Có một tay chơi đi cùng một con khỉ vào quán bar. Trong khi chủ nhâm
nhi thì chú khỉ chạy lăng xăng, vớ tất cả những gì trong bar và đút vào mồm.
Nào là bánh trái, táo, chuối, đôi lúc lại thử cốc bia. Ngạc nhiên hơn khi cả
quán rượu thấy khỉ lấy luôn quả bóng bi-a cho vào miệng và nuốt chửng. Lão chủ
quán thấy thế liền hét lên “Anh có thấy con khỉ vừa làm gì không”.
“Thì sao” - Tay chơi hỏi lại.
“Nó vừa nuốt chửng quả bóng bi-a của tôi đó”.
“Đúng thế, nói cho vào miệng tất cả những gì nó thấy. Tôi sẽ trả tiền
quả bóng bị nuốt”. Ra về, anh ta trả tiền không thiếu một xu, kể cả những thứ
khỉ đã cho vào bụng.
&
Hai tuần sau, tay chơi lại đến bar và con khỉ cũng đi theo. Y gọi ly
rượu và chú khỉ lại tiếp tục như trước, chạy nhảy lung tung để kiếm ăn. Chú khỉ
thấy đĩa mận tròn, lấy một quả, cho vào hậu môn rồi lại lấy ra, khi đó mới cho
lên miệng và nuốt chửng như y từng nuốt quả bi-a. Tìm thấy hạt lạc khỉ cũng làm
tương tự, từ miếng pho mat tới bánh mỳ. Lão chủ quán quá ngạc nhiên hỏi: “Sao nhỉ”.
“Có gì đâu mà ngạc nhiên” - tay chơi thản nhiên. “Sao khỉ lại cho hoa quả vào hậu
môn rồi mới ăn” - chủ quán đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.
“Điều đó có gì lạ. Khỉ vẫn ăn tất cả những thứ trong tầm với, chỉ có
điều khác với lần trước, khỉ thử xem những thứ đó có vừa với hậu môn trước khi
cho vào miệng. Do lần trước chú ta không đẩy nổi quả bi-a ra ngoài, bị đau đớn
mấy ngày, nên khỉ rất thận trọng” - tay chủ khỉ khoái chí.
Anh thấy đó, chú khỉ đã dạy người tham lam một bài học cơ bản “input và
output – đầu vào và đầu ra”, trước khi cho cái gì vào miệng phải biết có tiêu
hóa được không. Khi tham nhũng nhiều tiền của, hãy nghĩ cách giấu diếm hay tiêu
đâu cho hết.
ST từ FB Bùi Thế Tâm.
Vài khắc họa về chú Khỉ
Khỉ là một trong những
loài động vật 4 chân thuộc lớp thú, bộ linh trưởng. Khỉ có ba nhóm lớn, là khỉ Tân Thế giới, khỉ Cựu Thế giới, khỉ không đuôi (Ape).
Có khoảng 264 loài khỉ đã bị tuyệt chủng. Một số loài giống khỉ không đuôi,
như tinh tinh hay vượn thường
được gọi là khỉ trong ngữ cảnh bình dân, tuy rằng các nhà sinh học không xếp
chúng vào các loài khỉ. Tuy nhiên, không có một đặc điểm nào là duy nhất mà tất
cả các loài khỉ đều có mà các loài khác không có.
Hình tượng con khỉ xuất hiện trong khá nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới từ xa
xưa, khỉ đã có mặt trong đời sống văn hóa nhân loại,
được biểu trưng trong thần thoại, tôn giáo, truyền thống văn hóa phong tục của
nhiều dân tộc. Từ Đông sang Tây, tự cổ chí kim, dù có khác nhau ở
các nền văn hóa như khỉ trở thành một biểu tượng xuyên văn hóa, có sức mạnh
biểu trưng phong phú, đa dạng cho những ý niệm đa chiều, đa diện, sâu sắc về nhân dạng, nhân sinh, biểu tượng khỉ
tạo độ sâu, sức nén, tiếng ngân vang trong sự tri nhận của mỗi tộc người gắn với
mỗi đặc tính tư duy, mỗi nền văn hóa khác nhau.
Đối với người Việt, bên cạnh hình ảnh con trâu, hình ảnh con cò vốn rất
gần gũi, thân thuộc thì trong tâm thức mỗi người dân Việt, con khỉ hiện diện
như một loài vật mang lại nỗi lo lắng, bất an vì ngày xưa, khi ruộng đồng còn gần
rừng núi, khỉ hay đến phá hoại hoa màu,
ảnh hưởng tới con người, nhưng dù vậy, người Việt không sợ và không căm ghét khỉ.
Trong mười hai con giáp, đối với người Việt, nếu như rồng là biểu tượng về tâm
linh, tinh thần thì khỉ lại gần nhất về mặt vật chất, thể xác, người Việt nghĩ đến rồng với
tâm thế tôn kính bởi sự linh thiêng, linh ứng của nó, còn
với khỉ người Việt lại tỏ ra thân thiện, suồng sã, thậm chí còn bông lơn, đùa cợt.
Ở Việt Nam đã tìm thấy khá nhiều tượng khỉ tại di tích Tháp Chương Sơn (Nam Định)
từ thời nhà Lý.
Khỉ và họ hàng của khỉ đã hiển hiện và gắn bó với con người Việt, thậm
chí, nó còn giúp việc gia đình. Trong tiếng Việt, có đến 11 tên đặt cho khỉ: hầu, khỉ, khởi, khẹc, khọn, tườu, nỡm, bù-dù, đười-ươi, vượn (Viên)
và nghề. Những tên gọi này gợi lên ấn tượng về thói láu táu, nghịch ngợm,
phá phách và phét lác của chúng. Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam, khỉ
được người đời nhắc đến. Trong cuộc sống hằng ngày, những lời mắng liên quan đến
khỉ xuất hiện khá nhiều, nhưng hầu hết mang một sắc thái nhẹ nhàng. Người hay
ba hoa, bốc phét được gán cái tên ‘hươu vượn’. Người hay nghịch ngợm gọi là nghịch
như khỉ, mắng ai (nhẹ nhàng thôi) ‘đồ con khỉ’. Ở Nam Bộ,
chiếc cầu tre bắc qua kênh rạch ở vùng sông nước được gọi là cầu khỉ.
Ở các cửa hàng bán đồ lưu niệm, hình tượng khỉ
được trưng bày và mua bán sôi động, nhiều người hay tìm kiếm cho mình những câu
chúc hay trong dịp đầu năm con khỉ. Dân gian đã tạo dựng kho kinh nghiệm sống
(túi khôn), quan niệm sống, triết lí nhân sinh sâu sắc liên quan đến con khỉ. Điều này sẽ được đề cập đến sau.
Mấy phút văn
nghệ. Mời độc giả thưởng lãm VC-Lip Khỉ cắp nhầm Báo đốm cho thêm phần vui vẻ.
Video CHÚ KHỈ https://youtu.be/EKkSHtTDGMY