THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ

Thứ Tư, 24 tháng 11, 2021

Lì xì ba chữ Phúc Lộc Thọ

 

Chuyện xưa kể rằng, một nhà rất nghèo, ông bố có ba con trai. Thay vì bỏ tiền, ông bố lấy 3 phong bì mầu đỏ, mỗi phong bì ông viết trên tờ giấy nhỏ một chữ Phúc, Lộc, Thọ. Sáng mồng Một Tết, ông bố tặng cho mỗi đứa con một phong bì và giải thích nghĩa của ba từ trên. Có Phúc (may mắn, hạnh phúc), có tiền của (Lộc) và sống lâu (Thọ). Ai được cả ba thì hạnh phúc hết đời người.

Không ngờ năm đó gia đình ông ăn nên làm ra, tiền của dồi dào, cả nhà vui và đầm ấm. Tết năm đó ông lại muốn lì xì như năm trước, mong nhiều tiền hơn nữa. Khi các con mở phong bì ra, hai chữ Lộc và Thọ biến mất, chỉ có một phong bì có chữ Phúc là còn rõ.

Cả nhà ngạc nhiên thì một vị thần hiện ra, và nói, chính ngài đã xóa hai chữ trên. Ngài giải thích, có Phúc sẽ có Lộc và Thọ. Vì thế đừng cầu lộc, cầu sống lâu. Nếu sống có đạo đức, có nhân, nghĩa là phúc đức, thì tiền của và sức khỏe sẽ tự nhiên đến.

Không tin, các ngươi hãy xem không có Phúc sẽ như thế nào. Ta sẽ ban cho các ngươi chữ Lộc xem sao. Năm đó nhà ông và ba con trai lại càng giầu nứt đố đổ vách. Vì tham tiền của nên có bao nhiêu, mấy bố con cất vàng vào hũ và chôn ở đầu nhà, sợ ai đến trộm hay ăn xin.

Mải lo lắng tiền nong, cất giấu của nả, ông bố lâm bệnh mà chết. Trong thời gian “thân trung ấm 49 ngày”, linh hồn ông cứ tiếc của, nhất là hũ vàng chôn ở đầu nhà, ông định đầu thai trở lại để sống với vàng tiền đã kiếm chác được.

Đúng lúc đó, bên hàng xóm có con chó chết, ông liền nhập vào con chó này. Thế là ông thành chú chó suốt ngày quanh quẩn đầu nhà. Còn con chó, có lẽ do tiền kiếp sống lương thiện, lại nhập vào xác ông và biến thành người.

Một pháp sư đi qua liền nói với các con, con chó kia chính là bố các ngươi đó. Kiếp trước sống tham lam, không biết chia sẻ, chết sớm, bây giờ tiếc của, nên nguyện biến thành chó để hưởng vàng bạc đã có trước.

Vị pháp sư khuyên các con nên đào hũ vàng dưới chỗ chó nằm, chia cho người nghèo, thì chó sẽ đầu thai thành người lương thiện. Tuy nhiên, khi các con định đào chỗ chó nằm, thì chú chó gầm gừ, xông ra cắn ai dám vào đào bới. Các con đành chịu và bỏ đi. Suốt đời, chó vẫn hoàn chó. Người lạ vào có thái độ dòm ngó, lập tức bị sủa hoặc bị cắn không thương tiếc.

ST Fb Bùi Thế Tâm. LÌ XÌ BA CHỮ PHÚC LỘC THỌ

https://youtu.be/64h1wTr5DO8

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2021

[CHÚ KHỈ - 26/5/2021]

 

Có một tay chơi đi cùng một con khỉ vào quán bar. Trong khi chủ nhâm nhi thì chú khỉ chạy lăng xăng, vớ tất cả những gì trong bar và đút vào mồm. Nào là bánh trái, táo, chuối, đôi lúc lại thử cốc bia. Ngạc nhiên hơn khi cả quán rượu thấy khỉ lấy luôn quả bóng bi-a cho vào miệng và nuốt chửng. Lão chủ quán thấy thế liền hét lên “Anh có thấy con khỉ vừa làm gì không”.

“Thì sao” - Tay chơi hỏi lại.

“Nó vừa nuốt chửng quả bóng bi-a của tôi đó”.

“Đúng thế, nói cho vào miệng tất cả những gì nó thấy. Tôi sẽ trả tiền quả bóng bị nuốt”. Ra về, anh ta trả tiền không thiếu một xu, kể cả những thứ khỉ đã cho vào bụng.

&

Hai tuần sau, tay chơi lại đến bar và con khỉ cũng đi theo. Y gọi ly rượu và chú khỉ lại tiếp tục như trước, chạy nhảy lung tung để kiếm ăn. Chú khỉ thấy đĩa mận tròn, lấy một quả, cho vào hậu môn rồi lại lấy ra, khi đó mới cho lên miệng và nuốt chửng như y từng nuốt quả bi-a. Tìm thấy hạt lạc khỉ cũng làm tương tự, từ miếng pho mat tới bánh mỳ. Lão chủ quán quá ngạc nhiên hỏi: “Sao nhỉ”. “Có gì đâu mà ngạc nhiên” - tay chơi thản nhiên. “Sao khỉ lại cho hoa quả vào hậu môn rồi mới ăn” - chủ quán đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.

“Điều đó có gì lạ. Khỉ vẫn ăn tất cả những thứ trong tầm với, chỉ có điều khác với lần trước, khỉ thử xem những thứ đó có vừa với hậu môn trước khi cho vào miệng. Do lần trước chú ta không đẩy nổi quả bi-a ra ngoài, bị đau đớn mấy ngày, nên khỉ rất thận trọng” - tay chủ khỉ khoái chí.

Anh thấy đó, chú khỉ đã dạy người tham lam một bài học cơ bản “input và output – đầu vào và đầu ra”, trước khi cho cái gì vào miệng phải biết có tiêu hóa được không. Khi tham nhũng nhiều tiền của, hãy nghĩ cách giấu diếm hay tiêu đâu cho hết.

ST từ FB Bùi Thế Tâm.

Vài khắc họa về chú Khỉ

Khỉ là một trong những loài động vật 4 chân thuộc lớp thúbộ linh trưởng. Khỉ có ba nhóm lớn, là khỉ Tân Thế giớikhỉ Cựu Thế giớikhỉ không đuôi (Ape). Có khoảng 264 loài khỉ đã bị tuyệt chủng. Một số loài giống khỉ không đuôi, như tinh tinh hay vượn thường được gọi là khỉ trong ngữ cảnh bình dân, tuy rằng các nhà sinh học không xếp chúng vào các loài khỉ. Tuy nhiên, không có một đặc điểm nào là duy nhất mà tất cả các loài khỉ đều có mà các loài khác không có.

Hình tượng con khỉ xuất hiện trong khá nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới từ xa xưa, khỉ đã có mặt trong đời sống văn hóa nhân loại, được biểu trưng trong thần thoại, tôn giáo, truyền thống văn hóa phong tục của nhiều dân tộc. Từ Đông sang Tây, tự cổ chí kim, dù có khác nhau ở các nền văn hóa như khỉ trở thành một biểu tượng xuyên văn hóa, có sức mạnh biểu trưng phong phú, đa dạng cho những ý niệm đa chiều, đa diện, sâu sắc về nhân dạngnhân sinh, biểu tượng khỉ tạo độ sâu, sức nén, tiếng ngân vang trong sự tri nhận của mỗi tộc người gắn với mỗi đặc tính tư duy, mỗi nền văn hóa khác nhau.

Đối với người Việt, bên cạnh hình ảnh con trâuhình ảnh con cò vốn rất gần gũi, thân thuộc thì trong tâm thức mỗi người dân Việt, con khỉ hiện diện như một loài vật mang lại nỗi lo lắng, bất an vì ngày xưa, khi ruộng đồng còn gần rừng núi, khỉ hay đến phá hoại hoa màu, ảnh hưởng tới con người, nhưng dù vậy, người Việt không sợ và không căm ghét khỉ. Trong mười hai con giáp, đối với người Việt, nếu như rồng là biểu tượng về tâm linh, tinh thần thì khỉ lại gần nhất về mặt vật chất, thể xác, người Việt nghĩ đến rồng với tâm thế tôn kính bởi sự linh thiênglinh ứng của nó, còn với khỉ người Việt lại tỏ ra thân thiện, suồng sã, thậm chí còn bông lơn, đùa cợt. Ở Việt Nam đã tìm thấy khá nhiều tượng khỉ tại di tích Tháp Chương Sơn (Nam Định) từ thời nhà Lý.

Khỉ và họ hàng của khỉ đã hiển hiện và gắn bó với con người Việt, thậm chí, nó còn giúp việc gia đình. Trong tiếng Việt, có đến 11 tên đặt cho khỉ: hầu, khỉ, khởi, khẹc, khọn, tườu, nỡm, bù-dù, đười-ươi, vượn (Viên) và nghề. Những tên gọi này gợi lên ấn tượng về thói láu táu, nghịch ngợm, phá phách và phét lác của chúng. Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam, khỉ được người đời nhắc đến. Trong cuộc sống hằng ngày, những lời mắng liên quan đến khỉ xuất hiện khá nhiều, nhưng hầu hết mang một sắc thái nhẹ nhàng. Người hay ba hoa, bốc phét được gán cái tên ‘hươu vượn’. Người hay nghịch ngợm gọi là nghịch như khỉ, mắng ai (nhẹ nhàng thôi) ‘đồ con khỉ’. Ở Nam Bộ, chiếc cầu tre bắc qua kênh rạch ở vùng sông nước được gọi là cầu khỉ. Ở các cửa hàng bán đồ lưu niệm, hình tượng khỉ được trưng bày và mua bán sôi động, nhiều người hay tìm kiếm cho mình những câu chúc hay trong dịp đầu năm con khỉ. Dân gian đã tạo dựng kho kinh nghiệm sống (túi khôn), quan niệm sống, triết lí nhân sinh sâu sắc liên quan đến con khỉ. Điều này sẽ được đề cập đến sau.

Mấy phút văn nghệ. Mời độc giả thưởng lãm VC-Lip Khỉ cắp nhầm Báo đốm cho thêm phần vui vẻ.

Video CHÚ KHỈ  https://youtu.be/EKkSHtTDGMY

 

 

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2021

Album CUỘC SỐNG

 


1. Người tổn thương ta, ta vẫn cứ mỉm cười, bởi vì ta không thích so đo cùng người.

2. Người lừa gạt ta, khi ta biết rõ, nếu nhẹ nhàng thì hãy mỉm cười cho qua, nếu nặng thì ta tự giác rời xa.

3. Người bán đứng ta, thì hãy bảo trì quy tắc: một lần bất trung, trăm lần bất dung.

4. Người yêu thích ta, trong lòng ta luôn ghi nhớ và biết ơn người đã cho ta động lực.

5. Người trách mắng ta, ta cũng nên nhìn lại. Nếu không đúng ta cũng đừng vì thế mà phá bỏ hình tượng của mình.

6. Người quan tâm đến ta, ta ghi nhớ hết thảy sự quan tâm này vào tận đáy lòng. Có thể cái gì ta cũng không có nhưng tuyệt đối phải có lương tâm!

7. Người từng yêu ta, có đôi khi yêu lại là một loại tổn thương. Nhớ kỹ, tổn thương không phải là một phương thuốc hay.

8. Người bỏ rơi ta, ta sẽ không vì vậy mà hận họ. Bởi vì sẽ có ngày họ sẽ phát hiện ra, người mà họ bỏ rơi là người yêu quý họ nhất.

9. Những người mà coi thường ta, ta không cần lưu tâm cũng không cần phải giữ lại trong lòng. Đôi khi giả vờ ngốc một chút cũng tốt, tự mình hiểu là được.

10. Dùng tâm thái bình thản, ta sẽ nhìn thấy con người và mọi vật đều bình thản.

11. Người đối với ta luôn tính toán, khôn ngoan xảo trá, không có lương tâm, ta chỉ cần tránh xa là được.

12. Ta có thể bao dung hết thảy sai lầm của bạn bè, đừng nghĩ rằng tội lỗi kia là ta không chấp nhận được, hãy mở lòng ra, kỳ thực lòng bao dung là rất rộng lớn đấy.

13. Bất luận là lời thành tâm nào ta cũng đều sẵn lòng nghe. Vậy ta cũng sẽ nói lời thành tâm với người để người sẵn lòng nghe ta!

14. Lúc ta buồn, bạn đến bên ta . Lúc ta vui, ta muốn chia sẻ cùng bạn. Cho nên, khi bạn buồn ta hãy đến bên bạn, khi bạn vui ta chia sẻ cùng bạn.

15. Phụ nữ đừng ỷ lại vào sắc đẹp, phụ nữ có tâm đẹp mới là đẹp nhất.

16. Đừng làm một người tùy tiện, bởi vì tùy tiện là điều kiện tiên quyết để trở thành thấp hèn.

17. Đừng thành lập hạnh phúc của mình trên nỗi thống khổ của người khác. Bởi vì hạnh phúc đó suy cho cùng cũng là một loại thống khổ mà bạn chưa nhận ra mà thôi.

                                 (St từ Fb Nguyễn Xuân Thu)

Đường liên kết của video Album CUỘC SỐNG

https://youtu.be/uWkuYGsveGU


 

 

 

 

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021

1. SƯ TỬ HAY LINH DƯƠNG.

 

1.     1. SƯ TỬ HAY LINH DƯƠNG.

Một con linh dương thức dậy vào mỗi sáng, nó biết rằng nó phải chạy nhanh hơn con sư tử nhanh nhất nếu không muốn bị giết.

Mỗi sáng, một con sư tử thức dậy, nó biết nó phải chạy nhanh hơn con linh dương chậm nhất hoặc nó sẽ bị chết đói.

Điều quan trọng không phải ở chỗ bạn là sư tử hay linh dương. Khi Mặt Trời mọc, bạn hãy bắt đầu chạy.”

Cảm nhận của bạn khi nghe xong câu chuyện này là gì? Tôi thì đã suy nghĩ rất nhiều. Và càng nghĩ, càng hiểu, tôi lại càng thấm hơn về những quy luật ở đời.

Không quan trọng địa vị, giàu nghèo, không quan trọng bạn là ai, chỉ cần bạn có ý chí phấn đấu, có cố gắng vươn lên, nhất định bạn sẽ thành công.

Cuối cùng, một trong hai loài động vật vẫn sẽ phải chết. Không phải mục tiêu nào cũng có thể đạt được. Đường đua rồi sẽ có ngày đến đích. Có kẻ chạm đích, có kẻ không. Có người thành công, cũng có người thất bại.

Nhưng Mặt Trời, lặn rồi sẽ mọc, ngày mới vẫn sẽ đến với những người tràn trề niềm tin, hy vọng và nỗ lực vươn lên .

Hãy nhớ :

DÙ BẠN CHỌN MÌNH LÀ LINH DƯƠNG HAY SƯ TỬ. MỖI NGÀY ĐỀU PHẢI CHẠY TRÊN ĐƯỜNG ĐUA CUỘC ĐỜI.

DỪNG LẠI = CHẾT.

#ngobaotran.

2.     2. YÊU THẰNG BỐ (sưu tầm)

Nhà có thanh niên gần 40 mà mãi không lấy được vợ. Ông bố than phiền:

- Mày là thằng tồi, không có trình độ, tán gái kém xa bố. Có lẽ bố phải mở cuộc thi xem ai tán giỏi hơn ai mặc dù bố mày già xấu trai hơn mày nhiều.

Thằng con đồng ý ngay. OK bố. Chơi luôn.

Hai bố con ra đường đứng chờ xem có cô gái nào qua đường không để tán.

Đợi mãi rồi cũng có 1 cô lững thững đi qua. Chàng trai nhanh nhảu hỏi cô gái.

- Em xinh tươi ơi. Em có yêu anh không?

Cô gái quay lại nói ..

- Yêu? Yêu cái thằng bố mày ý!!

Ông bố vỗ đùi banh bách rồi nhẩy cẫng lên

Đấy nhé mày thấy chưa hả con.

3.     3. LÀM GƯƠNG

Na Uy, một chiều đông, tuyết rơi nặng hạt. Một người đàn ông say rượu đang lảo đảo bước đi trên tuyết.

Cậu con trai 14 tuổi của ông sau khi ngồi chờ cha mình ngoài quán rượu cũng lẽo đẽo theo cha về nhà. Cậu đặt bàn chân nhỏ bé của mình lên những dấu chân hằn sâu trên tuyết mà cha cậu để lại. Những bước chân ngả nghiêng chao đảo.

Bất chợt người đàn ông quay lại, nhìn thấy con mình bước thấp bước cao, dáng vẻ như người say rượu, ông gắt gỏng hỏi nó với giọng lè nhè:

- Mày đi kiểu gì vậy?

Cậu bé trả lời:

- Dạ con đi theo bước chân của cha!

Sự gương mẫu đối với trẻ em là yếu tố quan trọng nhất trong giáo dục. Chúng ta có thể huyên thuyên giảng giải trong hàng giờ đồng hồ song chúng chẳng nhớ bao nhiêu, thế nhưng những gì chúng nhìn thấy sẽ để lại những ấn tượng rất sâu đậm.

Rồi đến một ngày, chúng ta nhìn thấy con em chúng ta nói những lời giống hệt như ta, giận dữ hệt ta, hống hách hệt ta, lười biếng hệt ta …

Và chúng sẽ trả lời với ta rằng: “Con đang bước theo bước chân của ba mẹ!”

SƯ TỬ HAY LINH DƯƠNG

https://youtu.be/9qBT_3hGmGw

 

 

Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021

CHÚC CẢ NHÀ CUỐI TUẦN VUI VẺ VÀ HẠNH PHÚC.

 1. Muốn chắc chắn, mua thùng đựng nước to đến đâu cũng không bằng đi đào một cái giếng.

“Con đường đúng đắn rất quan trọng”

2. Đàn ông dù giỏi đến đâu, nếu không có phụ nữ thì cũng không thể tự mình có con được.

“Hợp tác rất quan trọng!”

3. Một cá nhân dù có năng lực đến mức nào đi nữa, cũng không thể nào giỏi hơn một tập thể.

“Đoàn kết rất quan trọng”

5. Hai con ếch yêu nhau, sau khi cưới sinh ra một đàn ếch con xấu xí. Ếch bố thấy vậy tức giận nói: “ Thế này là thế nào?”. Ếch mẹ vừa khóc vừa thú nhận : “ Trước khi quen anh, em từng đi phẫu thuật thẩm mĩ”

“Thấu hiểu nhau rất quan trọng”

6. Vịt và cua thi chạy bất phân thắng bại. Trọng tài liền nói: “ Hai vị oẳn tù tì quyết định thắng thua đi” . Nghe vậy vịt tức giận nói : “Tôi lúc nào cũng ra giấy, còn hắn thì luôn ra kéo”

“Thiên phú rất quan trọng”

7. Lừa con hỏi lừa bố: “ Tại sao ngày nào chúng ta cũng phải ăn cỏ, mà mấy con bò sữa lại được ăn thức ăn ngon như vậy ạ?”. Lừa bố trả lời : “Vì chúng ta kiếm ăn nhờ sức lực, còn chúng dựa vào ngực để kiếm ăn”.

“Tâm thái tốt rất quan trọng”

8. Chó nói với gấu: “Lấy anh nhé! Em sẽ hạnh phúc”. Gấu trả lời: “ Lấy anh sinh ra gấu chó à? Tôi muốn lấy mèo, sinh ra gấu mèo (gấu trúc), như vậy con tôi mới được tôn trọng và yêu quý”.

“Lựa chọn rất quan trọng”

#gocsuyngam VUI VẺ CUỐI TUẦN

Đường liên kết của video https://youtu.be/Ii2avf34IzQ

 

Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

Truyện cười nước ngoài

 1. Ngày đẹp trời nghĩa là gì?

Sherlock Holmes và bác sĩ Watson đi cắm trại. Hai người nằm ngủ cạnh nhau. Gần sáng, Holmes lay bạn dậy và hỏi:

- Watson, nhìn xem, anh thấy cái gì?

- Tôi thấy rất nhiều sao.

- Vậy theo anh, điều này có nghĩa là gì?

- Nghĩa là chúng ta sẽ có một ngày đẹp trời. Còn anh?

- Theo tôi, điều này có nghĩa là ai đó đã đánh cắp cái lều của chúng ta.

2. Ai cũng tự trọng, trừ một người

Trong dịp nghỉ hè, nhà văn Victor Hugo đến một ngôi làng xinh đẹp. Cuộc sống ở đây thật thanh bình, ngày nào ông cũng thả ngựa gặm cỏ trên cánh đồng, còn mình thì lim dim tựa gốc cây tìm ý tưởng... Một hôm, choàng dậy thì ông đã thấy con ngựa biến mất. Tức điên lên, nhà văn bổ đi tìm nhưng vô ích. Thất thểu về nhà, gặp một ông cụ nông dân đi dạo trên đường, nhà văn than phiền về con ngựa. Ông cụ nhìn Hugo như một "quái vật" rồi khẽ đáp:

- Làng này toàn người tự trọng cả, không ai làm chuyện ấy đâu.

Chợt cụ sực nhớ ra: À, mà này, cách đây mấy hôm, nghe nói có cái ông nhà văn gì đấy từ Paris đến. Hay là...

Nhà văn Victor Huygo đã để lại cho đời tiểu thuyết Những người khốn khổ, mô tả xã hội Pháp cả một thời Hậu Phục hưng,Thời kỳ cách mạng tư sản Pháp. Bạn đã đọc chưa?

3. Balzac bói chữ

Honoré de Balzac rất thích bói chữ. Ông vẫn tự cho mình có tài về khoản này.

Một hôm, một bà cụ đưa cho ông xem một cuốn vở đã cũ và nhờ ông đoán giúp tính tình, số phận của cậu học trò đó.

Honoré de Balzac chăm chú xem cuốn vở, lật đi lật lại hồi lâu rồi nhận xét:

- Xin lỗi bà, dầu điều này có làm bà phiền lòng, tôi cũng buộc phải nói thẳng ra rằng, đứa bé này cẩu thả, đần độn. Sau này may mắn lắm nó cũng chỉ làm nổi một chức thầy ký tỉnh lẻ là cùng.

Khi Balzac ngừng lời, bà cụ chậm rãi nói:

- Ông Balzac ạ, lẽ nào ông lại không nhận ra bà giáo cũ và cuốn vở của ông?

“Tấn trò đời” là tác phẩm nổi tiếng của ông. Hơn trăm tập ông viết suốt cả cuộc đời đã đưa tên tuổi của ông thành nhà văn lỗi lạc của chú gà trống Goloa.  

TRUYỆN CƯỜI Nước Ngoài https://youtu.be/XieJ1w3wH9Q

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

Con cừu tội lỗi

 

Vào khoảng thời gian khó khăn khốn đốn, khi nỗi buồn tràn ngập vương quốc động vật, một bệnh dịch khủng khiếp đã lan tràn khắp cả khu rừng khiến nhiều sinh vật lăn ra chết. Dịch bệnh ngày càng lan tràn mà không có cách gì cứu chữa.

Một lệnh triệu tập được ban hành, tất cả các loại động vật lớn nhỏ nhận được lệnh đều phải tập họp lại giữa khu rừng. Sử tử - chúa tể muôn loài bắt đầu lên tiếng:

"Hỡi muôn loài!" chúa tể gầm lên, "Chúa trời đã ban lệnh trừng phạt đến khu rừng của chúng ta. Vậy nên chúng ta phải nhổ tận gốc kẻ nào đã gây ra tội lỗi khiến đức ngài nổi giận trước khi tất cả đều bị diệt vong. Mỗi kẻ trong các ngươi hãy ngẫm suy từ trong tâm và hãy tự thú nhận những lỗi lầm của mình, như vậy chúng ta mới có thể trừ bỏ được tai họa.

Nói là làm, sư tử lên tiếng, đầu tiên trần tình về lỗi lầm của mình để muôn loài noi theo. "Một ngày nọ, ta đã giết một người đàn ông trong lúc ta đang đi tuần tra khu rừng. Ta có nhiệm vụ bảo vệ khu rừng này, bảo vệ muôn loài, trái tim ta mang nặng trọng trách nên khi gặp con người kia, ta đã xông vào tấn công và giết chết người đàn ông đó. Ta thấy mình đã phạm tội rồi, hãy phán xét tội ác của ta đi". Sư tử thống thiết kêu lên như một lời ăn năn hối lỗi.

Tất cả muôn loài đều khóc nấc lên: "Ai có thể đổ lỗi cho chúa tể sơn lâm cao quý của chúng ta cơ chứ. Chẳng qua là vì ngài mang trọng trách lớn bảo vệ an toàn cho muôn loài khỏi nguy hiểm từ những kẻ hai chân. Chắc chắn chúa trời sẽ tha thứ cho lỗi lầm của ngài thôi".

Tiếp theo con sói nói: "Tôi cũng xin thú nhận tội lỗi của tôi. Trong lúc tôi đang lảng vảng gần bìa rừng với cái bụng trống rỗng và đói cồn cào, tôi tình cờ nhìn thấy một con dê mẹ và những con dê con đang gặm cỏ non gần đó. Và thế là tôi lao đến xé thịt con dê mẹ và ăn hết lũ dê con, mặc dù tôi biết chỉ cần một con dê cũng đủ để tôi ăn rồi". Sói sụt sịt khóc, "nhưng vì tôi đói quá"…

"Đúng là ngươi đã phạm tội", các loài vật nói. "Nhưng chắc chắn ngươi được tha thứ vì cơn đói khát đã che khuất suy nghĩ của ngươi. Chúng ta không nên trách điều đó".

Thế là cuộc họp nhận tội lỗi tiếp tục với những kẻ săn mồi trong rừng đều thú nhận những cuộc tàn sát và trộm cắp của mình. Các con vật đều được miễn những tội ác bởi chúng đều nêu được lý do để giảm nhẹ tội lỗi.

Sau cùng, một con cừu lên tiếng: "Tôi cũng có một tội xin được thú nhận với mọi người. Hôm trước, tôi rất đói, vì một vài lý do nào đó mà ông chủ của tôi đã quên không dẫn tôi ra đồng cỏ ăn như thường lệ. Vậy nên tôi đã ăn một ít rơm mà ông chủ tôi đã đặt trong ủng của ông ấy để chân khỏi bị đau vậy nên có lẽ chân ông ấy sẽ bị chà sát vào ủng".

"Làm thế nào mà người lại dám làm vậy" - sử tử gầm lên.

"Đồ trộm cắp" - một con rắn rít lên.

"Kẻ tội lỗi kia! Phải xử nó" - Tất cả các con vật cùng thét lên và xông vào con cừu tội lỗi rồi xé nó ra thành từng mảnh chia nhau.

Phải chăng kẻ yếu là kẻ phải chịu thiệt thòi khi không có khả năng tự bảo vệ?

Sưu tầm lại từ Fb Bùi Thế Tâm.

Đường liên kết của video   https://youtu.be/lBY9aJ954_4