râu ngô

Râu ngô là nguyên liệu khá quen thuộc trong các bài thuốc chữa sỏi thận nhờ có đặc tính lợi tiểu tự nhiên. Người dân thường lấy những cọng râu ngô già có màu vàng óng về nấu nước uống như trà để giải nhiệt, trị nóng trong, làm sạch các chất cặn cũng như vi khuẩn tích tụ trong đường tiết niệu, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi bàng quàng.

Ngoài ra, râu ngô còn cung cấp nhiều vitamin A, B, C, K, canxi, kali có tác dụng mát gan, lợi huyết, giảm độc, ổn định hàm lượng đường trong máu, cải thiện chức năng hoạt động của thận và nâng cao sức khỏe tổng thể.


Râu ngô có tính mát, giúp thông tiểu, đào thải sỏi thận ra ngoài qua đường tiết niệu

Cách 1: Uống nước râu ngô

Lấy 1 nắm râu ngô khô hoặc tươi rửa sạch, bỏ vào ấm

Đổ nước vào đun sôi khoảng 10 phút

Gạn uống nhiều lần trong ngày trước khi ăn ít nhất 1 tiếng. Lưu ý không uống nước râu ngô thay thế hoàn toàn cho nước lọc.

Cách 2: Kết hợp râu ngô với các thảo dược khác

Chuẩn bị râu ngô và một số vị thuốc có tác dụng lợi tiểu khác như mã đề, cây mía và rễ tranh mỗi thứ một ít

Đem nấu nước uống trong ngày

15. Cách trị sỏi thận bằng kim tiền thảo

Kim tiền thảo cũng là vị thuốc nổi tiếng với tác dụng điều trị sỏi thận, sỏi túi mật. Nghiên cứu cho thấy, hoạt chất coumarin có trong kim tiền thảo khi vào đại tràng tiếp xúc với môi trường kiềm sẽ được biến đổi thành acid coumaric. Loại axit này có khả năng phá vỡ cấu trúc của muối canxi nên có thể giúp đào thải viên sỏi, làm giảm triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt do sỏi thận gây ra.

Khi tiến hành thử nghiệm trên chuột, thành phần flavonoid cũng thể hiện rõ tác dụng ức chế đối với sự phát triển của sỏi canxi oxalat.

Cách sử dụng:

Mỗi ngày lấy 10 – 30g kim tiền thảo, rửa sạch

Cho vào ấm sắc kỹ lấy nước đặc chia uống 2 – 3 lần trong ngày

Kim tiền thảo có tác dụng giãn mạch, giảm huyết áp. Chính vì vậy, người bị huyết áp thấp nên thận trọng khi sử dụng.

16. Điều trị sỏi thận bằng vỏ sầu riêng

Sầu riêng là loại trái cây được nhiều người ưa thích. Thế nhưng phần vỏ có gai lởm chởm bên ngoài cũng có nhiều tác dụng chữa bệnh hay, bao gồm cả bệnh sỏi thận.

Khi ăn sầu, bạn nên giữ lại vỏ đem phơi khô làm thuốc trị sỏi thận tại nhà. Để đẩy nhanh hiệu quả điều trị, dân gian thường kết hợp thêm lá mã đề làm thuốc sắc uống.

Cách sử dụng:

Chuẩn bị 35g vỏ sầu riêng khô, 10g lá mã đề khô

Vỏ sầu riêng sao vàng, bỏ vào ấm cùng với lá mã đề

Đổ thêm 3 bát nước sắc cạn còn 1/3

Gạn uống hết 1 lần trong ngày

Sau liệu trình 10 – 20 ngày dùng thuốc nên tới bệnh viện siêu âm lại để theo dõi được kết quả.

17. Lá dâu trị sỏi thận

Trong dân gian, lá dâu tằm được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để chống lại bệnh sỏi thận. Bài thuốc này thích hợp cho những trường hợp sỏi thận gây tiểu nhiều về đêm. Có thể dùng lá dâu non hay già đều được nhưng hình thức sử dụng sẽ không giống nhau.


Lá dâu được nhiều người lựa chọn để trị sỏi thận tại nhà

Cách 1: Chữa sỏi thận bằng lá dâu non

Hái 1 nắm lá dâu non rửa sạch với nước muối

Bỏ vào máy xanh sinh tố xay nhuyễn với 1 ly nước lọc

Vắt nước cốt lá dâu uống đều đặn mỗi ngày

Cách 2: Trị sỏi thận tại nhà bằng lá dâu tằm già

Lấy lá dâu tằm già bỏ vào chảo sao vàng, hạ thổ

Nấu lấy nước đặc uống trong một thời gian nhất định để làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.

18. Cách chữa sỏi thận tại nhà bằng cây râu mèo

Cây râu mèo được xem là khắc tinh của bệnh sỏi thận nói riêng và sỏi đường tiết niệu nói chung. Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Chiết Giang cho thấy, cây râu mèo thể hiện rõ tính chất lợi tiểu. Nó cũng giúp bào mòn viên sỏi, đồng thời làm giảm nồng độ của các chất có thể gây hình thành viên sỏi như canxi, axit uric và oxalat.

Bên cạnh đó, râu mèo còn có tác dụng kháng viêm, khử khuẩn, giúp tiêu thũng, ngăn ngừa các chứng viêm nhiễm ở đường tiết niệu.

Cách sử dụng:

Mỗi ngày lấy 30 – 50g cây râu mèo rửa kỹ cho sạch đất cát

Bỏ vào ấm đun cùng 500ml nước lọc

Để thuốc nguội chia uống 3 lần trước các bữa ăn chính 30 phút

Một liệu trình điều trị kéo dài trong vòng 8 ngày. Sau đó nghỉ từ 2 – 4 ngày mới tiếp tục chuyển sang dùng liệu trình mới.

19. Điều trị sỏi thận với bài thuốc từ cỏ nhọ nồi

Cây cỏ nhọ nồi được sử dụng làm thuốc trị sỏi thận nhờ tác dụng lợi tiểu, giảm đau, kháng viêm tự nhiên. Dùng bài thuốc dân gian này trong một thời gian nhất định sẽ giúp cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu lắt nhắt hoặc đái ra máu – những triệu chứng thường gặp khi bị sỏi thận.

Cách 1: Dùng toàn thân cây cỏ nhọ nồi tươi, giã nát, vắt lấy nước cốt uống

Cách 2: Cỏ nhọ nồi nhổ về rửa sạch, chặt khúc ngắn, phơi khô, sao vàng. Mỗi ngày lấy 1 nắm sắc uống.

20. Đẩy lùi bệnh sỏi thận bằng các món ăn bài thuốc

Một số món ăn bài thuốc có thể giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng khi bị sỏi thận. 

– Món rau bợ nấu cua đồng

Chuẩn bị: 50g thịt cua đồng xay nhuyễn và 100g rau bợ

Rau nhặt và rửa sạch, thái nhỏ

Lọc cua lấy nước riêu rồi đun sôi

Thêm rau vào, nêm nếm gia vị nấu vài phút cho rau chín là được

Người bị sỏi thận nên sử dụng món này vài lần trong tuần

– Món cá chép kho với lá núc nác

Chuẩn bị 100g thịt cá chép, 100g lá núc nác non

Ướp cá với gia vị vừa đủ để 20 phút cho thấm

Sau đó đem kho cá với lá núc nác ăn kèm với cơm 

– Lẩu cá kèo rau đắng:

Chuẩn bị: 50g cá kèo, 20g rau đắng, một ít rau ngổ và các loại rau ăn kèm khác như khế, chuối chát và rau khèo nèo

Nấu cá, thêm gia vị lẩu cá nào rồi dùng kèm với rau.


Lẩu cá kèo rau đắng là một trong những món ăn bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận

– Đuôi cá chép hầm đậu:

Chuẩn bị: 1 khúc đuôi cá chép, đậu đỏ và ý dĩ mỗi thứ 100g

Bỏ cả 3 nguyên liệu vào nồi hầm cho đến khi chín mềm

Nêm nếm gia vị ăn trong bữa cơm khi còn nóng.

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, người bị sỏi thận cũng cần chú ý:

Uống nhiều nước: Chất lỏng giúp hỗ trợ đào thải các chất lắng đọng ở thận, ngăn chặn sự hình thành cũng như phát triển kích thước của viên sỏi. Ngoài nước lọc, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc khác có tác dụng kháng viêm, giảm đau và đánh tan sỏi thận. Chẳng hạn như nước ép nho, nước chanh, trà lựu, trà gừng, trà húng quế.

Tăng cường bổ sung các thức ăn có lợi vào thực đơn: Bao gồm thực phẩm giàu canxi, rau xanh (khoai lang, cà chua, súp lơ xanh…), lúa mì, lúa mạch, trái cây có múi, dứa, táo.

Hạn chế ăn đồ ngọt, muối, các loại thịt chứa nhiều chất đạm và thực phẩm giàu oxalat.

Lưu ý khi chữa sỏi thận tại nhà

Cách trị sỏi thận tại nhà chỉ thích hợp cho người bị nhẹ, viên sỏi mới hình thành và có kích thước nhỏ.

Hiệu quả và thời gian áp dụng phụ thuộc vào các yếu tố như: Cơ địa, kích thước viên sỏi, sự kiên trì của người bệnh.

Một số bài thuốc dân gian chưa được chứng minh qua các công trình nghiên cứu khoa học mà chỉ định páp dụng theo hình thức truyền miệng. Bệnh nhân nên có sự chọn lọc, tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Tránh nhịn tiểu. Đây là thói quen xấu có thể khiến viên sỏi phát triển to hơn.

Không sử dụng thuốc tây bừa bãi, đặc biệt là các thuốc có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận như: Thiazide hay Theophylline… 

Điều trị triệt để các bệnh lý nhiễm trùng ở đường sinh dục, tiết niệu nếu có.

Tổng hợp từ https://www.thuocdantoc.org/cach-tri-soi-than-tai-nha.html & Fb.