Chia sẻ cùng các bạn loại cây rau, mọc hoang như cỏ, nhưng có tác dụng chữa
bệnh chẳng ngờ. Đó là rau bợ. Chúng mọc hoang trên đồng ruộng, bờ mương, mép nước hoặc các vũng đầm lầy đồng bằng, đâu đâu cũng có. Với khả năng sinh sản nhanh bằng bào tử, cây bợ nước dễ dàng tạo thành một
hệ thống thân và rễ cây dày đặc dưới ruộng.
Giá trị dinh dưỡng và những thành phần hóa học có lợi trong cây bợ nước rất
cao, vì vậy nó được xem là một dược liệu quý để chữa bệnh. Trong rau bợ nước
chứa:
- Nước 84,2 %.
- Protid 4,6%.
- Glucid 1,6%.
- Caroten 0,72 mg %.
- Vitamin C 76 mg%.
- Ngoài ra, rau bợ nước còn chứa
nhiều chất dinh dưỡng như protein, acid nucleic…
Rau bợ là một loại rau có vị ngọt, hơi đắng, có tính mát, giúp cơ thể thanh
nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, giải độc, nhuận gan, sáng mắt, trấn tĩnh.
Rau bợ nước có thể được dùng tươi hoặc phơi khô, đều có tác dụng làm thuốc
giúp chữa trị các bệnh như:
- Viêm thận phù sỏi tiết niệu.
- Tiểu ra máu.
- Tiểu đường.
- Các bệnh về thần kinh như suy
nhược thần kinh, động kinh, co giật do sốt cao.
- Các triệu chứng sưng đau như
viêm gan, viêm kết mạc, viêm lợi, đau răng, mụn nhọt,…
- Chữa trị bệnh khí hư, bạch đới
và rắn độc cắn.
Dưới đây là một số cách chữa bệnh bằng
rau bợ nước:
1/ Chữa trị viêm gan, viêm thận
- Cỏ bợ rửa sạch, để ráo nước và
phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Lấy 20 – 30 gram cỏ khô sắc với
nước uống mỗi ngày 2 – 3 lần.
2/ Chữa trị sốt rét
- Lấy khoảng 50 – 60 gram cây rau
bợ đem rửa sạch và bắc lên bếp sao vàng.
- Cho nước vào ấm vừa đủ, sắc với
nước lạnh.
- Uống nước này, trước khi lên
cơn sốt từ 2 -3 tiếng, sẽ có tác dụng.
3/ Chữa mụn nhọt hay vết rắn cắn
- Lấy một nắm cây rau bợ tươi đã
rửa sạch, giã nát rồi đắp trực tiếp lên vết thương.
- Sử dụng băng hoặc mảnh vải để
cố định lại và thay thuốc mỗi ngày 2 lần.
4/ Thông tiểu, cải thiện tình trạng sỏi thận
- Đem cây rau bợ tươi rửa thật
sạch để loại bỏ bụi bặm. Bạn có thể chuẩn bị thêm cây ngải cứu, ngọn cây
dứa dại, cây phèn đen để dùng chung.
- Giã nát rau bợ đã rửa sạch và
các dược liệu còn lại, sau đó cho thêm nước vào để gạn lấy nước uống vào
mỗi buổi sáng.
- Mỗi lần nên uống 1 bát và sử
dụng liên tục trong vòng 5 ngày sẽ mang lại hiệu quả.
5/ Chữa bệnh bạch đới ở nữ giới
- Rau bợ sau khi hái về hãy rửa
sạch và phơi khô tự nhiên trong mát.
- Đem 20 gram rau bợ phơi khô,
sắc với 3 bát nước.
- Đến khi nước sắc lại còn khoảng
1 bát thì chắt ra và chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi lần uống cách
nhau 3 – 4 giờ và nên uống nóng.
- Bên cạnh đó, hãy dùng khoảng 30
gram rau bợ khô đem nấu với một nồi nước, sau khi nước sôi đổ ra chậu và
pha thêm một ít nước lạnh để bớt nóng rồi ngâm âm hộ vào chậu nước này.
6/ Chữa chứng sưng vú
- Dùng một nắm rau bợ tươi rửa
sạch, sau đó giã nát rồi trộn với một ít nước lọc để vắt lấy nước.
- Hòa tan một ly nước đun sôi để
nguội với lượng nước vừa vắt được để uống.
- Mỗi lần vắt hãy chia ra làm 2
phần để uống trong ngày, bã rau sau khi vắt xong thì đem đắp lên chỗ bị
sưng.
7/ Chữa tắc tia sữa
- Đem 20 gram rau bợ khô sắc với
1 lít nước.
- Khi nước trong ấm còn lại
khoảng 1 bát thì chắt ra chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần cách nhau
4 tiếng.
- Lấy vải bọc bã rau bợ lại khi
còn nóng rồi chườm lên và vuốt từ trên xuống dưới.
8/ Chữa bệnh tiểu đường
Đây là bài
thuốc điển hình mà cây rau bợ kính tặng nhân thế
Cách 1:
-Sử dụng khoảng 15g – 20 gram rau bợ đã phơi khô.
Nấu nước để uống hằng ngày.
Uống từ 15 -20 ngày. Cách 7 ngày lại tiếp tục
uống như ban đầu.
Cách 2:
-Cây rau bợ đã phơi khô và quả Lâu nhân, lượng
như nhau.
Tán mịn và trộn đều 2 loại.
Mỗi ngày dùng 8 – 12 gram bột đã chế biến, khuấy
với sữa hoặc vò thành viên để uống.
Mỗi ngày nên uống từ 2 – 3 lần sẽ giúp cải thiện
bệnh.
Lưu ý khi sử dụng cây rau bợ
Mặc dù cây rau bợ được
sử dụng có thể chữa được nhiều bệnh nhưng chúng ta vẫn nên cẩn thận và lưu ý
khi dùng:
- Cây rau bợ thường sống ở nơi có
nhiều bùn đất nên trước khi dùng phải rửa thật cẩn thận và sạch sẽ.
- Chỉ nên sử dụng phần thân hoặc
lá non để ăn hoặc chữa bệnh.
- Nên ngâm qua nước muối để khử
mùi tanh của bùn.
- Nếu bạn có các biểu hiện như
lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng, khó tiêu thì không nên dùng vì cây rau bợ
có tính hàn.
Trên đây là những thông tin về cây rau bợ, bạn có thể áp dụng những bài
thuốc vừa kể trong một số trường hợp. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn nên
tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên hữu ích.
Xin mời các bạn nghe ông Ngạn đọc truyện Biển khơi vẫn đợi, giọng đọc
do chính ông, Mai Phương đảm nhiệm, phần thu âm do Chí Tài phụ trách. 45 năm
sau, sau ngày giải phóng, sau những ngày
cách ly phòng dịch CoVid-19, Việt Nam
an toàn cho tất cả. “Di tản
ngược” là có thật!
Xem Clip
https://bit.ly/2RYlFue
Xem Clip