THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022

VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 1: TỎI MỌC MẦM ĂN VẪN TỐT

 

Bạn băn khoăn không biết có nên ăn tỏi mọc mầm, hãy đọc ngay bài này

Ngày nay các chuyên gia y tế cho rằng, tỏi mọc mầm có nhiều dinh dưỡng và công dụng đối với sức khỏe hơn tỏi tươi.

Khi những củ tỏi trong kệ bếp bắt đầu mọc mầm, thông thường mọi người sẽ ném bỏ bởi nghĩ rằng chúng đã bị hỏng, nếu ăn sẽ không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ngày nay các chuyên gia y tế lại cho rằng tỏi mọc mầm có nhiều dinh dưỡng và công dụng đối với sức khỏe hơn tỏi tươi.

Dưới đây là những điều bạn nên biết về loại "thần dược" tự nhiên này.

1. Khi tỏi đã mọc mầm không có nghĩa là nó đã bị hư hỏng. Bạn vẫn hoàn toàn có thể sử dụng chúng để nấu ăn. Tuy nhiên, nếu thấy tỏi xuất hiện những đốm đen hoặc nấm mốc thì hãy vứt bỏ vì đó là dấu hiệu cho thấy tỏi đã bị bỏng.

Ngày nay các chuyên gia y tế cho rằng tỏi mọc mầm có nhiều dinh dưỡng và công dụng đối với sức khỏe hơn tỏi tươi.

2. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng phần màu xanh của tỏi đã mọc mầm khi nấu ăn vì nó sẽ giúp món ăn của bạn thêm hương vị.

3. Các chuyên gia y tế cho biết tỏi mọc mầm có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn tỏi thông thường. Giống như gạo, đậu và các loại hạt, tỏi càng già, các chất dinh dưỡng bên trong nó càng nhiều.

4.Tỏi mọc mầm giúp đẩy mạnh hoạt động của enzyme và ngăn chặn các hoạt động dẫn đến sự hình thành mảng bám ở thành động mạch - tác nhân quan trọng dẫn đến bệnh tắc nghẽn mạch vành, bảo vệ cơ thể khỏi các cơn đau tim.

Tỏi mọc mầm giúp đẩy mạnh hoạt động của enzyme và ngăn chặn các hoạt động dẫn đến sự hình thành mảng bám ở thành động mạch (Ảnh minh họa)

5.Tỏi mọc mầm tạo raphytochemicals,chất này có thể hạn chế sự lan rộng của một số loại ung thư nhất định. Ngoài ra, tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống lại các gốc tự do.

6. Nếu khả năng miễn dịch của bạn kém hoặc bạn đang bị cảm lạnh, bạn có thể thêm tỏi mọc mầm vào khẩu phần ăn của mình vì nó giúp tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng tỏi mọc mầm 5 ngày là hiệu quả nhất để tăng cường hệ miễn dịch.

Nếu bị cảm lạnh, mọi người hãy bổ sung thêm tỏi mọc mầm vào khẩu phần ăn của mình vì nó giúp tăng cường hệ miễn dịch (Ảnh minh họa)

7. Tỏi mọc mầm làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa sự suy thoái của các cơ quan, đặc biệt ở nhóm người trung niên.

Tóm lại, tỏi mọc mầm sản sinh các hóa chất thực vật, có thể hạn chế sự lây lan của một số loại ung thư nhất định. Ngoài ra, tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại các tổn thương do gốc tự do.

Tỏi mọc mầm hay tỏi nói chung, đều có tác dụng:

- Ổn định hóa huyết áp và cholesterol trong máu

- Làm giảm nguy cơ bệnh tim, hạn chế cơn đau tim và đột quỵ

- Giảm nguy cơ viêm xương khớp

- Ngăn ngừa 14 loại tế bào ung thư, trong đó có ung thư tuyến tiền liệt, não và ung thư phổi

- Chống lại các vi khuẩn kháng thuốc.

Những người không nên ăn tỏi

Tuy tỏi có rất nhiều tác dụng trong chữa bệnh nhưng việc tiêu thụ nó lại được khuyến cáo với một số người. Những người mắc các bệnh sau đây nên hạn chế ăn tỏi để tránh bệnh nặng thêm:

Người bị bệnh về mắt

Theo y học, ăn nhiều tỏi trong thời gian dài là tác nhân làm tổn thương mắt. Vì vậy những người bị bệnh về mắt, khí sắc kém, thiếu máu, giảm thị lực, ù tai, hoa mắt, mất trí nhớ… không nên ăn quá nhiều tỏi.

Bệnh nhân viêm gan

Một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan dễ buồn nôn. Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan.

Người bị bệnh tiêu chảy

Vì khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Do đó, không nên ăn tỏi sống vì dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.

Người bị bệnh thận

Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay, đối với người có bệnh nặng hoặc người đang uống thuốc, có khả năng xuất hiện tác dụng phụ rất rõ rệt, không những có thể làm cho bệnh cũ tái phát, mà còn làm cho thuốc uống vào mất hiệu quả, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.

TỎI MỌC MẦM ĂN TỐT.

KHOAI TÂY MỌC MẦM THÌ KHÔNG ĂN ĐƯỢC.

  Tổng hợp từ https://doanhnghiepvn.vn/ & phunutoday/

VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 2: Thêm 3 thực phẩm mọc mầm là "thần dược" cho sức khỏe

 Với một số loại thực phẩm, thời điểm chúng mọc mầm chính là lúc các chất dinh dưỡng dự trữ được kích hoạt và trở nên rất dễ hấp thụ cho cơ thể.

1. Hạt tam giác mạch

Hạt tam giác mạch có rất nhiều tác dụng nhưhạ huyết áp, hạ mỡ máu, hạ đường huyết,.. Thế nhưng, ngay cả hạt tam giác mạch nảy mầm cũng có công dụng riêng của nó. Theo một số nghiên cứu cho thấy, hạt tam giác mạch nảy mầm có khả năng giảm huyết áp và ức chế bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả. Ngoài ra, với hàm lượng chất xơ khá cao, loại hạt này còn giúp cơ thể tiêu hóa được tốt hơn.

2. Đậu nành

Đậu tương là một thực phẩm giàu dinh dưỡng mà có lẽ không còn quá xa lạ trong ẩm thực của nước ta. Thế nhưng, nó lại chứa những chất không tốt mà khi chúng ta nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ trở nên gây hại. Khi đậu tương nảy mầm, những chất độc này sẽ không những bị phân giải mà hàm lượng chất dinh dưỡng còn tăng lên đến gấp 2 lần so với bình thường. Đậu tương nảy mầm đ
ược dùng phổ biến trong chế biến sữa đậu nành, thức ăn, đồ uống dinh dưỡng cho gia đình.

3. Gạo lứt

Nhật bản là một trong những quốc gia hàng đầu yêu thích, ưa chuộng món gạo lứt. Mặc dù ai cũng biết gạo lứt là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến sự hữu ích của mầm gạo lứt. Nhờ quá trình nảy mầm, gạo mầm được bổ sung thêm các vitamin E, PP, B1, B6, Magie… đặc biệt là chất GABA hỗ trợ chống độc cho thận.

  Theo ttvn.vn https://www.doisongphapluat.com/

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2022

VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG 3: KHOAI TÂY MỌC MẦM - Vì sao không nên ăn?

 Nếu bạn lưu trữ khoai tây quá lâu chúng sẽ bắt đầu nảy mầm, một số người cho rằng khoai tây mọc mầm hoàn toàn có thể an toàn để ăn, chỉ cần bạn cắt bỏ mầm đó đi. Một số người khác lại cho rằng mầm khoai tây rất độc hại và dễ gây ngộ độc thực phẩm, thậm chí dẫn tới nguy cơ tử vong.

1. Tại sao khoai tây mọc mầm lại nguy hiểm?

Khoai tây là nguồn cung cấp solanine và chaconine tự nhiên, đây chính là hai hợp chất glycoalkaloid tự nhiên được tìm thấy ở một số loại thực phẩm khác như cà tím và cà chua. Với một lượng nhỏ, glycoalkaloids có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Các lợi ích này bao gồm đặc tính kháng sinh, tác dụng hạ đường huyết và hạ cholesterol. Tuy nhiên, với một hàm lượng cao, chúng có thể trở nên độc hại.

Khi khoai tây mọc mầm, hàm lượng glycoalkaloid của nó bắt đầu tăng lên. Do đó, ăn khoai tây đã nảy mầm có thể khiến bạn vô tình tiêu thụ quá nhiều các hợp chất này dẫn tới ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện trong vòng vài giờ đến 1 ngày sau khi ăn khoai tây mọc mầm.

Ở liều tiêu thụ thấp, glycoalkaloid dư thừa thường dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng. Khi tiêu thụ với số lượng lớn hơn, chúng có thể gây ra huyết áp thấp, mạch nhanh, sốt, đau đầu và thậm chí trong một số trường hợp có thể dẫn tới tử vong.

Ngoài ra, một vài nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng ăn khoai tây mọc mầm khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Do đó, phụ nữ mang thai nên tránh hoàn toàn việc ăn khoai tây mọc mầm.

Khoai tây mọc mầm chứa hàm lượng glycoalkaloid cao gây nguy hiểm đến sức khỏe người dùng

2. Bạn có thể loại bỏ các hợp chất độc hại từ khoai tây mọc mầm?

Glycoalkaloids tập trung nhiều trong lá, hoa, mắt và mầm khoai tây. Ngoài việc nảy mầm, khoai tây bị dập nát, khoai tây có màu xanh cũng là dấu hiệu chúng có hàm lượng glycoalkaloid cao. Do đó, loại bỏ mầm, mắt, phần chuyển màu xanh hoặc các phần bị dập sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm độc từ việc ăn khoai tây.

Bên cạnh đó, cách thức bạn chế biến cũng có thể làm giảm hàm lượng glycoalkaloid trong khoai tây. Cụ thể, nếu bạn chiên thì lượng glycoalkaloid có thể giảm xuống. Tuy nhiên nếu bạn luộc, nướng hoặc dùng lò vi sóng thì không mang lại tác dụng kể trên. Tuy nhiên kết quả nêu trên vẫn đòi hỏi nhiều nghiên cứu sâu hơn để khẳng định. Vì thế một số chuyên gia bảo vệ quan điểm của họ rằng để an toàn thì tốt nhất nên vứt bỏ khoai tây đã chuyển sang màu xanh hoặc khoai tây đã mọc mầm.

3. Làm thế nào để tránh khoai tây mọc mầm?

Một trong những cách tốt nhất để tránh ăn phải khoai tây nảy mầm là tránh dự trữ chúng và chỉ mua chúng khi bạn định nấu chúng thành các món ăn trong một vài ngày sắp tới.

Người dùng nên lựa chọn khoai tây không mọc mầm để sử dụng

Nếu bạn định dự trữ khoai tây thì đầu tiên là bạn nên chắc chắn bạn đã loại bỏ những củ khoai tây hỏng và những củ khoai tây bạn mang đi dự trữ được giữ hoàn toàn khô ráo (nước có thể kích thích sự nảy mầm của khoai tây). Sau đó hãy mang bảo quản các củ khoai tây này ở nơi hoàn toàn khô ráo và thoáng mát.

Một số nhà khoa học khuyên rằng bạn nên tránh bảo quản khoai tây cùng với hành tây, vì đặt hai loại này gần nhau có thể đẩy nhanh quá trình nảy mầm. Mặc dù, hiện tại chưa có nghiên cứu chính thức về hiện tượng nêu trên nhưng bạn có thể thử và quan sát kết quả thu được.

          Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2022

Vì sao lá trầu không có thể dùng để chữa bệnh gout?

 Trong Đông y, bệnh gout còn được gọi với cái tên khác là thống phong. Đây là căn bệnh gây ra những triệu chứng viêm, sưng khớp rất dữ dội khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển.

Ngoài những cách điều trị bệnh gout bằng Tây y mà bác sĩ chỉ định, rất nhiều người bệnh đã tìm đến những phương pháp chữa bệnh gout bằng thuốc nam sử dụng các loại cây thảo dược. Trong đó, lá trầu không là loại cây chữa bệnh gout hiệu quả mà ít người biết tới.

                  Lá trầu không chữa bệnh gout hiệu quả.

Bên cạnh đó, chiết xuất từ lá trầu không có chứa các hoạt chất như Eugenol, Chavicol, Chavibetol, Estragole ... Đây là chất có tác dụng chống viêm khớp, phục hồi các khớp bị tổn thương, đồng thời làm giảm đau thần kinh.

Đặc biệt lá trầu không có khả năng cải thiện tình trạng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, giúp hấp thụ khoáng chất, vitamin tốt hơn, giúp đào thải độc tố dễ dàng. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã cho thấy, sử dụng chiết xuất từ lá cây trầu không có thể hạ axit uric máu, giảm sưng, viêm và đau khớp do gout. Từ đó, có thể điều trị bệnh gout và ngăn ngừa bệnh gout mãn tính.

 3+ cách dùng lá trầu không chữa bệnh gout hiệu quả

Có rất nhiều cách dùng lá trầu không chữa bệnh gout, tùy vào điều kiện mà người bệnh áp dụng những cách phù hợp với mình.

1+ Lá trầu không và nước dừa xiêm

Ngoài những công dụng của lá trầu không kể trên, dừa xiêm cũng là thành phần trong bài thuốc kết hợp lá trầu không để chữa gout. Nước dừa sẽ giúp cân bằng quá trình trao đổi chất, giải độc, kháng viêm, chống oxy hóa, giảm các chất tạo thành axit lactic có thể làm nặng thêm bệnh gout. Uống nước dừa giúp cải thiện tình trạng bất thường của thận, loại bỏ axit uric tăng.

    Kết hợp lá trầu không và nước dừa xiêm chữa bệnh gout.

Để chữa bệnh gout bằng lá trầu không và dừa, hãy thực hiện cách sau:

Dùng 100g lá trầu không tươi rửa sạch, thái sợi nhuyễn.Quả dừa xiêm cắt nắp nhỏ, nếu nhiều nước quá có thể bỏ bớt.Cho lá trầu không vào trong quả dừa, ngâm với nước dừa trong 30 phút, lọc lấy nước uống trước khi ăn sáng. Thực hiện liên tục trong 7 ngày sẽ thấy các triệu chứng đau nhức và sưng khớp giảm nhanh.

2+ Bài thuốc ngâm bằng lá trầu không

Đây là cách đơn giản nhất mà người bị bệnh gout có thể áp dụng tại nhà khi muốn dùng lá trầu không chữa bệnh gout. Chỉ cần dùng 10 lá trầu không tươi rửa sạch, vò nát, nấu chung với 1.5 lít nước. Khi nước sôi, tắt bếp và để nước nguội khoảng 50 độ C. Ngầm vùng khớp bị sưng vào nước trầu không để giảm đau và sưng khớp. Có thể bỏ vào thêm một ít muối ăn để tăng hiệu quả.

Với bài thuốc ngâm bằng lá trầu không này, người bệnh nên thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ. Tình trạng đau nhức khớp do gout sẽ giảm hẳn, giúp người bệnh ngủ ngon hơn.

3+ Đắp lá trầu không chữa bệnh gout

Ngoài cách uống nước lá trầu không và ngâm chân với lá trầu không thì đắp lá trầu không cũng được nhiều người bệnh áp dụng. Để giảm các cơn đau và sưng khớp do gout, hãy giã nát 5 – 10 lá trầu không tươi, dùng phần bã đắp vào vùng khớp bị sưng, dùng gạc y tế băng lại. Hoặc người bệnh có thể hơ nóng lá trầu không và chườm lên vùng khớp bị sưng.

   Xay hoặc giã lá trầu không đắp lên vùng khớp bị đau gout.

Mặc dù lá trầu không mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh gout và giảm các cơn đau gout. Tuy nhiên, không phải người bị gout nào cũng có thời gian, điều kiện để thực hiện các bài thuốc chữa gout bằng lá trầu không.

Chính vì vậy, để tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn cho việc điều trị bệnh gout, rất nhiều người bệnh chọn các sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc thảo dược.

Hy vọng với 3+ cách dùng lá trầu không chữa bệnh gout trên đây, người bị bệnh gout có thể áp dụng và điều trị. Chúc các bạn thành công.