THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ: TÂM SỰ NGÀY RŨ BỆNH

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

TÂM SỰ NGÀY RŨ BỆNH



Sau bão giông, mưa lâu, ngập lụt, trời lại sáng. Ánh bình minh ló rạng bên hàng cây tơi tả. Xanh, vẫn xanh, hồng vẫn hồng và những bước chân lăng xăng như ngày nào tươi trẻ. “Hành động sinh ra thói quen, thói quen sinh ra tập quán, tập quán sáng tạo ra tiền đồ”.
 Từ mấy tháng nay, hành động tự xoa bóp mặt, chân, tay, vai, cổ... trước khi xuống giường, uống một cốc nước tinh khiết thật to rửa ruột, khởi động chạy tại chỗ 5-10’, đi bộ nửa cây số, quay trở về với bài tập “Đạt ma dịch cân kinh” - vẩy tay chữa bệnh. Tôi đã có cả giờ đồng hồ tập luyện. Với khả năng đạt tới 95 phần trăm sức lực, thầm cảm ơn số phận đã mim cười với tôi. Cảm ơn trời bao la vẫn một màu xanh thăm thẳm, cảm ơn trái đất không rung rinh cho bước chân tôi vững vàng, cảm ơn những con người đã thổi vào hồn tôi niềm tin và tình yêu cuộc sống. Cảm ơn mhững con người mang nặng nghĩa tình đồng đội, tình bạn, tình đồng chí và cả những tình thương đồng loại với con người có căn bệnh khốn khổ này. Cảm ơn các bác sỹ đã tận tình cứu chữa. Cảm ơn các cháu thanh niên, cả các bậc trung niên, thấy tôi khệnh khạng đã nhường ghế trên xe BUS. Vi vu trên mảnh đất mùa Thu, phố phường tấp nập, nhà cao tầng lấp ló, xa xa, những cánh đồng ngoại thành vàng óng lúa thu đang thơì thu hoạch. Người nông dân nín thở mong chờ. Mùa thu này chắc lại bội thu. Ôi quê tôi mưa thuận gió hoà cho cuộc đời bớt nỗi chuân chuyên.
Rũ bệnh, trở về đời thường. Phòng chống tái phát sau đột quỵ là nhiệm vụ trọng tâm. Theo đó, tôi phải kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và thay đổi chế độ sống. Các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ là cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường và hút thuốc lá.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
Bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường, tăng hàm lượng mỡ trong máu cần được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ chuyên khoa. Các yếu tố nguy cơ này sẽ được giảm bớt một cách tối đa bằng các thuốc điều trị thích hợp và thay đổi lối sống.
Kiểm soát huyết áp
Huyết áp ở mức 120/80mmHg là trị số bình thường. Được gọi là cao huyết áp khi huyết áp cao hơn 140/90 mmHg. Cao huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ. Nếu không kiểm soát tốt tình trạng huyết áp, nguy cơ đột quỵ tái phát sẽ rất cao.
Bệnh nhân bị cao huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 – 6 lần so với bệnh nhân có huyết áp bình thường. Cao huyết áp làm nặng thêm tình trạng xơ vữa mạch máu, gây tăng áp lực lên thành mạch máu, và có thể làm vỡ mạch máu.
Kiểm soát huyết áp bao gồm chế độ ăn ít muối, giảm cân, giảm stress, và uống các thuốc thích hợp. Cần lưu ý rằng các thuốc huyết áp chỉ có tác dụng khi được sử dụng thường xuyên mỗi ngày. Không nên tự ý ngưng thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ. Nếu cao huyết áp được kiểm soát tốt, sẽ làm giảm được 38% nguy cơ đột quỵ và giảm 40% nguy cơ tử vong gây ra do đột quỵ.
Bệnh tim
Là nguy cơ quan trọng thứ hai sau cao huyết áp, bệnh lý tim nguy hiểm nhất liên quan đến đột quỵ là rung nhĩ. Rung nhĩ là tình trạng co bóp bất thường của tâm nhĩ trái. Ở bệnh nhân rung nhĩ, tâm nhĩ trái co bóp nhanh gấp 4 lần so với các buồng tim còn lại. Điều này dẫn đến sự bất thường của dòng chảy trong cách mạch máu, tạo điều kiện thành lập các cục huyết khối trong buồng tim và nhanh chóng di chuyển đi nơi khác, có thể gây tắc nghẽn các mạch máu não.
Sử dụng thuốc kháng đông lâu dài có thể làm giảm 67% nguy cơ gây ra đột quỵ tái phát của rung nhĩ.

Kháng đông:


Đột quỵ là tình trạng mạch máu nuôi dưỡng não bị ngừng đột ngột, khiến cho tế bào não hư hại dẫn đến rối loạn chức năng phần cơ thể do phần não này điều khiển. Mạch máu nuôi dưỡng não bị ngừng có thể do rò rỉ hay vỡ gây ra đột quỵ do xuất huyết não, gọi nôm na là chảy máu não, tức nhiều máu trong hộp sọ, chiếm 15% hoặc bởi cục máu đông (huyết khối) làm tắc quá trình đưa máu đến nuôi dưỡng não gây ra đột quỵ do thiếu máu cục bộ hay nhồi máu não, trường hợp này chiếm đến 85%. Để kiểm soát đột quỵ, việc kiểm soát cục máu đông đóng vai trò rất quan trọng.

Cần kiểm soát cục máu đông

Cục máu đông là kết quả của một loạt các hiện tượng xảy ra trong quá trình cầm máu với 3 giai đoạn chính là: co mạch, kết tập tiểu cầu, đông máu. Cục máu đông được hình thành trong cơ thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và đều để lại hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, thậm chí có thể gây tử vong.

Một khi đã mắc bệnh tim mạch mạn tính như rung nhĩ, thay van tim cơ học, thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim,… bạn rất dễ gặp phải nguy cơ đột quỵ do sự xuất hiện của các cục máu đông. Để kiểm soát điều này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê toa thuốc kháng đông như warfarin, nhằm ngăn ngừa hình thành các cục máu đông trong lòng mạch máu gây tắc nghẽn.

Thuốc kháng đông có hiệu quả rất cao trong việc phòng ngừa tỷ lệ đột quỵ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thuốc cũng đảm bảo tuyệt đối về công dụng của mình. Nguyên nhân là vì thuốc kháng đông rất dễ bị ảnh hưởng từ thức ăn, mức độ hoạt động thể lực, các loại thuốc khác… Vì thế, để đảm bảo an toàn, giúp bác sĩ theo sát được tình hình, bắt buộc bệnh nhân phải thực hiện xét nghiệm máu (đặc biệt là chỉ số INR trong máu) đều đặn để đảm bảo điều chỉnh liều lượng thuốc điều trị được chính xác.

Nên xét nghiệm INR thường xuyên

INR - chỉ số bình thường hóa quốc tế (viết tắt của International Normalized Ratio) được dùng để xác định thời gian máu đông, đặc biệt khi bệnh nhân đang được điều trị các bệnh mãn tính cần tới liệu pháp kháng đông

Việc xét nghiệm chỉ số INR cần thực hiện không phải một lần mà nên thường xuyên (lý tưởng là 1 tuần 1 lần, tối thiểu là 2 tuần 1 lần) với bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng đông, nhằm giúp bác sĩ nhận ra những thay đổi, có sự điều chỉnh liều thuốc đúng nhất, nhằm đảm bảo điều trị phù hợp, an toàn và mang lại hiệu quả. Nếu bệnh nhân có mức INR quá cao, họ sẽ có nguy cơ xuất huyết nội, ngược lại nếu bệnh nhân có mức INR quá thấp, họ lại có nguy cơ bị cục máu đông, có thể dẫn đến đột quỵ.


Rung nhĩ là gi?


Khi cơ thể khỏe mạnh, nhịp tim ổn định khoảng 60 – 80 nhịp/ phút. Khi xuất hiện tình trạng rối loạn nhịp tim, trong đó buồng nhĩ đập không đều và hỗn loạn, không đồng bộ với nhịp đập của hai buồng thất thì đó chính là rung nhĩ. Rung tâm nhĩ có thể nguy hiểm bởi vì nó làm tăng nguy cơ đột quỵ và suy tim.

Rung nhĩ làm giảm cung lượng tim và dần dần hình thành huyết khối (cục máu đông) – nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cục máu đông này có thể di chuyển đến động mạch não gây đột quỵ, hoặc đến động mạch vành gây nhồi máu cơ tim. Bệnh rung nhĩ là một trong các yếu tố nguy hiểm nhất có thể dẫn đến đột quỵ.
 Rung nhĩ là hiện tượng rối loạn nhịp tim thường gặp và thường gây ra những biến chứng tim mạch nặng nề, bệnh nhân có thể tử vong. Rung nhĩ là nguyên nhân gây ra khoảng 5% các trường hợp đột quỵ mỗi năm. Bệnh nhân suy tim có kèm theo rung nhĩ thì tỷ lệ tử vong tăng hơn đến 34%. Tỷ lệ rung nhĩ tăng dần theo tuổi, trung bình tỷ lệ mới mắc rung nhĩ khoảng 0,1% mỗi năm ở người dưới 40 tuổi nhưng tăng lên tới 1,5 - 2% ở người trên 80 tuổi.
Tiểu đường
Khi bệnh nhân có bệnh tiểu đường, nguy cơ mắc phải đột quỵ sẽ tăng gấp 3 lần. Chế độ ăn phù hợp để tiết chế lượng đường trong máu, đồng thời sử dụng các thuốc điều chỉnh đường huyết có thể giúp người bệnh hạn chế tối đa các biến chứng của tiểu đường.
Tăng cholesterol trong máu
Tăng cholesterol trong máu có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng của cholesterol lên thành của các mạch máu, từ đó tạo thành các mảng xơ vữa. Kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu bằng chế độ ăn thích hợp (kiêng mỡ, các loại dầu ăn và các thức ăn giàu cholesterol), tập thể dục thường xuyên và sử dụng các loại thuốc chuyên biệt có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
Ngưng hút thuốc lá
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ rất nguy hiểm của đột quỵ. Thuốc lá làm tăng thêm quá trình xơ vữa mạch máu và các chất gây đông máu (như fibrinogen). Việc ngưng hút thuốc lá có thể làm giảm rõ rệt nguy cơ đột quỵ tái phát.
Sử dụng thuốc ngừa thai
Các thuốc ngừa thai, đặc biệt những loại chứa hàm lượng estrogen cao, có khả năng làm tăng nguy cơ tạo huyết khối. Bệnh nhân có thể tham khảo với bác sĩ sản khoa để có cách thay đổi phương pháp ngừa thai khác nếu bệnh nhân có kèm theo các nguy cơ đột quỵ khác.
Giảm stress
Cuộc sống với nhiều áp lực thường xuyên làm tăng huyết áp và có thể dẫn đến đột quỵ. Biết giải tỏa các áp lực trong công việc, tạo một cuộc sống lành mạnh bên người thân và gia đình có thể là phương pháp giảm stress hữu hiệu nhất.
Thay đổi chế độ ăn
Chế độ ăn nhiều chất béo, cholesterol và muối có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bác sĩ Mai Duy Tôn cũng đưa ra lời khuyên là các bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn hợp lý như sau:
-Tránh ăn quá nhiều chất béo: Các chất béo, cholesterol có thể làm nặng thêm tình trạng xơ vữa động mạch. Hạn chế sử dụng các dầu mỡ khi nấu ăn, nên bỏ phần mỡ và da của các loại thịt, dùng các thức ăn có hàm lượng chất béo, thức ăn chế biến bằng cách nướng hay hấp tốt hơn chiên xào, không ăn quá 3 quả trứng trong một tuần.
-Giảm muối: ăn quá mặn có thể làm tăng huyết áp. Không sử dụng muối trên bàn ăn thêm vào thức ăn đã được chế biến.
-Hạn chế uống rượu: uống nhiều bia, rượu thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nên hạn chế việc sử dụng các loại bia rượu, đặc biệt khi bệnh nhân có tình trạng cao huyết áp kèm theo.
Giảm cân
-Tình trạng béo phì có liên quan đến các bệnh lý cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường và đột quỵ. Duy trì trọng lượng vừa phải bằng chế độ ăn hợp lý và tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ độ quy..

Đột quỵ - Tai bến mạch máu não, căn bệnh hiểm nghèo, hao tiền tốn của, ví như ngã ngựa trên đường. Nào, ta cùng đứng dậy!
  •  Tham khảo: Thu Thủy/VOV online. 
  •  Google: Kháng đông; Rung nhĩ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét