THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2024

Những lợi ích đáng kinh ngạc của ớt chuông đối với sức khỏe

 Không chỉ là thành phần cho một bữa ăn hỗ trợ giảm cân, các vitamin trong ớt chuông còn giúp bảo vệ tim mạch, tăng cường thị lực, giúp ngủ ngon, tốt cho tiêu hóa, làm sáng da và giảm gãy rụng tóc.

Ớt chuông ít calo, giàu vitamin, rất tốt cho sức khỏe. (Ảnh: iStock)

Ớt chuông là một nguyên liệu thực phẩm khá phổ biến dùng để chế biến nhiều món ăn, đặc biệt là trong các món salad. Nhưng bạn có biết chúng không phải là một loại rau mà thực ra là một loại trái cây không?

Về mặt thực vật học, ớt chuông được phân loại là quả mọng, là loại quả dày thịt và có nhiều hạt.

Ớt chuông thuộc nhóm ớt ít cay (cùng loại với ớt ngọt) nên cũng được gọi là ớt ngọt. Loại trái cây này không tạo ra capsaicin, một hợp chất ưa chất béo, gây ra cảm giác cay nóng cho người dùng giống như các loại ớt khác.

Ít calo, giàu vitamin

Ớt chuông chứa ít calo nhưng rất giàu các vitamin tốt cho cơ thể như vitamin C, vitamin A, vitamin E, vitamin K, folate (vitamin B9), kali, magie…, là thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho một chế độ ăn lành mạnh và tốt cho sức khỏe.

Ớt chuông có nhiều màu sắc khác nhau, phổ biến nhất là màu đỏ, vàng và xanh lục. Hiếm hơn là các loại ớt chuông màu cam, nâu, trắng và tím.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Danielle Crumble Smith (Mỹ), những quả ớt chuông có màu sắc khác nhau sẽ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng không giống nhau, do đó tùy vào màu sắc mỗi quả ớt chuông mà có cách chế biến riêng để tận dụng được hết chất dinh dưỡng của trái cây này.

Ăn ớt chuông màu nào thì tốt nhất?

Theo chuyên gia dinh dưỡng Danielle Crumble Smith, ớt chuông đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất do chúng mất nhiều thời gian để chín hơn, đồng thời hàm lượng vitamin và chất chống oxy hóa cũng lớn hơn hơn các loại ớt chuông màu khác.

Ớt chuông đỏ chứa nhiều vitamin C (75% dinh dưỡng của ớt đỏ là vitamin C, nếu chế biến, 100g ớt đỏ sẽ cung cấp cho cơ thể tầm 100mg vitamin C).

Ớt chuông đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất trong các loại ớt chuông. (Ảnh: Bích Hằng/Vietnam+)

Hàm lượng vitamin A trong ớt chuông đỏ cũng cao hơn do có chứa beta-carotene, chất này cùng với lycopene tạo nên màu sắc cho ớt chuông đỏ.

Trong khi đó, ớt chuông xanh có vị hơi hăng, hàm lượng đường và carbohydrate cũng ít hơn nhưng lại chứa nhiều vitamin A dạng beta caroten có công dụng trong làm đẹp, chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư, tốt cho thị giác, tăng sức đề kháng. Cứ 100g ớt chuông xanh sẽ chứa khoảng 3,5mg beta caroten và do khó ăn sống bởi vị hăng nên ớt xanh thường được làm chín.

Với ớt chuông vàng và cam, về hương vị cũng như hàm lượng dinh dưỡng sẽ nằm ở khoảng giữa ớt đỏ và xanh. Nói chung, theo chuyên gia Danielle Crumble Smith, ớt chuông càng sẫm màu thì càng chứa nhiều chất dinh dưỡng.

Những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

Tăng cường thị lực

Ớt chuông chứa nhiều vitamin A, đây là một chất cần thiết giúp tăng cường thị lực. Theo nghiên cứu, trong một khẩu phần ăn, loại ớt này sẽ cung cấp khoảng 75% hàm lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể giúp cải thiện và phát triển thị giác, hỗ trợ sáng mắt vào ban đêm và ngăn ngừa triệu chứng quáng gà.

Trong ớt chuông cam, đỏ và đặc biệt là ớt chuông xanh chứa nhiều zeaxanthin. Đây là một chất cần thiết giúp bảo vệ điểm vàng tránh khỏi tác động của ánh sáng xanh lên mắt.

Bổ sung và ngăn ngừa bệnh thiếu máu

Trong ớt chuông có chứa sắt - một chất thiết yếu giúp bổ sung và ngăn ngừa bệnh thiếu máu trong cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin C có trong ớt chuông đỏ còn giúp cơ thể chống oxy hóa mạnh mẽ và giúp ruột tăng khả năng hấp thụ sắt.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Những chất oxy hóa mạnh trong ớt chuông sẽ trung hòa và ngăn chặn sự tác động của những gốc tự do làm tổn thương tế bào trong cơ thể, giảm cholesterol xấu trong máu. Nhờ đó, hạn chế nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường type 2, tim mạch, đột quỵ.

Mặt khác, lượng phytonutrients dồi dào trong ớt chuông sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tốt cho người bệnh cao huyết áp, giúp giảm viêm, thải độc, tăng khả năng miễn dịch cùng sự trao đổi chất của những hormone; giúp giảm triệu chứng thở gấp và thư giãn đường hô hấp cho bệnh nhân hen suyễn để giảm thiểu mức độ cùng số lần phát bệnh.

Giúp ngủ ngon

Nhờ sự kết hợp của vitamin B6 và magie, ớt chuông giúp làm giảm căng thẳng thần kinh và lo lắng, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Ngoài ra, vitamin B6 góp phần vào trong quá trình sản sinh melatonin để chất lượng giấc ngủ tốt hơn, hỗ trợ cân bằng “đồng hồ sinh học” của cơ thể.

Đối với phụ nữ, ớt chuông còn có tác dụng làm giảm những triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau nhức, mệt mỏi, tâm trạng thất thường.

Ớt chuông ăn sống là tốt nhất. (Ảnh: iStock)

Tốt cho tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân

Ớt chuông không chứa cholesterol, ít chất béo, ít calo, đồng thời có khả năng sinh nhiệt và tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể nên sẽ giúp bạn đốt cháy được nhiều calorie để giảm cân hơn.

Thêm vào đó, không như những loại ớt khác chứa capsaicin gây nóng trong người, ớt chuông chỉ sinh nhiệt lượng ở mức thích hợp để tăng cường trao đổi chất, nên không gây tăng nhịp tim hoặc huyết áp.

Lượng chất xơ dồi dào thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, bảo vệ ruột khỏi những vi khuẩn có hại, chống nguy cơ ung thư ruột kết, qua đó điều trị hội chứng ruột kích thích và táo bón.

Làm sáng da, giảm gãy rụng tóc

Vì có tính oxy hóa mạnh mẽ và vitamin C giúp thúc đẩy hình thành collagen, từ đó làn da của bạn sẽ được cải thiện săn chắc và khỏe mạnh. Hơn thế nữa, phytonutrients có trong ớt chuông giúp điều trị thâm, mụn trứng cá và nhiễm trùng da hiệu quả.

Ăn ớt chuông mỗi ngày còn giúp giảm tình trạng gãy rụng tóc, giúp tóc thêm chắc khỏe và mềm mượt.

Ăn ớt chuông như thế nào là tốt nhất?

Ớt chuông có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và cách hấp thụ tốt nhất vẫn là ăn sống như trái cây tươi hoặc làm salad với rau củ cho bữa sáng giảm cân.

Ngoài ra có nhiều công thức chế biến ớt chuông thành món ăn hấp dẫn như thịt lợn xào ớt chuông hoặc món gà cay thái hạt lựu với ớt chuông cho bữa trưa; ớt chuông chua ngọt, khoai tây cắt nhỏ xào với ớt chuông cho bữa tối.

Ớt chuông cũng có thể được thêm vào món salsa để tạo màu sắc và hương vị, hoặc thái lát mỏng làm lớp phủ bánh pizza …

Chuyên gia Crumble Smith tư vấn nên sử dụng đa dạng các loại ớt chuông nhiều màu sắc trong chế biến món ăn bởi một số công thức nấu ăn có thể yêu cầu ớt chuông đỏ ngọt hơn, trong khi ớt xanh có thể phù hợp với những công thức khác.

Ngoài ra, các màu sắc của ớt chuông cũng khiến món ăn hấp dẫn hơn về mặt thị giác khiến thực khách cảm thấy ngon miệng hơn.

Tuy nhiên cần lưu ý không nên nấu ớt chuông quá chín bởi nhiệt độ cao sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng vitamin của ớt.

Hình dạng của ớt chuông khiến chúng dễ dàng tích tụ thuốc trừ sâu trên cuống vì vậy khi làm sạch cần cắt bỏ cuống trước khi chế biến./.

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2024

7 MÓN ĂN TRƯỜNG THỌ người Nhật rất thích, chợ Việt bán rất nhiều

 (VTC News) - 

Người Nhật có tuổi thọ trung bình cao và đứng đầu thế giới về 'tuổi thọ khỏe mạnh', dưới đây là những món ăn mà người Nhật rất thích.

Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh

Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn nguồn tờ THS cho biết, người Nhật có chế độ ăn uống rất cân bằng, chứa các loại thực phẩm chủ yếu như cá giàu omega, gạo, ngũ cốc nguyên hạt, đậu phụ, đậu nành, miso, rong biển và rau... Tất cả những thực phẩm này đều chứa ít chất béo bão hòa và đường, giàu vitamin và khoáng chất giúp giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim.

Chế độ ăn uống lành mạnh giúp tỷ lệ béo phì ở Nhật Bản thấp một cách ấn tượng. Theo một nghiên cứu được công bố trên BMJ, những người tuân theo chế độ ăn kiêng được khuyến nghị của chính phủ Nhật Bản có tỷ lệ tử vong thấp hơn 15% so với những người không thực hiện.

Các thực phẩm góp phần nâng cao tuổi thọ

Một số thói quen ăn uống bạn có thể tham khảo từ lối sống của người Nhật Bản

Mướp đắng

Báo Trí Thức trẻ dẫn nguồn tờ Netease cho biết, mướp đắng thường được xào cùng các loại rau khác, là món ăn không thể thiếu trong khẩu phần của người Okinawa. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng, mướp đắng có tác dụng chống lại bệnh tiểu đường mạnh mẽ, đem tới hiệu quả tương đương với các loại thuốc hạ đường huyết.

Bên cạnh đó, mướp đắng cũng như khoai lang, nghệ và rong biển… đều chứa các dưỡng chất làm chậm quá trình tạo ra các gốc tự do ăn mòn.

Đậu hũ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ăn thực phẩm giàu protein thay thế thịt như đậu hũ sẽ có mức cholesterol và chất béo trung tính thấp hơn, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Loại thực phẩm này còn cung cấp chất béo, carbs, axit amin và nhiều loại vitamin, khoáng chất cơ thể cần.

Tỏi

Tỏi là một trong những loại thuốc tự nhiên mạnh nhất mà rất dễ tìm. Người Okinawa sử dụng chúng trong hầu hết các món ăn mỗi ngày.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn tỏi có thể ngăn ngừa hoặc giảm tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến lão hóa, chẳng hạn như xơ vữa động mạch, đột quỵ, ung thư, rối loạn chức năng miễn dịch, lão hóa não, viêm khớp và đục thủy tinh thể…

Đậu hũ và nấm là hai thực phẩm được người Nhật rất yêu thích.

Nghệ

Nghệ là “anh em họ” của gừng, màu vàng, xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn của người Okinawa, có thể dùng làm gia vị hoặc pha trà. Nghệ có tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa và chống viêm mạnh.

Nấm

Người Okinawa sử dụng nhiều loại nấm bổ dưỡng để nấu súp miso, hoặc thêm vào nhiều món ăn. Nhiều loại nấm còn được gọi là một "nhà máy dinh dưỡng thu nhỏ" vì rất giàu vitamin bao gồm acid pantothenic (B5), niacin (B3) và riboflavin (B2), bên cạnh đó là các kim loại như đồng và selen… Ngoài ra nấm còn là nguồn bổ sung hoàn hảo protein, chất xơ, kali, vitamin D, canxi và nhiều vi chất cần thiết cho cơ thể khác nữa.

Loại thực phẩm tự nhiên này có đặc tính kháng khuẩn, góp phần tăng cường hiệu quả của hệ thống miễn dịch và giảm nồng độ cholesterol trong máu. Thường xuyên sử dụng nấm còn có thể phòng ngừa và điều trị một số bệnh như Parkinson, Alzheimer, tăng huyết áp và ung thư.

HẠ AN(Tổng hợp)

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2024

THÓI QUEN TỐT

 Thói quen tốt về dinh dưỡng, lối sống giúp tăng cường trí nhớ 

 (VTC News) - 

Chuyên gia cho biết, lối sống và cách ăn uống có thể giúp bạn tăng cường trí nhớ.

Trí nhớ là khả năng lưu giữ thông tin từ môi trường ngoài tác động lên cơ thể qua các giác quan, được cơ thể ghi nhận và lưu trữ lại. Nơi lưu trữ thông tin chủ yếu là ở các cấu trúc não, những thông tin này sẽ được cơ thể tái hiện, khai thác, sử dụng trong những trường hợp cần thiết.

Bản chất của trí nhớ chính là việc thành lập đường liên hệ thần kinh tạm thời trên não bộ. Cơ sở sinh lý của trí nhớ chính là quá trình hình thành, lưu giữ, củng cố và khôi phục lại các đường liên hệ thần kinh tạm thời.

Trí nhớ có nhiều loại. Người ta có thể phân loại trí nhớ dựa theo sự hình thành trí nhớ (theo cách phân loại này thì trí nhớ bao gồm: trí nhớ hình tượng, trí nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ ngôn ngữ - logic), hoặc phân loại trí nhớ dựa theo thời gian tồn tại của trí nhớ (theo cách phân loại này thì trí nhớ bao gồm trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn).

Những yếu tố ảnh hưởng trí nhớ

Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trí nhớ, gồm cả yếu tố ngoại cảnh, môi trường và những bên trong cơ thể. Mặt khác, lượng thông tin, nội dung, hình thức của thông tin tiếp nhận cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp việc hình thành trí nhớ dễ dàng, lâu bền.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh tích cực, sẽ mang lại tình trạng tốt nhất về thể chất và tinh thần.

Thói quen tốt về dinh dưỡng, lối sống giúp tăng cường trí nhớ. 

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng này, chúng ta có thể quên các đồ vật như chìa khóa, lúc thì tìm kính, bút, rồi điện thoại để ở đâu. Hiện tượng này có thể hạn chế được nếu các vật dụng đó luôn được để ngăn nắp, gọn gàng, có một chỗ để quy định. Người ta cũng có thể rèn luyện để có trí nhớ tốt bằng cách lên kế hoạch cho các công việc, sắp xếp, bố trí vật dụng gọn gàng, ngăn nắp.

Để có được trí nhớ tốt, chúng ta cần thúc đẩy cả các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài, cả trong việc rèn luyện duy trì một nếp sống, nếp sinh hoạt ngăn nắp, gọn gàng, sắp xếp công việc khoa học, có kế hoạch.

Chế độ dinh dưỡng tốt cho trí não

Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ cung cấp đầy đủ cho cơ thể chúng ta năng lượng, vi chất dinh dưỡng, nhóm chất có hoạt tính sinh hoạt cao, vai trò rất quan trọng cho trí nhớ như: omega-3; omega-6; chất béo phốt pho (phospholipid); các axít a-min.

Chất béo thiết yếu (omega-3 và omega-6): Đây là các chất béo thiết yếu, là nguyên liệu cấu tạo nên tế bào thần kinh. Não còn cần cả chất bão hoà và cholesterol, nhưng vì cơ thể có thể tự tổng hợp được nên không bị thiếu. Riêng omega-3 và omega-6 dễ bị thiếu, vì thế phải đưa từ bên ngoài vào qua đường ăn uống. Các chất béo thiết yếu này có trong các loại cá và hạt nhiều dầu.

Chất béo phốt pho (phospholipid): Đây là người bạn tốt nhất của trí nhớ. Chất béo bao bọc dây thần kinh nên thúc đẩy sẽ dẫn truyền các tín hiệu trơn tru trong não. Mặc dù cơ thể có thể tự tạo phospholipid, nhưng chế độ ăn có thêm chất này vẫn tốt. Phospholipid nhiều trong lòng đỏ trứng và thịt nội tạng.

Axít a-min: Đây là thành phần tạo nên các chất dẫn truyền thần kinh (chất mang tín hiệu từ tế bào thần kinh này sang thế bào thần kinh khác) nên hết sức cần thiết. Những a-xít a-min này có nhiều trong thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành và các loại đậu khác.

Ngoài ra, nhiều loại vi chất dinh dưỡng cũng trực tiếp hay gián tiếp góp phần vào việc tăng cường và duy trì trí nhớ, ví dụ như chất sắt là vi chất quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu, chúng ta sẽ không thể tiếp thu thông tin tốt nếu cơ thể chúng ta luôn mệt mỏi, buồn ngủ do bệnh thiếu máu dinh dưỡng gây nên.

Hiểu được những yếu tố có liên quan đến việc hình thành và duy trì trí nhớ, chúng ta sẽ có những thay đổi tích cực, đặc biệt là về thói quen dinh dưỡng và lối sống, sao cho luôn duy trì được một tình trạng sức khỏe tốt nhất và tinh thần minh mẫn. Đó là điều kiện cơ bản để giúp bạn có trí nhớ tốt.

BS TRỊNH HỒNG SƠN (Viện Dinh dưỡng)

 

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2024

LAI ZAI RƯỢU BIA

 VTV.vn - Một ly rượu vang hoặc một cốc bia mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong sớm, tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi.

(Ảnh minh họa: Flickr)

Tác hại khôn lường từ lạm dụng rượu bia

Lạm dụng rượu bia, điều gì sẽ xảy ra?

Uống bia nhiều tác hại như uống rượu

Đây là kết quả nghiên cứu được nhóm chuyên gia y tế thuộc nhiều quốc gia thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu từ thói quen sử dụng đồ uống có cồn của hơn 333.000 người tham gia chương trình Điều tra Phỏng vấn Y tế Quốc gia (Mỹ) trong nhiều năm.

Nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng đồ uống có cồn một cách điều độ (tương đương 14 lượt uống/tuần với nam giới và 7 lượt đối với nữ giới) có thể có tác dụng bảo vệ sức khỏe và làm giảm nguy cơ tử vong sớm, giảm nguy cơ bị ung thư. Kết luận này càng củng cố quan niệm, việc sử dụng đồ uống có cồn ở mức độ thấp nên được khuyến khích.

Tuy nhiên, việc lạm dụng đồ uống có cồn, ví dụ  khi nhậu nhẹt chè chén, đã được chứng minh là có liên hệ với nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có bệnh tim mạch.

BIA KHÔNG CỒN

Bia không cồn cũng được sản xuất như bia bình thường nhưng nó được thêm giai đoạn loại bỏ bớt cồn trong bia, có thể bằng cách chưng ở nhiệt độ thấp để cồn bay hơi.

Theo cơ chế thì bia lúa mạch mà chưng cất tách cồn thì sẽ không hại gan mà còn ích lợi cho tiêu hóa. So sánh với bia có cồn, bia không cồn sẽ ít gây hại cho gan hơn.

Về việc uống bia không cồn, khi thổi nồng độ cồn, chỉ số có lên không, bác sĩ Minh Đức cho rằng theo nguyên tắc, nếu bia không có cồn thì khi thổi nồng độ cồn sẽ không lên.

Tương tự, bác sĩ CKII Trần Ngọc Lưu Phương - chuyên khoa tiêu hóa - gan mật Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) - cho hay trong bia thường có các thành phần chính là cồn êtylic, nước và phụ gia tạo mùi vị. Bia không cồn được lấy hết cồn ra.

Khi uống bia không cồn, dù với số lượng nhiều cũng không gây say, không ghi nhận có cồn trong máu nên khi thổi, nồng độ cồn không lên.

Bác sĩ Lưu Phương cho biết thêm tác hại của rượu bia đối với sức khỏe người uống là do cồn gây nên. Với bia không cồn thì hầu như không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên người uống thường cảm thấy không ngon, khi chỉ có mùi vị bia nhưng không có cồn.

NƯỚC CÓ GA THÌ SAO?

Ngoài rượu bia, chúng ta có thể vô tình đưa cồn vào cơ thể thông qua một số loại đồ uống khác, như coca-cola hay nước hoa quả lên men. Ngoài ra, việc ăn các thực phẩm có lên men rượu như: sữa chua nếp cẩm, nước trái cây lên men; hoặc các món ăn có sử dụng rượu trong quá trình chế biến (tôm hấp bia, thịt sốt vang…); và các loại hoa quả có hàm lượng đường cao (mít, vải, sầu riêng,...) cũng có thể khiến hơi thở xuất hiện nồng độ cồn, dù chỉ ở mức rất thấp.

Trong khi đó, theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021-NĐ-CP), người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn ở mức trên 0mg/lít khí thở sẽ bị phạt, tức là không có "vùng xanh" như nhiều nước trên thế giới, và mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô ở Việt Nam hiện nay rất cao.

Việc này khiến nhiều tài xế lo ngại nguy cơ bị "dính án" nồng độ cồn oan. Tuy nhiên, không như với rượu bia, hàm lượng cồn (ethanol) do các loại đồ uống và thực phẩm khác tạo nên trong cơ thể rất thấp và dễ bay hơi, nên sẽ biến mất hoàn toàn chỉ sau một thời gian ngắn (15-30 phút).

Nếu thực sự không uống rượu bia trước khi cầm lái, bạn không cần quá lo lắng việc bị oan khi CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn (Ảnh: Nguyễn Hải).

Nồng độ cồn trong máu/khí thở phụ thuộc vào cả các yếu tố, như cân nặng của người uống, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống. Về mặt khoa học, nồng độ cồn, dù ở mức nào cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thần kinh, gây thiếu tỉnh táo, dẫn tới nguy cơ lái xe không an toàn.

Theo tính toán, sau 6-12 giờ vẫn đo được nồng độ cồn trong máu, sau 12-24 giờ vẫn đo được nồng độ cồn trong khí thở, sau 36 giờ vẫn đo được trong nước tiểu, và sau 72 giờ vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.

Với trường hợp nồng độ cồn trong khí thở rất thấp và bạn chắc chắn rằng bản thân không sử dụng rượu bia trong vòng 24 giờ thì có thể nghi ngờ máy đo không chính xác và yêu cầu được kiểm tra lại.

Việc kiểm tra lại nồng độ cồn nên được thực hiện sau khoảng 15-30 phút để đảm bảo hàm lượng ethanol trong khí thở do các loại thực phẩm và đồ uống ngoài bia rượu bay hơi hết. 

Nếu thấy bị oan thì tài xế cũng có thể yêu cầu được kiểm tra lại bằng phương pháp xét nghiệm máu.

 ĐÃ RƯỢU BIA, KHÔNG LÁI XE

Đã là LUẬT thì tất cả TOÀN DÂN phải CHẤP HÀNH!

Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2024

TRINH NỮ HOÀNG CUNG

 Trinh nữ hoàng cung là dược liệu quý có nguồn gốc Ấn Độ và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền. Nghiên cứu từ các thử nghiệm cho thấy trinh nữ hoàng cung có nhiều tác dụng sinh học như chống viêm, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kháng ung thư... Vậy trinh nữ hoàng cung chữa bệnh gì?

1. Tổng quan về cây trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung còn được gọi là Tỏi tơi lá rộng hay Náng lá rộng. Chúng có tên khoa học là Crinum latifolium L, thuộc họ Amarylidaceae. Trinh nữ hoàng cung là loại cây ưa sáng. Vì vậy, chúng thích hợp để trồng ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm và nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng từ 22 – 270C. Tại Việt Nam, dược liệu này được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Nam từ Đà Nẵng trở vào.

Dược liệu trinh nữ hoàng cung thường được sử dụng toàn cây trong y học. Công dụng và cách sử dụng các bộ phận khác nhau như sau:

·         Lá cây được dùng tươi hoặc sao vàng, phơi khô và dùng hãm nước uống.

·         Thân hoa, cán hoa và toàn bộ bông hoa được dùng làm dược liệu trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền.

Nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy dược liệu trinh nữ hoàng cung chứa thành phần hóa học chính là alcaloid và được chia thành 2 nhóm bao gồm:

·         Nhóm alcaloid không chứa dị vòng: latisodin, latisolin, beladin.

·         Nhóm alcaloid có chứa dị vòng: crinafolidin, ambelin, crinafolin...

Phần thân rễ cây có chứa hai loại glucan như sau:

·         Glucan A: Phân tử có chứa 12 đơn vị glucose.

·         Glucan B: Phân tử có chứa 110 đơn vị glucose.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn tìm thấy những thành phần axit amin có trong dược liệu này như: arginin, leucin, valin, phenylamin... Phần thân của cây có chứa các hoạt chất như lycorin, pratorimin, ambelin..

2. Tác dụng dược liệu trinh nữ hoàng cung

Kết quả các thử nghiệm về tác dụng sinh học của cây trinh nữ hoàng cung cho thấy dược liệu này có nhiều tác dụng sinh học như sau:

2.1. Tác dụng ức chế sự phát triển của khối u xơ

Hiện nay, dựa vào công dụng của trinh nữ hoàng cung trong việc ức chế sự phát triển của khối u xơ mà dược liệu này đã được ứng dụng nhiều trong điều trị u xơ cổ tử cung và u nang buồng trứng.

Bên cạnh đó, chiết xuất từ trinh nữ hoàng cung kết hợp với lá đu đủ và củ tam thất tạo nên chế phẩm panacrin có công dụng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư.

2.2. Tác dụng kích thích hệ miễn dịch

Tác dụng của dược liệu trinh nữ hoàng cung đối với hệ miễn dịch được các nhà khoa học chứng minh bằng thử nghiệm trên chuột trắng. Chuột trắng được gây khối u rồi cho uống nước chiết từ cây trinh nữ hoàng cung, kết quả cho thấy tế bào lympho T trong máu chuột tăng trưởng nhanh hơn, giúp cơ thể chống lại các tế bào ung thư.

2.3. Tác dụng ức chế tế bào ung thư tiền liệt tuyến

Tác dụng của trinh nữ hoàng cung lên tế bào ung thư tuyến tiền liệt được các nhà khoa học nghiên cứu thử nghiệm trên khối u xơ tiền liệt BHP – 1, PC3 và LNCP. Dịch chiết dược liệu được sử dụng trên các khối u này, kết quả cho thấy các khối u bị ức chế tăng sinh tế bào và tỉ lệ ức chế tăng sinh cao nhất trên u xơ BHP – 1.

Cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh gì ?

2.4. Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh

Nghiên cứu được thực hiện trên chuột bị tiêm chất trymethyltin – loại chất gây độc hại cho hệ thần kinh trung ương. Chuột sau đó được điều trị bằng dịch chiết trinh nữ hoàng cung, kết quả cho thấy dược liệu này có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh ở mức độ trung bình.

2.5. Tác dụng chống oxy hóa

Nghiên cứu từ các thử nghiệm lâm sàng cho thấy dịch chiết dược liệu trinh nữ hoàng cung có chỉ số đo lường khả năng chống oxy hóa ORAC là 1610 ± 150 μmol TE/g. Kết quả cho thấy, dược liệu này có tác dụng chống oxy hóa.

3. Công dụng của trinh nữ hoàng cung trong điều trị

Dựa vào tác dụng của trinh nữ hoàng cung đã được các nhà khoa học chứng minh, dược liệu này được ứng dụng vào điều trị nhiều căn bệnh. Hiện nay không chỉ trong Y Học Cổ Truyền mà Y Học Hiện Đại cũng sử dụng loại thảo dược này trong các đơn thuốc điều trị bệnh. Một số căn bệnh có thể điều trị hiệu quả bằng dược liệu trinh nữ hoàng cung như sau:

3.1. Bài thuốc điều trị viêm phụ khoa

Cây trinh nữ hoàng cung được sử dụng trong điều trị các bệnh như chảy máu âm đạo, rong kinhrối loạn kinh nguyệt, chậm kinh... Bạn có thể sử dụng một trong các bài thuốc sau:

·         Bài thuốc 1: Công thức gồm lá trinh nữ hoàng cung, rễ cỏ xước, hạ khô thảo, hương tư tử, mỗi vị 20g đem sắc với 1 lít nước đến khi cạn còn một nửa nước. Nước sắc được chia uống 3 lần trong ngày và không được để qua đêm.

·         Bài thuốc 2: Công thức gồm 20g mỗi vị thuốc là trinh nữ hoàng cung, dừa dại, lá sen, ngải cứu tươi, ích mẫu và hương tử. Sắc hỗn hợp với khoảng 1 lít nước đến khi cạn còn một nửa. Nước sắc được chia uống 3 lần trong ngày và không được để qua đêm.

3.2. Bài thuốc điều trị u xơ tiền liệt tuyến

Công dụng của trinh nữ hoàng cung trong điều trị ung thư tiền liệt tuyến được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay. Các bài thuốc điều trị căn bệnh này như sau:

·         Bài thuốc 1: Công thức gồm 20g trinh nữ hoàng cung khô, 6g hương tư tử và 12g xa tiền tử. Tất cả cho vào nồi, thêm hai bát con nước và sắc cạn còn khoảng 1 bát thì dừng. Nước sắc được chia uống 2 – 3 lần trong ngày sau bữa ăn.

·         Bài thuốc 2: Bạn dùng khoảng 20g trinh nữ hoàng cung khô đem rửa sạch. Cho dược liệu vào nồi, thêm khoảng 2 bát nước con. Sắc hỗn hợp bằng lửa nhỏ đến cạn còn một nửa thì dừng. Nước sắc được chia uống thành 3 lần trong ngày sau bữa ăn.

3.3. Bài thuốc điều trị ung thư vú

Dược liệu trinh nữ hoàng cung được sử dụng hiệu quả trong điều trị ung thư vú. Bài thuốc điều trị căn bệnh này được thực hiện bằng cách dùng 200g lá trinh nữ hoàng cung đã được phơi khô, sắc dược liệu bằng nồi đất với hai bát nước con đến khi cạn còn khoảng nửa bát thì dừng. Nước sắc được chia thành 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn.

3.4. Bài thuốc điều trị ho, viêm phế quản

Tác dụng của trinh nữ hoàng cung trong điều trị bệnh ho và viêm phế quản được thực hiện qua các bài thuốc sau:

·         Bài thuốc 1: Công thức là sắc với 600ml nước hỗn hợp gồm 20g lá trinh nữ hoàng cung, tang bạch bì, ô phiến và cam thảo dây. Sắc hỗn hợp đến khi cạn còn khoảng 200 ml thì dừng, nước sắc được chia thành 3 lần uống trong ngày uống sau bữa ăn.

·         Bài thuốc 2: Công thức là dùng 20g mỗi vị thuốc bao gồm lá trinh nữ hoàng cung, lá bồng bồng, hương tử, táo chua. Sắc hỗn hợp với 600ml nước bằng nồi đất, sắc đến khi còn khoảng 200ml nước thì dừng. Nước sắc được chia thành 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn.

3.5. Bài thuốc điều trị bệnh dạ dày, tá tràng

Lá cây trinh nữ hoàng cung tươi được dùng trong điều trị bệnh dạ dày, tá tràng. Bài thuốc điều trị căn bệnh này được thực hiện bằng cách dùng lá cây tươi rửa sạch, cắt thành khúc nhỏ và cho vào nồi, thêm hai bát con nước sạch. Sắc hỗn hợp đến khi đặc còn khoảng nửa bát thì dừng. Nước sắc được chia thành 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn.

3.6. Bài thuốc giảm đau nhức xương

Lá trinh nữ hoàng cung có tác dụng giảm đau nhức xương. Bạn dùng lá dược liệu rửa sạch, cắt nhỏ, phơi sấy khô, đem sao nóng lá dược liệu rồi đắp lên vùng xương khớp bị đau hoặc vùng da bị bầm dập. Sử dụng bài thuốc trên trong 2 – 3 ngày liên tiếp sẽ giúp làm tan vết bầm, giảm cơn đau nhức.

Cây trinh nữ hoàng cung sấy khô hỗ trợ điều trị bênh xương khớp

4. Các lưu ý khi dùng trinh nữ hoàng cung

Trinh nữ hoàng cung là dược liệu quý với nhiều công dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh. Tuy nhiên, dược liệu này là thuốc và không thể sử dụng tùy tiện hay lạm dụng trong thời gian dài. Khi sử dụng trinh nữ hoàng cung cần lưu ý một số điều sau:

·         Không ăn rau muống khi đang sử dụng trinh nữ hoàng cung.

·         Dược liệu trinh nữ hoàng cung dễ bị nhầm lẫn với một số loại cây khác như hoa lan huệ, cây náng trắng... Vì vậy, bạn cần biết cách phân biệt với các loại cây này tránh trường hợp sử dụng trong điều trị gây ra các tác dụng không mong muốn.

·         Trinh nữ hoàng cung không được sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người suy gan, suy thận.

·         Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt trong trường hợp bạn đang sử dụng các loại thuốc Tây khác thì không được kết hợp cùng với trinh nữ hoàng cung.

·         Bạn không được tùy tiện thay đổi liều lượng các bài thuốc trong suốt quá trình điều trị để tránh làm biến đổi dược tính, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Như vậy, cây trinh nữ hoàng cung là loại dược liệu có nhiều công dụng trong y học, đặc biệt là trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền điều trị các bệnh u xơ tử cung, ung thư vú, viêm đường tiết niệu... Khi đã có được câu trả lời cho câu hỏi, trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì? bạn nên cân nhắc sử dụng sao cho đảm bảo sức khỏe và hạn chế những rủi ro không đáng có.

ứng dụng MyVinmec