THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2024

Dự đoán tuổi thọ ngắn dài dựa vào 4 chi tiết trên gương mặt

 Câu chuyện của Hằng Trần

Muốn biết tuổi thọ của bản thân, bạn hãy quan sát làn da, đôi môi, nếp nhăn... trên gương mặt mình.

Ảnh: Pinterest© Được Ngoi sao cung cấp

Giáo sư Karl Christensen của Đại học Nam Đan Mạch đã dẫn đầu nhóm nghiên cứu chọn ra 1.826 cặp song sinh trên 70 tuổi và theo dõi họ trong 7 năm. Trong số 675 người đã qua đời, nhóm nghiên cứu tính đến tuổi tác, giới tính, môi trường phát triển và yếu tố khác của họ, nhận thấy rằng gương mặt là "chìa khóa" phản ánh tuổi thọ của mỗi người.

Ông cho biết người có hoàn cảnh sống khó khăn thường dễ chết sớm, khắc khổ của cuộc sống thường hiện rõ trên gương mặt họ. Dưới đây là 4 chi tiết trên gương mặt để bạn đoán định tuổi thọ bản thân lẫn người khác.

1. Làn da

Dù khỏe mạnh hay không, nước da cũng rất quan trọng. Nếu nước da của một người nhợt nhạt, hãy cảnh giác với khả năng bị thiếu máu. Một bác sĩ có kinh nghiệm chỉ cần nhìn thoáng qua là nhận ra. Nếu nước da của một người tái nhợt và vàng vọt, bạn nên cảnh giác với bệnh vàng da tắc mật.

Những người sống lâu không có những nước da bất thường này, nước da của họ trông hồng hào và sáng bóng.

2. Tình trạng gương mặt lúc tỉnh dậy

Buổi sáng, nhiều người thức dậy với gương mặt sưng tấy. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, nó có thể là một lời nhắc nhở quan trọng về bệnh thận mãn tính. Nếu thận có bất thường thì nó khó đào thải độc tố và chất thải, nước. Lúc này nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể, đầu tiên sẽ xuất hiện dưới dạng sưng mặt.

Những người sống lâu sẽ hiếm khi tỉnh dậy với một gương mặt sưng phù.

3. Đôi môi

Nếu bạn ngay lập tức hụt hơi và khó thở khi hoạt động thể chất, điều đó cho thấy chức năng phổi suy giảm và cơ thể đang bị thiếu oxy.

Nhưng khi không hoạt động thể chất, bạn cũng có thể đánh giá được tình trạng thiếu oxy. Đó là nhìn vào môi, nếu môi có biểu hiện tím tái bất thường, điều đó biểu thị cho tình trạng thiếu oxy. Chứng xanh tím cũng rất có thể xảy ra ở móng tay.

Cũng có những người môi hồng hào nhưng không mịn màng, chẳng hạn môi bị nứt nẻ nặng lúc này bạn nên cảnh giác với tình trạng thiếu vitamin. Còn người sống thọ sẽ có đôi môi hồng hào, không khô nứt.

4. Nếp nhăn

Có những người chưa bước sang tuổi năm mươi nhưng khuôn mặt đã đầy nếp nhăn, dấu vết thời gian in hằn trên gương mặt. Những người như vậy đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc đời, chịu áp lực từ cuộc sống, gia đình và sự nghiệp. Họ không chỉ trông già đi mà còn mắc phải một số bệnh tật.

Người sống lâu hơn sẽ có ít nếp nhăn trên khuôn mặt hơn. Nếu biết duy trì những thói quen tốt, cuộc sống ít áp lực, một người dù 60 tuổi vẫn có thể trông trẻ trung.

Hằng Trần (Theo Aboluowang)

 

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2024

Bao nhiêu tuổi là già?

 Nghiên cứu mới cho thấy nhận thức chung của mọi người về tuổi già đã thay đổi theo thời gian và ngày nay người dân nghĩ rằng tuổi già bắt đầu muộn hơn trước đây.

Nhóm phụ nữ đang tập hát trong một lớp học dành cho người lớn tuổi ở Bắc Kinh, Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Nhóm các nhà khoa học từ Đức, Mỹ và Luxembourg đã phân tích dữ liệu của trên 14.000 người tham gia nghiên cứu "Khảo sát tuổi già ở Đức" kéo dài nhiều thập kỷ.

Những người tham gia sinh từ năm 1911 đến 1974, bao gồm nhiều thế hệ, và họ sẽ tham gia 8 đợt khảo sát trong khoảng thời gian 25 năm khi họ trong độ tuổi từ 40 đến 100.

Một trong những câu hỏi chính của các đợt khảo sát là "Bạn sẽ coi ai đó là người già khi họ mấy tuổi?". Khi được hỏi câu này ở tuổi 65, những người sinh năm 1911 cho rằng tuổi già trung bình bắt đầu từ 71 tuổi. Khi câu hỏi này được lặp lại ở những người sinh năm 1956 vào lúc họ 65 tuổi (tức vào năm 2021), họ nói ra con số 74 tuổi.

Lý giải điều này, tác giả chính Markus Wettstein cho biết: "Tuổi thọ tăng lên góp phần khiến tuổi già đến muộn hơn. Đồng thời, một số khía cạnh của sức khỏe cũng được cải thiện theo thời gian, do đó những người ở một độ tuổi nhất định trước đây được coi là già thì ngày nay có thể không được xem là như thế".

Xu hướng tương tự cũng được quan sát thấy ở cấp độ cá nhân. Bình quân mỗi người tham gia khảo sát khi già đi 4-5 tuổi thì ước tính về tuổi già của họ cũng tăng thêm một năm. Phụ nữ cũng có xu hướng coi một người là già ở độ tuổi muộn hơn 2 năm so với nam giới.

Ngoài ra, có những nhân tố khác ảnh hưởng đến ước lượng tuổi già của một người. Ví dụ người có sức khỏe kém, sống một mình hay người "cảm thấy" già thường tin rằng tuổi già bắt đầu sớm hơn.

Tuy nhiên, xu hướng nghĩ tuổi già ngày càng bắt đầu muộn hơn cũng đang có dấu hiệu chậm lại, theo trang IFLScience ngày 24-4.

Nghiên cứu này có một số hạn chế, trong đó có việc những người tham gia đều đến từ Đức, và có khả năng những nền văn hóa ngoài châu Âu nhìn nhận về tuổi già theo những cách khác. Nhóm nghiên cứu cho biết sẽ tiếp tục cải thiện kết quả nghiên cứu.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Psychology and Aging.

ANH THƯ

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2024

5 loại trái cây vỏ tốt hơn cả ruột

 Chúng ta thường có thói quen gọt vỏ trái cây trước khi ăn. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, với một số loại quả, vỏ lại chứa nhiều chất dinh dưỡng quý giá hơn cả phần ruột bên trong?

Táo 

Táo là loại trái cây quen thuộc, được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và giàu dinh dưỡng, nhưng ít ai biết rằng, vỏ táo chính là "kho báu" chứa nhiều hợp chất quý giá hơn cả phần thịt quả. Vỏ táo chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, đặc biệt là quercetin, có tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, ngăn ngừa ung thư, bệnh tim mạch và các bệnh mãn tính khác.

Vỏ táo chứa nhiều vitamin K, vitamin C, cần thiết cho quá trình đông máu, tăng cường hệ miễn dịch và sản xuất collagen.

Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ trong vỏ táo cao gấp đôi phần ruột, giúp cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và hỗ trợ giảm cân. 

Vỏ táo có hàm lượng chất dinh dưỡng tương đối cao. (Ảnh: Health Shots)

Nho

Nho là loại quả mọng nước, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, vỏ nho tím được xem là "thần dược" cho sức khỏe nhờ chứa nhiều hợp chất có lợi. Vỏ nho tím chứa hàm lượng resveratrol cao, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có khả năng chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và ung thư.

Vỏ cam, quýt chứa nhiều dưỡng chất

Cam, quýt là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, vỏ cam, quýt mới là phần chứa nhiều dưỡng chất "vàng" mà bạn không nên bỏ qua. Vỏ cam, quýt chứa lượng chất xơ gấp 4 lần phần ruột, giúp cải thiện tiêu hóa, giảm cholesterol và hỗ trợ giảm cân.

Vỏ cam, quýt chứa nhiều flavonoid, đặc biệt là tangeretin và nobiletin, có tác dụng ngăn ngừa ung thư, bảo vệ tế bào gan. D-limonene trong vỏ cam, quýt có khả năng chống tia UV, ngăn ngừa ung thư da và làm đẹp da.

Vỏ cam quýt mang lại nhưng lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. (Ảnh: Istock)

Dưa hấu

Dưa hấu là loại trái cây giải nhiệt mùa hè được yêu thích. Nhưng khi ăn dưa hấu, nhiều người thường bỏ đi phần cùi trắng, mà không biết rằng đây là phần chứa nhiều dưỡng chất bất ngờ. Cùi dưa hấu chứa nhiều citrulline, loại axit amin có tác dụng tăng cường sản xuất nitric oxide, giúp giãn nở mạch máu, giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Cùi dưa hấu cung cấp vitamin C, vitamin A, kali và magie, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ mắt và duy trì chức năng cơ thể.Giải nhiệt, lợi tiểu: Cùi dưa hấu có tính mát, giúp giải nhiệt, lợi tiểu, thanh lọc cơ thể. 

Mặc dù phần thịt quả lê thơm ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhưng ít ai biết rằng vỏ lê cũng chứa rất nhiều dưỡng chất quý giá, thậm chí hàm lượng một số chất còn cao hơn cả phần ruột. Vỏ lê chứa nhiều chất xơ hơn phần ruột, giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và tăng cường sức khỏe đường ruột.

Ngoài ra, vỏ lê còn giàu các hợp chất chống oxy hóa như flavonoid, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, ngăn ngừa lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Các chất chống oxy hóa và kali trong vỏ lê giúp điều hòa huyết áp, giảm cholesterol xấu, bảo vệ sức khỏe tim mạch. VTC New

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2024

LÀNG TÔI - 3 TÁC GIẢ - 3 BÀI THƠ TRỮ TÌNH VỀ QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU

 Làng tôi có cây đa cao vút từng mây, có cây tre xanh bóng vờn quanh. Làng quê Việt Nam ngàn đời nay vẫn vậy, bóng hàng cau và giếng khơi đầu làng sao mà yêu đến thế! Ngôi làng là lũy thép che chở cho quê hương Việt Nam qua bao bão giông thiên tai, địch họa. Hàng ngàn năm Bắc thuộc, trăm năm đô hộ mà kẻ thù không thể vào làng Việt Nam. Làng quê Việt Nam, vì lẽ ấy, hàng ngàn thế hệ đã viết nên bản anh hùng ca bất diệt và những bức tranh thủy mạc tuyệt vời.

Làng tôi vào thơ của Nguyễn Bính (Trường ca “Làng tôi”), nào Thơ: Bách Tùng Vũ:

Làng tôi có giếng nước trong
Đã nghìn năm tuổi…rêu phong phủ đầy…
Mái đình cổ kính ai xây
Hỏi bao niên kỷ đến nay vẫn bền
Cây đa phủ bóng kề bên
Có từ bao thuở … Cho nên đã già…

Và vào trong nhiều bài thơ của các tác giả khác. Làng tôi vào các ca khúc càng tuyệt vời hơn nữa. Trân trọng giới thiệu 3 ca khúc, 3 tác giả viết về cùng chủ đề Làng tôi.

1.LÀNG TÔI  Tác giả : Hồ Bắc

Ļàng tôi sɑu lũу tre mờ xɑ
Ƭình quê уêu thương những nếρ nhà
Ļàng tôi уên ấm bɑo ngàу quɑ Ŋhững chiều đàn em νui hòɑ cɑ
Ļàng tôi bát ngát cánh đồng mỗi khi thu sɑng nắng νàng bông lúɑ chín
Ļàng mạc νui sống êm đềm,
người nông dân hăng hái tăng giɑ cho đời no
Ŋhưng ngàу nào quân cướρ tràn quɑ đốt ρhá tɑn hoɑng quê nhà tôi xơ xác
Ϲó những người chiến sĩ xɑ quê hương súng bên mình cùng tiến bước lên đường
Ϲó những chiều đoàn du kích quân νề
Ƭrong đêm khuуɑ rộn ràng nghe tiếng bước
Ŋhớ những người con đã xɑ quê hương
ßóng mẹ già nhìn theo mến thương
Ƭrong đêm tàn đồn giặc cháу kinh hoàng
Ŋghe xɑ xɑ dồn dậρ đoàn quân tiến
Ϲó những nàng rɑ đứng bên kiɑ sông
Đón quân νề giải ρhóng quê mình

2. L ÀNG T ÔI TÁC GIẢ CHUNG QUÂN

Ngay từ năm 16 tuổi đã cho ra đời tác phẩm đầu tay được ví như kiệt tác khiến người đời sau nhớ mãi.

Con người đặc biệt đó là nhạc sĩ Chung Quân (tên thật là Nguyễn Đức Tiến, 1936 - 1988) với ca khúc bất hủ 'Làng tôi". Dù người lớn tuổi hay người trẻ, từ khán thính giả nông thôn đến thành thị, từ người trong nước đến Việt kiều, ai nghe cũng mê. 

Ca khúc "Làng tôi" được nhạc sĩ Chung Quân sáng tác năm 1952 và giành được giải thưởng của Công ty điện ảnh. Đoàn cảnh lương Kim Chung (Hà Nội) dùng làm bản nhạc nền cho phim "Kiếp hoa" - một trong số ít những phim Việt thực hiện ở thời kỳ

Hội đồng đánh giá, ca khúc của Chung Quân có giai điệu êm ả, mềm mại, duyên dáng dựa trên chất liệu âm nhạc dân tộc cùng lời ca mộc mạc, dung dị, giàu chất thơ, có thể sử dụng để lồng vào phim. 

Ca khúc "Làng tôi" của nhạc sĩ Chung Quân

Ca khúc "Làng tôi" được đưa vào phim "Kiếp hoa" và sau một thời gian công chiếu đã lan tỏa khắp nơi. Đâu đâu người ta cũng hát: "Làng tôi có cây đa cao ngất tầng xanh, có sông sâu lờ lững vờn quanh êm xuôi về Nam...". Sự nổi tiếng của ca khúc này không kém cạnh gì 2 bài "Làng tôi" của Văn Cao và Hồ Bắc.

Nhiều nhạc sĩ có tên tuổi và giới văn nghệ thời đó có hơi ngỡ ngàng, nhưng mọi người đều công nhận bản nhạc "Làng tôi" xứng đáng được nhận giải thưởng đó:

"Quê tôi chìm chân trời mờ sương

Quê tôi là bao nguồn yêu thương

Quê thôi là bao nhớ nhung se buồn

Là bao vấn vương tâm hồn người bốn phương"...

Nói về hình ảnh "làng tôi" trong ca khúc của Chung Quân, tác giả bài viết "16 tuổi đã viết nên bài hát bất hủ" (đăng trên báo Công an nhân dân, 18/1/2020) có viết: "Có lần, tôi được nghe một người từng rất quen biết Chung Quân kể lại: Ông có quê ở thôn Bình An, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Ngày ấy, nơi đây chưa là đất thủ đô mà thuộc địa phận huyện Đa Phúc (Phúc Yên). (Trước 1954, Vĩnh Yên và Phúc Yên là hai tỉnh, sau đó mới sát nhập thành tỉnh Vĩnh Phúc. Trong thời kỳ chống Mỹ từng hợp nhất với Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú để về sau lại tách thành tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc như bây giờ.

Người bạn của nhạc sĩ Chung Quân kể: Cầu Đa Phúc bắc qua sông Cầu hôm nay là ranh giới giữa Hà Nội và Thái Nguyên. Ở đầu cầu thuộc phía Hà Nội ngày nay có một cây đa to, tỏa bóng mát xum xuê, có sông Cầu lờ lững chảy và những ngôi nhà 'mái tranh san sát kề nhau' với những 'lũy tre xanh bên những hàng cau'. 

Người này khẳng định, Chung Quân viết về chính quê mình. Bây giờ thì cây đa ấy đã bị chặt đi (hoặc chết) từ lâu, nhà mái tranh dĩ nhiên là được thay bằng nhà gạch vài ba tầng và những lũy tre đã không còn nữa. Có lẽ là cách đây mấy chục năm, khi cơ chế thị trường bung ra, tấc đất là tấc vàng thì người ta cũng chặt che đi để lấy đất. Giờ chỉ còn sông Cầu 'lờ lững vờn quanh' mà thôi".

Nhạc sĩ Chung Quân - một trường hợp thật đáng tiếc

Tác giả Nguyễn Đình San (Báo Công an nhân dân) từng viết: "Nguyễn Trung Quân là một trường hợp đáng tiếc không chỉ bởi ông sớm qua đời như đã nói, mà còn bởi thật uổng phí một năng lực văn học trong con người âm nhạc không vừa là giáo sư văn học với bằng tiến sĩ văn chương vừa được tu nghiệp ở nước ngoài. Nghề nhạc lại cộng thêm nghề văn thì sẽ rất thuận lợi trong sáng tác ca khúc. Ta thấy rõ ở bài "Làng tôi", ngoài sự lôi cuốn của giai điệu đẹp, ca từ cũng rất giàu hình tượng văn học".

Tác giả Nguyễn Đình San cũng nói thêm, số phận đưa đẩy khiến ông không thể tham gia vào cuộc kháng chiến của dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước để tiếp tục sáng tác. Nếu được như vậy, hẳn là tài năng của nhạc sĩ Chung Quân được thăng hoa hơn để tiến tặng đời nhiều tác phẩm hơn nữa, giống như các nhạc sĩ lớn trưởng thành từ hiện thực cách mạng sinh động đó.

LÀNG TÔI – CHUNG QUÂN

Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh
có sông sâu lờ lững vờn quanh
êm xuôi về Nam.
Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau.
Bóng tre ru bên mấy hàng cau.
đồng quê mơ màng!
Nhưng than ôi.
Có một chiều thu lá thu rơi...
Có một chiều thu lá thu rơi...
ôm súng chiều quê
tôi thầm mơ bóng ngày về
Mơ trong bóng ngày về
Quê tôi chìm chân trời mờ sương
Quê tôi là bao nguồn yêu thương
Quê tôi là bao nhớ nhung se buồn
Là bao vấn vương tâm hồn
người bốn phương

Paris By Night 114 - Tôi Là Người Việt Nam (Disc 3 of 3) Full Programend

Làng tôi Quang Lê – Mai Thanh Vân

3. Làng Tôi- Văn Cao

Làng tôi xanh bóng tre,
Từng tiếng chuông ban chiều,
Tiếng chuông nhà thờ rung
Đời đang vui đồng quê уêu dấu
Ɓóng cau với con thuуền, một giòng sông.
Ɲhưng thôi rồi còn đâu quê nhà,
Ɲgàу giặc Pháp tới làng triệt thôn.
Đường ngập bao xương máu tơi bời,
Đồng không nhà trống tan hoang.
Ϲhiều khi giặc Pháp qua,
Ϲhiều vắng tiếng chuông ngân,
Phá tan nhà thờ xưa.
Làng tôi theo đoàn quân du kích,
Ϲướp ngaу súng quân thù trả thù xưa.
Ɓao căm hờn từ xa quê nhà,
Rừng chiều nhớ cánh đồng chiều xưa.
Từ xa quê trông lớp câу già,
Làng quê còn thấу buồn đau.
Ɲgàу diệt quân Pháp tan,
Là lúc tiếng chuông ngân,
Tiếng chuông nhà thờ rung.
Làng tôi cùng đoàn quân chiến thắng,
Đánh tan lũ quân thù về làng xưa.
Ɗân tưng bừng chặt tre phá cầu,
Ϲùng lập chiến lũу đào hào sâu.
Giặc chưa tan chiến đấu không thôi,
Đồng quê chào đón ngàу mai.
 

 

Mời các bạn đón nghe 3 ca khúc LÀNG TÔI 

1.Làng Tôi. Tác giả- Hồ Bắc, Ca sỹ Hồng Vy & Anh Thơ, Video- Trần Cương Thiết.

Làng Tôi ( Hồ Bắc )

2.Lang toi - Chung Quân (Tiếng hát Hoàng Phương Mai)

3.Làng Tôi (Thu thanh trước 1975) - Official Lyric Video by Hà Nội Vi Vu – VĂN CAO

4.Paris By Night 114 - Tôi Là Người Việt Nam (Disc 3 of 3) Full Programend

Làng tôi Quang Lê – Mai Thanh Vân.

CÁC BẠN CÙNG THƯỞNG THỨC

https://youtu.be/qBDYu20v8jA

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2024

Mùa Thu Lá Bay - Phi Nhung

 "Mùa thu lá bay" là tên tiếng Việt của bài hát trong bộ phim Thái Vân Phi (彩雲飛-Cai yun fei) của Đài Loan (tên tiếng Anh là The Young Ones). Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết của Quỳnh Dao và được công chiếu vào năm 1973. Tên tiếng Trung của bài hát là: 千言万 (thiên ngôn vạn ngữ), được dịch là "nghìn lời nói, vạn câu thề". Bài hát đã được ca sĩ Đặng Lệ Quân thể hiện rất thành công.

Lời bài hát -  dịch giả Liêu Quốc Nhĩ chuyển sang tiếng Việt

Một ngày sống bên anh sẽ muôn đời

Dẫu cho mưa rơi đá mòn tháng năm

Lạy trời được yêu mãi nhau người ơi

Đừng mang trái ngang chia lìa lứa đôi.

[ĐK:]
Thế gian ơi sao nhiều cay đắng

Tình vẫn đắm say, người cũng xa ta rồi

Ngồi ôm vết thương lòng đớn đau

Nghe tình rên xiết trong tim sầu.

Mùa thu lá bay anh đã đi rồi

Vỡ tan ôi bao giấc mộng lứa đôi

Giờ đành lìa xa thế nhân sầu đau

Hẹn anh kiếp sau ta nhìn thấy nhau.

Phạm Phi Nhung (10 tháng 4 năm 1970 – 28 tháng 9 năm 2021) là một ca sĩ, diễn viên và nhà nhân đạo người Mỹ gốc Việt .

Cô chuyên về nhạc Dân ca và Tr tình. Cô hát cho Paris By Night và Vân Sơn và cũng diễn xuất trong các vở kịch và sản phẩm Tình của họ. Cô cũng thu âm nhạc cho Làng Văn . Cô đã biểu diễn một số bản song ca với ca sĩ Mạnh Quỳnh trong suốt sự nghiệp của mình. Cô dành phần lớn thời gian ở Việt Nam để giúp đỡ người nghèo và trẻ mồ côi.

Vào tháng 10 năm 1989, Phi Nhung di cư sang Hoa Kỳ như một phần của chính sách nhập cư đối với con cái chiến tranh của người Mỹ gốc Á . Cô chuyển đến Tampa, Florida, nơi cô gặp Trizzie Phương Trinh , một ca sĩ người Mỹ gốc Việt tại một buổi hòa nhạc từ thiện cho một ngôi chùa. Nhận ra tài năng của cô, Trizzie khuyên Phi Nhung đến California để theo đuổi ước mơ của mình. Vì cô đến đất nước này muộn nên cô rất do dự. Năm 1993, cô chuyển đến Quận Cam, California.

Lần đầu tiên xuất hiện trên sân khấu không mấy ấn tượng, khiến cô muốn từ bỏ ước mơ trở thành ca sĩ. May mắn thay, nhờ sự động viên của nữ ca sĩ Hương Lan , Phi Nhung đã quyết định theo đuổi sự nghiệp của mình đến cùng. Phi Nhung bắt đầu nổi tiếng sau khi song ca "Sông Quê 1" với ca sĩ nổi tiếng Thái Châu trong Đêm nhạc Hollywood 15, sau đó cô đã cho ra mắt CD đầu tay với giọng hát của hai ca sĩ lớn và huyền thoại người Mỹ Huyền Vũ Tuấn. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Phi Nhung đã tâm sự rằng để thành công trong ngành âm nhạc, cô đã đánh cược rất nhiều mồ hôi và nước mắt để theo đuổi nghề, cũng như phải tự bán CD và đi hát ở các quán bar.

Phi Nhung trở về Việt Nam vào năm 2005 để biểu diễn, nơi mà sự nổi tiếng của cô bắt đầu tăng lên. Bên cạnh ca hát, cô đã tham gia các vai diễn trong phim, đóng vai trò là nghệ sĩ kịch, diễn viên hài và người dẫn chương trình.  Khi ở Hoa Kỳ, cô đã biểu diễn với CarbonWorks, một nhóm nhạc do Neal Barnard thành lập , người cũng là người sáng lập ra Ủy ban Bác sĩ vì Y học có Trách nhiệm . 

Năm 2014, Phi Nhung nhận lời mời làm giám khảo chương trình truyền hình thực tế tìm kiếm tài năng âm nhạc và Solo Bolero trữ tình 2014. Với lối bình luận tập trung, đánh giá âm nhạc chi tiết và hợp lý, Phi Nhung được cả thí sinh và khán giả yêu mến và ngưỡng mộ. Năm 2015, Phi Nhung nhận lời làm giám khảo khách mời chương trình Ngôi sao phương Nam (Đêm chung kết Ban giám khảo 5). Sau đó, cô cũng xuất hiện trong vai trò giám khảo của mùa giải Solo Bolero 2015.

Đầu năm 2016, bên cạnh Hoài Linh, Phi Nhung tham gia làm giám khảo cho gameshow Ngôi sao phương Nam 2016.

Đầu năm 2021, cô tham gia gameshow Ký Ức Vui Vẻ.

Phi Nhung là Phật tử . Bà là một nhà từ thiện nổi tiếng, trở về Việt Nam tham gia các dự án trại trẻ mồ côi, thành lập một quỹ chăm sóc trẻ mồ côi tại chùa Pháp Lạc ở tỉnh Bình Phước . Bà đã nhận nuôi 19 trẻ em.

Vào ngày 26 tháng 8 năm 2021, Phi Nhung đã nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy ở Thành phố Hồ Chí Minh sau khi mắc COVID-19 . Sức khỏe của cô xấu đi một tháng sau đó và cô qua đời vào ngày 28 tháng 9 năm 2021, ở tuổi 51. Thi hài của cô được hỏa táng và gửi trở lại Hoa Kỳ vài ngày trước tang lễ của cô. Tang lễ của cô được tổ chức vào ngày 12 tháng 10 năm 2021, với sự tham dự của các thành viên của Paris by Night . Cô được chôn cất tại Chùa Huệ Quang ở Santa Ana, California vào cuối ngày hôm đó.

                        Các bạn cùng thưởng thức

1.Mùa Thu Lá Bay - Đặng Lệ Quân

Chinese Songs

2.Mua thu la bay em đã đi rồi1... Tiếng Hát Nghẹn Ngào PHI NHUNG Ai Nghe Cũng Khóc

3.Mùa thu lá bay… em đã đi rồi... Karaoke.

https://youtu.be/20eB4DZREmY

 

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2024

TẾT TRUNG THU

 1.   Tết Trung Thu có từ bao giờ?

Cho đến tận bây giờ thì nguồn gốc về sự ra đời của ngày Tết Trung Thu vẫn chưa có những thông tin chính xác.

Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết được lưu truyền về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc… Nếu như trung thu của người dân Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam lại thêu dệt nên câu chuyện về chú Cuội chị Hằng.

Hay từ câu chuyện lịch sử Trung Quốc thời nhà Đường, nguồn gốc của tết trung thu gắn liền với nàng Dương Quý Phi. Nàng là một trong tứ đại mỹ nhân làm nên giai thoại đất nước Trung Hoa bấy giờ. Cũng chính vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà bị triều thần cho rằng nàng mê hoặc nhà vua Đường Huyền Tông chìm đắm trong tửu sắc bỏ bê triều chính. Đường Huyền Tông buộc phải ban phát cho sủng phi của mình dải lụa trắng để củng cố triều đình trong niềm tiếc thương vô hạn. Vì niềm thương tiếc khôn nguôi ấy đã làm lay động các tiên nữ, vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu, vua đã được đưa lên trời gặp lại Dương Qúy Phi. Sau khi về trần gian ông đặt ra tết trung thu để tưởng nhớ đến vị sủng phi của mình.

Còn ở Việt Nam, nhiều tài liệu ghi chép lại rằng, tết trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no.

Người phương Đông sử dụng lịch âm dương (hay còn gọi là âm lịch) nên lấy trăng tròn làm mốc. Họ thấy vào mùa thu (tháng Tám âm lịch) trăng thường tròn nhất nên lấy ngày Rằm tháng Tám làm lễ Trung thu. Các nước sử dụng lịch âm như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… đều có Tết Trung thu.

 Có một dị bản khác, cho rằng, Tết Trung Thu xuất hiện từ thời Đường của Trung Quốc. Chuyện kể vào một buổi tối rằm tháng 8, trăng đêm ấy rất tròn và sáng, vua Đường Minh Hoàng bèn có ngẫu hứng dạo chơi trong vườn Ngự Uyển.

Trong lúc đắm chìm trong sự thơ mộng của cảnh đẹp thì nhà vua gặp một vị đạo sĩ tên La Công Viễn (có giả thuyết thì nói rằng vị đạo sĩ này tên Diệp Pháp Thiện). Sử dụng phép tiên của mình, La Công Viễn đã đưa vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng một chuyến.

Trong không gian huyền ảo, nhà vua hân hoan đắm chìm vào điệu múa thướt tha của các nàng tiên nữ xinh đẹp. Giữa chốn bồng lai tiên cảnh đầy mê hoặc, Đường Minh Hoàng đã quên hết mọi thứ kể cả thời gian, đến khi đạo sĩ La Công Viễn nhắc nhở thì nhà vua mới chịu ra về.

Câu chuyện vua Đường Minh Hoàng dạo chơi cung trăng qua tranh vẽ

Về lại trần gian, vua Đường Minh Hoàng vẫn còn vương vấn sự lộng lẫy, xinh đẹp và huyền diệu nơi tiên giới nên đã cho người viết ra tác phẩm Khúc Nghê Thường Vũ Y.

Về sau, cứ đến rằm tháng 8 âm lịch hằng năm, nhà vua lại cùng với phi tần và quan lại trong triều tổ chức tiệc thưởng nguyệt ngắm trăng, nho nhã uống rượu, xem cung nữ biểu diễn múa hát để kỷ niệm lần du ngoạn lên cung trăng kỳ diệu.

Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian của Trung Quốc, lan rộng sang các nước láng giềng và cả thuộc địa Trung Hoa.

Sách sử Việt thì không nói rõ dân ta bắt đầu chơi Tết Trung Thu từ bao giờ, chỉ biết từ mấy trăm năm trước, tổ tiên ta cũng đã theo tục này và tồn tại cho đến ngày nay.GIẢM-89.000₫

2. Tết Trung Thu và sự tích Hằng Nga – chú Cuội

Nếu như ở Trung Quốc Tết Trung Thu ra đời từ chuyến du ngoạn lên cung trăng của vua Đường Minh Hoàng thì ở Việt Nam ngày Tết Trung Thu lại gắn liền với sự tích Hằng Nga.

Với người dân Việt Nam, hễ nhắc đến Trung Thu thì không ai mà không biết đến truyền thuyết về chị Hằng và chú Cuội – một trong những câu chuyện huyền thoại tồn tại trong dân gian từ rất lâu đời.

Chuyện kể rằng, ngày xưa ở chốn cung đình có một nàng tiên nữ tên là Hằng Nga. Nàng ấy vô cùng xinh đẹp và đặc biệt rất yêu trẻ con. Hằng Nga lúc nào cũng mong muốn được xuống trần gian chơi cùng trẻ em nhưng tiên giới không cho phép.

Một hôm, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm”, Hằng Nga bèn xuống trần gian để học cách làm được bánh ngon. Dưới trần gian Hằng Nga gặp được Cuội – một anh chàng được mệnh danh là chuyên gia nói dối.

Lúc bấy giờ, Cuội đã bày cho Hằng Nga cách làm bánh ngon là cứ bỏ tất cả các nguyên liệu hòa lại với nhau rồi đem nướng lên. Nhưng bất ngờ thay, khi chiếc bánh được mang ra khỏi lò thì rất thơm, các em nhỏ ăn vào đều tấm tắc khen ngon.

Hằng Nga – nàng tiên nữ gắn liền với sự tích Tết Trung Thu ở Việt Nam

Tìm được cách làm bánh ngon, Hằng Nga vội trở lại cung trăng. Vì lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga, Cuội đã nắm lấy tay nàng và với sức mạnh kì lạ, Cuội cùng cây đa đầu làng đã bị kéo bay tận lên cung trăng.

Quay về cung đình, Hằng Nga đem những chiếc bánh tự tay mình làm đi dự thi. Không ngờ, chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và được đặt tên là bánh trung thu.

Riêng về Cuội, ngồi dưới gốc cây đa trên cung trăng nhìn ngắm trẻ con dưới trần gian chơi đùa nên nhớ nhà, chỉ biết ngồi khóc và buồn bã. Thấy vậy, Hằng Nga cầu xin Ngọc Hoàng cho phép nàng và Cuội xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ vào ngày rằm tháng 8 hằng năm. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là “Tết Trung thu” - dịp tết vui chơi của các em nhỏ.

Về sau, cứ đến rằm tháng 8 âm lịch, người ta lại tổ chức rước đèn, múa lân dưới ánh trăng để kỷ niệm ngày chú Cuội, chị Hằng xuống mặt đất liên hoan vui chơi.

 3. Ý nghĩa ngày Tết Trung Thu

Đã tồn tại từ hàng trăm năm qua, Trung Thu không đơn giản chỉ là ngày vui chơi của trẻ em mà còn là ngày Tết cổ truyền chứa đựng nhiều ý nghĩ đặc biệt của người dân đất Việt.

Theo phong tục người Việt, vào Rằm Tháng 8 âm lịch mỗi năm, mọi gia đình sẽ bày cỗ để trẻ con mừng trung thu. Người lớn sẽ mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.

Ngoài ra, nhiều vùng còn có thói quen ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Không khí ngày Tết Trung Thu lúc nào cũng vui vẻ, rộn rã tiếng cười từ thành thị cho đến nông thôn, từ đầu làng cho đến cuối xóm.

Đặc biệt, trong mâm cỗ những ngày này thì không thể thiếu món bánh trung thu. Bánh trung thu đã trở thành một thức bánh không thể thiếu của mọi nhà, được coi là biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình.

Bánh trung thu truyền thống có hai loại: bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng thường có vị mặn, nhân làm bằng lạp xưởng và lòng đỏ trứng gà. Bánh dẻo có vị ngọt làm bằng nhân đậu xanh hay đậu đỏ được nấu nhừ và đánh nhuyễn.

Bánh trung thu - biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình.

Ngày xưa, bánh trung thu có hình dáng tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và hoàn chỉnh, dần về sau bánh thay đổi thành hình vuông.

Thường một chiếc bánh trung thu sẽ được thưởng thức bằng việc cắt đúng với số lượng thành viên trong gia đình. Theo quan niệm của người xưa, miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.

Có thể nói, Rằm Tháng 8 – Tết Trung Thu là dịp để con cái hiểu được tình yêu thương to lớn của cha mẹ dành cho mình, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình lại càng khắng khít hơn.

Ngày nay, Trung Thu còn là dịp để chúng ta mua bánh, trà, rượu cúng tổ tiên, biếu tặng cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng vừa để tri ân vừa bày tỏ lòng thành kính, yêu mến.

4. Những hoạt động vui chơi ngày Tết Trung Thu

· Rước đèn

Ở một số vùng quê nông thôn - những nơi mà tình làng nghĩa xóm là một thứ gì đó đáng trân quý, người ta thường tổ chức cho trẻ con đi rước đèn khắp thôn, xóm.

Trẻ con rước đèn đêm hội trăng rằm

Hiện nay, lễ hội rước đèn còn là dịp để những nhóm thanh niên trong làng xóm làm những chiếc lồng đèn ông sao thật lớn, thật đẹp thi thố với nhau. Không khí ở đây lúc nào cũng rôm rả, náo nhiệt đầy ấp tiếng cười nói vang vọng trên cả miền quê.

· Làm đồ chơi Trung Thu

Ngày trước, khi mà đồ chơi điện tử chưa phát triển như bây giờ, đồ chơi cho trẻ con vào dịp Tết Trung Thu rất hiếm, phần lớn các gia đình vẫn thường tự tay làm lấy cho con em của mình.

Mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, trống bỏi, tò he, chong chóng,… là những loại đồ chơi đơn giản nhưng được trẻ con yêu thích nhất lúc bấy giờ.

Mặt nạ - đồ chơi Trung Thu yêu thích của trẻ em

Ngoài ra, các loại mặt nạ bằng bìa cứng hoặc giấy bồi cũng là những thứ đồ chơi phổ biến trong đêm hội trăng rằm. Mặt nạ thường được làm dựa theo hình tượng về các nhân vật được trẻ em yêu thích như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới…

Ngày nay, các loại đồ chơi thủ công dần dần được thay thế bởi các loại đồ chơi điện tử nhiều màu sắc nhưng đâu đó ở một số vùng quê thì việc làm đồ chơi Trung Thu vẫn là một trong những hoạt động được thiếu nhi cực kỳ thích thú.

· Múa lân

Như là truyền thống quen thuộc không thể thiếu, người Việt vẫn thường tổ chức biểu diễn múa lân vào dịp Trung Thu. Được biết, Lân chính là con vật tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho gia đình.

Một đội múa lân thường gồm có 4 người: một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống, một người ở phía sau cầm tấm vải dài phất phất theo nhịp múa của người phía trước.

Múa lân Tết Trung Thu

Một người đầu lân, một người đuôi lân kết hợp ăn ý với nhau tạo thành hình tượng một con lân dũng mãnh, sinh động. Ngoài ra, trong đội múa lân còn có một người giả thành ông Địa tay cầm chiếc quạt mo phẩy phẩy đi bên cạnh con lân trong tiếng reo hò của những người xung quanh.

· Hát trống quân

Hát trống quân là hoạt động vui chơi Tết Trung Thu chỉ có ở miền Bắc Việt Nam. Đây là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian khá độc đáo.

Hát trống quân là màn hát đối đáp với nhau giữa đôi bên nam nữ. Đặc biệt những nghệ sĩ biểu diễn hát trống quân sẽ vừa hát, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát.

Nghệ thuật dân gian hát trống quân

Người hát trống quân đòi hỏi phải thật sự nhạy bén và linh hoạt. Những câu hát phải được hát theo vần theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân thường diễn ra trong không khí vui vẻ, gay go với những câu hát đối khá hiểm hóc.

Mặc dù Tết Trung Thu ngày nay đã không còn giữ được nguyên vẹn những nét văn hóa độc đáo như ngày xưa nhưng vẫn là một trong những ngày Tết cổ truyền được mong chờ nhất trong năm, hi vọng quý độc giả hiểu rõ hơn về ngày Tết cổ truyền này và giữ gìn nó như một điều không thể trong đời sống của người Việt.

Viet Fun Travel

 Trăng thanh, gió mát, các bạn trông trăng và thưởng thức sonate MoonLight 14 Betthoven. Nào, cùng thương thức 

  https://youtu.be/yMCQMmJ4l_s

 

 


 [A1]

 [A2]

 [A3]

 [A4]