THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2024

THÓI QUEN TỐT

 Thói quen tốt về dinh dưỡng, lối sống giúp tăng cường trí nhớ 

 (VTC News) - 

Chuyên gia cho biết, lối sống và cách ăn uống có thể giúp bạn tăng cường trí nhớ.

Trí nhớ là khả năng lưu giữ thông tin từ môi trường ngoài tác động lên cơ thể qua các giác quan, được cơ thể ghi nhận và lưu trữ lại. Nơi lưu trữ thông tin chủ yếu là ở các cấu trúc não, những thông tin này sẽ được cơ thể tái hiện, khai thác, sử dụng trong những trường hợp cần thiết.

Bản chất của trí nhớ chính là việc thành lập đường liên hệ thần kinh tạm thời trên não bộ. Cơ sở sinh lý của trí nhớ chính là quá trình hình thành, lưu giữ, củng cố và khôi phục lại các đường liên hệ thần kinh tạm thời.

Trí nhớ có nhiều loại. Người ta có thể phân loại trí nhớ dựa theo sự hình thành trí nhớ (theo cách phân loại này thì trí nhớ bao gồm: trí nhớ hình tượng, trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ ngôn ngữ - logic), hoặc phân loại trí nhớ dựa theo thời gian tồn tại của trí nhớ (theo cách phân loại này thì trí nhớ bao gồm trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn).

Những yếu tố ảnh hưởng trí nhớ

Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trí nhớ, gồm cả yếu tố ngoại cảnh, môi trường và những bên trong cơ thể. Mặt khác, lượng thông tin, nội dung, hình thức của thông tin tiếp nhận cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp việc hình thành trí nhớ dễ dàng, lâu bền.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh tích cực, sẽ mang lại tình trạng tốt nhất về thể chất và tinh thần.

Thói quen tốt về dinh dưỡng, lối sống giúp tăng cường trí nhớ. 

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng này, chúng ta có thể quên các đồ vật như chìa khóa, lúc thì tìm kính, bút, rồi điện thoại để ở đâu. Hiện tượng này có thể hạn chế được nếu các vật dụng đó luôn được để ngăn nắp, gọn gàng, có một chỗ để quy định. Người ta cũng có thể rèn luyện để có trí nhớ tốt bằng cách lên kế hoạch cho các công việc, sắp xếp, bố trí vật dụng gọn gàng, ngăn nắp.

Để có được trí nhớ tốt, chúng ta cần thúc đẩy cả các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài, cả trong việc rèn luyện duy trì một nếp sống, nếp sinh hoạt ngăn nắp, gọn gàng, sắp xếp công việc khoa học, có kế hoạch.

Chế độ dinh dưỡng tốt cho trí não

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ cung cấp đầy đủ cho cơ thể chúng ta năng lượng, vi chất dinh dưỡng, nhóm chất có hoạt tính sinh hoạt cao, vai trò rất quan trọng cho trí nhớ như: omega-3; omega-6; chất béo phốt pho (phospholipid); các axít a-min.

Chất béo thiết yếu (omega-3 và omega-6): Đây là các chất béo thiết yếu, là nguyên liệu cấu tạo nên tế bào thần kinh. Não còn cần cả chất bão hoà và cholesterol, nhưng vì cơ thể có thể tự tổng hợp được nên không bị thiếu. Riêng omega-3 và omega-6 dễ bị thiếu, vì thế phải đưa từ bên ngoài vào qua đường ăn uống. Các chất béo thiết yếu này có trong các loại cá và hạt nhiều dầu.

Chất béo phốt pho (phospholipid): Đây là người bạn tốt nhất của trí nhớ. Chất béo bao bọc dây thần kinh nên thúc đẩy sẽ dẫn truyền các tín hiệu trơn tru trong não. Mặc dù cơ thể có thể tự tạo phospholipid, nhưng chế độ ăn có thêm chất này vẫn tốt. Phospholipid nhiều trong lòng đỏ trứng và thịt nội tạng.

Axít a-min: Đây là thành phần tạo nên các chất dẫn truyền thần kinh (chất mang tín hiệu từ tế bào thần kinh này sang thế bào thần kinh khác) nên hết sức cần thiết. Những a-xít a-min này có nhiều trong thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành và các loại đậu khác.

Ngoài ra, nhiều loại vi chất dinh dưỡng cũng trực tiếp hay gián tiếp góp phần vào việc tăng cường và duy trì trí nhớ, ví dụ như chất sắt là vi chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu, chúng ta sẽ không thể tiếp thu thông tin tốt nếu cơ thể chúng ta luôn mệt mỏi, buồn ngủ do bệnh thiếu máu dinh dưỡng gây nên.

Hiểu được những yếu tố có liên quan đến việc hình thành và duy trì trí nhớ, chúng ta sẽ có những thay đổi tích cực, đặc biệt là về thói quen dinh dưỡng và lối sống, sao cho luôn duy trì được một tình trạng sức khỏe tốt nhất và tinh thần minh mẫn. Đó là điều kiện cơ bản để giúp bạn có trí nhớ tốt.

BS TRỊNH HỒNG SƠN (Viện Dinh dưỡng)

 

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2024

LAI ZAI RƯỢU BIA

 VTV.vn - Một ly rượu vang hoặc một cốc bia mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong sớm, tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi.

(Ảnh minh họa: Flickr)

Tác hại khôn lường từ lạm dụng rượu bia

Lạm dụng rượu bia, điều gì sẽ xảy ra?

Uống bia nhiều tác hại như uống rượu

Đây là kết quả nghiên cứu được nhóm chuyên gia y tế thuộc nhiều quốc gia thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu từ thói quen sử dụng đồ uống có cồn của hơn 333.000 người tham gia chương trình Điều tra Phỏng vấn Y tế Quốc gia (Mỹ) trong nhiều năm.

Nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng đồ uống có cồn một cách điều độ (tương đương 14 lượt uống/tuần với nam giới và 7 lượt đối với nữ giới) có thể có tác dụng bảo vệ sức khỏe và làm giảm nguy cơ tử vong sớm, giảm nguy cơ bị ung thư. Kết luận này càng củng cố quan niệm, việc sử dụng đồ uống có cồn ở mức độ thấp nên được khuyến khích.

Tuy nhiên, việc lạm dụng đồ uống có cồn, ví dụ  khi nhậu nhẹt chè chén, đã được chứng minh là có liên hệ với nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh tim mạch.

BIA KHÔNG CỒN

Bia không cồn cũng được sản xuất như bia bình thường nhưng nó được thêm giai đoạn loại bỏ bớt cồn trong bia, có thể bằng cách chưng ở nhiệt độ thấp để cồn bay hơi.

Theo cơ chế thì bia lúa mạch mà chưng cất tách cồn thì sẽ không hại gan mà còn ích lợi cho tiêu hóa. So sánh với bia có cồn, bia không cồn sẽ ít gây hại cho gan hơn.

Về việc uống bia không cồn, khi thổi nồng độ cồn, chỉ số có lên không, bác sĩ Minh Đức cho rằng theo nguyên tắc, nếu bia không có cồn thì khi thổi nồng độ cồn sẽ không lên.

Tương tự, bác sĩ CKII Trần Ngọc Lưu Phương - chuyên khoa tiêu hóa - gan mật Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) - cho hay trong bia thường có các thành phần chính là cồn êtylic, nước và phụ gia tạo mùi vị. Bia không cồn được lấy hết cồn ra.

Khi uống bia không cồn, dù với số lượng nhiều cũng không gây say, không ghi nhận có cồn trong máu nên khi thổi, nồng độ cồn không lên.

Bác sĩ Lưu Phương cho biết thêm tác hại của rượu bia đối với sức khỏe người uống là do cồn gây nên. Với bia không cồn thì hầu như không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên người uống thường cảm thấy không ngon, khi chỉ có mùi vị bia nhưng không có cồn.

NƯỚC CÓ GA THÌ SAO?

Ngoài rượu bia, chúng ta có thể vô tình đưa cồn vào cơ thể thông qua một số loại đồ uống khác, như coca-cola hay nước hoa quả lên men. Ngoài ra, việc ăn các thực phẩm có lên men rượu như: sữa chua nếp cẩm, nước trái cây lên men; hoặc các món ăn có sử dụng rượu trong quá trình chế biến (tôm hấp bia, thịt sốt vang…); và các loại hoa quả có hàm lượng đường cao (mít, vải, sầu riêng,...) cũng có thể khiến hơi thở xuất hiện nồng độ cồn, dù chỉ ở mức rất thấp.

Trong khi đó, theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021-NĐ-CP), người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn ở mức trên 0mg/lít khí thở sẽ bị phạt, tức là không có "vùng xanh" như nhiều nước trên thế giới, và mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô ở Việt Nam hiện nay rất cao.

Việc này khiến nhiều tài xế lo ngại nguy cơ bị "dính án" nồng độ cồn oan. Tuy nhiên, không như với rượu bia, hàm lượng cồn (ethanol) do các loại đồ uống và thực phẩm khác tạo nên trong cơ thể rất thấp và dễ bay hơi, nên sẽ biến mất hoàn toàn chỉ sau một thời gian ngắn (15-30 phút).

Nếu thực sự không uống rượu bia trước khi cầm lái, bạn không cần quá lo lắng việc bị oan khi CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn (Ảnh: Nguyễn Hải).

Nồng độ cồn trong máu/khí thở phụ thuộc vào cả các yếu tố, như cân nặng của người uống, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống. Về mặt khoa học, nồng độ cồn, dù ở mức nào cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thần kinh, gây thiếu tỉnh táo, dẫn tới nguy cơ lái xe không an toàn.

Theo tính toán, sau 6-12 giờ vẫn đo được nồng độ cồn trong máu, sau 12-24 giờ vẫn đo được nồng độ cồn trong khí thở, sau 36 giờ vẫn đo được trong nước tiểu, và sau 72 giờ vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.

Với trường hợp nồng độ cồn trong khí thở rất thấp và bạn chắc chắn rằng bản thân không sử dụng rượu bia trong vòng 24 giờ thì có thể nghi ngờ máy đo không chính xác và yêu cầu được kiểm tra lại.

Việc kiểm tra lại nồng độ cồn nên được thực hiện sau khoảng 15-30 phút để đảm bảo hàm lượng ethanol trong khí thở do các loại thực phẩm và đồ uống ngoài bia rượu bay hơi hết. 

Nếu thấy bị oan thì tài xế cũng có thể yêu cầu được kiểm tra lại bằng phương pháp xét nghiệm máu.

 ĐÃ RƯỢU BIA, KHÔNG LÁI XE

Đã là LUẬT thì tất cả TOÀN DÂN phải CHẤP HÀNH!

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2024

TRINH NỮ HOÀNG CUNG

 Trinh nữ hoàng cung là dược liệu quý có nguồn gốc Ấn Độ và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền. Nghiên cứu từ các thử nghiệm cho thấy trinh nữ hoàng cung có nhiều tác dụng sinh học như chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kháng ung thư... Vậy trinh nữ hoàng cung chữa bệnh gì?

1. Tổng quan về cây trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung còn được gọi là Tỏi tơi lá rộng hay Náng lá rộng. Chúng có tên khoa học là Crinum latifolium L, thuộc họ Amarylidaceae. Trinh nữ hoàng cung là loại cây ưa sáng. Vì vậy, chúng thích hợp để trồng ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm và nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng từ 22 – 270C. Tại Việt Nam, dược liệu này được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Nam từ Đà Nẵng trở vào.

Dược liệu trinh nữ hoàng cung thường được sử dụng toàn cây trong y học. Công dụng và cách sử dụng các bộ phận khác nhau như sau:

·         Lá cây được dùng tươi hoặc sao vàng, phơi khô và dùng hãm nước uống.

·         Thân hoa, cán hoa và toàn bộ bông hoa được dùng làm dược liệu trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền.

Nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy dược liệu trinh nữ hoàng cung chứa thành phần hóa học chính là alcaloid và được chia thành 2 nhóm bao gồm:

·         Nhóm alcaloid không chứa dị vòng: latisodin, latisolin, beladin.

·         Nhóm alcaloid có chứa dị vòng: crinafolidin, ambelin, crinafolin...

Phần thân rễ cây có chứa hai loại glucan như sau:

·         Glucan A: Phân tử có chứa 12 đơn vị glucose.

·         Glucan B: Phân tử có chứa 110 đơn vị glucose.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn tìm thấy những thành phần axit amin có trong dược liệu này như: arginin, leucin, valin, phenylamin... Phần thân của cây có chứa các hoạt chất như lycorin, pratorimin, ambelin..

2. Tác dụng dược liệu trinh nữ hoàng cung

Kết quả các thử nghiệm về tác dụng sinh học của cây trinh nữ hoàng cung cho thấy dược liệu này có nhiều tác dụng sinh học như sau:

2.1. Tác dụng ức chế sự phát triển của khối u xơ

Hiện nay, dựa vào công dụng của trinh nữ hoàng cung trong việc ức chế sự phát triển của khối u xơ mà dược liệu này đã được ứng dụng nhiều trong điều trị u xơ cổ tử cung và u nang buồng trứng.

Bên cạnh đó, chiết xuất từ trinh nữ hoàng cung kết hợp với lá đu đủ và củ tam thất tạo nên chế phẩm panacrin có công dụng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.

2.2. Tác dụng kích thích hệ miễn dịch

Tác dụng của dược liệu trinh nữ hoàng cung đối với hệ miễn dịch được các nhà khoa học chứng minh bằng thử nghiệm trên chuột trắng. Chuột trắng được gây khối u rồi cho uống nước chiết từ cây trinh nữ hoàng cung, kết quả cho thấy tế bào lympho T trong máu chuột tăng trưởng nhanh hơn, giúp cơ thể chống lại các tế bào ung thư.

2.3. Tác dụng ức chế tế bào ung thư tiền liệt tuyến

Tác dụng của trinh nữ hoàng cung lên tế bào ung thư tuyến tiền liệt được các nhà khoa học nghiên cứu thử nghiệm trên khối u xơ tiền liệt BHP – 1, PC3 và LNCP. Dịch chiết dược liệu được sử dụng trên các khối u này, kết quả cho thấy các khối u bị ức chế tăng sinh tế bào và tỉ lệ ức chế tăng sinh cao nhất trên u xơ BHP – 1.

Cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh gì ?

2.4. Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh

Nghiên cứu được thực hiện trên chuột bị tiêm chất trymethyltin – loại chất gây độc hại cho hệ thần kinh trung ương. Chuột sau đó được điều trị bằng dịch chiết trinh nữ hoàng cung, kết quả cho thấy dược liệu này có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh ở mức độ trung bình.

2.5. Tác dụng chống oxy hóa

Nghiên cứu từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy dịch chiết dược liệu trinh nữ hoàng cung có chỉ số đo lường khả năng chống oxy hóa ORAC là 1610 ± 150 μmol TE/g. Kết quả cho thấy, dược liệu này có tác dụng chống oxy hóa.

3. Công dụng của trinh nữ hoàng cung trong điều trị

Dựa vào tác dụng của trinh nữ hoàng cung đã được các nhà khoa học chứng minh, dược liệu này được ứng dụng vào điều trị nhiều căn bệnh. Hiện nay không chỉ trong Y Học Cổ Truyền mà Y Học Hiện Đại cũng sử dụng loại thảo dược này trong các đơn thuốc điều trị bệnh. Một số căn bệnh có thể điều trị hiệu quả bằng dược liệu trinh nữ hoàng cung như sau:

3.1. Bài thuốc điều trị viêm phụ khoa

Cây trinh nữ hoàng cung được sử dụng trong điều trị các bệnh như chảy máu âm đạo, rong kinhrối loạn kinh nguyệt, chậm kinh... Bạn có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau:

·         Bài thuốc 1: Công thức gồm lá trinh nữ hoàng cung, rễ cỏ xước, hạ khô thảo, hương tư tử, mỗi vị 20g đem sắc với 1 lít nước đến khi cạn còn một nửa nước. Nước sắc được chia uống 3 lần trong ngày và không được để qua đêm.

·         Bài thuốc 2: Công thức gồm 20g mỗi vị thuốc là trinh nữ hoàng cung, dừa dại, lá sen, ngải cứu tươi, ích mẫu và hương tử. Sắc hỗn hợp với khoảng 1 lít nước đến khi cạn còn một nửa. Nước sắc được chia uống 3 lần trong ngày và không được để qua đêm.

3.2. Bài thuốc điều trị u xơ tiền liệt tuyến

Công dụng của trinh nữ hoàng cung trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Các bài thuốc điều trị căn bệnh này như sau:

·         Bài thuốc 1: Công thức gồm 20g trinh nữ hoàng cung khô, 6g hương tư tử và 12g xa tiền tử. Tất cả cho vào nồi, thêm hai bát con nước và sắc cạn còn khoảng 1 bát thì dừng. Nước sắc được chia uống 2 – 3 lần trong ngày sau bữa ăn.

·         Bài thuốc 2: Bạn dùng khoảng 20g trinh nữ hoàng cung khô đem rửa sạch. Cho dược liệu vào nồi, thêm khoảng 2 bát nước con. Sắc hỗn hợp bằng lửa nhỏ đến cạn còn một nửa thì dừng. Nước sắc được chia uống thành 3 lần trong ngày sau bữa ăn.

3.3. Bài thuốc điều trị ung thư vú

Dược liệu trinh nữ hoàng cung được sử dụng hiệu quả trong điều trị ung thư vú. Bài thuốc điều trị căn bệnh này được thực hiện bằng cách dùng 200g lá trinh nữ hoàng cung đã được phơi khô, sắc dược liệu bằng nồi đất với hai bát nước con đến khi cạn còn khoảng nửa bát thì dừng. Nước sắc được chia thành 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn.

3.4. Bài thuốc điều trị ho, viêm phế quản

Tác dụng của trinh nữ hoàng cung trong điều trị bệnh ho và viêm phế quản được thực hiện qua các bài thuốc sau:

·         Bài thuốc 1: Công thức là sắc với 600ml nước hỗn hợp gồm 20g lá trinh nữ hoàng cung, tang bạch bì, ô phiến và cam thảo dây. Sắc hỗn hợp đến khi cạn còn khoảng 200 ml thì dừng, nước sắc được chia thành 3 lần uống trong ngày uống sau bữa ăn.

·         Bài thuốc 2: Công thức là dùng 20g mỗi vị thuốc bao gồm lá trinh nữ hoàng cung, lá bồng bồng, hương tử, táo chua. Sắc hỗn hợp với 600ml nước bằng nồi đất, sắc đến khi còn khoảng 200ml nước thì dừng. Nước sắc được chia thành 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn.

3.5. Bài thuốc điều trị bệnh dạ dày, tá tràng

Lá cây trinh nữ hoàng cung tươi được dùng trong điều trị bệnh dạ dày, tá tràng. Bài thuốc điều trị căn bệnh này được thực hiện bằng cách dùng lá cây tươi rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ và cho vào nồi, thêm hai bát con nước sạch. Sắc hỗn hợp đến khi đặc còn khoảng nửa bát thì dừng. Nước sắc được chia thành 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn.

3.6. Bài thuốc giảm đau nhức xương

Lá trinh nữ hoàng cung có tác dụng giảm đau nhức xương. Bạn dùng lá dược liệu rửa sạch, cắt nhỏ, phơi sấy khô, đem sao nóng lá dược liệu rồi đắp lên vùng xương khớp bị đau hoặc vùng da bị bầm dập. Sử dụng bài thuốc trên trong 2 – 3 ngày liên tiếp sẽ giúp làm tan vết bầm, giảm cơn đau nhức.

Cây trinh nữ hoàng cung sấy khô hỗ trợ điều trị bênh xương khớp

4. Các lưu ý khi dùng trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung là dược liệu quý với nhiều công dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh. Tuy nhiên, dược liệu này là thuốc và không thể sử dụng tùy tiện hay lạm dụng trong thời gian dài. Khi sử dụng trinh nữ hoàng cung cần lưu ý một số điều sau:

·         Không ăn rau muống khi đang sử dụng trinh nữ hoàng cung.

·         Dược liệu trinh nữ hoàng cung dễ bị nhầm lẫn với một số loại cây khác như hoa lan huệ, cây náng trắng... Vì vậy, bạn cần biết cách phân biệt với các loại cây này tránh trường hợp sử dụng trong điều trị gây ra các tác dụng không mong muốn.

·         Trinh nữ hoàng cung không được sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người suy gan, suy thận.

·         Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt trong trường hợp bạn đang sử dụng các loại thuốc Tây khác thì không được kết hợp cùng với trinh nữ hoàng cung.

·         Bạn không được tùy tiện thay đổi liều lượng các bài thuốc trong suốt quá trình điều trị để tránh làm biến đổi dược tính, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Như vậy, cây trinh nữ hoàng cung là loại dược liệu có nhiều công dụng trong y học, đặc biệt là trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền điều trị các bệnh u xơ tử cung, ung thư vú, viêm đường tiết niệu... Khi đã có được câu trả lời cho câu hỏi, trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? bạn nên cân nhắc sử dụng sao cho đảm bảo sức khỏe và hạn chế những rủi ro không đáng có.

ứng dụng MyVinmec

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2024

Những người không nên uống bột sắn dây

 Từ lâu bột sắn dây đã được biết đến là thực phẩm tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được bột sắn dây. Dưới đây là những tác dụng của bột sắn dây và những người được khuyến cáo không nên uống bột sắn dây.

Tác dụng của bột sắn dây đối với sức khoẻ

Theo y học cổ truyền, tinh bột sắn dây vị ngọt, tính mát, vào được các kinh tỳ, vị và phế.

Bột sắn dây còn có công dụng tán nhiệt, tuyên độc, giải biểu, thấu chẩn, sinh tân dịch, chỉ tả, giải co giật, chỉ khát, giải độc rượu, thoái nhiệt, giải cơ và thăng đề vị khí; thường được dùng để chữa chứng biểu nhiệt, làm cho ra mồ hôi, tiêu độc, chữa đau vai gáy, viêm họng, nhức đầu.

Bột sắn dây tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng uống được.© Được VTC cung cấp

Những người không nên uống bột sắn dây

Bột sắn dây tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể uống được. Báo Thanh Niên dẫn lời Thạc sĩ, bác sĩ Kiều Xuân Thy, Phó trưởng Cơ sở 3, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết những người dưới đây được khuyến cáo không nên dùng bột sắn dây:

  • Người có cơ địa mệt mỏi, hay lạnh tay chân.
  • Người được chẩn đoán âm hư hỏa vượng, thương thực hạ hư.
  • Người đang sốt có cảm giác lạnh.
  • Ở phụ nữ có thai cần được tham vấn bởi bác sĩ chuyên khoa.
  • Trẻ suy dinh dưỡng, người mắc bệnh phong hàn, cảm lạnh, huyết áp thấp không nên uống bột sắn dây

Những điều cần lưu ý khi uống bột sắn dây

Khi sử dụng bột sắn dây thì bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Không nên sử dụng quá nhiều bột sắn dây hay lạm dụng bột sắn dây. Chỉ nên uống 1 lần/ngày hoặc nếu đắp mặt nạ thì 1 - 2 lần/tuần.
  • Không sử dụng bột sắn dây khi còn sống hoặc lúc bụng đói.
  • Khi uống bột sắn dây thì không nên cho quá nhiều đường.
  • Lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua bột sắn dây nguyên chất, không trộn lẫn tạp chất.
  • Không kết hợp bột sắn dây với hoa sen, hoa nhài, hoa bưởi và mật ong vì có thể gây chướng bụng, đầy hơi.

Trên đây là những người được khuyến cáo không nên uống bột

sắn dây. Hãy sử dụng bột sắn dây đúng cách nhé.

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2024

Chuối là trái cây bổ dưỡng nhưng không nên ăn cùng những thực phẩm này

 Không ăn chuối với sữa, các sản phẩm từ sữa

Chuối mang nhiều protein, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu khác như magiê, phốt pho, kali, vitamin B, giúp nó trở thành một loại trái cây bổ dưỡng và giúp no lâu.

Tuy nhiên khi kết hợp với chất béo trong sữa và các chất dinh dưỡng khác sẽ làm tăng liều lượng chất dinh dưỡng, gây khó tiêu hóa và có thể gây đầy hơi hoặc khó chịu.

Không ăn chuối cùng với sữa và các sản phẩm từ sữa.© Được VTC cung cấp

Thực phẩm giàu protein

Nhiều người áp dụng chế độ ăn giàu protein, trong đó họ kết hợp thịt hoặc trứng với chuối. Tuy nhiên cách ăn uống này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa.

Khi chuối kết hợp với các protein tiêu hóa chậm có thể gây ra quá trình lên men và tạo khí trong đường tiêu hóa.

Tránh ăn chuối với carbs đã qua chế biến

Ăn chuối cùng với carbohydrate đã qua chế biến như đồ ăn nhẹ có đường hoặc đồ nướng khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột và giảm đột ngột. Điều này có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi và đói ngay sau khi ăn.

Tránh ăn chuối với carbs đã qua chế biến.© Được VTC cung cấp

Chuối xanh

Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng chuối chín thường dễ tiêu hóa, việc kết hợp chúng với chuối xanh hoặc chuối chưa chín sẽ gây khó chịu về tiêu hóa vì chuối xanh chứa nhiều tinh bột kháng tiêu, khó tiêu hóa hơn và gây đầy hơi.

Trái cây họ cam quýt

Kết hợp chuối với các loại trái cây họ cam quýt như chanh, cam hoặc bưởi có thể gây khó tiêu hoặc khó chịu ở một số người. Điều này là do cả chuối và trái cây họ cam quýt đều chứa chất dinh dưỡng có tính axit và sự kết hợp này có thể gây khó chịu cho dạ dày.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2024

4 món ăn cải thiện chức năng gan

 HƯƠNG SƠN (THEO HEALTH)

Rau xanh rất tốt cho gan. Ảnh ghép: HƯƠNG SƠN© Lao Động

Gan có chức năng đào thải độc tố cho cơ thể, việc sử dụng các loại thực phẩm tốt cho gan sẽ giúp kéo dài tuổi thọ gan.

1.Rau xanh

Rau xanh như cải bắp, cải xanh, rau cần tây, rau bina (rau chân vịt) có chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất chống vi khuẩn, giúp thanh lọc gan và giảm căng thẳng cho cơ thể. Rau xanh cũng giàu vitamin và khoáng chất, cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho gan hoạt động hiệu quả.

2.Các loại hạt dinh dưỡng

Hạt chia, hạt lúa mạch, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân,... đều giàu axít béo omega-3 và chất chống oxy hóa, giúp làm giảm viêm nhiễm và hỗ trợ quá trình thanh lọc gan.

3.Trái cây và quả bơ

Trái cây như táo, lê, dưa hấu,... chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ, giúp giảm căng thẳng cho gan và tăng cường chức năng tiêu hóa. Quả bơ chứa chất chống oxy hóa và axít béo không bão hòa, giúp giảm viêm nhiễm và tăng cường chức năng gan.

4.Dầu ăn

Các loại chất béo không bão hòa như dầu olive, dầu hạt lúa mạch, dầu hạt cải đều có thể giúp cải thiện chức năng gan bằng cách giảm viêm nhiễm, hỗ trợ quá trình thanh lọc gan.

Nhớ rằng việc duy trì một chế độ ăn lành mạnh và cân đối, kèm theo việc tập thể dục đều đặn và giảm cân nếu cần, cũng rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe gan.