THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ: tháng 5 2023

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2023

6 loại rau củ ăn sống tốt gấp nghìn lần nấu chín

 Một số loại rau củ khi ăn sống nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ hơn việc nấu chín. Dưới đây là những loại rau củ nên ăn sống.

Bông cải xanh

Bông cải xanh chứa lượng lớn hợp chất chống oxy hóa gọi là sulforaphane, có thể giúp ngăn ngừa ung thư, tiểu đường loại 2, bệnh tim, viêm nhiễm, trầm cảm và các tình trạng sức khỏe khác.

6 loại rau củ ăn sống tốt gấp nghìn lần nấu chín - 1© Được VTC cung cấp

Một nghiên cứu được công bố năm 2008 trên tạp chí Journal of Agricultural Food and Chemistry cho thấy, cơ thể chúng ta hấp thụ sulforaphane nhanh hơn khi ăn bông cải xanh sống thay vì nấu chín.

Một nghiên cứu khác từ năm 2009 cho thấy nấu rau theo nhiều cách khác nhau - bao gồm cho vào lò vi sóng, luộc và xào làm giảm mức độ vitamin C của nó. Nếu bạn không thích ăn bông cải xanh sống thì hãy thử hấp. Cách nấu đó ít ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng nhất.

Nấu chín cần tây sẽ làm giảm lượng chất xơ

Lượng chất xơ cực kỳ dồi dào trong cần tây. Không chỉ vậy, lượng kali, vitamin B2 cực kỳ cần thiết và tốt cho hệ tiêu hóa, giúp chữa chứng loét miệng hiệu quả. Khi nấu chín cần tây, những chất này sẽ dần mất đi trong quá trình nung ở nhiệt độ cao và mất tác dụng vốn có của chúng.

6 loại rau củ ăn sống tốt gấp nghìn lần nấu chín - 2© Được VTC cung cấp

Củ cải đường

Củ cải đường có thể chứa lượng đường cao nhưng bù lại nó có những thành phần dinh dưỡng khác rất tốt cho cơ thể. Củ cải đường giàu vitamin C, B, potassium, ma-giê giúp cơ thể chống viêm nhiễm, hạ lượng đường trong máu và phòng ung thư.

Khi qua chế biến, củ cải đường thường mất đi 25% giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, bạn có thể dùng củ cải đường sống chung với các loại rau củ khác để làm món salad rau thơm ngon, bổ dưỡng.

Tỏi

Trong tỏi chứa allicin giúp tăng đề kháng cho cơ thể, phòng chống cảm cúm, ung thư. Tuy nhiên dưới tác dụng của nhiệt, allicin rất dễ bị bay hơi. Làm nóng tỏi ở 200 độ C trong 6 phút đã ức chế hoàn toàn hoạt động kháng tiểu cầu của tỏi. Tỏi luộc trong 20 phút sẽ bị ức chế hoàn toàn hoạt động kháng khuẩn và chỉ một phút ở trong lò vi sóng đã phá hủy 100% khả năng chống ung thư của nó.

Hành tây

Hành tây sống mùi hăng, khó chịu tuy nhiên lại giữ được nhiều dinh dưỡng, chất chống bệnh tật hơn khi nấu chín. Nó còn là 1 vị thuốc quý trong y học cổ truyền, ngăn ngừa bệnh tim mạch, mỡ máu, kháng viêm… Đặc biệt là giàu chất chống ung thư phytochemical, đặc hiệu trong chống lại bệnh ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt.

Hành tây còn có chứa các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ giúp giảm mức độ cholesterol trong cơ thể, phá vỡ các cục máu đông, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nhưng khi nấu chín hành tây, những chất này sẽ giảm dần hoặc mất đi khi chúng ta ăn vào.

Ớt chuông

Các chuyên gia cho biết, trong số các loại trái cây và rau quả phổ biến giàu vitamin C, ớt chuông luôn đứng ở tốp đầu. Thậm chí nhiều người còn bất ngờ khi biết hàm lượng vitamin C của chúng gấp 5 đến 6 lần so với quả chanh, 3 đến 4 lần so với quả cam.

6 loại rau củ ăn sống tốt gấp nghìn lần nấu chín - 3© Được VTC cung cấp

Nhưng nếu đem nấu chín, không chỉ lượng vitamin dồi dào này mà cả chất chống oxy hóa trong ớt chuông cũng sẽ biến mất. Như vậy sẽ không còn tác dụng phòng chống và ức chế tế bào ung thư, giảm mỡ máu, hạn chế bệnh tim mạch, tiểu đường, Alzheimer, đẩy lùi lão hóa… như khi ăn ớt chuông sống nữa.

 


 

Thứ Năm, 4 tháng 5, 2023

BÈO TÂY

 Bèo tây có ăn được không?

Bèo tây mọc hoang ở các ao hồ. Dù mọc hoang nhưng theo các chuyên gia, bèo tây là loại rau rất tốt cho sức khỏe. Vậy, bèo tây có ăn được không?

Bèo tây có ăn được không?

Loại bèo tây, hay còn gọi là lục bình ở các vùng quê, vốn được dùng để làm thức ăn cho gà, vịt, lợn... nhưng tại một số nơi, bèo tây lại trở thành đặc sản, thành món ăn sang khó kiếm.

Dưới đây là những lợi ích của rau bèo tây với sức khỏe:

Giúp làn da khỏe mạnh

Nhiều sản phẩm chăm sóc da chứa các thành phần chiết xuất từ hoa lục bình. Những chiết xuất này có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm, là lựa chọn lành mạnh để điều trị nhiều chứng rối loạn về da.

Ngoài ra, nghiền nát hoa lục bình, rồi thêm vào bột gạo và nghệ có thể điều trị các vấn đề về da như bệnh chàm.

Bèo tây có ăn được không là băn khoăn của nhiều người© Được VTC cung cấp

Giúp lưu lại hương thơm cho mái tóc

Hoa lục bình có công dụng chăm sóc tóc như các loại dầu gội và dầu dưỡng thông thường. Bên cạnh đó, chiết xuất hoa lục bình khi sử dụng trên tóc còn lưu lại hương thơm tươi mát cho mái tóc.

Điều trị bệnh tả

Thân của cây lục bình có thể dùng để chữa trị bệnh tả. Các triệu chứng như buồn nôn và nôn mửa có thể được giảm bớt khi ăn các món ăn được chế biến từ lục bình.

Trị rắn cắn

Thuốc đắp được chế biến từ chiết xuất của lá cây lục bình có thể điều trị rắn cắn. Bên cạnh đó, khi bị rắn thường cắn (rắn không có độc) có thể giã nát lá lục bình rồi đắp lên miệng vết thương để không bị sưng tấy, mau lành hơn.

Hoạt động như một chất chống viêm

Sự kết hợp của nước chanh và nước ép của cây lục bình được sử dụng để điều trị áp xe. Công thức này được bôi trực tiếp lên da để chữa lành vết viêm. Đồng thời, nước ép của cây lục bình còn được sử dụng để chữa lành cổ họng bị viêm.

Giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn

Món đậu xào lục bình giúp cho quá trình tiêu hóa trở nên trơn tru. Theo y học cổ truyền, ăn lục bình giúp cho lá lách khỏe mạnh. Loại thảo mộc này cũng được dùng để điều trị chứng buồn nôn, chướng bụng, đau bụng, giun và đầy hơi.

Tốt cho sức khỏe phụ nữ

Phụ nữ có thể tận dụng cây lục bình để có cơ thể khỏe mạnh. Loại thảo mọc này giúp thúc đẩy quá trình tiết sữa. Mẹ mới sinh con có thể ăn lục bình luộc để có nhiều sữa cho con bé. Mặt khác, hoa của lục bình còn hữu ích để điều trị chứng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.

Những điều cần lưu ý khi ăn bèo tây

Bèo tây hay còn gọi là lục bình, bèo Nhật Bản được người dân sử dụng để nấu các món ăn giống như một loại rau xanh. Đặc biệt, rất nhiều nhà hàng, quán ăn còn đưa món bèo tây trở thành món đặc sản vùng miền.

Tuy bèo tây tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn cần lưu ý, khi hái bèo tây để chế biến các món ăn thì tránh hái ở những vùng nguồn nước bị ô nhiễm. Bởi những vùng nước như thế trong nước thường có chứa kim loại nặng, bèo tây lại là loại có tác dụng làm sạch nước.

Theo đó, cây bèo sẽ hút kim loại nặng cộng với những chất khác ở trong nước và tích tụ vào thân. Người ăn loại bèo đó nhiều cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh do kim loại nặng có chứa trong bèo được chuyển hóa vào người. Các bạn chú ý nhé!