I-
Những trường hợp không được sử dụng dầu gió
Các chuyên gia sức
khỏe cho biết, người dùng có thể xoa dịu cơn đau lưng bằng dầu gió nếu biết sử dụng đúng cách. Dầu gió có
thể giúp làm giảm các triệu chứng đau cơ và cứng khớp một cách hiệu quả. Tuy nhiên,
trong một vài trường hợp, người dùng nên cẩn thận khi dùng dầu gió, không nên
thoa lên vết thương hở hoặc gần mắt...
Ảnh đồ họa: Huyền Mai
Thành phần chính của
dầu gió
Mỗi loại dầu gió có
thể có những thành phần khác nhau, nhưng đa số các sản phẩm dầu gió có những
thành phần sau:
Menthol - một chất làm
mát mang lại cảm giác lạnh trên da, giúp làm tê cơn đau và giảm viêm.
Methyl Salicylate -
một loại chất giảm đau và chống viêm có cấu trúc tương tự như aspirin.
Dầu khuynh diệp - một
loại dầu tự nhiên có tác dụng làm mát da và có thể giúp giảm viêm.
Dầu thông - một loại
dầu tự nhiên có tác dụng làm ấm da và có thể giúp tăng lưu lượng máu.
Long não - một chất
sáp thường được sử dụng trong y học cổ truyền để giảm đau và viêm.
Cơ chế giảm đau của
dầu gió
Dầu gió khi được thoa
lên bề mặt da sẽ thấm qua da và đến các cơ, mô và khớp ở bên dưới. Nhiệt từ dầu
gió làm cho các mạch máu giãn ra, làm tăng lưu lượng máu đến vùng cơ bị đau,
tăng cường ôxy và các chất dinh dưỡng khác được truyền tới mô bị tổn thương.
Việc tăng lưu lượng
máu cũng giúp loại bỏ các độc tố, ví dụ như axit latic bị tích tụ trong cơ, gây
đau và cứng khớp.
Nhiệt tỏa ra giúp các
cơ tổn thương được thư giãn, giảm căng cứng và cải thiện sự linh hoạt của cơ,
khớp. Từ đó, làm giảm co thắt, chuột rút.
Hơn nữa, nhiệt có thể
kích thích sản xuất endorphin - một chất giảm đau tự nhiên của cơ thể.
Endorphin giúp ngăn chặn các tín hiệu đau được truyền tới não.
Như vậy, sử dụng dầu
gió có thể làm giảm đau lưng nếu biết sử dụng đúng cách.
Những lưu ý khi sử
dụng dầu gió
Mặc dù dầu gió có thể
là một biện pháp hiệu quả giúp giảm đau lưng nhưng cần được sử dụng một cách an
toàn. Việc làm dụng dầu gió, chà xát mạnh trên da có thể dẫn đến kích ứng hoặc
bỏng da.
Ngoài ra, sử dụng dầu
gió không nên được sử dụng để thay thế cho các biện pháp điều trị chuyên sâu.
Nhìn chung, dầu gió là một sản phẩm an toàn nhưng người sử dụng cũng cần làm
theo những hướng dẫn trên nhãn và làm đúng theo chỉ dẫn.
Nếu gặp phải tình
trạng đau dữ dội và liên tục, người bệnh nên tìm đến sự thăm khám của các bác
sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và có pháp đồ điều trị hợp lý.
Những trường hợp không
được sử dụng dầu gió
Không thoa lên vùng da
bị tổn thương hoặc bị kích ứng, vết thương hở.
Không bôi gần mắt, mũi
hoặc miệng.
Không sử dụng cho trẻ
em dưới 12 tuổi, trừ khi bác sĩ cho phép.
Không thoa dầu gió nếu
bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong dầu.
Không thoa dầu gió nếu
là phụ nữ mang thai hoặc cho con bú (hoặc cần hỏi rõ ý kiến của bác sĩ)
Cách sử dụng dầu gió
hiệu quả
Làm sạch vùng bị tổn
thương: Trước khi thoa, hãy làm sạch vùng bị đau bằng xà phòng và nước, giúp
loại bỏ bụi bẩn - điều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của dầu gió.
Thoa dầu gió: Thoa một lượng nhỏ lên vùng bị ảnh
hưởng. Không cần bôi quá nhiều, vì điều này có thể gây kích ứng. Massage da cho
đến khi dầu được tệp hoàn toàn vào da.
Rửa tay: Sau khi thoa, hãy nhớ rửa tay thật kỹ để
loại bỏ lượng dầu còn sót lại.
Chờ dầu gió phát huy
tác dụng: Dầu gió thường
mất khoảng 10 - 15 phút để phát huy tác dụng. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy nóng lên
ở vùng vừa được thoa dầu.
Bôi lại nếu cần thiết: Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn, bạn có thể
thoa lại dầu tối đa bốn lần một ngày.
Huyền Mai (theo snugl.co)
II - Dầu gió
trộn cùng giấm trắng có tác dụng gì?
(VTC
News) -
Dầu gió và giấm trắng là những thứ rất phổ biến trong cuộc sống
hàng ngày, hầu như gia đình nào cũng mua dự trữ.
Dầu gió mùi thơm, mang
lại cho bạn cảm giác thoải mái. Khi bị muỗi đốt, bôi một chút dầu gió lên vết
cắn là cách nhiều người hay dùng nhất.
Ngoài công dụng cơ bản
này, dầu gió trộn cùng giấm trắng còn có rất nhiều công dụng thần kỳ mà không
phải ai cũng biết.
Bạn đổ 150ml giấm
trắng vào bình tưới cây loại nhỏ, sau đó nhỏ vào 10 giọt dầu gió, tiếp theo pha
loãng hai thứ này cùng 200ml nước trắng và lắc đều. Dung dịch này sẽ giúp bạn
xử lý các vấn đề phiền não dưới đây.
Hỗn hợp giấm trắng dầu
gió giúp bạn xử lý được nhiều vấn đề khó nhằn. (Nguồn: Sohu)
Khủ mùi hôi trong nhà
vệ sinh
Dù nhà vệ sinh được
dọn dẹp thường xuyên nhưng bồn cầu đôi khi vẫn có mùi hôi khó chịu. Khi đó, bạn
xịt dung dịch này vào bên trong bồn cầu để loại bỏ những mùi hôi khó chịu.
Giấm trắng có cấu trúc
phân tử lớn và dễ bay hơi nên khi phun lên bề mặt đồ vật có thể khử mùi hôi,
kết hợp cùng mùi thơm của dầu gió sẽ khiến mùi trong nhà vệ sinh giảm dần rồi
hết hẳn.
Đuổi côn trùng
Ở mọi ngóc ngách trong
nhà, chúng ta thường thấy nhiều loại côn trùng và kiến trú ngụ. Việc sử dụng
thuốc diệt côn trùng có thể gây ra những mối nguy hại cho sức khỏe.
Chúng ta có thể chuyển
sang cách làm đơn giản là phun dung dịch này lên ngóc ngách hoặc chân đế của
nhiều loại đồ nội thất. Điều này không chỉ làm sạch không khí mà còn xua đuổi
côn trùng hiệu quả và thuận tiện.
Khử mùi hôi của thùng
rác
Nếu thùng rác không
được dọn dẹp kịp thời sẽ tạo ra mùi hôi và sản sinh các côn trùng nhỏ, vi
khuẩn.
Để giải quyết vấn đề
này, chúng ta có thể xịt dung dịch tự chế từ giấm và dầu gió trực tiếp lên
thùng rác. Điều này có thể khử mùi hôi trên thùng rác một cách hiệu quả nhờ
tính khử khuẩn của giấm và tạo mùi thơm từ dầu gió.
Loại bỏ vết keo bám
dính trên đồ vật
Sau khi sử dụng băng
dính hoặc băng dính hai mặt để dán các đồ vật, vết keo khó tẩy có thể còn sót
lại, gây mất thẩm mỹ.
Lúc này, chúng ta xịt
hỗn hợp giấm trắng và dầu gió lên vùng có vết keo, để dung dịch trong vài phút
rồi dùng giẻ lau nhẹ nhàng, vết keo có thể dễ dàng loại bỏ mà không để lại dấu
vết.
Làm sạch không khí
Chúng ta có thể xịt
dung dịch đã chuẩn bị sẵn vào không khí, nó có tác dụng khử mùi khói thuốc
trong nhà một cách hiệu quả và làm cho không khí trong lành hơn. Giấm trắng có
tính axit còn thuốc lá có tính kiềm, việc trung hòa axit-bazơ có thể làm sạch
không khí trong nhà hiệu quả.
Thu Hiền(Nguồn: Sohu)
Một chiếc túi chứa củ
hành tây được tưới ướt bằng dầu gió không chỉ giúp xua đuổi côn trùng mà còn
khử mùi hôi hiệu quả.
Thành phần chính của
dầu gió là tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp, hương nhu, quế, tràm và các chất
chiết xuất từ tinh dầu như menthol, methyl salicylat, camphor... Trong lá khuynh
diệp có citriodiol, chất thường được dùng để sản xuất sản phẩm diệt muỗi. Còn
tinh dầu bạc hà không chỉ hiệu quả trong kháng viêm, kháng khuẩn, làm dịu da mà
còn khiến muỗi phải tránh xa.
Trong khi đó, hành tây
lại là khắc tinh của gián. Khi kết hợp giữa hành tây và dầu gió, sẽ có hiệu quả
tốt trong việc đuổi côn trùng, đặc biệt vào mùa hè với khí hậu ẩm ướt.
Cách
kết hợp hành tây và dầu gió
Hành tây sơ chế sạch,
bóc lớp vỏ khô bên ngoài, bỏ đầu và đuôi củ hành. Thái hành tây thành hạt lựu.
Để tránh cay mắt khi thái hành, nên cắt đôi rồi ngâm vào nước 5-10 phút, sau đó
tiếp tục thái nhỏ.
Lấy một chiếc khẩu
trang dùng một lần, dùng kéo cắt một đầu của khẩu trang. Vì khẩu trang được làm
từ ba lớp vải nên sau khi cắt một đầu rồi tách ra thì nó sẽ giống một chiếc
túi.
Bọc hành tây đã cắt
vào khẩu trang, sau đó nhỏ dầu gió lên. Số lượng dầu nhỏ vào hành tùy theo sở
thích nhưng không nên quá đậm đặc. Cuối cùng buộc túi lại.
- Đuổi muỗi:
Mùi hành tây rất nồng
và dầu gió cũng vậy. Vì vậy, có thể dùng túi đựng hỗn hợp hai nguyên liệu này
để đuổi muỗi.
Có thể làm số lượng
nhiều rồi đặt những chiếc túi này ở nơi có nhiều muỗi như cửa sổ, cửa ra vào,
gầm giường. Mùi tiết ra từ hành tây và tinh dầu sẽ khiến muỗi sợ hãi, bạn có
thể đi ngủ mà không cần đóng cửa sổ. Việc chế tạo chiếc túi chống muỗi này vừa
đơn giản, lại tiết kiệm.
- Khử mùi hôi
nhà tắm:
Đặt túi hành tây và
dầu gió trong phòng tắm giúp khử mùi hôi hiệu quả. Không những vậy còn giúp xua
đuổi các loại côn trùng nhỏ thường lui tới khu vực này, cũng như là "khắc
tinh" của kiến, gián hay muỗi.
- Lưu ý: Mặc dù sự kết hợp giữa hành tây và dầu gió
có nhiều ưu điểm nhưng khi sử dụng vẫn cần chú ý:
+ Nhiều người có thể
bị dị ứng với hành tây và tinh dầu. Bởi vậy trước khi sử dụng nên kiểm tra da
để đảm bảo không có phản ứng bất lợi xảy ra.
+ Không dùng quá liều
khi sử dụng nhằm tránh gây cảm giác khó chịu do mùi quá nồng.
+ Đặt xa tầm tay trẻ
em, tránh vô tình ăn phải hoặc chạm vào.
Trang Vy (Theo sohu)