THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ: tháng 12 2020

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

BÀI 66. ĐỘT TỬ VÀ ĐỘT QUỴ - KHÁI NIỆM VÀ HIỂU BIẾT

 

Các bạn thân mến, trong những ngày gần đây, số người chết trẻ vì đột quỵ tăng lên nhanh quá. Là nạn nhân căn bệnh nguy hiểm này, hàng chục năm lăn lộn với nó, tôi đã sưu tầm, đúc kết những điều hiểu biết sau đây:

a/ Đột quỵ

Nguyên nhân đột quỵ

Đột quỵ là sự ngưng trệ đột ngột dòng máu cung cấp cho não, xảy ra khi một mạch máu nuôi não bị nghẽn tắc (còn gọi là nhũn não) hoặc mạch máu nuôi não bị vỡ (đột quỵ do xuất huyết não). Khi đó, phần não bị thiếu máu nuôi do tắc nghẽn (do nhũn não), bị chèn ép (do bị vỡ mạch máu não) sẽ không thể hoạt động được, khiến phần cơ thể chịu sự chi phối của não cũng không thể hoạt động được dẫn đến bị yếu hoặc liệt.

Biểu hiện và hậu quả

Các triệu chứng của đột quỵ chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và hậu quả của đột quỵ phụ thuộc vào phần nào của não bị tổn thương và mức độ tổn thương như thế nào, như: có thể gây nên yếu liệt, mất cảm giác, hoặc khó nói, giảm thị lực, mất thăng bằng. Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể có biểu hiện đau đầu nhưng đa số hoàn toàn không có.

Để có thể phát hiện sớm đột quỵ có thể dựa vào các biểu hiện như nói ngọng, rối loạn trí nhớ, không phân biệt được những gì đang xảy ra xung quanh; mắt mờ cả hai hoặc một bên, thị lực giảm, đau đầu đột ngột hoặc đau nửa đầu; mất khả năng điều phối các hoạt động thể chất, chóng mặt hoặc đi lại khó khăn; đau cơ bắp, mất cảm giác, tê ở nhiều bộ phận, đặc biệt là ở một bên của cơ thể ngược lại với phía não bị ảnh hưởng.

Người có nguy cơ cao

Ngày nay, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ tư tại các nước phát triển và còn là nguyên nhân chính gây tàn tật nghiêm trọng và lâu dài. Những người trên 55 tuổi có nhiều khả năng bị đột quỵ hơn và người càng lớn tuổi thì nguy cơ bị đột quỵ càng cao. Người bị đái tháo đường hay bệnh tim là những người có nguy cơ bị đột quỵ nhiều nhất. Huyết áp cao, cholesterol trong máu cao không điều trị, không kiểm soát được hoặc người hút thuốc lá, người mắc bệnh tim là những đối tượng có nguy cơ cao về đột quỵ.

Cholesterol xấu tăng cao là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, tắc dòng máu lưu thông và nguy cơ xảy ra đột quỵ bất cứ lúc nào.

b/ Còn Đột tử thì sao?

Hội chứng đột tử mô tả cái chết đột ngột, bất ngờ mà nó có thể xảy ra trong khi ngủ, khi tỉnh táo, hoặc ngay sau khi tập thể dục/luyện tập. Phần lớn các đột tử là do bệnh tim và được biết đến nhưng là đột tử do rối loạn nhịp tim hoặc hội chứng đột tử do tim.

Nguyên nhân gây đột tử

Đột tử do rối loạn nhịp tim phổ biến nhất là do sự thay đổi bất thường nghiêm trọng đối với nhịp tim được gọi là rối loạn nhịp tim ví dụ nhịp nhanh thất

Đột tử do tim mô tả cái chết đột ngột là kết quả của ngừng tim không hồi phục hoặc cơn đau thắt ngực. Các bệnh về tim là nguyên nhân gây đột tử

Xử trí với tình trạng đột tử

Phần lớn các đột tử là do bệnh lý tim mạch di truyền. Khám sàng lọc các thành viên trong những gia đình mà đã có người mắc bệnh lý tim mạch hoặc đã có người bị đột tử trước đó, bao gồm cả đột tử sơ sinh có thể phát hiện được các bệnh lý có sẵn mà có thể gây đột tử. Sau đó điều trị phù hợp có thể dự phòng hoặc làm giảm nguy cơ xảy ra đột tử.

Khám sàng lọc là một quá trình xác định bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe ở những người khỏe mạnh. Lý do để khám sàng lọc tim mạch là nó cho phép phát hiện các bất thường về tim mạch sớm. Điều này có nghĩa là các thông tin về bệnh khai thác được, các dấu hiệu lâm sàng mà y bác sĩ khám phát hiện được… có thể giúp bạn có thêm các chỉ định thăm dò sâu hơn và có được điều trị bằng các biện pháp phù hợp nhằm làm giảm nguy cơ và bất cứ biến chứng nào phát sinh từ bệnh lý ở những người có bất thường về tim mạch mà có thể đã không được phát hiện.

c/ Kết luận

PGS.TS Nguyễn Huy Thắng - chủ tịch Hội đột quỵ TP.HCM, kiêm trưởng khoa bệnh lý mạch máu não (Bệnh viện Nhân dân 115) - cho biết

Đột quỵ não (stroke) còn gọi là tai biến mạch máu não.

Đột quỵ não có 2 hình thức phổ biến, gồm nhồi máu não và xuất huyết não. Đột quỵ não thường có biểu hiện là đột ngột liệt 1/2 người, méo miệng, nói đớ, có thể kèm hôn mê, nhưng thường xảy ra sau vài giờ.

Trong đột quỵ não, tim vẫn có thể hoạt động bình thường. Do đó, người bệnh không tử vong liền, mà có thể kéo dài 1 vài giờ hoặc một vài ngày, tùy thuộc vào nguyên nhân mức độ bệnh.

Nguyên nhân của đột quỵ thường liên quan đến các bệnh lý liên quan đến tuổi tác như cao huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa mạch máu, rối loạn chuyển hóa lipid... Qua một thời gian mắc bệnh, nếu không được kiểm soát tốt, người bệnh có nguy cơ bị đột quỵ.

Trong khi đó, đột tử (sudden cardiac death) lại là biến cố tim ngừng đập đột ngột. Một người đang bình thường đột nhiên gục xuống, và hầu hết tử vong nhanh chóng, trừ khi được cấp cứu đưa vào bệnh viện kịp thời.

Theo bác sĩ Thắng, có thể hình dung trái tim là "động cơ" chính của cơ thể, có vai trò bơm máu, đem chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng mọi cơ quan. "Động cơ" này sẽ ngừng hoạt động khi xảy ra hai trường hợp: bị "nghẹt xăng" hoặc bị "cúp điện".

Cụ thể "nghẹt xăng" là khi ống dẫn (chính là động mạch vành nuôi tim) bị tắc nghẽn, dòng máu không đến nuôi dưỡng tế bào tim được. Đây là bệnh hẹp mạch vành.

Ngoài ra, tim đập được là nhờ có một "máy phát điện" nhỏ phát ra dòng điện liên tục đều đặn và lan truyền đi khắp trái tim nhờ hệ thống "dây điện". Khi bộ "máy phát điện" này bị suy yếu, hoặc hệ thống "dây điện" bị chập, tim sẽ bị "cúp điện", ngừng hoạt động. Đây là bệnh loạn nhịp tim.

"Đột tử tim xảy ra do nguyên nhân bệnh mạch vành, hoặc do bệnh loạn nhịp", bác sĩ Thắng chia sẻ.

Nhận diện nguy cơ ra sao?

Vậy làm sao để biết có nguy cơ bị đột quỵ hay đột tử tim? Bác sĩ Thắng cho rằng với hệ thống mạch máu não hay trái tim khỏe mạnh, hiếm khi xảy ra sự cố. Đột quỵ hay đột tử tim hầu như chỉ xảy ra trên một hệ thống mạch máu xơ vữa, do các bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá... hoặc trên trái tim "đã bị bệnh" nhưng không được phát hiện.

Một số dấu hiệu chỉ điểm gợi ý một người có khả năng bị bệnh tim mạch và có nguy cơ đột tử là trong gia đình có người đột tử, mất đột ngột khi còn trẻ mà không chẩn đoán được nguyên nhân; có người thân trong gia đình mắc các bệnh tim mạch di truyền như loạn nhịp tim, bệnh cơ tim phì đại.

Ngoài ra còn xuất phát từ thói quen hút thuốc lá, béo phì, đời sống căng thẳng, ít vận động thể dục thể thao; bị tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu mà không điều trị tốt, không kiểm soát tốt các chỉ số bệnh lý.

Đến đây, độc giả đã có khái niệm đúng đắn về hai căn bệnh Đột quỵ và Đột tử gây tử vong hàng đầu trong xã hội. Hai căn bệnh khác nhau đó là nguyên nhân gây đột tử đột biến trong giai đoạn chuyển mùa khắc nghiệt vừa qua. Một điều luôn luôn đúng, khuyến cáo với bạn rằng CHỮA BỆNH LÀ VIỆC BÁC SỸ, PHÒNG BỆNH LÀ VIỆC CỦA BẠN. Kính chúc các bạn thành công.

Thứ Hai, 14 tháng 12, 2020

BÀI 62-TRINH NỮ HOÀNG CUNG VÀ BÀI THUỐC U XƠ

 


Cây trinh nữ hoàng cung thường được trồng làm cảnh ngoài các công viên, ngày nay người ta thường trồng với số lượng lớn làm dược liệu để sản xuất thuốc. Trong những bài thuốc nam chữa u xơ tuyến tiền liệt, u nang, hay ung bướu vú, buồng trứng thường sử dụng lá trinh nữ hoàng cung kết hợp với những cây thuốc khác.

Mô tả cây : Cây Trinh Nữ Hoàng Cung là một loại cỏ, thân hành như củ hành tây to, đường kính 10-15cm, bẹ lá úp nhau thành một thân giả dài khoảng 10-15cm, có nhiều lá mỏng kéo dài từ 80-100cm, rộng 5-8cm, hai bên mép lá lượn sóng. Gân lá song song, mặt trên lá lỡm thành rãnh, mặt dưới lá có một sống lá nổi rất rõ, đầu bẹ lá nơi sát đất có màu đỏ tím.

Hoa Trinh Nữ Hoàng Cung mọc thành tán gồm 6-18 hoa, trên một cán hoa dài 30-60cm. Cánh hoa màu trắng có điểm màu tím đỏ, từ thân hành mọc rất nhiều củ con, có thể tách ra để trồng riêng dễ dàng.

Công dụng Trinh Nữ Hoàng Cung

Từ những năm 1989-1990, nhân dân ta đồn nhau tìm sử dụng lá cây Trinh Nữ Hoàng Cung để chữa những trường hợp u xơ, u tử cung, u xơ và u tiền liệt tuyến với cách sử dụng như sau: ngày uống nước sắc từ ba lá Trinh Nữ Hoàng Cung hái tươi, thái nhỏ ngắn 1-2cm, sao khô màu hơi vàng sắc nước uống.

Theo y học cổ truyền, trinh nữ hoàng cung là một loại dược liệu quý chữa nhiều bệnh hiệu quả. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các lương y thì lá của cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng tốt trong việc điều trị các bệnh: u xơ tử cung, u tiền liệt tuyến, u vú…

Dùng lá trinh nữ hoàng cung

Cách dùng: Chỉ dùng lá có hai dạng: Lá khô và lá tươi với liều lượng như sau:- Lá tươi: 3 lá tươi dài khoảng 5 tấc. Sau khi rửa sạch, thái nhỏ và sắc với 2 chén nước. Sắc đến khi nào còn nửa chém. Chia làm 3 lần, uống hàng ngày sau khi ăn.- Lá khô: Dùng 20gr lá khô sắc với 2 chén nước. Sắc đến khi nào còn nửa chén chia uống 3 lần trong ngày, sau khi ăn. Thuốc được uống thành từng đợt, mỗi đợt khoảng 20 – 25 ngày, nghỉ 10 ngày rồi uống đợt tiếp theo. Hoặc có thể uống một đợt duy nhất liên tục 64 ngày đối với nam và 49 ngày đối với nữ. Tác dụng: Chữa các bệnh u tuyến tiền liệt, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, viêm họng, mụn nhọt, u vú, viêm loét dạ dày, …

Phơi cây trinh nữ hoàng cung

Đơn thuốc có lá trinh nữ hoàng cung

Cách dùng: Lá trinh nữ hoàng cung 20g, nga truật 20g, xuyên điền thất 10g, lá đu đủ khô 50g (hoa đu đủ đực). Đổ 3 chén nước sắc còn 1 chén, chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn. Tác dụng: Chữa các khối u như u da, u nội tạng, hạn chế sự phát triển của các tế bào ung bướu cổ tử cung, u đại tràng, u vú…

Bài thuốc chữa viêm họng hạt

Cách dùng: Lá trinh nữ hoàng cung 1/3 lá tươi, rễ cây đằng xay 3gam. Hai loại này rửa sạch, thêm vào hạt muối nhai ngậm hàng ngày. Tác dụng: Chữa viêm họng hạt hiệu quả.

Chữa u xơ tiền liệt tuyến

Cách dùng:- Dùng lá tươi: Dùng 3 lá tươi cây trinh nữ hoàng cung, dài khoảng 5 tấc, rửa sạch, thái nhỏ. Sắc với 2 chén nước đến khi nào còn nửa chén, uống ngày 3 lần sau khi ăn.

- Dùng lá khô: Lá khô sau khi phơi trần qua nước sôi, để ráo nước. Mỗi ngày dùng 20gam sắc với 2 bát nước cho đến khi còn nửa bát, chia làm 3 lần uống trong ngày, sau khi ăn. Ngoài ra, để phòng và chữa bệnh yếu sinh lý do tác động của thuốc, bệnh nhân u tuyến tiền liệt thêm cây đinh lăng vào vị thuốc. Cách dùng: Lá tươi (50gr) hoặc lá khô (20gr) lá đinh lăng sắc chung với lá cây trinh nữ hoàng cung. Lưu ý, nên đổ nước ngập dược liệu. Sắc cùng với 2 bát nước đến khi nào còn nửa bát, chia 3 lần uống trong ngày, sau khi ăn. Trinh nữ hoàng cung là một trong những loại thảo dược quý, có tác dụng chữa nhiều bệnh và có tác dụng tốt đến sức khỏe.

Bài thuốc hiệu nghiệm với các khối u và ung bướu (K.cổ tử cung, K. gan, K. phổi, K. đại tràng… Các khối u nội tạng, tiền liệt tuyến, u lộ bên ngoài ở mọi vị trí trên người):

Lá Trinh nữ hoàng cung (khô) 20g

Lá Đu đủ (khô) 50g

Nga truật (giã nát) 20g

Xuyên điền thất giã nát 10g (sâm Tam thất)

Sắc với 3 chén nước (600ml) còn lại 1 chén thuốc (200ml), chia 3 lần uống trong ngày sau khi ăn.

(nguồn hoidapbacsi.net)

Bài thuốc chữa ung thư (báo đời sống tuổi trẻ)

Trinh nữ hoàng cung, cây lưỡi đồng 50g, rau đắng 50g, cây muối 30g, cây ô rô  50g, cỏ nước mặn 50g. Sắc uống, ngày 1 thang, sau ăn.

Cây trinh nữ hoàng cung trên thị trường người ta sử dụng hàng khô còn hàng tươi những ai tự trồng được thì mới sử dụng.

Liều sử dụng từ 20g - 30g lá trinh nữ hoàng cung khô sắc nước uống.

Tùy vào mỗi bệnh nhân mà kết hợp thuốc cho hiệu quả những loại thảo dược hỗ trợ bệnh ung thư mạnh như nấm lim xanh, xạ đen, cây an xoa, lá mãng cầu, rễ bồ công anh, bán chi liên, bạch hoa xà...

Chữa U xơ tiền liệt tuyến Từ Trinh nữ hoàng cung cùng các vị thuốc khác

Bài thuốc 1: Dùng 6g hương tư tử, 20g lá trinh nữ, 12g xa tiền tử. Đem tất cả sắc cùng 2 bát nước. Sắc còn lại 1 bát nước dừng lại tắt lửa, và chia nhỏ thành các phần uống trong ngày. 1 thang thuốc này chỉ sử dụng được trong ngày.

Bài thuốc 2: Lá trinh nữ phơi khô, lấy 20 gam rửa sạch. Cho vào nồi đun sôi, sao cho trong nồi còn lại một số nửa phần nước thuốc ban đầu thì ngưng và chia thành 3 phần uống trong ngày.

Bài thuốc 3: Lá huyết giác, lá cây trinh nữ hoàng cung, ba kích, rễ ngưu tất nam, hương tư tử. Tất cả đem nấu lên thành nước uống. Chia 3 phần uống/ ngày, không để nước thuốc qua đêm.

Một vài lưu ý khi sử dụng cây trinh nữ hoàng cung làm thuốc trị bệnh

Cây trinh nữ hoàng cung, một trong những dược liệu quý có tác dụng trong phòng chống và điều trị các bệnh u xơ, u nang,… hiệu quả. Tuy nhiên, trinh nữ hoàng cung là một cây thuốc, vậy nên khi sử dụng cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây để không gây nguy hiểm.

Không ăn rau muống trong quá trình điều trị bằng trinh nữ hoàng cung.

Không ăn rau muống khi đang áp dụng các bài thuốc trinh nữ hoàng cung trong điều trị.

Không tuỳ ý sử dụng trinh nữ hoàng cung với các bài thuốc chữa bệnh khác mà không có sự chỉ định của các y bác sĩ, tránh tình trạng tương tác thuốc.

Dùng thuốc cần tuân theo liều lượng và chỉ định của các y bác sĩ để tránh gây nguy hiểm và thay đổi dược tính.

Phân biệt rõ ràng trinh nữ hoàng cung với náng trắng cùng lan huệ, bởi chúng có kiểu hình tương tự nhau sẽ tạo ra sự nhầm lẫn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Không sử dụng trinh nữ hoàng cho phụ nữ đang trong thai kỳ, những bệnh nhân mắc phải các chứng bệnh suy gan, suy thận.

Đường liên kết của video

https://youtu.be/SkWhQ_ZklMI