THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ: BÀI SỐ 46 – MỠ MÁU

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2020

BÀI SỐ 46 – MỠ MÁU

 

46.1. Bệnh mỡ cao hay còn gọi là rối loạn chuyển hóa mỡ máu

Thực chất mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu. Đó là tình trạng tăng nồng độ các chất mỡ trong máu bao gồm Cholesterol toàn phần, cholesterol (LDL), triglyceride, và giảm các Cholesterol tốt như: HDL- cholesterol.

46.2. Ai là người có nguy cơ cao mắc bệnh mỡ máu cao?

Nếu bạn đang có cuộc sống sinh hoạt gặp phải 50% các điệu kiện sau bạn dễ bị mỡ máu cao: Thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh mỡ máu cao.

Bên cạnh đó bệnh mỡ máu cao còn do biến chứng của các bệnh như: đái tháo đường, hội chứng thận hư, tăng urê máu, suy tuyến giáp, bệnh gan, nghiện rượu, uống thuốc tránh thai, một số thuốc tim mạch như thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazid. (chiếm khoảng 10% nguyên nhân gây bệnh mỡ máu cao)

46.3. Bệnh mỡ máu cao có gây chết người không?

Câu trả lời là có nếu mỡ máu cao không được điều trị kịp thời.

Bởi mỡ máu cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành các mảng xơ vữa ở thành mạch máu, gây hẹp lòng mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, thiếu máu não… Nặng nề hơn nữa là vỡ các mảng xơ vữa làm lấp mạch não (đột quỵ) hoặc nhồi máu cơ tim có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. Tăng triglyceride sẽ làm gan nhiễm mỡ, đề kháng insulin dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường. Ngoài ra nếu Triglyceride quá cao ( >1000mg/dl) có thể gây ra viêm tuỵ cấp.

Xơ vữa động mạch cản trở lưu thông máu.

46.4. Người gầy có bị mỡ máu cao không?

Người gầy cũng có thể mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Bệnh mỡ máu cao thực chất là tình trạng rối loạn lipit máu. Tình trạng rối loạn này có thể xảy ra với bất kỳ ai, tuy nhiên những người béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người gầy. Người gầy nếu có chế độ ăn uống không lành mạnh: sử dụng rượu bia, hút thuốc, ăn nhiều nội tạng động vật sẽ có khả năng mắc bệnh mỡ máu cao. Chính vì thế người gầy cũng không nên chủ quan, nên đi khám sức khỏe định kỳ để nếu có bệnh có thể phát hiện sớm.

46.5. Bị mỡ máu cao- rối loạn chuyển hóa mỡ máu nên ăn gì?

 Những người bị bệnh mỡ máu cao nên ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp như rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn… Đặc biệt là nên ăn những loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ. Chỉ có như vậy thì mới làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol.

Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khoẻ và bệnh tim. Kiêng thức ăn có nồng độ chất béo cao, nên ăn những thức ăn ít chất béo như cá, đậu phụ, đỗ tương.

 Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.

Nguyên nhân của hầu hết các bệnh hiện nay đều xuất phát từ những thói quen không tốt của mỗi chúng ta, mà chủ yếu nhất là việc ăn uống không có khoa học. Để phòng và điều trị dứt điểm các căn bệnh, các bác sĩ đều đưa ra lời khuyên trước tiên với các bệnh nhân là phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất. Vậy đối với bệnh mỡ máu cao kiêng ăn gì và nên ăn gì? Sau đây sẽ là lời khuyên cho các bạn khi mắc phải căn bệnh này.

a. Mỡ máu cao kiêng ăn gì?

Có rất nhiều thực phẩm mà chúng ta đã và đang sử dụng hàng ngày có thể làm tăng mỡ trong máu và có thể làm giảm lượng mỡ trong máu. Những người có lượng mỡ trong máu cao quá mức cho phép thì cần chú ý đặc biệt đến chế độ ăn uống để đưa lượng mỡ về mức cân bằng.

Ăn ít các thực phẩm có chất béo

Phần trăm chất béo trong chế độ ăn chỉ được bé hơn 30% đối với những người mắc bệnh mỡ máu cao, để có thể giảm lượng chất béo. Không nên sử dụng mỡ của động vật, thực phẩm chứa rất nhiều chất béo no, các chất là tác nhân gây ra tình trạng tắc động mạch.

Tránh xa các loại đồ ăn có mặt của dầu cọ hay dầu dừa như: bánh kem, socola, kem để uống cà phê,… Đồng thời, không sử dụng các loại bơ thực vật, các đồ ăn chiên rán, mì ăn liền và các thực phẩm sản xuất theo dây chuyền khác. Nếu bạn vẫn muốn sử dụng bơ cho các bữa ăn hàng ngày thì nên chọn bơ thực vật loại mềm.

Tránh ăn liên tục các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như: nội tạng và da các loại động vật, óc lợn, lòng đỏ trứng gà hay chân giò,… và sử dụng giới hạn các loại thịt đỏ.

Bị bệnh mỡ máu kiêng ăn qúa nhiều đồ ngọt, không uống nhiều bia rượu và không hút thuốc lá.

b. Bị mỡ máu cao nên ăn gì?

Để khắc phục tình trạng mỡ trong máu cao việc ưu tiên chế độ ăn nên đặt lên trước tiên. Thay vì sử dụng dầu có chiết xuất từ động vật bạn nên dùng các loại dầu có chiết xuất từ thực vật, ví dụ như: dầu đậu nành, dầu ngô, dầu hướng dương, dầu cải,…

Ăn nhiều rau xanh và trái cây trong các bữa ăn hằng ngày để bổ sung các loại chất xơ, đặc biệt là các chất xơ hòa tan để giảm lượng chất béo và cân bằng lại lượng cholesterol. Đồng thời, ăn nhiều các loại cá để bảo vệ hệ tim mạch.

Uống thật nhiều nước hàng ngày, bạn có thể hãm trà xanh để uống rất tốt cho việc giảm lượng chất béo dư thừa. Ăn nhạt để bảo vệ tim mạch và sức khỏe.

Mỡ trong máu cao nên ăn các loại đồ ăn có tác dụng giảm mỡ như: Hành tây, trà, dầu ngô, nấm hương, gừng, táo, cá chép, cá hồi, nấm hương.

Trên đây là tất cả những thông tin mà người bị mỡ máu cao không nên ăn và nên ăn để cân bằng lại các chất có trong cơ thể. Mong rằng với những gì chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn một phần nào trong vấn đề bảo vệ và nâng cao sức khỏe.

c. Giải pháp toàn diện giúp kiểm soát mỡ máu hiệu quả

Để kiểm soát mỡ máu không bị tăng cao, các bác sĩ khuyên người bệnh kết hợp thay đổi chế độ ăn, tập luyện thể thao thường xuyên và sử dụng các sản phẩm thiên nhiên 100% thảo dược.

Một số chú ý giúp kiểm soát mỡ máu

    - Ăn thịt gia cầm không da và không có mỡ

    - Ăn thịt nạc

    - Ăn các sản phẩm sữa ít chất béo hoặc không có chất béo

    - Tiêu thụ chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn thay vì chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa

    - Ăn thức ăn nướng thay vì thức ăn chiên

    - Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, bốn ngày mỗi tuần

    - Tránh thức ăn nhanh, đồ ăn vặt và thịt chế biến

Bổ sung sản phẩm thiên nhiên giúp cải thiện tình trạng mỡ máu cao hiệu quả.

Bên cạnh thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện như trên, các chuyên gia y tế khuyến khích người bệnh mỡ máu cao nên sử dụng thêm các sản phẩm thiên nhiên với 100% thảo dược. Điều này vừa dễ làm, hiệu quả và rất an toàn cho sức khỏe.

46.6. 10 bài thuốc nam chữa bệnh tăng mỡ máu

Bài 1: Ngưu tất thái lát mỏng 12g, hằng ngày có thể sắc hoặc hãm bằng phích nước nóng, uống thay nước trong ngày.

Bài 2: Vỏ đậu xanh và lá sen tươi, mỗi vị lượng bằng nhau khoảng 10-20g. Cả hai vị thuốc này hợp thang sắc uống hằng ngày thay nước chè. Bạn cũng có thể hãm thuốc bằng phích nước sôi. Có thể chỉ cần dùng một mình vỏ đậu xanh cũng được.

Bài 3: Tỏi tươi sau khi bóc sạch vỏ lụa, bạn có thể nuốt vào trong hoặc sau các bữa ăn, mỗi bữa khoảng 2-3 tép tỏi là vừa, không nên ăn quá nhiều tỏi trong ngày vì tỏi có vị cay nóng. Liều lượng hằng ngày chỉ nên ăn dưới 5g tỏi.

Bài 4: Canh nấm hương, mộc nhĩ: thỉnh thoảng, bạn có thể kết hợp với y thực trị để làm giảm mỡ máu của mình bằng một phương pháp đơn giản: bát canh thịt nấu với nấm hương và mộc nhĩ, cả hai vị lượng bằng nhau, mỗi vị 10g là vừa. Các bà, các chị không khó khăn gì khi giúp các bạn có bát canh như ý!

Bài 5: Mỗi ngày ăn 2 quả trứng gà cũng có tác dụng làm giảm được mỡ máu. Mới nghe tưởng chừng vô lý làm sao khi ai cũng biết trứng gà là một thực phẩm giàu cholesterol, trong khi nhiều thầy thuốc đều có thể khuyến cáo bạn không nên ăn trứng. Nhưng đó lại chỉ là những quan niệm đã lỗi thời, các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng trứng gà như một thứ thuốc để chữa bệnh vữa xơ động mạch trong vài ba năm gần đây. Lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng có tác dụng làm cholesterol không tăng lên trong máu. Cholesterol có lợi (HDL-C) lại có nhiều trong lòng đỏ trứng

Bài 6: Bạn hãy uống mỗi ngày 1-2 cốc sữa đậu nành và ăn các sản phẩm được bào chế từ đậu nành như đậu phụ, tào phớ... chất I flavone có nhiều trong đậu nành có tác dụng làm hạ cholesterol máu, kể cả làm giảm được LDL-C, một cholesterol “xấu” có hại.

Bài 7: Mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen, cả hai thứ đều 10g thêm 5g đường kính. Bạn hãy nấu mộc nhĩ với đường trong 60 phút, ăn cả cái lẫn nước. Nên ăn liên tục 15 ngày là một đợt điều trị. Mỡ máu sẽ hạ là điều chắc chắn.

Bài 8: Mộc nhĩ đen 30g, rau cần tươi 100g, gạo tẻ 30g, đem nấu cháo ăn ngày 1 lần.

Bài 9: Vừng đen 60g, rang thơm, xát vỏ rồi đem nấu chè đường. Nếu có thể thì ăn hằng ngày hoặc để ăn đổi bữa với các bài thuốc, món ăn khác.

Bài 10: Thỉnh thoảng nên ăn thịt ngan, ngỗng hoặc thịt vịt. Món thịt ngan luộc chấm với vừng rang không chỉ là món ăn khoái khẩu của nhiều người mà còn có tác dụng chữa bệnh tim mạch. Trong mỡ máu của các loại gia cầm này có rất nhiều acid oleic và nhiều thành phần tương tự dầu ôliu. Mặt khác, HDL- cholesterol có lợi trong thịt vịt, ngan, ngỗng đã được các nhà khoa học chứng minh là có hàm lượng rất cao. Những lý do trên đã khẳng định tác dụng tốt của thịt vịt, ngan, ngỗng trong điều trị bệnh vữa xơ động mạch.

Mời các bạn xem các bạn Nga biểu diễn Balet, nhạc không bản quyền YouTube.

  Đường liên kết của video

https://youtu.be/PeVhRpWPWZQ

 

 

Đường liên kết của video

https://youtu.be/PeVhRpWPWZQ

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét