Đường liên kết của video https://youtu.be/ll90uoz-IiA
Nguyên tắc thứ nhất: Đừng tin những
gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông, và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc
thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử, chứ không ai uống nước
để tự tử bao giờ. Chính vì thế, mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc
trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội
thảo chuyên ngành Y.
Nguyên tắc thứ hai: Khi đi khám bệnh
bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu hỏi phải hỏi: “Bệnh của tôi do nguyên
nhân gì?” Vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những
thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả - hay còn gọi là chữa triệu
chứng - của bệnh.
Nguyên tắc thứ ba: Đừng bao giờ tin
những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho
mình và gia đình mình. Vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy
cứ nghĩ, nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn
đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian
dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất - con người - bình thường và bất thường
từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần, nhưng chưa
chắc họ đã giỏi, thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức
căn bản về y khoa, thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình
thôi.
4 Nguyên tác thứ tư: Đừng bao giờ tin
những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh
khác - Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chứ năng, thức uống collagen,
v.v... - chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một
trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được
diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò
mẫm và bất lực.
Nguyên tác thứ năm: Ăn uống và làm
việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và
làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe qúy hơn
vàng.
Chúc cộng đồng dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và phồn vinh !
Bài của Bác sỹ Henry Pham LỜI NÓI BÁC SỸ
Thứ nhất, "Học nhận lỗi".
Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình,
tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân
mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi
lầm lớn.
Thứ hai, "Học nhẫn nhục".
Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sống yên bể
lặng, lùi lại một bước biển rộng trời cao. Nhẫn chính là
biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho
chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ thành không.
Thứ ba, "Học thấu hiểu".
Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nẩy sinh những thị phi, tranh
chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu nên thông cảm lẫn
nhau, để giúp đỡ lẫn nhau, không thông cảm lẩn nhau làm sao có
thể hòa bình được?
Thứ tư, "Học buông bỏ".
Cuộc đời như chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không
cần dùng nữa thì đặt xuống, thì lại không đặt xuống, thế
thì giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút
nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng bao
dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì
mới tự tại được!
Thứ năm, "Học cảm thông".
Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ
mừng vui cùng cho họ, nhìn thấy điều không may của người khác
nên cảm thông. Cảm thông là thương yêu, tâm Bồ đề; trong cuộc
đời của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi
cảm động, cho nên tôi cũng rất nổ lực tìm cách làm cho người
khác biết cảm thông người khác.
Điều thứ sáu, "Học sinh tồn".
Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe
mạnh, thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà
còn làm cho gia đình,bè bạn yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiểu
để với người thân.....
Thứ bảy, "Học nhu hòa".
Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi
hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi vẫn
còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con
người ta mới có thể tồn tại lâu dài được.
Cre: Tĩnh
Tâm Đường liên kết của video
Điêu khắc gia Phạm Văn Hạng đã có những lời tâm sự thế này trên trang cá nhân của ông, sau khi đã hoàn thành tác phẩm về "hai nhà khởi nguyên chữ Việt":
"Suy tôn công nghiệp hai nhà khởi nguyên chữ Việt... Kính trọng
những tấm lòng văn hóa chân chính... tượng hai ngài đã đúc đồng xong ngay trong
quê hương Thanh Chiêm..."
Bài viết: "Francisco De
Pina, Alexandre De Rhodes và chữ quốc ngữ".
Thế là rõ ràng: Pina có công đầu trong việc sáng chế chữ quốc ngữ và
Alexandre de Rhodes là người hoàn thiện chữ quốc ngữ và xuất bản từ điển và
sách giáo lý bằng quốc ngữ... (Dinh trấn
Quảng Nam với sự sáng tạo chữ quốc ngữ).
Alexandre de Rhodes sinh ngày 15 tháng 3 năm 1591 trong một gia đình gốc
Do Thái tại thành phố Avignon của Pháp, gia nhập Dòng Tên tại Roma vào ngày 24
tháng 4 năm 1612 và cung hiến đời mình cho công việc truyền giáo. Ông đến Đại
Việt vào năm 1619, đến Thăng Long vào năm 1620, nơi 4 năm về trước một phái bộ
truyền giáo đã được thành lập. Sau những biến cố tù đầy và bị chúa Nguyễn Phúc
Lan kết án tử hình. Án tử hình chuyển thành án lưu đày và ông trở về Roma vào
năm 1649, xin Tòa Thánh tài trợ cho hoạt động truyền giáo ở Đại Việt. Lời thỉnh
cầu của ông đã đưa tới việc thành lập phái bộ truyền giáo hải ngoại ở Paris (Hội
Thừa sai Paris) vào năm 1659.
Sau đó, Alexandre de Rhodes lại
được bề trên phái sang Iran và từ trần ngày 5 tháng 11 năm 1660 tại Isfahan
(Iran).