Chúng ta đã biết nhiều bài thuốc giảm huyết
áp ở người cao tuổi. Một trong số đó là bài thuốc: Ngô Thù Dù (mua ở tiệm thuốc bắc, nhờ
tán bột). Dùng 100ml rượu đun sôi, bỏ thuốc bột vào từ từ, quậy đều sền sệt,
bôi vào giữa lòng bàn chân, lấy vải băng lại cho khỏi rơi. Mỗi tối trước khi đi
ngủ làm một lần, qua đêm gỡ bỏ và rửa sạch chân.
Hôm nay, tôi lại sưu tầm được bài thuốc
tương tự, giới thiệu cùng các bạn:
Tác giả : BS. QUÁCH TUẤN VINH
Giám đốc Trung tâm cấy chỉ – Phục Hồi Chức Năng
Minh Quang
Phó chủ tịch hội đông y quận Hoàn Kiếm – Hà
Nội
Tính trung bình hàng năm, số bệnh nhân bị các
tai biến nguy hiểm của cao huyết áp dẫn đến tử vong, như tai biến mạch máu não,
nhồi máu cơ tim có xu hướng ngày càng tăng… Trước tình hình này, Tổ
chức Y tế Thế giới đã đưa ra khuyến cáo: Tăng huyết áp là một căn bệnh giết
người hàng loạt.
Có nhiều phương
pháp phòng ngừa và điều trị cao huyết áp như dùng thuốc, điều chỉnh hành vi lối
sống… Trong bài viết này, xin giới thiệu cùng bạn đọc một phương pháp điều trị
cao huyết áp đơn giản, đó là đắp thuốc vào huyệt dũng tuyền.
DÁN THUỐC VÀO
HUYỆT, MỘT PHƯƠNG PHÁP ÐƠN GIẢN
Ðông y có rất
nhiều cách điều trị căn bệnh cao huyết áp, như châm cứu, bấm huyệt, dùng thuốc,
khí công… Ngoài các phương pháp trên, còn có một phương pháp rất đơn giản mà
bệnh nhân có thể tự áp dụng được. Ðó là đắp thuốc vào huyệt.
Phương huyệt chủ
yếu: Là huyệt dũng tuyền, huyệt này còn có một số tên gọi khác như địa xung,
quệ tâm, quyết tâm, địa cù… Theo y học cổ truyền phương Ðông, dũng tuyền là
tỉnh huyệt thuộc kinh túc thiếu âm thận, ý nói là sự khởi nguồn của kinh khí;
Và là một trong tam tài (Thiên – Ðịa – Nhân), trong đó dũng tuyền là địa, đản
trung là nhân, bách hội là thiên, vị trí nằm ở giữa lòng bàn chân. Người ta
thường xác định huyệt ở vị trí 1/3 trước của đường thẳng đi dọc qua gan bàn
chân, có tác dụng kích thích, nâng cao chính khí của thận tạng. Thường được chỉ
định chữa các bệnh như trúng phong (tai biến mạch máu não), cao huyết áp, mất
ngủ, động kinh, bệnh tâm thần, nhức đỉnh đầu… Kinh nghiệm của tiền nhân cho
thấy có thể ôn châm hoặc cứu huyệt vị này và phối hợp với một số các huyệt khác
để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
Phương thuốc chủ
yếu: Thường dùng quả chín hay phơi khô của cây ngô thù du (Eyodia rutaearpa
(Juss) Benth) để làm thuốc. Tại Trung Quốc thù du có ở nhiều nơi, nhưng mọc ở
đất Ngô thì tốt hơn nên người xưa gọi ngô thù du để phân biệt thù du ở các địa
phương khác. Hiện nay, chúng ta còn phải nhập vị thuốc này. Nhưng theo GS. Ðỗ
Tất Lợi, thù du đã được phát hiện ở Hà Giang nước ta, nhân dân vùng này gọi là
cây xà lạp, dùng chữa đau bụng, nóng sốt… Theo Ðông y, ngô thù du có vị cay
đắng, tính ôn, hơi độc; Vào 4 kinh can, thận, tỳ và vị. Dân gian thường dùng để
chữa chứng ăn uống không tiêu, nôn mửa, đau bụng, cước khí, tiêu chảy, đau đầu.
Còn được dùng điều trị một số trường hợp khác như đau nhức mình mẩy, chân lưng
yếu, đau răng, lở ngứa… Liều dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc hoặc 1-3g dưới dạng
thuốc bột, chia 3-4 lần uống trong ngày. Tài liệu cổ có nêu, nếu không phải hàn
thấp chớ nên dùng.
Theo y học hiện
đại, ngô thù du có chứa những hoạt chất như tinh dầu và một số alkaloid như
evodiamin, rutacaecacpin, wuchuyin… Chất rutacaecacpin khi bị phân giải sẽ cho
rutamin có cấu trúc hóa học là indol etylamin (Ðỗ Tất Lợi). Tác dụng sinh học
trên tim mạch đã được chứng minh có tác động đến huyết áp.
PHƯƠNG PHÁP DÁN
THUỐC
Ngô thù du đem giã
nhỏ mịn, trộn với dấm thanh thành dạng hồ đặc, dùng lá tươi (lá chuối, lá bàng,
lá sen…) cắt thành miếng nhỏ 7 x 7 cm, phết ngô thù du thành một lớp mỏng trên
mặt lá. Ðắp lá thuốc nói trên vào huyệt dũng tuyền. Sau đó dùng băng vải hoặc
băng dính cố định lại miếng cao thuốc, ngày đắp 1 lần. Nên đắp trước khi đi
ngủ, sáng hôm sau có thể tháo miếng thuốc để không ảnh hưởng đến sinh hoạt và
làm việc. Nếu có điều kiện đắp được 24 giờ càng tốt.
Kinh nghiệm thực
tiễn cho thấy, sau khi đắp thuốc 12-24 giờ, huyết áp bắt đầu hạ xuống, các dấu
hiệu trực giác của người bệnh giảm nhẹ. Bệnh nhẹ đắp 1 lần, bệnh nặng đắp 2-3
lần là có hiệu quả giảm huyết áp rõ rệt.
KẾT LUẬN
Trong thực tiễn
lâm sàng, chúng tôi nhận thấy đắp thuốc vào huyệt cho hiệu quả tốt, có tác dụng
làm hạ huyết áp một cách căn bản; Nhưng nên phối hợp với các phương pháp điều
trị khác để nâng cao hiệu quả.
Ðây là một phương
pháp đơn giản, bệnh nhân có thể tự áp dụng dễ dàng. Tuy nhiên, cần chú ý thường
xuyên theo dõi huyết áp trong suốt quá trình trị liệu… Nếu sau khi đắp thuốc
vài ngày, huyết áp chưa hạ được đến mức an toàn thì nên phối hợp thêm các
phương pháp khác như dùng thuốc Ðông y dưới dạng thuốc sắc, châm cứu, bấm
huyệt. Nếu cần thiết, vẫn nên dùng các thuốc Tây y để đạt được mục tiêu trước mắt.
Vị thuốc ngô thù
dù có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng thuốc Bắc. Vào thời điểm hiện nay,
giá chỉ vào khoảng 10.000đ/100g, thiết nghĩ là chi phí khá hợp lý, có thể chấp
nhận được cho một liệu trình điều trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét