THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

BÀI 42 UNG THƯ-Những điều cơ bản


42.1. Ung thư là gì?
Ung thư (cancer) là căn bệnh của tế bào, là tên dùng chung để mô tả một nhóm các bệnh phản ảnh những sự thay đổi về sinh sản, tăng trưởng và chức năng của tế bào. Các tế bào bình thường trở nên bất thường (đột biến) và tăng sinh một cách không kiểm soát, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu. Di căn là nguyên nhân gây tử vong chính của ung thư. Những thuật ngữ khác của ung thư là khối u ác tính hoặc tân sinh ác tính (malignant neoplasm).
* Các loại ung thư
Ung thư không chỉ là một bệnh mà là nhiều bệnh. Có hơn 100 loại ung thư khác nhau.
Các tế bào ung thư trong một khối u (bao gồm cả tế bào đã di căn) đều xuất phát từ một tế bào duy nhất phân chia mà thành. Do đó một bệnh ung thư có thể được phân loại theo loại tế bào khởi phát và theo vị trí của tế bào đó.
Khối u
Một khối u xuất phát từ sự tăng sinh bất thường của các tế bào và hình thành nên một thể khối. Các khối u có thể là lành tính hay ác tính. Khối u lành tính không thể lan tràn hay xâm lấn các mô và cơ quan khác. Thường thì các khối u lành tính có thể được cắt bỏ mà không cần phải điều trị gì thêm.
Trái lại, khối u ác tính có thể lan tràn hay xâm lấn các mô và cơ quan khác thông qua hệ bạch huyết hay mạch máu theo một tiến trình được gọi là di căn. Khả năng lan tràn (di căn) của khối u khiến cho các khối u ác tính đe dọa đến tính mạng và khó điều trị.
Đa số các bệnh ung thư đều được gọi theo tên cơ quan hay loại tế bào nơi chúng khởi phát. Ví dụ như, ung thư bắt đầu ở phổi thì được gọi là ung thư phổi. Khi ung thư lan tràn từ địa điểm ban đầu đến một phần khác của cơ thể, thì khối u mới có cùng loại tế bào bất thường và cùng tên như khối u nguyên phát. Thí dụ như, ung thư tuyến tiền liệt lan đến xương là ung thư tuyến tiền liệt di căn (hay ung thư tuyến tiền liệt di căn xương), không phải là ung thư xương, bởi vì ung thư đã khởi phát ở tuyến tiền liệt.
Ung thư có khối u đặc
Khối u đặc là một khối bao gồm các tế bào phát triển bất thường như các ung thư của các vùng sau đây:  
                - Tuyến tụy                - Phổi
                - Dạ dày                     - Thực quản
                - Đầu cổ                     - Thận
                - Trực tràng               - Đại tràng
Các bệnh nhân có các loại khối u này thường bị sụt cân trong suốt tiến trình mắc bệnh. Sụt cân thường là triệu chứng đầu tiên khiến họ đi khám bác sĩ.
 Các bệnh ung thư vú, tuyến tiền liệt, buồng trứng và tử cung cũng đưa đến các khối u đặc. Những người mắc các loại ung thư này thường bị sụt cân trong các giai đoạn trễ của bệnh.
Bệnh ung thư có thể được nhóm lại trong các phân loại lớn hơn:
   - Carcinoma (ung thư biểu mô) – ung thư bắt nguồn trong da hoặc trong các mô lót hay phủ các cơ quan bên trong. Ví dụ như: ung thư da, ung thư cổ tử cung, ung thư  hậu môn, ung thư thực quản, ung thư  gan, ung thư thanh quản, ung thư  thận, ung thư dạ dày, nhiều loại ung thư tinh hoàn và ung thư tuyến giáp.
   - Sarcoma (ung thư mô liên kết) – ung thư bắt nguồn trong xương, sụn, mỡ, cơ, mạch máu hay các mô liên kết khác.
 - Leukemia (bệnh bạch cầu, "bệnh máu trắng") – ung thư bắt nguồn trong mô tạo máu như tủy xương và sản xuất ra một số lượng lớn các tế bào máu bất thường tiến vào dòng máu.
  - Lymphoma và myeloma (u lympho bào, u tủy) – ung thư bắt nguồn trong các tế bào của hệ miễn dịch.
  - Ung thư hệ thần kinh trung ương – ung thư bắt nguồn trong các mô não và tủy sống.
Bệnh nhân có các loại khối u này thường bị sút giảm cân trong suốt tiến trình mắc bệnh. Sụt cân thường là triệu chứng đầu tiên khiến họ đi khám bác sĩ.
Các bệnh ung thư vú, tuyến tiền liệt, buồng trứng và tử cung cũng đưa đến các khối u đặc. Những người mắc các loại ung thư này thường bị sụt cân trong các giai đoạn trễ của bệnh.
         - Ung thư máu
Các bệnh ung thư xảy ra trong máu không hình thành các khối u đặc. Thay vào đó, chúng tạo ra một sự gia tăng bất thường ở một số loại tế bào phát tán khắp các mạch máu, hạch bạch huyết hay tủy xương. Thí dụ như, trong bệnh bạch cầu (leukemia), cơ thể sản sinh một số lượng nhiều các tế bào bạch cầu một cách bất thường. Đôi khi, thuật ngữ khối u lỏng cũng được sử dụng trong bệnh bạch cầu để ám chỉ số lượng gia tăng của các tế bào tuần hoàn bất thường. Các khối u hạch bạch huyết  (lymphoma) được xem là các ung thư máu mặc dù chúng có thể hiện diện như một thể khối rõ ràng. Bệnh nhân với các khối u lỏng có thể phát triển sụt cân khi tình trạng bệnh và liệu trình điều trị tiến triển.
42.2. Nguyên nhân ung thư
Ung thư xuất phát từ một tế bào đơn lẻ, đơn vị cơ bản của sự sống. Sự chuyển dạng từ một tế bào bình thường thành một tế bào ung thư là một quá trình nhiều giai đoạn, từ một tổn thương tiền ung thư đến khối u ác tình. Những thay đổi này là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố di truyền của một người và ba loại tác nhân bên ngoài, bao gồm:   
    + Các tác nhân sinh ung vật lý, như tia cực tím và bức xạ ion hóa;
  + Các tác nhân sinh ung hóa học, như a-mi-ăng (asbestos), các thành phần của khói thuốc lá, aflatoxin (một chất nhiễm bẩn thức ăn), và arsenic (một chất nhiễm bẩn nước uống); và
  + Các tác nhân sinh ung sinh học, như nhiễm trùng một số virus, vi khuẩn hay ký sinh trùng
 WHO công bố có tới 116 nguyên nhân gây Ung thư, nhưng theo tôi, gộp lại, có năm nguyên nhân chính:
        1.Do hóa chất: Những người làm công tác liên quan tới hóa chất, kho tàng có hóa chất mà trang bị BHLĐ không bảo đảm an toàn;
        2.Do môi trường độc hại xung quanh gậm nhấm;
        3.Do lối sống của từng người;
        4.Do Virus;
        5.Do di truyền: có thể ông, bà, bố mẹ bị ung thư di truyền lại con cháu.
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Bệnh ung thư ảnh hưởng đến mọi người bất kể quốc gia, chủng tộc hay tôn giáo. Bệnh ung thư có thể được giảm thiểu và kiểm soát qua việc áp dụng các chiến lược phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư. Nhiều bệnh ung thư có cơ hội chữa lành cao nếu được chẩn đoán ung thư sớm và điều trị đầy đủ.
 Những triệu chứng ung thư thường gặp
1. Ho dai dẳng hoặc khàn tiếng - có thể chỉ ra ung thư phổi.
2. Một sự thay đổi trong sự xuất hiện của một nốt ruồi - có thể có nghĩa là bạn bị ung thư da.
3. Một sự thay đổi liên tục trong thói quen đi ngoài - có thể là một dấu hiệu của ung thư ruột.
4. Một vết loét không lành - phụ thuộc vào nơi bị loét, loét miệng có thể có nghĩa là ung thư miệng.
5. Bị khó nuốt - có thể có nghĩa là một người đang bị ung thư thực quản.
6. Giảm cân không giải thích được - có thể chỉ ra một số dạng ung thư.
7. Thay đổi liên tục trong thói quen tiểu tiện - có thể là một dấu hiệu của ung thư bàng quang và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
8. Đau không rõ nguyên nhân - có thể là một dấu hiệu cảnh báo của nhiều dạng bệnh
9. Đau không giải thích được dai dẳng - tùy thuộc vào nơi, có thể biểu thị nhiều loại ung thư.
10. Chảy máu không rõ nguyên nhân - phụ thuộc vào nơi chảy máu mà có thể là ung thư ruột, ung thư cổ tử cung…
 Những thực phẩm gây ung thư hàng đầu
Hút thuốc, uống rượu
Khói thuốc lá có chứa nhiều chất gây ung thư và hình thành khối u, chẳng hạn như nicotine, benzopyrene, nitrit, thuốc lá, thạch tín, và hydro, bismuth, polonium, v.v…
Có 100 triệu người trên thế giới chết vì hút thuốc lá mỗi năm, trong đó tỷ lệ chết vì ung thư phổi chiếm khoảng 90%.
Ngoài ung thư phổi, hút thuốc lá có thể gây ung thư cổ họng, ung thư miệng, ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư bàng quang, ung thư cổ tử cung.
Lạm dụng rượu lâu dài là nguyên nhân gây ra bệnh xơ gan rồi đến ung thư gan.
Thức uống có ga
Các loại thức uống có gas cũng gây ung thư. Có nhiều chất đường, hóa chất và chất màu. Soda làm acid hóa cơ thể và nuôi dưỡng tế bào ung thư. Chất màu giống caramel trong thức uống có gas và dẫn chất của nó 4-methyllimidazole cũng là chất gây ung thư.
Nước bị ô nhiễm
Nước bị ô nhiễm có chứa chất gây ung thư, các chất thúc đẩy ung thư, chẳng hạn như chất độc trong tảo xanh, axit humic...
Sử dụng thực phẩm có chứa nitrite và sẫm màu
Nếu thường xuyên tiêu thụ thịt bị ô nhiễm có chứa hàm lượng cholesterol – sắc tố đỏ cao, chẳng hạn như: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và nội tạng động vật khác, sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Thực phẩm hun khói và ngâm tẩm cũng chứa chất gây ung thư, thường xuyên ăn rất dễ dẫn đến ung thư dạ dày.
Thực phẩm quá nóng
Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm nóng hơn 60 độ C dễ gây ra viêm niêm mạc miệng, viêm thực quản, viêm dạ dày, tình trạng viêm nhiễm thời gian dài sẽ dẫn đến ung thư.
42.3. Điều trị ung thư
Các liệu pháp điều trị ung thư có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với nhau. Loại điều trị tùy thuộc vào vị trí ung thư, mức độ lan, tuổi và tổng trạng sức khỏe của bệnh nhân, các chọn lựa điều trị sẵn có và các mục tiêu cho việc điều trị. Các loại điều trị phổ biến nhất là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
 - Phẫu thuật
Nhiều tiến bộ đã được tạo ra trong điều trị ung thư, nhưng việc loại bỏ các khối u ác tính qua phẫu thuật vẫn là liệu pháp “cứu chữa” chủ yếu đối với đa phần các khối u đặc.
 - Xạ trị     
Trong xạ trị, một chùm tia phóng xạ được nhắm vào vị trí của khối u. Vị trí của khối u bị bắn phá bằng phóng xạ trong thời gian vài phút trong một loạt các đợt điều trị, thường kéo dài liên tục trong vài tuần. Mục tiêu là phá hỏng DNA của các tế bào thuộc khối u, hủy diệt chúng khi chúng đang cố gắng sản sinh, trong khi gây tổn hại tối thiểu cho mô bình thường ở chung quanh.
   - Hóa trị
Hóa trị liên quan đến việc sử dụng các thuốc chống ung thư, và giống như xạ trị, sẽ hủy diệt các tế bào ung thư bằng cách làm tổn hại DNA của chúng. Bệnh nhân tiếp nhận các thuốc hóa trị qua đường uống hoặc truyền qua tĩnh mạch. Tùy loại, vị trí và giai đoạn của bệnh ung thư, bệnh nhân có thể phải điều trị hàng tuần hay hàng tháng. Hóa trị là một điều trị toàn thân tác động đến toàn bộ các tế bào đang phát triển nhanh. Điều này bao gồm các tế bào của khối u và các tế bào bình thường như các tế bào ở nang tóc và ở đường tiêu hóa. Điều này gây ra các tác dụng phụ, như bị rụng tóc và tiêu chảy thường gặp trong hóa trị.
  - Điều trị kết hợp
Đôi khi các biện pháp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị có thể được kết hợp để điều trị tốt hơn một ung thư cụ thể. Chẳng hạn như, xạ trị có thể được sử dụng trước để làm thu nhỏ khối u, khiến các bác sĩ dễ dàng hơn trong việc phẫu thuật cắt bỏ nó. Hay, hóa trị có thể được sử dụng cùng với xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư có thể đã vượt ra ngoài khối u.
  - Y học Hỗ trợ và Thay thế
(Complementary and Alternative Medicine - CAM)
CAM là sự áp dụng y học cổ truyền. Y học cổ truyền là các thực hành về sức khỏe, phương pháp, kiến thức và niềm tin kết hợp với các loại thuốc dựa vào cây cỏ, động vật và khoáng chất, các liệu pháp tinh thần, các kỹ thuật và luyện tập tay chân, được áp dụng một mình hay kết hợp với nhau để điều trị, chẩn đoán và ngăn ngừa bệnh tật hay duy trì tình trạng khỏe mạnh. Một số nghiên cứu quốc tế chứng minh rằng gần 30% bệnh nhân mắc bệnh ung thư đã sử dụng CAM. Các liệu pháp phổ biến nhất là các liệu pháp thảo dược, thiền và các kỹ thuật thư giãn.
 Những hệ lụy của nó
Những phương pháp điều trị ung thư trên đã mang lại một số lợi ích nhất định trong việc điều trị song tác dụng phụ của nó lại gây ra nhiều bất lợi cho người bệnh. Những tác dụng phụ ấy có thể khiến sức khỏe bệnh nhân giảm sút, cơ chế miễn dịch của cơ thể suy yếu, giảm khả năng chống chọi với bệnh tật. Xin nêu một ví dụ: Tác dụng phụ phổ biến của phương pháp hóa trị liệu
     Mệt mỏi: Mệt mỏi là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh nhân ung thư được hóa trị. Sau khi thực hiện hóa trị, cơ thể bệnh nhân thường suy nhược, khó thở, chán ăn, hạn chế hoạt động thể lực.
     Đau đớn: Hóa trị có thể gây đau cho một số vùng trên cơ thể, bao gồm đau đầu, đau cơ, đau bụng, và đau do tổn thương thần kinh, như tê hoặc đau các ngón tay và ngón chân.
     Lở loét trong miệng và cổ họng: Hóa trị có thể gây tổn hại các tế bào lót miệng và cổ họng. Các vết loét thường phát triển từ 5 đến 14 ngày sau khi thực hiện hóa trị. Chúng sẽ được chữa lành hoàn toàn khi điều trị kết thúc. Chính vì vậy, bệnh nhân được điều trị hóa trị nên có chế độ ăn uống không lành mạnh và vệ sinh răng miệng sạch sẽ để giảm nguy cơ lở loét.
    Tiêu chảy hoặc táo bón: Trong một số trường hợp, hóa trị liệu gây đi tiêu lỏng, chảy nước hoặc táo bón. Khi gặp tình trạng này, người bệnh cần phải kịp thời báo với bác sĩ để điều trị sớm, tránh tình trạng mất nước. Bên cạnh đó, nên uống đủ nước, có chế độ ăn uống cân bằng và vận động hợp lý để tránh xảy ra tình trạng này.
      Buồn nôn và chán ăn: Buồn nôn và ói mửa là một trong những tác dụng phụ đáng sợ nhất của hóa trị, nghiêm trọng hơn nó có thể khiến bệnh nhân phải dừng các đợt hóa trị. Cùng với buồn nôn và nôn, hóa trị gây ra mất cảm giác hương vị, làm mất cảm giác thèm ăn, dẫn đến hấp thu dinh dưỡng kém. Bệnh nhân có thể ăn ít hơn bình thường, không cảm thấy đói, hoặc cảm thấy no sau khi ăn chỉ một lượng nhỏ.
     Rối loạn máu: Hoá trị gây ảnh hưởng đến việc sản xuất các tế bào máu mới trong tủy xương, ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh. Một số loại thuốc gây tổn thương thần kinh, dẫn đến những triệu chứng như ngứa ran, cảm thấy yếu hoặc tê ở bàn tay và bàn chân, mệt mỏi hoặc đau nhức, run rẩy, cứng cổ, nhức đầu, vấn đề thị giác, nghe khó khăn, chậm chạp, vv…
  - Tác dụng phụ lâu dài khi hóa trị
Hầu hết các tác dụng phụ của hóa trị liệu biến mất khi kết thúc điều trị. Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể kéo dài, hoặc phát triển tiếp. Ví dụ, một số loại hóa trị có liên quan đến tổn thương cơ quan thường trực về tim, phổi, gan, thận, hoặc hệ thống sinh sản. Ngoài ra, một số người bệnh sau khi hóa trị còn bị suy giảm chức năng nhận thức (như suy nghĩ, tập trung, và trí nhớ). Người sống sót qua ung thư cũng có nguy cơ cao phát triển thành bệnh ung thư thứ hai sau này. Vì vậy chăm sóc theo dõi là điều cần thiết cho tất cả những người mắc bệnh bao gồm khám sức khỏe thường xuyên và kiểm tra y tế để giám sát phục hồi sau điều trị.

Thày thuốc khuyên gì?
Ung thư là căn bệnh quái ác nhất trên trái đất này, không những cướp đi nhiều sinh mạng nhất, mà còn để lại cho những người sống sót di chứng nặng nề. Vì vậy, những thày thuốc thường khuyên chúng ta ăn nhiều chất xơ, hoa quả, rau xanh an toàn. Không ăn các loại thực phẩm nhiễm khuẩn hoặc nấm mốc. Hạn chế ăn các loại dưa muối, dưa cải, củ cải muối. Các thức ăn nóng, và có dầu mỡ lưu trữ trong các lọ Thủy tinh, thép, sứ. Nên ăn cá, tôm, hải sản, thức ăn chay. Không nên ăn các đồ hộp, xúc xích, paté gan, nội tạng, cũng như các thực phẩm có nhiều chất bảo quản hoặc màu công nghiệp độc hại. Không sử dụng thức uống có cồn (rượu, bia. Rượu thuốc cũng cần sử dụng hạn chế). Tuyệt đối tránh xa nơi có khói thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm, tiếng ồn. Hạn chế sử dụng thịt đỏ vì thực phẩm này có thể kích thích tế bào ung thư tăng trưởng.
Duy trì cân nặng hợp lý. Không để thừa cân hoặc thiếu cân. Béo phì và tiểu đường làm tăng nguy cơ ung thư. Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ung thư như tia tử ngoại, khói thuốc, khói bụi, các hoá chất độc hại… Một số hoá chất sử dụng trong ngành công nghiệp chăm sóc sắc đẹp, in ấn, da giày,… như thuốc nhuộm tóc, sơn móng tay, mực in, chất tạo màu… có chứa nhiều hoá chất tăng nguy cơ ung thư.
Do đó, cần mang bao tay, khẩu trang, tăng cường thông thoáng khí, sử dụng các hệ thống có chức năng lọc không khí và cô lập, phân huỷ các hoá chất gây ung thư này. Sử dụng kem chống nắng, dùng mũ, dù che nắng khi tiếp xúc với tia tử ngoại.
Ngoài tập thể dục điều độ và nhẹ nhàng, sống nơi yên tĩnh, thoáng mát, thư giãn, lạc quan ở nơi có nhiều cây xanh. Chế độ ăn uống đúng bữa, ăn vừa đủ no. Ngủ sớm và đủ 8 giờ mỗi ngày. Yoga, thiền tĩnh tâm, thư giãn, cầu nguyện, làm việc thiện nguyện rất tốt cho sức khỏe. Các thày thuốc còn khuyên ta có tinh thần lạc quan trong việc phòng ngừa và điều trị ung thư. Khi mình lạc quan, hạnh phúc, phấn chấn thì hệ miễn dịch sẽ hoạt động hiệu quả và tiêu diệt ung thư tốt. Khi mình bi quan, buồn, chán đời thì hệ miễn dịch hoạt động yếu, cơ thể sản xuất ra các stress hormone làm kích thích ung thư phát triển.
 Thường xuyên thực hiện định kì các xét nghiệm và chẩn đoán tầm soát ung thư như chụp nhũ ảnh (mammogram), xét nghiệm máu, nội soi ruột, woman well exam, man well exam.
Một số thuốc Tây y giúp phòng ngừa ung thư:
    Curcumin (chiết xuất từ nghệ)
    Resveratrol (chiết xuất từ vỏ nho…)
    Zyflamend (kết hợp nhiều dược chất giúp ngừa ung thư)
    EGCG (chiết xuất từ trà xanh)
Ngoài ra, linh chi và đông trùng hạ thảo (cordyceps) cũng giúp tăng cường sức khoẻ, tăng cường hệ miễn dịch giúp ngừa ung thư.
Ngày nay, Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Clinical and Translational Immunology, thực hiện bởi các tác giả đến từ nhóm Mater Research của Viện nghiên cứu Translational và Đại học Queensland (Úc), rằng, đã nghiên cứu thành công một loại vắcxin mới. Vắc-xin này là một dạng vắc-xin điều trị chứ không phải vắc-xin phòng bệnh. Nó có khả năng điều trị nhiều dạng ung thư máu như bệnh bạch cầu dòng tủy, ung thư hạch không Hodgkin, đa u tủy và bệnh bạch cầu ở trẻ em; cũng như các khối u ác tính trong bệnh ung thư vú, phổi, thận, buồng trứng, tuyến tụy. Hy vọng tương lai không xa, loài người tìm  ra nhiều Vắc-xin mới, chữa trị nhiều căn bệnh ung thư, để ung thư di căn không còn là án tử.
42.4. Bài thuốc đông y phòng chống ung thư

Trong xã hội hiện đại, ung thư trở thành mối lo không chỉ của một vài người. Bên cạnh những nghiên cứu của y học hiện đại, việc sử dụng thảo dược để phòng tránh và chữa bệnh ung thư cũng được nhiều người quan tâm.
Bài thuốc phòng chống bệnh ung thư đã rộ lên từ những năm 90 thế kỷ trước, lan truyền là bài thuốc do tử tù Trung Quốc  để lại. Nó chỉ có 2 vị:
           1- Bạch hoa xà thiệt thảo: 60 gam;
           2- Bán chi liên: 30 gam. Một chút cam thảo (cho dễ uống).
Sắc thuốc bằng ấm sắc thuốc hay ấm nhôm đều được. Đổ 4 bát nước, sắc còn 1 bát. Uống lúc đói là tốt nhất, trước bữa ăn 1 giờ, nếu uống sau bữa ăn, cách 2 giờ. Thang thuốc sắc lại lần thứ 2 để uống vào buổi chiều. Có thể sắc lần thứ 3 để uống thay nước. Nếu thấy phân hồng, nước tiểu đỏ như pha máu là thuốc hiệu nghiệm, bạn hãy uống thang thứ 2, thứ 3….
Người đã mắc bệnh ung thư, kiên trì, chỉ uống tuần một lần cho tới khi khỏi. Người khỏe mạnh cũng uống 1 lần để dự phòng. Bài thuốc không kiêng kỵ bất cứ thứ gì, người khỏe dùng để dự phòng; người bệnh ung thư (tất cả các loại) đều dùng tốt. Biết rằng “vái tứ phương” là phép thử, nhưng biết đâu là phương thuốc thần kỳ cho những ai có lòng tin. Phụ nữ có thai không dùng bài thuốc này.
Một số kinh nghiệm dùng bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo trị các loại ung thư
Bạch hoa xà thiệt thảo và bán chi liên được y học cổ truyền sử dụng để chủ trị các bệnh ung thư từ rất lâu. Ngày nay, một số viện y học dân tộc cũng lấy đây làm 2 vị thuốc chủ lực trong các bài thuốc chữa ung thư.
Tuy nhiên, ung thư có rất nhiều dạng, nhiều vị trí, thể tạng của người bệnh cũng rất khác nhau. Vì thế khi sử dụng 2 vị thuốc này, thầy thuốc thường chẩn bệnh và bốc theo tình trạng bệnh của mỗi người.
Dưới đây là một số bài thuốc có thể chữa các chứng ung thư sử dụng 2 vị thuốc chủ đạo là bán chi liên và bạch hoa xà thiệt thảo được Lương y Hoàng Duy Tân viết trên báo Sức khỏe và đời sống:
- Ung nhọt, u bướu: Bạch hoa xà thiệt thảo 120g, bán biên liên tươi 60g. Sắc uống. Giã nát đắp lên nơi đau
- Ung thư phổi, ung thư trực tràng thời kỳ đầu: Bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên đều 60g, ngày 1 thang. Sắc uống.
- Ung thư phổi:
+ Bạch hoa xà thiệt thảo, bạch mao căn đều 160g tươi. Sắc uống với nước đường.
+ Bạch hoa xà thiệt thảo 50g, bán chi liên, sa sâm, hoài sơn, ngư tinh thảo đều 30g, thiên môn, mạch môn, xuyên bối mẫu, tri mẫu, a giao, tang diệp đều 9g, phục linh 12g, sinh địa 15g, tam thất, cam thảo đều 3g.
Ngày 1 thang sắc uống (sa sâm bạch liên thang).
- Ung thư mũi họng: Bạch hoa xà thiệt thảo, tử thảo, đan sâm đều 30g, bán chi liên, dã bồ đào căn đều 60g, can thiềm bì, cấp tính tử đều 12g, thiên long, bán hạ, cam thảo đều 6g, mã tiền tử 3g. Sắc uống.
- Ung thư xoang hàm trên: Bạch hoa xà thiệt thảo, thạch kiến xuyên, hoàng cầm, bán chi liên, sinh địa, huyền sâm, mẫu lệ (sống) đều 30g, sa sâm, bồ công anh, đại hoàng đều 10g, bạc hà, cúc hoa đều 5 - 10g. Sắc uống.
- Ung thư mũi họng, hạch lymphô cổ to, mũi tắc chảy nước mũi có máu, ho, đờm nhiều, liệt mặt, chất lưỡi tối hoặc đen sạm, rêu dày nhớt, mạch huyền hoạt:
Bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên, bạch mao căn, hoàng cầm, liên kiều, bạch cương tán, hạ khô thảo, triết bối mẫu, thất diệp nhất chi hoa, thổ phục linh, hoàng dược tử đều 12g.
Bán hạ chế gừng, nam tinh lùi, đại kế, tiểu kế đều 8g, bạch anh, đào nhân, ý dĩ, đông qua nhân đều 10 - 16g.
Ngày 1 thang, sắc uống.
- Ung thư thực quản, nuốt khó, lưng ngực đau bỏng rát, miệng khô, họng khô, ngũ tâm phiền nhiệt, đại tiện táo bón, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không rêu, mạch huyền tế sác:
Bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên, sinh địa, bắc sa sâm, nam sa sâm đều 16g, huyền sâm, mạch môn, đương quy, bồ công anh, tỳ bà diệp tươi, lô căn tươi đều 20g, chi tử, bạch anh, hạ khô thảo đều 12g, hoàng liên 8 - 10g.
Sắc uống ngày 1 thang.
- Ung thư gan:
+ Bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên đều 20g, tiểu kim bất hoán, kê cốt thảo đều 15g. Ngày 1 thang sắc uống.
+ Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, chó đẻ răng cưa 30g, cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 2 - 3 lần trong ngày.
- Ung thư dạ dày, trực tràng, thực quản, cổ tử cung và các bệnh u bướu: Bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên, bạch anh, đông quỳ, bán biên liên, trương ương đều 30g. Ngày 1 thang sắc uống.
- Ung thư dạ dày: Bạch hoa xà thiệt thảo 60g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 60g, hạt bo bo 40g, đường đỏ 40g. Sắc uống ngày một thang.
- Ung thư tuỵ: Bạch hoa xà thiệt thảo, thiết thúc diệp, mẫu lệ nung đều 30g, hạ khô thảo, hải tảo, hải đới, đảng sâm, phục linh đều 15g, lậu lô, đương quy, xích thược, bạch truật đều 12g, đan sâm 18g, xuyên luyện tử, uất kim đều 9g. Sắc uống.
- Ung thư bàng quang: Bạch hoa xà thiệt thảo, long quý, xà môi, bạch anh, hải kim sa, thổ phục linh, đăng tâm thảo, uy linh tiên.
- Ung thư bàng quang, trong nước tiểu có máu, tiểu tiện khó, đau tức ở bụng dưới, nước tiểu vàng, rêu lưỡi nhớt khô, mạch huyền hoạt sác:
Bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên đều 15g, bạch anh, thổ phục linh, long đởm thảo, chi tử sao, hoàng cầm, sài hồ, sinh địa, xa tiền thảo, trạch tả đều 12g, mộc thông, biển súc, cù mạch đều 10g, hoạt thạch 20g.
- Ung thư cổ tử cung: Bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên, côn bố, hải tảo, đương quy, tục đoạn đều 24g, toàn yết 6g, ngô công 3 con, bạch thược, hương phụ, phục linh đều 15g, sài hồ 9g. Sắc uống.
- Ung thư cổ tử cung do thấp nhiệt độc thịnh: Bạch hoa xà thiệt thảo, thổ phục linh đều 30g, bán chi liên, thảo hà xa đều 15g, sinh ý dĩ 12g, thương truật, biển súc, xích thược đều 9g, hoàng bá 6g.
- Ung thư cổ tử cung do can thận âm hư: Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, thảo hà xa, hạn liên thảo, hoài sơn đều 15g, sinh địa 12g, tri mẫu, trạch tả đều 9g, hoàng bá 5g.
- Ung thư tiền liệt tuyến:
Bạch hoa xà thiệt thảo, thổ phục linh, xuyên sơn giáp, sinh hoàng kỳ đều 15g, đảng sâm, tiên linh tỳ, kỷ tử, hà thủ ô chế, ngưu tất, thất diệp nhất chi hoa, bạch thược đều 12g.
Nhục thung dung, ba kích, đại hoàng chế, tri mẫu, chích cam thảo đều 6g, hoàng bá sao 10g. Sắc uống.
- Ung thư xương:
Bạch hoa xà thiệt thảo, địa miết trùng, đương quy, từ trường liễu đều 10g, phòng phong, chích cam thảo đều 6g, ngô công 3g, đảng sâm, hoàng kỳ đều 12g, thục địa, kê huyết đằng đều 15g, nhũ hương, một dược đều 9g.
Ngày 1 thang, sắc uống.
- Bột chống ung thư: Bạch hoa xà thiệt thảo, bán chi liên, hoàng kỳ, đương quy. Bột có tác dụng chống ung thư, giải độc, bổ thận nâng cao tính miễn dịch của cơ thể.
  Hiệu quả thực tế của bài thuốc
- Phương thuốc này chủ trị được rất nhiều bệnh ung thư như đã kể trên. Thực tế điều trị cho thấy, các bệnh đáp ứng rất tốt với thuốc và có thể chữa khỏi là các bệnh ung thư dạ dày, ruột, gan, tử cung, vú, não...
Đặc biệt, với bệnh ung thư ruột và dạ dày chỉ cần uống từ 4-5h là có thể cảm nhận được hiệu quả.
- Sau khi uống thuốc nếu thấy đại tiểu tiện có máu, mủ bài tiết ra, đó là dấu hiệu tốt (đối với người bị bệnh nặng).
Đối với người bị bệnh nhẹ, sẽ không thấy có máu mủ bài tiết ra ngoài nhưng sẽ thấy trong người khỏe hẳn ra. Có thể uống thuốc này từ 3 tới 4 tháng mới khỏi hẳn.
 Những lưu ý khi sử dụng bạch hoa xà thiệt thảo và bán chi liên phòng và chữa bệnh ung thư
- Nên uống thuốc vào lúc đói, trước bữa ăn 1h hoặc sau bữa ăn 2h để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Mỗi thang thuốc nên sắc theo đúng hướng dẫn của thấy thuốc, sắc 2 lần để lấy thuốc uống. Để tận dụng hết dưỡng chất của thuốc, nên sắc thêm lần thứ 3 với nhiều nước để uống hàng ngày.
- Có thể phòng bệnh bằng cách uống mỗi tháng một lần.
- Khi uống cần kiên trì và cần làm các xét nghiệm để kiểm chứng hiệu quả của thuốc.
- Phụ nữ có thai không được dùng thang thuốc này.
 Toa thuốc trị nhiều chứng bệnh
 Ung Thư, Máu Cao, Tiểu Đường, Máu có Mỡ
 Đau Gan, Suy Thận, Nhiệt v.v.…
-1 củ ngưu bàng (Các chợ Tàu, Đại Hàn có bán).
-1 củ cà rốt.
-1 củ cải trắng, có nguyên cả củ và cọng to.
-1 nấm đông cô của Nhật Bản (Loại có sọc trắng ngoài vỏ nấm, không phải loại nấm đen).
Cách thức sử dụng: Nồi nấu thuốc loại thuỷ tinh có nắp đậy kín, không được loại kim khí.  Tuỳ nồi lớn nhỏ mà sắc thuốc. Tất cả thuốc thái nhỏ 3 phần thuốc, 7 phần nước lọc.
-Để lửa riu riu cháy nhỏ, nấu một giờ không cạn nước, để nguội vô bình cất tủ lạnh, uống ngày 4 lần, nửa chén cơm sáng, trưa, chiều tối khi bụng đói.
Kiêng cữ uống các loại thuốc, thịt, cá, tôm, cua, và trứng; Không uống rượu, hút thuốc, ăn đồ dầu mỡ xào, chiên nóng.
Bệnh nhẹ thì từ bốn đến sáu tháng, nặng đến một năm thì hết tuyệt.
                            (Hoà thượng Thích Giác Nhiên
           Tổ Đình Minh Đăng Quang -  8752 Westminster Blvd
                                Westmínster C.A. 92683).                                
 Khoai môn – món ăn kỳ diệu hỗ trợ điều trị ung thư
Điều kỳ lạ này không chỉ gây tò mò cho người dân Trung Quốc, mà còn nổi tiếng sang tận Mỹ. Ngôi làng yên bình này chính là Lệ Phố, tỉnh Quảng Tây (TQ).
Người dân trong làng có tuổi thọ khá cao, tổng cộng dân số sinh sống trong làng có 3653 người, và tất cả số họ đều không ai mắc bệnh ung thư.
Hiện tượng đặc biệt này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của một nhóm những nhà khoa học mảng y tế hàng đầu của Mỹ, họ đã cùng với một nhóm nghiên cứu sinh đến đây để tìm kiếm những bí mật.
Nhóm học giả này đã tiến hành nghiên cứu về địa lý môi trường, khí hậu, thói quen ăn uống, và cuối cùng đi đến một giả thiết rằng: Ngôi làng này không có ung thư, đơn giản chỉ vì họ thường ăn khoai môn, chẳng có điều gì khác hơn để có thể làm căn cứ.
Khoai môn cả thế giới đều có, tại sao mỗi người làng Lệ Phố mới phòng được ung thư?
Quả thực, các chuyên gia nghiên cứu này nói rằng, điều đặc biệt là ngôi làng này cách xa thành phố, người dân khá nghèo khổ.
Trong làng hầu như chỉ có duy nhất một nghề là trồng cây khoai môn. Đây cũng là món đặc sản được bán rộng rãi cho khách du lịch ở khu vực Quế Lâm.
Vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, người dân cả làng từ xưa vẫn giữ thói quen ăn khoai môn "của nhà trồng được" vào các bữa sáng.
Trong những bữa ăn phụ khi đi làm ngoài đồng ruộng, họ cũng mang ít khoai môn đi để ăn thêm, chẳng có món ăn nào khác cả.
Liệu khoai môn có phải là thực phẩm phòng ung thư?
Theo tài liệu nghiên cứu tác dụng của thực phẩm trong việc phòng chống ung thư, khoai môn là 1 trong 21 cái tên được nhắc đến.
Chưa có một công trình nghiên cứu riêng lẻ nào khác khẳng định chắc chắn rằng khoai môn có thể phòng được ung thư, nhưng những tác dụng của khoai môn đối với sức khỏe sẽ giúp bạn hiểu về thực phẩm này có liên quan thế nào.
     Khoai môn có tính kiềm
Theo nghiên cứu, có đến 85% người mắc bệnh ung thư có thể chất mang tính axit. Vì thế, duy trì thể chất có tính kiềm yếu sẽ giúp ngăn ngừa ung thư.
Khoai môn chính là thực phẩm có tính kiềm, có thể trung hòa tính axit trong cơ thể, cân bằng axit – kiềm, nhờ đó tế bào ung thư không có môi trường để phát triển.
Ngoài ra, đại bộ phận những thực phẩm có nguồn gốc thực vật, nhiệt lượng thấp như rau, trái cây… hầu như đều là thực phẩm có tính kiềm.
   Khoai môn chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng
Thành phần dinh dưỡng của khoai môn phong phú, đa dạng như protein, canxi, phốt pho, sắt, kali, magiê, natri, carotene, niacin, vitamin C, vitamin B, saponin…
Những chất này giúp tăng cường chức năng miễn dịch, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư hiệu quả, ức chế sự hình thành các khối u rất tốt.
   Khoai môn chứa một loại chất nhầy đặc biệt
Khi bạn gọt khoai môn/khoai sọ tươi có thể cảm thấy chất nhầy này, chúng chứa một chút độc tố nên sẽ gây ngứa cơ thể.
Sau khi cơ thể hấp thụ chất nhầy này sẽ sản xuất globulin miễn dịch, cải thiện sức đề kháng. Điều này đã được khẳng định trong tài liệu về Y dược cổ truyền Trung Quốc.
Chất nhầy saponin và các nguyên tố vi lượng khác có thể giúp cơ thể bổ sung vi chất dinh dưỡng, làm tăng sự thèm ăn và giúp tiêu hóa thuận lợi.
Vì vậy, y học Trung Quốc khẳng định khoai môn có thể bổ sung và điều hòa trung khí trong cơ thể.
Ngày xưa, khoai môn luôn luôn được xem là một món quà của hoàng gia, đặc biệt là các triều đại nhà Thanh (TQ), Hoàng đế Càn Long rất thích ăn.
Trong tài liệu về những thực phẩm ngăn ngừa ung thư của Trung Quốc viết, khoai môn (ở phạm vi bài này nhắc đến bao gồm cả khoai sọ) có vị ngọt tự nhiên, tính bình, có thể tản kết, giải độc và làm mềm thận.
   Phòng tránh và ngăn ngừa ung thư
Trong cuốn sách "Sổ tay sử dụng các món ăn phòng chống ung thư" (实用抗癌药物手册) ghi chép rằng:
"Khoai môn chữa bệnh ung thư tuyến giáp, ung thư gan, ung thư hạch bạch huyết, mỗi ngày dùng 15-30 gram nấu chín rồi ăn".
Trường hợp bệnh nhân mắc các loại ung thư khác nhau, với các hạch bạch huyết hoặc di căn nên ăn khoai môn với một lượng thích hợp để kiểm soát và khống chế sự di căn của các hạch bạch huyết.
Trong nghiên cứu của Y học Trung Quốc cho rằng, khoai môn có thể hỗ trợ điều trị bệnh ruột kết, dạ dày, ruột rộng, táo bón, giải độc, bổ thận, làm tiêu sưng và đau, làm giảm tắc nghẽn dạ dày và lá lách, thông hoạt khí, đờm, và các triệu chứng khác.
Do giá trị dinh dưỡng phong phú có thể tăng cường chức năng miễn dịch, phòng ngừa và điều trị các bệnh ung thư, được sử dụng như là một thực phẩm chủ yếu.
Khoai môn có vai trò lớn trong điều trị hỗ trợ trong phẫu thuật ung thư hoặc xạ trị sau phẫu thuật, hóa trị liệu và phục hồi chức năng.
   Khoai môn giúp tiêu sưng, giải độc
Chất protein và chất nhầy trong khoai môn sau khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ sản xuất globulin miễn dịch, hoặc các kháng thể được gọi là globulin miễn dịch, có thể cải thiện sức đề kháng của cơ thể.
Vì vậy, y học Trung Quốc xem khoai môn là món ăn giải độc của cơ thể, hạn chế nảy sinh mụn nhọt, ức chế và tiêu hủy ung nhọt.
Khoai môn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như luộc, hấp, làm bánh, nấu canh, nấu cháo…
Dù chưa biết câu chuyện về ngôi làng Lệ Phố thoát khỏi ung thư nhờ khoai môn có chính xác hay không nhưng thương hiệu khoai môn Lệ Phố đã nổi tiếng khắp thế giới, đặc biệt là ở Châu Á.
ở Việt Nam, khoai môn cũng được dùng làm khá nhiều thức ăn, và chúng cũng góp phần làm tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống căn bệnh quái ác này.

                                    Tổng hợp từ Health39/NTDTV/Mỹ thực
Mời nghe ông Ngạn - Ái Vân đọc phần cuối Truyện ma - Mây đen2. Chúc vui vẻ.

Đường liên kết của video

https://youtu.be/kPEKkwJahvE





Thứ Ba, 7 tháng 7, 2020

BÀI 39: GAN THẢI ĐỘC CƠ THỂ - HÃY BẢO VỆ GAN



Người Việt Nam bị ung thư gan nhiều nhất thế giới. Phải chăng chúng ta đã lơ là, không quan tâm đến nó?  Bệnh gan có thể diễn tiến âm thầm trong thời gian dài; 50% người mắc bệnh không có triệu chứng, đến khi xuất hiện dấu hiệu có nghĩa bệnh đã nặng.
Nhiệm vụ chính của gan là thải độc. Ngoài việc thải độc ấy, gan còn thực hiện khoảng 500 công việc khác như tạo ra mật - một chất men giúp tiêu hóa thức ăn. Nó cũng có nhiệm vụ hấp thụ những gì bạn ăn, uống và chuyển hóa chúng thành năng lượng và dinh dưỡng. Gan là bộ phận quan trọng số một cho việc tái tạo sức khỏe, làm việc liên tục 24 giờ, không ngừng nghỉ. Gan là cơ quan duy nhất có thể tái sinh khi một phần bị cắt hoặc bị tổn thương. Đó là lý do vì sao bạn có thể hiến tặng một phần gan cho bệnh nhân khác.
39.1- Người to gan, lớn mật, cũng có cái để sợ:
 Gan sợ nấm mốc
Thực phẩm bị nấm mốc thường tạo ra một lượng lớn chất aflatoxin - một loại độc tố và là tác nhân gây ung thư, aflatoxin được chuyển hóa tại gan, gây tổn hại cho gan. Nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm đã bị nấm mốc sẽ làm tăng khả năng xơ gan và cũng dễ gây ra ung thư gan.
Gan sợ rượu
Rượu được giải độc và chuyển hóa hoàn toàn trong gan. Càng uống nhiều rượu thì gan càng bị tổn thương nhiều. Những người uống rượu trong thời gian dài thường dễ bị gan nhiễm mỡ và khả năng bị xơ gan cũng cao hơn, thậm chí còn dễ chuyển biến thành ung thư gan.
Gan sợ dầu mỡ
Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân cũng ngày càng được cải thiện. Bữa ăn hằng ngày phong phú với đủ loại thịt cá, các món chiên xào…, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo sẽ làm tăng gánh nặng cho gan dẫn đến gan tổn thương nhanh hơn.
Gan sợ thuốc tây

Ảnh minh họa
Các loại thuốc khi đi vào cơ thể cũng được chuyển hóa tại gan. Tuy nhiên, gan không thể thanh lọc và hấp thu mọi hoạt chất hóa học trong tân dược. Lượng thuốc tây sử dụng càng nhiều thì gánh nặng cho gan càng lớn. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc tây khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Gan sợ môi trường ô nhiễm
Khói bụi, thuốc lá, chất thải độc hại... làm tế bào gan tổn thương và chức năng giải độc suy giảm. Các yếu tố này có thể dẫn đến ung thư gan, loại ung thư phổ biến thứ 6 và gây tử vong cao thứ hai trên thế giới. Tỷ lệ sống thêm 5 năm của người mắc ung thư gan chỉ khoảng 28%.
Gan sợ thức khuya
Nếu bạn thường xuyên thức khuya thì điều này sẽ gây ảnh hưởng tới quá trình phục hồi gan. Để có một lá gan khỏe mạnh, bạn cần được ngủ đủ giấc mỗi ngày và nên hình thành thói quen ngủ sớm dậy sớm.
39.2- Vậy thì chúng ta phải làm gì?
a- Bạn nên giải độc gan thường xuyên, hàng tháng bằng các bài thuốc dưới đây:
        - Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây ung thư: cà gai leo (thân, rễ, lá) 30g, cây dừa cạn 10g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10g. Tất cả sao vàng, sắc uống hằng ngày một thang.
        - Làm giải rượu: theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100g cà gai leo khô sắc với 400ml nước còn 150ml, uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Hoặc 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Dùng đến khi tỉnh rượu. Các bài thuốc trên sẽ nhanh chóng giúp tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào của gan. Theo kinh nghiệm dân gian tác dụng bảo vệ tế bào gan mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần chà răng hoặc nhấm rễ cà gai leo thì sẽ tránh được say, nếu bị say thì uống nước sắc của rễ hoặc thân lá sẽ nhanh chóng tỉnh rượu.
       - Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan...): 35g rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày, giúp hạ men gan, và giải độc gan rất tốt.
  b- Một số cây chữa bệnh gan
1- Nấm lim xanh
Nấm lim xanh là dược liệu quý được khoa học chứng nhận là có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực, đặc biệt tác dụng của nấm lim xanh được chú ý nhiều nhất đó là tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh gan, tăng cường chức năng gan, giúp phòng tránh một số bệnh về gan.
Cho tới nay đã có rất nhiều người mắc bệnh về gan được điều trị dứt điểm sau khi dùng nấm lim xanh. Trong nấm lim xanh có chứa nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giúp tăng cường khả năng làm việc cho gan, phục hồi tái tạo tế bào gan cực kỳ mạnh mẽ.
Nấm lim xanh còn giúp hệ tiêu hóa và bài tiết, giúp loại bỏ độc tố nhằm giảm thiểu gánh nặng giải độc cho gan, thanh lọc cơ thể, giảm nguy cơ gan bị tổn thương bởi quá trình xử lý độc tố cũng như các tế bào gan có thời gian để tái tạo tế bào gan mới.
Nấm lim xanh còn hạn chế tác hại của nhiều tác nhân gây tổn thương cho gan, sinh u như hóa chất độc hại, tia xạ, các thành phấn có trong một số loại thuốc thuốc gây độc cho gan.
Nấm lim xanh chữa bệnh nóng gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan A,B,C, suy gan, xơ gan, ung thư gan…đều rất hiệu quả.
 2- Xáo tam phân
Xáo tam phân được biết đến là “cây thần dược” trong dân gian. Những nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy xáo tam phân là dược liệu chống ung thư, điều trị bệnh gan rất hiệu quả. Ngoài tác dụng được chú ý nhiều nhất là chống ung thư, xáo tam phân còn có tác dụng giải độc gan, mát gan, thanh nhiệt, hạn chế tác hại của bia rượu đối với gan.
Xáo tam phân đã giúp không ít người mắc bệnh gan trên khắp cả nước vượt qua bệnh tật. Xáo tam phân có tác dụng ức chế viêm gan rất mạnh.
Trong xáo tam phân còn có chứa triterpenoid, các nhà khoa học tại châu Âu cho biết chất này có tác dụng rất rõ rệt trong điều trị bệnh tiểu đường, xơ gan, viêm gan cấp và ung thư gan.
Trường hợp gan nhiễm mỡ, cao men gan, nóng gan, suy gan…khi dùng xáo tam phân đều cho những hiệu quả rất tích cực.
Xào tam phân phơi khô, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. 100 g sắc với 150 ml nước uống hàng ngày. Người đề phòng chỉ dùng 30 g sắc uống là đủ.
Đối với người đã bị xơ gan, u gan dùng 100 g rễ xào tam phân, 30 g nấm lim xanh, 20g lá mãng cầu sắc với 200 ml nước uống hàng ngày, kết hợp ăn nhiều mãng cầu xiêm, cũng có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
  3- Cây an xoa
Cây an xoa được coi là khắc tinh của bệnh gan, cây an xoa có tác dụng kháng viêm, bảo vệ, phục hồi tế bào gan rất tốt. Không những rất hiệu quả trong điều trị ung thư gan, xơ gan cổ trướng, viêm gan B và C, men gan cao…mà cây an xoa còn hiệu quả đối với  cả  trường hợp bị đau lưng, nhức mỏi, da xanh, mất ngủ sử dụng đều rất tốt, những người tim hay mệt uống cây an xoa cũng giảm bớt.
Cây an xoa được ví như một loại thần dược trong điều trị bệnh gan, nó đã đưa không ít người mắc ung thư gan từ cõi chết trở về.
Sau khi dùng cây an xoa vài tháng, những bệnh gan được cải thiện rất nhiều, ăn uống, làm việc khỏe mạnh như người bình thường.
Cách dùng cây an xoa làm thuốc:
1. Dùng độc vị an xoa cho bệnh nhân Ung thư gan                           
Cây an xoa (Thân và lá phơi khô) 100g sắc với 1.5 lít nước, sắc còn 800ml uống trong ngày. Nên uống vào thời điểm sau bữa ăn 20 phút.
2. Dùng cây an xoa kết hợp với cây xạ đen để hỗ trợ điều trị bệnh Ung thư nói chung
Thành phần:
Cây an xoa: 500g
Cách dùng: 
Hai vị trên sắc với 1.5 lít nước, sắc cạn còn 0.8l đến 1 lít nước uống trong ngày.
3. Dùng cây an xoa cho bệnh nhân viêm gan B
Thành phần:
Cây an xoa:           400g
Cây cà gai leo:      400g
Cách dùng:
 Hai vị trên sắc với 1 lít nước, sắc cạn còn 500ml nước uống trong ngày. Bài thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B, tiêu diệt virus viêm gan B.
  Ngoài ra một số dược liệu như diệp hạ châu, cây chó đẻ, cây mầm chầu, cây vọng cách, cây mã đề. …cũng có tác dụng rất tuyệt vời trong điều trị bệnh gan.     
   c- Các danh y chuyên ngành về gan khuyên gì?
Trung Quốc là cái nôi của ngành y học cổ truyền. Hàng ngàn năm tuổi của nền y học ấy đã sinh ra những danh y vĩ đại. Danh y đại sư Đường Do Chí, viện trưởng viện khoa học Trung y; Quốc y đại sư Chu Lương Xuân, chuyên khoa nội y; Quốc y đại sư Chu Trọng Anh; Quốc y đại sư Đặng Thiết Đào. Những danh y thuộc hàng “Bách niên giai lão” của nền y học dân tộc Trung Hoa đã “tiết lộ” các giải pháp cá nhân để hưởng thọ. Chúng ta hãy xem và học tập những bí quyết của họ để bảo vệ gan, bảo vệ sức khỏe chính mình.
  1- Muốn gan khỏe, hãy cởi mở tấm lòng
 Theo quan niệm của Đông y, gan thích sự vui vẻ và ghét sự nóng giận. Nhiều chuyên gia ví von gan cũng giống như những ngọn cỏ xanh, chỉ thích tự do vươn lên mà không muốn bị chèn ép.
Những nghiên cứu Đông y đều cho rằng, khi tâm trạng vui vẻ thoải mái, gan sẽ làm việc tốt, cân bằng. Khi tâm trạng nóng giận, bực tức, gan sẽ mất cân bằng, nóng gan và tắc nghẽn, trì trệ.
 2- Muốn gan khỏe, hãy ăn cháo
Nguyên liệu nấu cháo bao gồm: Hạt sen, lúa mạch, đậu xanh, đậu lăng, táo tàu, tất cả ngâm và rửa sạch, dùng một ít hoàng kỳ đun lấy nước dùng thay cho nước lọc. Cho tất cả nguyên liệu nấu sôi lên, đun nhỏ lửa trong khoảng 40 phút, sau đó cho thêm 1 chút kỷ tử và nấu thêm 10 phút là có thể ăn được. Cháo ăn nóng ấm mỗi ngày 1 bát.
Đây là một bát cháo tổng hợp từ những nguyên liệu quý nhưng lại dễ mua. Khi chúng được kết hợp với nhau làm tăng thêm hương vị, chất này bổ trợ cho chất kia, tạo thành một món cháo dưỡng sinh tốt cho sức khỏe, là “bảo bối dưỡng gan” cho gia đình bạn đấy.
  3- Muốn gan khỏe, phải ngủ thật tốt
Đông y có câu nói nổi tiếng, “người nằm xuống thì máu sẽ về gan”. Thời gian tốt nhất để gan làm việc hiệu quả chính là từ 11h đêm đến 3h sáng. Đây cũng là thời gian gan thực hiện công tác thải độc. Nếu vượt qua thời gian này, việc thải độc sẽ kém hơn.
Vì vậy, muốn chăm sóc gan tốt, hãy đi ngủ trước 11h, tốt nhất là lên giường trong khoảng 10h30 để kịp thời gian ngủ sâu từ 11h. Ngủ càng sâu, sẽ giúp hệ tuần hoàn chuyển máu về gan, giúp gan làm việc trong trạng thái hoàn hảo nhất.
Nhiều sách đông y còn khuyên bạn ngủ tốt ở cả giờ ngọ (11 – 13giờ). Nhớ nhé, dù bạn là ai, làm gì, ở đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào…phải ngủ cho say từ giờ ngọ (11 giờ đến 13 giờ), giờ tý, sửu (từ 11 giờ đêm đến 3 giờ sáng hôm sau). 6 giờ vàng cho gan, cho sức khỏe của bạn.
  4- Muốn gan khỏe, phải tập thể dục
Tập thể dục thì sức khỏe. Những bài tập “Thái cực quyền”, “Vẩy tay chữa bệnh nan y”, “Bát đoạn cầm”…rất có ích với tất cả mọi người. Bài tập dưỡng sinh nhẹ nhàng giúp ta cân bằng giữa thể chất, tinh thần, bảo vệ và chăm sóc gan. Gan quyết định tuổi thọ của bạn. Hãy dành thời gian tập các bài dưỡng sinh, thật đơn giản nhưng chỉ tốt mà thôi.
  d- Cách giải độc gan, đại tràng và thận bạn nên thực hiện mỗi tuần
1.Nước ép cải xoăn, dứa và gừng
Cải xoăn chứa những dưỡng chất quan trọng để các chức năng của thận hoạt động tối đa. Dứa chứa bromelain giúp tiêu hóa trong khi gừng kích thích dòng chảy của mật trong túi mật.
Thành phần cần thiết:
- Nửa cốc dứa
- quả dưa chuột lớn
- 1 bó cải xoăn (bỏ cành)
- Nửa quả chanh
- 1/4 chén gừng
- Nửa cốc bạc hà
Cho tất cả nguyên liệu vào trong máy ép trái cây, trộn đều và ép lấy nước.
2.Nước ép dứa, chanh và lựu
Thành phần cần thiết:
- 3/4 cốc nước ép dứa không đường
- 1 trái chanh
- 1 cốc nước ép quả lựu không đường
- 3 chén nước
Hãy trộn tất cả các thành phần trong một chiếc cốc và thưởng thức nó.
3.Snack rau xanh
Cần tây, củ cải và dưa chuột, hoặc bất kỳ loại rau xanh nào, trộn đều chúng với nhau. Cho thêm dầu ô liu, nước cốt chanh, muối và hạt tiêu. Bạn có thể ăn nhiều món ăn này trong suốt cả ngày.
Nước nho khô
    Nho khô không chỉ là một thực phẩm quý mà còn được sử dụng như là một dược liệu. Cách thực hiện bài thuốc làm sạch gan bằng nho khô rất đơn giản. Chỉ với hai thành phần đơn giản, bạn đã có trong tay chìa khóa bí mật của phương pháp tuyệt vời này.
Nguyên liệu: 1 bát nhỏ nho khô (nên chọn nho khô đen hoặc nâu), 6 cốc nước lọc.
Cách làm:
Rửa sạch nho khô để loại bỏ các tạp chất bẩn.
Đun sôi nước nho khô trong một vài phút.
Đựng hỗn hợp nước nho khô vào một lọ thật sạch và để qua đêm.
Cách sử dụng:
- Ngày hôm sau, khi vừa mới thức dậy và bụng đang rỗng, bạn hãy uống hỗn hợp nước này ngay lúc ấy. Bạn có thể ăn cả nho khô.
- Nằm nghỉ trên giường trong vòng 1-2 giờ, đồng thời chườm ấm ở bên phải bụng. Bạn sẽ thấy những tác động rõ ràng lên gan, cơ thể sẽ khỏe lên trông thấy chỉ sau 2 ngày.
- Bạn hãy thực hiện điều này trong vòng 1 tuần và bạn sẽ cảm nhận sự thay đổi tích cực trong gan của bạn.
Liệu trình sử dụng:
Làm như vậy mỗi tuần 1 lần, trong vòng 1 tháng. Chỉ cần thực hiện 2 lần/ năm đã có thể mang lại cho bạn các kết quả tích cực, giữ cho gan cũng như toàn bộ cơ thể của bạn trong tình trạng tốt.
Lưu ý: Trong quá trình thanh lọc gan bằng nước nho khô, tốt nhất bạn nên tránh xa thói quen ăn các đồ ăn có hại cho cơ thể như đồ ngọt hay các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhất là các loại đồ uống như bia, rượu.
Với công thức này, bạn sẽ thành công trong việc cải thiện lại lá gan của mình! 
Sách đã in “Làm gì để bách niên giai lão” – NXB Hồng Đức – Hà Nội 2018. Có bổ sung. Kính chúc khán, thính, độc giả sức khỏe.
Đường liên kết của video