Các bạn thân mến, trong những
ngày gần đây, số người chết trẻ vì đột quỵ tăng lên nhanh quá. Là nạn nhân căn
bệnh nguy hiểm này, hàng chục năm lăn lộn với nó, tôi đã sưu tầm, đúc kết những
điều hiểu biết sau đây:
a/ Đột quỵ
Nguyên nhân đột quỵ
Đột quỵ là sự ngưng trệ đột ngột
dòng máu cung cấp cho não, xảy ra khi một mạch máu nuôi não bị nghẽn tắc (còn gọi
là nhũn não) hoặc mạch máu nuôi não bị vỡ (đột quỵ do xuất huyết não). Khi đó,
phần não bị thiếu máu nuôi do tắc nghẽn (do nhũn não), bị chèn ép (do bị vỡ mạch
máu não) sẽ không thể hoạt động được, khiến phần cơ thể chịu sự chi phối của
não cũng không thể hoạt động được dẫn đến bị yếu hoặc liệt.
Biểu hiện và hậu quả
Các triệu chứng của đột quỵ chỉ xảy
ra trong một thời gian ngắn và hậu quả của đột quỵ phụ thuộc vào phần nào của
não bị tổn thương và mức độ tổn thương như thế nào, như: có thể gây nên yếu liệt,
mất cảm giác, hoặc khó nói, giảm thị lực, mất thăng bằng. Ngoài ra, trong một số
trường hợp có thể có biểu hiện đau đầu nhưng đa số hoàn toàn không có.
Để có thể phát hiện sớm đột quỵ
có thể dựa vào các biểu hiện như nói ngọng, rối loạn trí nhớ, không phân biệt
được những gì đang xảy ra xung quanh; mắt mờ cả hai hoặc một bên, thị lực giảm,
đau đầu đột ngột hoặc đau nửa đầu; mất khả năng điều phối các hoạt động thể chất,
chóng mặt hoặc đi lại khó khăn; đau cơ bắp, mất cảm giác, tê ở nhiều bộ phận, đặc
biệt là ở một bên của cơ thể ngược lại với phía não bị ảnh hưởng.
Người có nguy cơ cao
Ngày nay, đột quỵ là nguyên nhân
gây tử vong lớn thứ tư tại các nước phát triển và còn là nguyên nhân chính gây
tàn tật nghiêm trọng và lâu dài. Những người trên 55 tuổi có nhiều khả năng bị
đột quỵ hơn và người càng lớn tuổi thì nguy cơ bị đột quỵ càng cao. Người bị
đái tháo đường hay bệnh tim là những người có nguy cơ bị đột quỵ nhiều nhất.
Huyết áp cao, cholesterol trong máu cao không điều trị, không kiểm soát được hoặc
người hút thuốc lá, người mắc bệnh tim là những đối tượng có nguy cơ cao về đột
quỵ.
Cholesterol xấu tăng cao là
nguyên nhân dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch, tắc dòng máu lưu thông và nguy
cơ xảy ra đột quỵ bất cứ lúc nào.
b/ Còn Đột tử thì sao?
Hội chứng đột tử mô tả cái chết đột ngột, bất ngờ mà nó có thể xảy ra
trong khi ngủ, khi tỉnh táo, hoặc ngay sau khi tập thể dục/luyện tập. Phần lớn
các đột tử là do bệnh tim và được biết đến nhưng là đột
tử do rối loạn nhịp tim hoặc
hội chứng đột tử do tim.
Nguyên nhân gây đột tử
Đột tử do rối loạn nhịp tim phổ biến nhất là do sự thay đổi bất
thường nghiêm trọng đối với nhịp tim được gọi là rối loạn nhịp tim ví
dụ nhịp nhanh thất
Đột tử do tim mô tả cái chết đột ngột là kết quả của ngừng tim không hồi phục hoặc
cơn đau thắt ngực.
Các bệnh về tim là nguyên nhân gây đột tử
Xử trí với tình trạng đột tử
Phần lớn các đột tử là do bệnh lý tim mạch di truyền. Khám sàng lọc các
thành viên trong những gia đình mà đã có người mắc bệnh
lý tim mạch hoặc đã có người bị đột tử trước
đó, bao gồm cả đột tử sơ sinh có thể phát hiện được các bệnh lý
có sẵn mà có thể gây đột tử. Sau đó điều trị phù hợp có thể dự phòng hoặc làm
giảm nguy cơ xảy ra đột tử.
Khám sàng lọc là một quá trình
xác định bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe ở những người khỏe mạnh. Lý
do để khám sàng lọc tim mạch là nó cho phép phát hiện các bất thường về tim mạch
sớm. Điều này có nghĩa là các thông tin về bệnh khai thác được, các dấu hiệu
lâm sàng mà y bác sĩ khám phát hiện được… có thể giúp bạn có thêm các chỉ định
thăm dò sâu hơn và có được điều trị bằng các biện pháp phù hợp nhằm làm giảm
nguy cơ và bất cứ biến chứng nào phát sinh từ bệnh lý ở những người có bất thường
về tim mạch mà có thể đã không được phát hiện.
c/ Kết luận
PGS.TS Nguyễn Huy Thắng - chủ tịch
Hội đột quỵ TP.HCM, kiêm trưởng khoa bệnh lý mạch máu não
(Bệnh viện Nhân dân 115) - cho biết
Đột quỵ não (stroke) còn gọi
là tai biến mạch máu não.
Đột quỵ não có 2 hình thức phổ biến,
gồm nhồi máu não và xuất huyết não. Đột quỵ não thường có biểu hiện là
đột ngột liệt 1/2 người, méo miệng, nói đớ, có thể kèm hôn mê,
nhưng thường xảy ra sau vài giờ.
Trong đột quỵ não, tim vẫn có
thể hoạt động bình thường. Do đó, người bệnh không tử vong
liền, mà có thể kéo dài 1 vài giờ hoặc một vài ngày, tùy
thuộc vào nguyên nhân mức độ bệnh.
Nguyên nhân của đột quỵ
thường liên quan đến các bệnh lý liên quan đến tuổi tác như cao
huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa mạch máu, rối loạn chuyển hóa
lipid... Qua một thời gian mắc bệnh, nếu không được kiểm soát
tốt, người bệnh có nguy cơ bị đột quỵ.
Trong khi đó, đột tử (sudden cardiac death) lại là biến cố tim
ngừng đập đột ngột. Một người đang bình thường đột
nhiên gục xuống, và hầu hết tử vong nhanh chóng, trừ khi được
cấp cứu đưa vào bệnh viện kịp thời.
Theo bác sĩ Thắng, có thể
hình dung trái tim là "động cơ" chính của cơ thể, có vai
trò bơm máu, đem chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng mọi cơ quan.
"Động cơ" này sẽ ngừng hoạt động khi xảy ra hai trường
hợp: bị "nghẹt xăng" hoặc bị "cúp điện".
Cụ thể "nghẹt
xăng" là khi ống dẫn (chính là động mạch vành nuôi tim) bị
tắc nghẽn, dòng máu không đến nuôi dưỡng tế bào tim được.
Đây là bệnh hẹp mạch vành.
Ngoài ra, tim đập được là
nhờ có một "máy phát điện" nhỏ phát ra dòng điện liên
tục đều đặn và lan truyền đi khắp trái tim nhờ hệ thống
"dây điện". Khi bộ "máy phát điện" này bị suy
yếu, hoặc hệ thống "dây điện" bị chập, tim sẽ bị
"cúp điện", ngừng hoạt động. Đây là bệnh loạn nhịp tim.
"Đột tử tim xảy ra do
nguyên nhân bệnh mạch vành, hoặc do bệnh loạn nhịp", bác sĩ
Thắng chia sẻ.
Nhận diện nguy cơ ra sao?
Vậy làm sao để biết có
nguy cơ bị đột quỵ hay đột tử tim? Bác sĩ Thắng cho rằng với hệ thống
mạch máu não hay trái tim khỏe mạnh, hiếm khi xảy ra sự cố. Đột quỵ
hay đột tử tim hầu như chỉ xảy ra trên một hệ thống mạch máu xơ vữa,
do các bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá... hoặc trên
trái tim "đã bị bệnh" nhưng không được phát hiện.
Một số dấu hiệu chỉ
điểm gợi ý một người có khả năng bị bệnh tim mạch và có nguy
cơ đột tử là trong gia đình có người đột tử, mất đột ngột
khi còn trẻ mà không chẩn đoán được nguyên nhân; có người thân
trong gia đình mắc các bệnh tim mạch di truyền như loạn nhịp tim,
bệnh cơ tim phì đại.
Ngoài ra còn xuất phát từ
thói quen hút thuốc lá, béo phì, đời sống căng thẳng, ít vận
động thể dục thể thao; bị tăng huyết áp, đái tháo đường, rối
loạn mỡ máu mà không điều trị tốt, không kiểm soát tốt các
chỉ số bệnh lý.
Đến đây, độc giả đã có khái niệm đúng
đắn về hai căn bệnh Đột quỵ và Đột tử gây tử vong hàng đầu trong xã hội. Hai căn
bệnh khác nhau đó là nguyên nhân gây đột tử đột biến trong giai đoạn chuyển mùa
khắc nghiệt vừa qua. Một điều luôn luôn đúng, khuyến cáo với bạn rằng CHỮA BỆNH
LÀ VIỆC BÁC SỸ, PHÒNG BỆNH LÀ VIỆC CỦA BẠN. Kính chúc các bạn thành công.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét