Cây lá lốt là vị thuốc trong
dân gian được sử dụng nhiều, đây là vị thuốc chữa đau nhức, tệ thấp khá tốt,
đây cũng là cây gia vị.
Cây lá lốt thường mọc hoang ở nhiều nơi hay được trồng tại các nhà dân dùng làm
gia vị trong những món canh, cây lá lốt cũng là một vị thuốc chữa đau nhức khá
hiệu quả người ta thường dùng dưới dạng cây khô sao vàng hạ thổ sắc nước uống.
Lá Lốt là loại rau quen thuộc trong nhân dân thường dùng để ăn sống như các
loại rau thơm, hoặc dùng làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá lốt
còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô.
Hình ảnh cây lá
lốt
Cây lá lốt được trồng quanh nhà để làm gia vị, còn lá lốt khô được bán là
loại mọc tự nhiên.
Tác dụng cây lá lốt
Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, Cây lá lốt có
tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Còn trong y học cổ truyền
lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán
hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được
dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi
ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng...
Công dụng lá lốt
khô
Tác dụng của lá lốt khá đa dạng và mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu
dùng, gồm:
·
Giảm đau lưng, đau nhức
xương khớp
·
Bệnh phong thấp (đổ mồ
hôi ở tay chân)
·
Giúp giải cảm, ho
·
Hạn chế đau bụng tiêu
chảy
·
Hạn chế bị đau răng
·
Ngừa viêm nhiễm bộ phận
sinh dục ở cả nam và nữ giới
·
Trị mụn nhọt, sưng mủ,
lở loét, tổ đỉa
·
Trị phù thũng do viêm hư
thận
Ngoài ra, sản phẩm lá lốt khô còn có khả năng
·
Cải thiện tình trạng suy
nhược cơ thể
·
Chữa đau lưng, mỏi gối
·
Chữa chứng đầy bụng,
nôn mửa, kiết lỵ
·
Giúp giải độc cho cơ thể
CÁCH DÙNG:
- Mỗi
ngày lấy 10-15gr lá lốt khô rửa
sạch, đun sôi với khoảng nửa lít (0,5 lít) nước hoặc trần sơ qua nước sôi
rồi hãm lấy trà uống.
- Có thể
nấu nước để ngâm tay, chân
- Ngoài
ra, các bạn có thể tham khảo và kết hợp thêm một số dược liệu,
những bài thuốc khác từ các vị lương y.
Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân bằng cây lá lốt
Lá Lốt tươi 30g, rửa sạch, để
ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm
dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực
hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ.
Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7
ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần
nữa.
Chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước
còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối.
Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc Lá Lốt và rễ các cây bưởi
bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng,
sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7
ngày.
Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền
miệng
Lá Lốt,
lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Cách làm: Trước tiên lấy lớp vỏ trong của
cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau
đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại.
Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.
Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay : 30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát
nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi
khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau
khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.
Chữa phù thũng do thận
Lá Lốt 20g, cà gai leo, rễ mỏ quạ,
rễ tầm gai, lá đa lông, cây mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước
còn 150ml, uống trong ngày. Uống sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng
trong 3-5 ngày
Chữa đầu gối sưng đau
Lá Lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm
giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.
Đau bụng do lạnh
Lá Lốt tươi 20g, rửa
sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống
trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.
Chữa phong thấp dùng lá lốt khô 50g
sắc nước uống 7 ngày nghỉ 7 ngày.
Lá lốt thường kết hợp với vị thuốc khác chữa thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp
Lá lốt 20g cây chìa vôi 30g, cây dền gai 20g, cỏ xước 20g, tầm gửi 20g, dây đau xương 20g, cây cỏ ngươi 20g, cốt toái bổ 10g sắc nước uống
BẢO QUẢN:
- Để nơi
thoáng mát, khô ráo và xa tầm tay trẻ em;
- Tránh
ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
*Lưu ý: Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên cẩn trọng khi sử dụng sản
phẩm này (tốt nhất nên hỏi ý kiến các bác sĩ).