Cây
cau rất quen thuộc với dân tộc Việt Nam, nó đã đi
vào giấc ngủ yên bình của trẻ thơ, cũng đi
vào thơ ca, tục ngữ như giọng ầu ơ của mẹ, của bà:
Con Mèo
mà trèo cây cau
Hỏi thăm
chú Chuột đi đâu vắng nhà?
Chú
Chuột đi chợ đường xa
Mua mắm
mua muối giỗ cha chú Mèo.
Chúng
tôi vây quanh hàng cau, chọn một cây làm chuẩn, chơi chốn tìm cho hết buổi
trăng treo. Đồng quê yên bình, thanh thản. Cũng có khi, cưỡi trên tàu cau
khô, “Nhoong nhoong ngựa ông đã về, Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn”. Cau cũng
là thuốc đấy.
|
Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013
CAU CŨNG LÀ THUỐC
Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013
PHÒNG THOÁI HÓA ĐIỂM VÀNG CỦA MẮT
Bệnh thoái hóa điểm vàng ở mắt (AMD) thường bắt đầu từ hàng chục năm trước khi bạn bước sang tuổi 65. Đó là do chế độ ăn uống thiếu rau quả cũng như không bảo vệ mắt mỗi khi ra nắng khi còn trẻ.
Đó là thông điệp mà một nghiên cứu mới đây tại Anh đưa ra trước thực trạng bệnh thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân số 1 gây mù lòa cho người trên 65 tuổi.
“Chúng tôi khuyến nghị mọi người nên bảo vệ mắt, chẳng hạn như đeo kính hay đội mũ rộng vành khi đi ra ngoài trời, đặc biệt là những hôm nhiều nắng, đặc biệt là buổi trưa”, Astrid E. Fletcher, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013
Công dụng chữa bệnh của rau mùi tàu
Rau mùi tàu có khá nhiều công dụng như giảm đau, chữa hôi miệng, trị cảm cúm...
Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013
DÂN GIAN CHỮA BỆNH (Phần IV)
Dưới đây là một số cách ứng dụng đơn giản chữa cao huyết áp bằng cây cỏ mà người dân ở quê cũng có thể áp dụng:
1. Rau cần nửa kg, rửa sạch, xay (hoặc giã nhuyễn) để vắt lấy nước uống.
2. Lạc nhân (hạt đậu phộng) 200 gr, để cả vỏ lụa đem ngâm vào nửa lít giấm ăn, mỗi tối trước khi đi ngủ nhai 10 hạt và nuốt.
3 Lá liễu tươi 250 gr, cho vào cùng 1 lít nước, rồi sắc (nấu) kỹ, uống trong ngày.
4. Hoa cúc, hòe hoa, hoa đề thái (mỗi loại 10 gr) cho vào nửa lít nước, sắc uống trong ngày.
5. Hạ khô thảo 15 gr, prolonged đởm thảo 6 gr, ích mẫu 30 gr, bạch thược 12 gr, cam thảo 6 gr. Tất cả cho vào nồi cùng 3 chén nước (750 ml) sắc uống trong ngày.
6. Sinh địa 15 gr, sơn thù 10 gr, trạch tả 10 gr, quế chi 10 gr, ngưu tất 10 gr cho vào cùng 3 chén nước, sắc uống trong ngày.
Lưu ý: Cần tham khảo ý kiến nhà chuyên môn và cần theo dõi huyết áp, nếu thấy bất thường phải đi khám, kiểm tra sớm.
1. Rau cần nửa kg, rửa sạch, xay (hoặc giã nhuyễn) để vắt lấy nước uống.
2. Lạc nhân (hạt đậu phộng) 200 gr, để cả vỏ lụa đem ngâm vào nửa lít giấm ăn, mỗi tối trước khi đi ngủ nhai 10 hạt và nuốt.
3 Lá liễu tươi 250 gr, cho vào cùng 1 lít nước, rồi sắc (nấu) kỹ, uống trong ngày.
4. Hoa cúc, hòe hoa, hoa đề thái (mỗi loại 10 gr) cho vào nửa lít nước, sắc uống trong ngày.
5. Hạ khô thảo 15 gr, prolonged đởm thảo 6 gr, ích mẫu 30 gr, bạch thược 12 gr, cam thảo 6 gr. Tất cả cho vào nồi cùng 3 chén nước (750 ml) sắc uống trong ngày.
6. Sinh địa 15 gr, sơn thù 10 gr, trạch tả 10 gr, quế chi 10 gr, ngưu tất 10 gr cho vào cùng 3 chén nước, sắc uống trong ngày.
Lưu ý: Cần tham khảo ý kiến nhà chuyên môn và cần theo dõi huyết áp, nếu thấy bất thường phải đi khám, kiểm tra sớm.
DÂN GIAN CHỮA BỆNH (Phần III)
Người cao huyết áp nên ăn uống thế nào?
Những người huyết áp
cao sẽ đối mặt với nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ cao hơn những
người khác. Thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng là cách hữu hiệu giảm và duy
trì tình trạng huyết áp ổn định.
Những khoáng chất như
kali, magie hay canxi rất tốt cho người cao huyết áp nói riêng và bệnh nhân tim
mạch nói chung.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)