THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ: NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA ĐAU ĐẦU DÂN DÃ

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

NHỮNG BÀI THUỐC CHỮA ĐAU ĐẦU DÂN DÃ

1-   Đau đầu là triệu chứng thường gặp.

Hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn đánh tan cơn đau đầu, đau nửa đầu trong vòng 1 phút chỉ với loại nước uống màu xanh lá cây dưới đây.
Thức uống tuyệt vời này là một phương pháp thay thế cho tylenol, một loại thuốc bạn thường được người bán kê để làm giảm đau đầu ngay lập tức. Chúng giàu canxi, magie, khoáng chất có lợi trong việc phòng ngừa và điều trị nhức đầu.
Mặc khác, khi bạn tiêu thụ các khoáng chất này ở dạng lỏng, chúng sẽ thẩm thấu vào trong máu dễ dàng hơn. Do đó, các triệu chứng đau đầu sẽ nhanh chóng bị dập tắt.

Nguyên liệu
– 5 nhánh cần tây.
– 1 trái chanh.
– 1 trái dưa leo.
– 3 đến 4 chén rau bina (cải bó xôi hay rau chân vịt).
– Mảnh gừng 5 cm.
– 1 chén mùi tây.
– 2 quả táo.
Tất cả các nguyên liệu trên bạn có thể tìm mua dễ dàng tại các siêu thị trên toàn quốc.

Loại nước uống trị đau đầu, đau nửa đầu trong 1 phút.
Thực hiện
Rửa sạch tất cả nguyên liệu, cạo vỏ gừng, nếu thích bạn có thể gọt vỏ táo, dưa leo, chanh vứt đi.
Sau đó, cho toàn bộ vào máy xay, xay nhuyễn, hỗn hợp thu được, lọc xác chắt lấy nước uống.
Lượng nước vừa rồi, hãy uống ngay sau đó, chúng sẽ có mùi vị hơi khó tiêu thụ. Tuy nhiên, công dụng của nó sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên.
Hãy thực hiện để kiểm chứng kết quả nhé.
Theo Healthy Food Team(Mogo Khuyên)

2-   Đau nửa đầu, cơn đau khủng khiếp nhất, luôn khiến người bệnh “ngập đầu” trong thuốc. Nhưng với bài thuốc từ quả chanh và muối, họ sẽ vượt qua cơn đau một cách nhẹ nhàng hơn.
Chỉ những ai phải trải qua căn bệnh đau nửa đầu mới thấu hiểu được những cơn đau buốt trên đầu kéo dài trong nhiều ngày kinh khủng như thế nào.
Những triệu chứng cụ thể dựa báo một cơn đau nửa đầu sắp đến là khi nhạy cảm hơn với tiếng ồn, ánh sáng và mùi vị. Bạn sẽ cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, ói mửa, ngứa và tê cứng.
Nguyên nhân gây ra chứng bệnh đau nửa đầu cũng có thể là do thiếu hụt chất dinh dưỡng, căng thẳng, dị ứng và rượu.
Tuy nhiên, các chuyên gia đều đồng ý rằng mất cân bằng điện giải và mất nước trong cơ thể là những nguyên nhân cơ bản phổ biến nhất dẫn đến bệnh đau nửa đầu.
Bạn có thể uống càng nhiều nước càng tốt nhưng cơ thể bạn vẫn bị mất nước. Bởi vì mức điện giải thấp làm cho cơ thể loại bỏ mất một lượng nước lớn. Đôi khi, nguyên nhân mắc bệnh đau nửa đầu xuất phát từ tình trạng mất nước.
Để cơn đau đầu không còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng với nhiều người, trang Top Healthy Life Advices đã cung cấp một bài thuốc đơn giản, hoàn toàn tự nhiên để đánh bay mất những cơn đau nửa đầu.
Ưu điểm của bài thuốc này là được làm từ 2 thành phần dễ tìm kiếm trong cuộc sống. Đó là 1 chén nước ép chanh và 2 thìa cà phê muối biển chất lượng cao. Hòa tan hỗn hợp này trong một cốc nước khoảng 250 ml và uống ngay.

Lưu ý: Nên chọn muối biển chất lượng cao, tốt nhất là muối Himalaya hồng. Không giống với muối biển thông thường, vì là muối mỏ nên ngoài natri, nó còn chứa nhiều chất điện giải và các nguyên tố vi lượng khác.
Việc hấp thu muối nói chung không được khuyến khích, nhưng trong trường hợp đau đầu, nó lại có tác dụng diệu kỳ. Muối kích thích sự tiết ra chất serotonin, hoạt động hiệu quả để chống viêm và đau nhức.
Mặc dù khoa học vẫn chưa chính thức thừa nhận tính hiệu quả của bài thuốc này, nhưng hãy nhớ rằng, các bác sĩ điều trị chứng đau nửa đầu vẫn sử dụng phương pháp điện giải IV để chữa bệnh.
Nhiều năm qua, mọi người vẫn sử dụng bài thuốc dân gian này để giảm triệu chứng bệnh. Điều này cũng đủ thuyết phục với bạn rằng muối có thể giúp giảm chứng đau nửa đầu nghiêm trọng.
* Theo Top Healthy Life Advices

3- Dù có đau đầu như “búa bổ” cũng sẽ hết ngay với phương pháp đơn giản này

Một trong những điều kì diệu mà y học cổ truyền mang lại đó chính là tỏi. Các bà và các mẹ cũng biết rất rõ tỏi có công dụng chữa lành tốt hơn bất kì loại thuốc Tây nào.

 

Trong trường hợp này, tỏi sẽ giúp triệt tiêu cơn đau ở tai và từ đó loại bỏ cơn đau đầu. Đau tai là một cảm giác rất khó chịu, nhưng tỏi có thể giúp giải quyết tình trạng này hoàn toàn.
Bằng cách nào?
Bạn nhét một tép tỏi sạch vào tai, tỏi sẽ vừa vặn trong tai như khi bạn đeo tai nghe vậy. Cơn đau và viêm nhiễm sẽ biến mất chỉ trong vòng vài phút, và bạn sẽ cảm nhận được sức nóng lan tỏa trong tai.

Hãy nghĩ đến tỏi khi bị đau tai, đau đầu.
Trước khi đi ngủ, bạn hãy lặp lại việc nhét tỏi vào tai. Để tỏi trong tai suốt đêm, sáng hôm sau bạn sẽ cảm thấy mình hoàn toàn khác biệt, khỏe mạnh như chưa bao giờ đau ốm. Mọi triệu chứng đau đầu đều biến mất.
LỜI BÌNH:
Tỏi là gia vị trong nhiều món ăn của người Việt, theo đông y, tỏi còn là vị thuóc có tính sát khuẩn rất cao. Đắp tỏi vào tai, bạn sẽ cảm thấy sức lan tỏa của tỏi, chống viêm nhiễm. Những vết đau rần rần trên đầu hết hẳn. Đó là điều kỳ diệu.
Tuy nhên, bạn chú ý 2 điểm sau đây:
-       Đắp tỏi vào tai sau nhiều lần thì huyết áp sẽ tăng (Lên khoảng 10 mmHg).

-      Chọn củ tỏi to hơn lỗ tai để tỏi không thể lọt hẳn vào tai được, củ nhỏ, sơ ý để lọt vào tai, lại phải đi Bác sỹ gắp ra thì thật phiền phức! 
VIỆC XỬ LÝ:
-Thực hiện Đông Tây y kết hợp. Bạn hãy lưu trữ trong nhà thuốc huyết áp phù hợp với cơ địa của bạn, phòng khi HA tăng, uống ngay tức thì 1 viên để ngăn chặn. Uống thuốc HA vào buổi tối, trước khi đi ngủ là tốt nhất.

-Trường hợp đau nửa đầu, bạn cho 1 viên sủi Efferalgan 500mg vào 200ml nước rồi uống. Có thể sau 4 tiếng uống viên thứ 2, chắc chắn vết đau sẽ hết. Tất cả thuốc lưu trữ, bạn hãy quan tâm đến hạn sử dụng. Bỏ ngay thuốc hết DAT (date).

Tỏi rất tốt đối với trẻ em. Nếu trẻ bị sốt, bạn nên thái tỏi thành từng lát nhỏ và đem ngâm dấm. Sau đó
đắp tỏi lên chân và vào tai của trẻ. Cơn sốt sẽ biến mất nhanh chóng.
Chữa ho với tỏi
Nước ngâm tỏi là một loại siro chữa ho tự nhiên, sau đây là công thức:
Thành phần: 1 củ tỏi, 30-45ml mật ong tự nhiên.
Chuẩn bị: Lột vỏ và thái nhỏ tỏi, cho vào bát. Đổ mật ong vào. Đậy bát bằng một tấm giấy bạc hay một chiếc đĩa, để qua đêm ở nhiệt độ phòng.
Sáng hôm sau, bạn lọc lấy phần lỏng và bỏ xác. Lượng nước mật ong tỏi này đủ dùng hết trong ngày. Cứ mỗi 2 giờ bạn lại ngậm 1 thìa hỗn hợp, hoặc bạn có thể dùng thường xuyên hơn cũng tốt.

Trị tiểu đường
Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể. Bạn nên ngâm tỏi trong dấm khoảng 30-40 ngày trước khi sử dụng.
                       Theo Bestie.vn                http://thuockidieu.com/

4-BÀI THUỐC TRỊ BỆNH ĐAU NỬA ĐẦU


Theo Đông y, hội chứng đau nửa đầu (Meniere) thuộc chứng huyễn vựng gồm triệu chứng chóng mặt là chủ yếu kết hợp với các chứng ù tai, nôn mửa. Sau đây là một số bài thuốc trị bệnh theo từng thể.
Thể can phong: do can hỏa vượng, can dương bốc lên, can thận âm hư gây ra. Thường gặp ở người tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, rối loạn giao cảm… Biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, miệng khô, đắng, nôn mửa, phiền táo, dễ cáu gắt, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền, tế, đới sác. Phép chữa: bình can tức phong, tiềm dương, hoặc bổ thận âm, bổ can huyết. Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: thục địa 16g, quy bản 12g, miết giáp 12g, câu kỷ tử 12g, long cốt 12g, mẫu lệ 18g, câu đằng 16g, táo nhân 12g. Sắc uống.
Bài 2: Lục vị hoàn gia giảm: thục địa 16g, sơn thù 8g, hoài sơn 12g; phục linh, trạch tả, đơn bì, bạch thược, đương quy, cúc hoa mỗi vị 8g; long cốt 12g; mẫu lệ 12g; câu kỷ tử 12g. Sắc uống.
Bài 3: Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma 12g, câu đằng 16g, phục linh 12g, tang ký sinh 16g, dạ giao đằng 12g, hoàng cầm 12g, chi tử 8g, thạch quyết minh 20g. Sắc uống.
Bài 4: Nếu huyết áp tăng gây chóng mặt, phiền táo, ngủ ít, tiểu tiện đỏ, táo bón, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác, biểu hiện của chứng can hỏa vượng thì dùng bài Long đởm tả can thang gia giảm: long đởm thảo 12g, hoàng cầm 12g, sơn chi 12g, sài hồ 12g, sinh địa 16g, đương quy 8g, mộc thông 12g, xa tiền 16g, trạch tả 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g. Sắc uống.
Thể huyết hư:
thường gặp ở người thiếu máu, xơ cứng động mạch. Biểu hiện: sắc mặt xanh hoặc vàng úa, hồi hộp, ngủ ít, mệt mỏi, hay quên, ăn kém, chất lưỡi nhạt ít rêu, chóng mặt, hoa mắt. Mạch tế nhược. Kinh nguyệt không đều, lượng kinh ít, sắc kinh nhạt. Phép chữa: dưỡng huyết, tức phong. Dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: thục địa 16g, xuyên khung 12g, kỷ tử 12g, hà thủ ô 16g, tang ký sinh 16g, ngưu tất 12g, long nhãn 12g, cỏ nhọ nồi 12g, hoài sơn 12g. Sắc uống.
Bài 2: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đương quy 12g, tang ký sinh 16g, kỷ tử 12g, long nhãn 12g, hà thủ ô 16g, a giao 8g, ngưu tất 12g. Sắc uống.
Bài 3: Bát trân thang gia giảm: thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 8g, đương quy 8g, đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, phục linh 8g, cam thảo 4g, địa long 12g, mẫu lệ sống 16g, thạch quyết minh 20g, tang ký sinh 16g. Sắc uống.
Bài 4: Ngũ vị tử thang: ngũ vị tử 8g, toan táo nhân 12g, hoài sơn 12g, long nhãn 12g, đương quy 8g. Sắc uống.
Thể hàn thấp: Biểu hiện: người béo trệ, chóng mặt, hoa mắt, lợm giọng, buồn nôn, ngủ hay mê, ăn kém, sáng hay khạc ra đờm, miệng nhạt, lưỡi bệu, rêu dính, mạch hoạt. Phép chữa: hòa đàm trừ thấp. Dùng bài Nhị trần thang gia giảm: trần bì 8g, bán hạ chế 8g, phục linh 8g, cam thảo 4g. Sắc uống.
- Nếu miệng đắng, lưỡi khô, tiểu vàng, phiền táo, đại tiện táo thêm trúc nhự 8g, chỉ thực 12g, bạch thược 12g, địa long 8g, thạch xương bồ 8g.
- Nếu rêu lưỡi trắng dính, đại tiện lỏng, miệng không khát, thêm đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, trạch tả 8g.
Kết hợp day bấm các huyệt sau:
- Nội quan: từ cổ tay phía lòng bàn tay đo lên 2 tấc, cách 2 ngón tay 2 và 3.
- Lao cung: từ khe giữa ngón tay thứ 3 và thứ 4 kéo thẳng xuống giữa lòng bàn tay.
- Thiên lịch: trên huyệt dương khê 3 tấc.
- Phong trì: phía sau tai, chỗ lõm ở chân tóc.
- Định huyễn: từ phong trì đo lên 1 thốn.
Chủ yếu là day bấm 2 huyệt lao cung và thiên lịch có tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Phối hợp tất cả các huyệt có tác dụng thanh nhiệt ở lục phủ ngũ tạng, thanh tâm hỏa, trừ thấp nhiệt, lương huyết, định tâm, an thần, thông mạch lạc, trị đau đầu, ù tai, đau các dây thần kinh, có tác dụng tốt trong phòng và trị bệnh đau nửa đầu.
                             Theo Lương y Minh Chánh (Sức khỏe & Đời sống)

4.1. Thuc ct cơn.

- Thuốc đặc hiệu cổ điển Ergotamin: thuốc tác dụng gây co mạch, chống mất trương lực động mạch. Có các chế phẩm sau:
+ Ergotamin tactrat 1Migraine, uống hoặc đặt dưới lưỡi 1 viên mỗi lần khi đang đau, mỗi ngày không quá 3 viên, mỗi tuần không quá 10 viên. Không dùng giữa các cơn đau.
+ Dihydro-Ergotamin: uống 20 giọt khi bắt đầu đau hoặc sáng một lần chiều một lần. Với dạng viên 1Migraine uống 1-3 viên mỗi ngày.
+ Nhóm triptan: thuốc có tác dụng khá tốt với những trường hợp migren không đáp ứng với các thuốc đã nêu. Cơ chế tác dụng của thuốc là kháng thụ thể 5 – HT1 ở mạch máu, điều hòa lại tính co giãn của mạch máu não, làm giảm cơn đau đầu. Tác dụng phụ của thuốc cũng khá nhiều như: phản ứng tại chỗ, ù tai, chóng mặt, tức ngực, buồn nôn, nôn, ngủ gà, khó tiêu... Không dùng cho bệnh nhân có bệnh tim mạch, phụ nữ có thai.
- Thuốc giảm đau chung: aspirin, paracetamon, codein, dextropropoxyphen…

4.2. Thuc d phòng.

- Thuốc dự phòng cổ điển Methysergide (sansert) viên 2Migraine: thuốc có tác dụng kháng serotonin, uống 2-3 viên/ngày x 1 tháng.
- Thuốc ức chế dòng calci: làm giảm tiêu thụ oxy ở cơ tim, tăng lưu lượng mạch vành, tăng lưu lượng tuần hoàn ở thận. Dùng điều trị đau thắt ngực, tăng huyết áp, và có tác dụng phòng cơn Migraine. Thuốc hay dùng nifedipin 60Migraine/ngày.
- Thuốc phong bế beta: tác dụng phong bế giao cảm β gây giãn mạch, hạ huyết áp, dùng điều trị đau thắt ngực, loạn nhịp tim, phòng cơn Migraine. Thuốc hay dùng:
+ Propanolol 40Migraine x 2-4 viên/ngày.
+ Timolol 10Migraine x 1-2 viên.
+ Tenolol 100Migraine x 1 viên/ngày.
+ Nadolol 80Migrainex 1 viên/ngày.
- Thuốc chống viêm non-steroid.
- Corticoid.
- Thuốc điều trị động kinh: Tegretol 200Migraine x 2 viên/ ngày.
- Thuốc chống trầm cảm.

4.3. Các phương pháp điu tr khác.

- Thắt động mạch thái dương nông.
- Áp lạnh động mạch thái dương nông: có tác dụng làm hủy các sợi giao cảm quanh động mạch.
                                                                         Tham khảo G+

5-NHỮNG BÀI THUỐC THẦN DƯỢC CỦA TRUNG QUỐC


Tác giả Điền Phong Ô và Trương Thanh Vân. 
Người dịch Nguyễn Văn Kiêm. Hiệu đính  Nguyễn Tiên Hội.
NXB VĂN HÓA THÔNG TIN 6-2014
Ngày nay, những bài thuốc đông y đã trở thành rất hữu hiệu cho nhiều bệnh tật. Không những đề phòng mà còn chữa trị; không phát sinh bệnh mới mà còn có tác dụng lâu dài. Đông y lên ngôi. Người ta tìm đến kênh chữa bệnh an toàn.
 Chữa bệnh bằng phương pháp Đông y hoặc kết hợp giữa Đông và Tây y là một chủ trương đang được đông đảo mọi người quan tâm. Những bài thuốc hay, những vị thuốc đặc trị, những lá, rễ, thân, hoa, quả của nhiều loại cây và một số động vật có thể chữa được những bệnh nan y mà Tây y nhiều khi không hiệu nghiệm bằng hoặc có lúc đã phải bó tay.
Quyển sách này giới thiệu với bạn đọc hơn 600 loại bệnh, trong đó nhiều bệnh lại có hàng chục bài thuốc để chữa trị. 
Tôi trích lại đây 2 bài thuốc mà tôi đã áp dụng:
Chương X - Những bài thuốc chữa bệnh Tâm thần và Thần kinh:
Trang 640: Bài 73: Chủ trị: Nhức đầu do thần kinh, đau ở 1 bên đầu:
Thương nhĩ tử (sao), Đại hoàng, mỗi vị 9g, Long đàm thảo, Hạ khô thảo, Sinh địa, Vỏ trắng cây Dâu, Mỗi vị 6g, Cúc hoa, Khương hoạt, mỗi vị 3g. Mộc tặc, Phòng phong, Mỗi vị 4,5g. Thiền thoái 5g. Sắc uống, ngày 1 thang.
Sau khi uống thì đi ngoài nhưng không hề gì. Nếu đi ngoài bình thường thì có thể dùng ít hoặc không dùng Đại hoàng. Thông thường chỉ dùng 1-3 lần là khỏi.
Trang 649: Bài thuốc  22 -  Chủ trị: Chóng mặt, ù tai, tai điếc, hoa mắt, nhìn như sương mù:
Thạch quyết minh (tươi, sắc  trước), 40g, Câu đằng 20g, Sinh địa. Trần bì, Thạch lộc, Phục linh, Màn kinh tử. Mỗi vị 15g. Quyết minh tử, Cốc tinh thảo, Bản hạ, Cúc hoa, Bạch tật lê, Địa cốt bì, Dạ minh sa. Mỗi vị 10g. Cam thảo 5g. Sắc uống, ngày 1 thang.

 Hung dan manh  19:55 


1 nhận xét: