THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ: tháng 10 2024

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2024

Dự đoán tuổi thọ ngắn dài dựa vào 4 chi tiết trên gương mặt

 Câu chuyện của Hằng Trần

Muốn biết tuổi thọ của bản thân, bạn hãy quan sát làn da, đôi môi, nếp nhăn... trên gương mặt mình.

Ảnh: Pinterest© Được Ngoi sao cung cấp

Giáo sư Karl Christensen của Đại học Nam Đan Mạch đã dẫn đầu nhóm nghiên cứu chọn ra 1.826 cặp song sinh trên 70 tuổi và theo dõi họ trong 7 năm. Trong số 675 người đã qua đời, nhóm nghiên cứu tính đến tuổi tác, giới tính, môi trường phát triển và yếu tố khác của họ, nhận thấy rằng gương mặt là "chìa khóa" phản ánh tuổi thọ của mỗi người.

Ông cho biết người có hoàn cảnh sống khó khăn thường dễ chết sớm, khắc khổ của cuộc sống thường hiện rõ trên gương mặt họ. Dưới đây là 4 chi tiết trên gương mặt để bạn đoán định tuổi thọ bản thân lẫn người khác.

1. Làn da

Dù khỏe mạnh hay không, nước da cũng rất quan trọng. Nếu nước da của một người nhợt nhạt, hãy cảnh giác với khả năng bị thiếu máu. Một bác sĩ có kinh nghiệm chỉ cần nhìn thoáng qua là nhận ra. Nếu nước da của một người tái nhợt và vàng vọt, bạn nên cảnh giác với bệnh vàng da tắc mật.

Những người sống lâu không có những nước da bất thường này, nước da của họ trông hồng hào và sáng bóng.

2. Tình trạng gương mặt lúc tỉnh dậy

Buổi sáng, nhiều người thức dậy với gương mặt sưng tấy. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, nó có thể là một lời nhắc nhở quan trọng về bệnh thận mãn tính. Nếu thận có bất thường thì nó khó đào thải độc tố và chất thải, nước. Lúc này nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể, đầu tiên sẽ xuất hiện dưới dạng sưng mặt.

Những người sống lâu sẽ hiếm khi tỉnh dậy với một gương mặt sưng phù.

3. Đôi môi

Nếu bạn ngay lập tức hụt hơi và khó thở khi hoạt động thể chất, điều đó cho thấy chức năng phổi suy giảm và cơ thể đang bị thiếu oxy.

Nhưng khi không hoạt động thể chất, bạn cũng có thể đánh giá được tình trạng thiếu oxy. Đó là nhìn vào môi, nếu môi có biểu hiện tím tái bất thường, điều đó biểu thị cho tình trạng thiếu oxy. Chứng xanh tím cũng rất có thể xảy ra ở móng tay.

Cũng có những người môi hồng hào nhưng không mịn màng, chẳng hạn môi bị nứt nẻ nặng lúc này bạn nên cảnh giác với tình trạng thiếu vitamin. Còn người sống thọ sẽ có đôi môi hồng hào, không khô nứt.

4. Nếp nhăn

Có những người chưa bước sang tuổi năm mươi nhưng khuôn mặt đã đầy nếp nhăn, dấu vết thời gian in hằn trên gương mặt. Những người như vậy đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời, chịu áp lực từ cuộc sống, gia đình và sự nghiệp. Họ không chỉ trông già đi mà còn mắc phải một số bệnh tật.

Người sống lâu hơn sẽ có ít nếp nhăn trên khuôn mặt hơn. Nếu biết duy trì những thói quen tốt, cuộc sống ít áp lực, một người dù 60 tuổi vẫn có thể trông trẻ trung.

Hằng Trần (Theo Aboluowang)

 

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2024

Bao nhiêu tuổi là già?

 Nghiên cứu mới cho thấy nhận thức chung của mọi người về tuổi già đã thay đổi theo thời gian và ngày nay người dân nghĩ rằng tuổi già bắt đầu muộn hơn trước đây.

Nhóm phụ nữ đang tập hát trong một lớp học dành cho người lớn tuổi ở Bắc Kinh, Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Nhóm các nhà khoa học từ Đức, Mỹ và Luxembourg đã phân tích dữ liệu của trên 14.000 người tham gia nghiên cứu "Khảo sát tuổi già ở Đức" kéo dài nhiều thập kỷ.

Những người tham gia sinh từ năm 1911 đến 1974, bao gồm nhiều thế hệ, và họ sẽ tham gia 8 đợt khảo sát trong khoảng thời gian 25 năm khi họ trong độ tuổi từ 40 đến 100.

Một trong những câu hỏi chính của các đợt khảo sát là "Bạn sẽ coi ai đó là người già khi họ mấy tuổi?". Khi được hỏi câu này ở tuổi 65, những người sinh năm 1911 cho rằng tuổi già trung bình bắt đầu từ 71 tuổi. Khi câu hỏi này được lặp lại ở những người sinh năm 1956 vào lúc họ 65 tuổi (tức vào năm 2021), họ nói ra con số 74 tuổi.

Lý giải điều này, tác giả chính Markus Wettstein cho biết: "Tuổi thọ tăng lên góp phần khiến tuổi già đến muộn hơn. Đồng thời, một số khía cạnh của sức khỏe cũng được cải thiện theo thời gian, do đó những người ở một độ tuổi nhất định trước đây được coi là già thì ngày nay có thể không được xem là như thế".

Xu hướng tương tự cũng được quan sát thấy ở cấp độ cá nhân. Bình quân mỗi người tham gia khảo sát khi già đi 4-5 tuổi thì ước tính về tuổi già của họ cũng tăng thêm một năm. Phụ nữ cũng có xu hướng coi một người là già ở độ tuổi muộn hơn 2 năm so với nam giới.

Ngoài ra, có những nhân tố khác ảnh hưởng đến ước lượng tuổi già của một người. Ví dụ người có sức khỏe kém, sống một mình hay người "cảm thấy" già thường tin rằng tuổi già bắt đầu sớm hơn.

Tuy nhiên, xu hướng nghĩ tuổi già ngày càng bắt đầu muộn hơn cũng đang có dấu hiệu chậm lại, theo trang IFLScience ngày 24-4.

Nghiên cứu này có một số hạn chế, trong đó có việc những người tham gia đều đến từ Đức, và có khả năng những nền văn hóa ngoài châu Âu nhìn nhận về tuổi già theo những cách khác. Nhóm nghiên cứu cho biết sẽ tiếp tục cải thiện kết quả nghiên cứu.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychology and Aging.

ANH THƯ

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2024

5 loại trái cây vỏ tốt hơn cả ruột

 Chúng ta thường có thói quen gọt vỏ trái cây trước khi ăn. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, với một số loại quả, vỏ lại chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá hơn cả phần ruột bên trong?

Táo 

Táo là loại trái cây quen thuộc, được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng, nhưng ít ai biết rằng, vỏ táo chính là "kho báu" chứa nhiều hợp chất quý giá hơn cả phần thịt quả. Vỏ táo chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, đặc biệt là quercetin, có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, ngăn ngừa ung thư, bệnh tim mạch và các bệnh mãn tính khác.

Vỏ táo chứa nhiều vitamin K, vitamin C, cần thiết cho quá trình đông máu, tăng cường hệ miễn dịch và sản xuất collagen.

Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ trong vỏ táo cao gấp đôi phần ruột, giúp cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ giảm cân. 

Vỏ táo có hàm lượng chất dinh dưỡng tương đối cao. (Ảnh: Health Shots)

Nho

Nho là loại quả mọng nước, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, vỏ nho tím được xem là "thần dược" cho sức khỏe nhờ chứa nhiều hợp chất có lợi. Vỏ nho tím chứa hàm lượng resveratrol cao, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư.

Vỏ cam, quýt chứa nhiều dưỡng chất

Cam, quýt là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, vỏ cam, quýt mới là phần chứa nhiều dưỡng chất "vàng" mà bạn không nên bỏ qua. Vỏ cam, quýt chứa lượng chất xơ gấp 4 lần phần ruột, giúp cải thiện tiêu hóa, giảm cholesterol và hỗ trợ giảm cân.

Vỏ cam, quýt chứa nhiều flavonoid, đặc biệt là tangeretin và nobiletin, có tác dụng ngăn ngừa ung thư, bảo vệ tế bào gan. D-limonene trong vỏ cam, quýt có khả năng chống tia UV, ngăn ngừa ung thư da và làm đẹp da.

Vỏ cam quýt mang lại nhưng lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. (Ảnh: Istock)

Dưa hấu

Dưa hấu là loại trái cây giải nhiệt mùa hè được yêu thích. Nhưng khi ăn dưa hấu, nhiều người thường bỏ đi phần cùi trắng, mà không biết rằng đây là phần chứa nhiều dưỡng chất bất ngờ. Cùi dưa hấu chứa nhiều citrulline, loại axit amin có tác dụng tăng cường sản xuất nitric oxide, giúp giãn nở mạch máu, giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Cùi dưa hấu cung cấp vitamin C, vitamin A, kali và magie, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mắt và duy trì chức năng cơ thể.Giải nhiệt, lợi tiểu: Cùi dưa hấu có tính mát, giúp giải nhiệt, lợi tiểu, thanh lọc cơ thể. 

Mặc dù phần thịt quả lê thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng ít ai biết rằng vỏ lê cũng chứa rất nhiều dưỡng chất quý giá, thậm chí hàm lượng một số chất còn cao hơn cả phần ruột. Vỏ lê chứa nhiều chất xơ hơn phần ruột, giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và tăng cường sức khỏe đường ruột.

Ngoài ra, vỏ lê còn giàu các hợp chất chống oxy hóa như flavonoid, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, ngăn ngừa lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Các chất chống oxy hóa và kali trong vỏ lê giúp điều hòa huyết áp, giảm cholesterol xấu, bảo vệ sức khỏe tim mạch. VTC New