THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ: Ăn sữa chua, giảm cao huyết áp

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Ăn sữa chua, giảm cao huyết áp


Nghiên cứu do các tác giả tại Viện y học Griffith ở Queensland, Úc thực hiện trên cơ sở phân tích dữ liệu từ 9 cuộc nghiên cứu khác nhau. Theo đó cho thấy những người ăn sữa chua hoặc uống thức uống có chứa lợi khuẩn probiotic (một loại vi khuẩn có ích cho đường ruột) trong hơn 8 tuần đã giảm đáng kể tình trạng cao huyết áp, đồng thời giảm nguy cơ tử vong do đau tim hoặc đột quỵ xuống 1/5.

Tác dụng này tương tự ở những người giảm lượng muối ăn từ trung bình 6gr/ngày xuống còn 4gr/ngày.
"Nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ thường xuyên các sản phẩm có probiotic có thể là một phần của lối sống lành mạnh nhằm giúp giảm huyết áp cao, cũng như duy trì huyết áp ở mức khỏe mạnh”, TS Jing Sun - đứng đầu nhóm nghiên cứu, viết trên tạp chí Cao huyết áp.
Theo các bác sĩ, một chế độ ăn uống không lành mạnh, uống quá nhiều rượu và ít vận động có thể dẫn đến huyết áp cao, làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc vấn đề về thận.
                                                                                            TƯỜNG VY

Người bệnh chỉ cần điều chỉnh lối sống theo những hướng có lợi như sau:

- Giảm cân nặng bằng chế độ ăn ít năng lượng giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, đái tháo đường, rối loạn lipid máu và phì đại thất trái. Ở người thừa cân hoặc béo phì, giảm 10kg cân nặng sẽ làm giảm 5-10mmHg mức huyết áp tâm thu.
- Tuân thủ chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo, giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần làm giảm huyết áp tâm thu từ 8-14mmHg.
- Chế độ ăn giảm muối, giàu kali và canxi: không quá 6g muối ăn một ngày có thể sẽ làm giảm huyết áp tâm thu từ 2-8mmHg.
- Tăng cường hoạt động thể lực: có thể làm giảm 4-9mmHg huyết áp tâm thu. Vận động cơ thể đều đặn như đi bộ nhanh, chạy chậm ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc chơi các môn thể thao.
- Hạn chế uống rượu: uống rượu với mức độ vừa phải có thể làm giảm huyết áp từ 2-4mmHg. Mỗi ngày không uống quá hai ly nhỏ, tương đương 30ml ethanol (tức khoảng 720ml bia hay 300ml rượu hoặc 90ml whisky).
- Không hút thuốc lá.
Ngoài ra, các biện pháp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch có thể kể đến như:
- Ngừng hút thuốc
- Giảm chất béo toàn phần và loại bão hòa
- Thay chất béo bão hòa bằng chất béo đơn - không bão hòa.
- Tăng ăn cá có dầu.

CHÚ Ý:

Người mắc những bệnh sau không nên ăn cá
Mặc dù mọi người vẫn được khuyên là ăn cá tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn cá!
Cá là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và nhiều tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên nó không phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là nhóm đối tượng dưới đây. Bởi nếu ăn cá quá nhiều khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Bệnh nhân gout
Trong cá chứa purine, khi vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa thành axit uric. Trong khi đó, axit uric quá cao trong huyết tương là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout. Do vậy, người đã mắc bệnh này nên ăn ít hoặc không ăn cá để tránh làm tình trạng bệnh bị ác hóa, nguy hại cho sức khỏe.

Người đang sử dụng thuốc ho

 Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bị ho lâu ngày và phải dùng thuốc để điều trị không nên ăn cá, đặc biệt là cá biển để tránh bị dị ứng với biểu hiện nổi mẩn đỏ trên da, sung huyết giác mạc, chóng mặt, tim đập nhanh… 
Trong cá biển có chứa nhiều histamine. Khi lượng chất này được nạp vào cơ thể quá nhiều nó sẽ xâm nhập vào quá trình tuần hoàn máu, gây ra hiện tượng dị ứng với histamine. Người bình thường ăn cá biển sẽ không có tình trạng trên bởi trong đường ruột và gan có chứa chất monoamine có tác dụng ức chế histamine đi vào tuần hoàn máu.

Mặc dù mọi người vẫn được khuyên là ăn cá tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn cá!

 
Tuy nhiên, trong thuốc ho chứa chất ức chế monoamine, sẽ kiểm soát quá trình gan và đường ruột tiết ra chất này nên người uống thuốc ho mà ăn nhiều cá biển sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng và còn gây hại khác cho cơ thể. 
Ngoài thuốc ho, một số thuốc kháng sinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc trị bệnh parkinson, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống viêm…cũng chứa chất ức chế monoamine. Nếu đang trong quá trình dùng các loại thuốc này để điều trị bệnh, bạn nên tránh ăn cá để mau chóng lành bệnh.

Bệnh nhân lao 

Người mắc bệnh lao nếu ăn nhiều cá cùng lúc dễ bị dị ứng, nhẹ thì buồn nôn, đau đầu, da nổi mẩn, xung huyết, nặng thì tim đập nhanh, sưng môi và mặt, phát ban, tiêu chảy, đau bụng, khó thở, huyết áp tăng đột ngột, thậm chí là xuất huyết não.

Người mắc bệnh rối loạn chức năng máu 

Những người mắc các bệnh rối loạn chức năng máu và có tính chất xuất huyết như: như suy giảm tiểu cầu, thường xuyên bị chảy máu mũi, xuất huyết trong do thiếu vitamin K…nên ăn ít hoặc không nên ăn cá. 
Bởi trong cá chứa axit eicosapentaenoic (EPA) ức chế quá trình kết tập của tiểu cầu, từ đó làm tăng hiện tượng chảy máu ở người bệnh.

Bệnh nhân xơ gan 

Khi mắc bệnh xơ gan, cơ thể bệnh nhân khó sản xuất yếu tố đông máu, cộng thêm với lượng tiểu cầu thấp nên dễ bị xuất huyết trong, vô cùng nguy hiểm tới tính mạng. 
Lúc này, nếu ăn quá nhiều các loại cá biển sâu như: trích, cá ngừ, cá mòi….sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi và có chiều hướng trầm trọng hơn.
                                                                   
                                                                                   Tham khảo: Google.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét