THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ: tháng 5 2021

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

CHÍ PHÈO – NAM CAO

 

Nam Cao ( 1915 (hoặc 1917)  – 28 tháng 11 năm 1951 )  là bút danh của nhà văn - nhà báo - liệt sĩ Trần Hữu Tri. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, nay thuộc Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam (cách TP. Nam Định 5 km). Ông là một nhà văn và cũng là một chiến sĩ, liệt sĩ người Việt Nam . Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng Tháng Tám ), một nhà báo kháng chiến ... Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.

Một trong những kiệt tác của ông, tác phẩm Chí Phèo (1941)

“Chí Phèo” của Nam Cao là kiệt tác trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Tác giả đã xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình là Chí Phèo. Qua nhân vật này ông gửi gắm khát vọng rất đỗi bình dị của con người nhưng lại đi vào bế tắc. Nếu Chí Phèo vừa đáng trách, vừa đáng thương thì Thị Nở lại là nhân vật để lại nhiều ám ảnh đối với người đọc.

Với tác phẩm này, Nam Cao khắc họa bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam xơ xác , bần cùng trong khoảng thời gian 1940 -1945. Ông đặc biệt quan tâm tới tình trạng nghèo đói và quá trình một bộ phận thấp cổ bé họng bị tha hóa, bị cự tuyệt quyền làm người. Càng hiền lành họ càng bị chà đạp phũ phàng. Viết về nông dân, Nam Cao kết án đanh thép xã hội thực dân phong kiến đã huỷ hoại nhân hình, sói mòn nhân tính của những con người lương thiện. Không “bôi nhọ” nông dân, ông đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện, khẳng định nhiều phẩm chất cao cả của những người bị xã hội dập vùi.

Chí Phèo vốn là đứa con hoang bị bỏ rơi khi vừa lọt lòng trong một lò gạch cũ. Còn Thị Nở, người con gái  ”dở hơi… và thị lại nghèo… và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi…” Thế nên, người ta tránh thị như tránh một con vật. Chí Phèo đến với Thị Nở, nhà văn đã mô tả mối tình Say đắm của hai số phận bần cùng trong xã hội bấy giờ, cũng thú vị làm sao. Người đời nhắc tới Chí Phèo thì nghĩ ngay một Thị Nở bần cùng, đáng thương hơn là đáng trách. Hai nhân vật đã sống mãi trong di sản Văn học - Nghệ thuật Việt Nam. Câu chuyện có kế cục hơi buồn. Chí Phèo trả thù bằng một nhát dao trên cổ Bá Kiến và kết thúc đời mình bằng mũi đâm tự sát. Cuộc đời này đâu cứ phải dồn nhau vào chỗ chết như vậy, có thể xử lý bằng cách khác. Lang thang những ngày phòng, chống dịch Coronar Viruss, tôi lạc vào nghĩa địa nọ, giật mình nhìn thấy tấm biển nghĩa trang: “Nơi đây an nghỉ Bá Kiến, Chí Phèo & Lê Văn Tám”. Hóa ra Lê Văn Tám cũng là nhân vật văn học do giáo sư sử học Trần Huy Liệu (5/11/1901 – 28/7/1969) viết ra. Bao năm thần tượng một con người!

Bây giờ, mời các bạn nghe toàn bộ “Chí Phèo” – mà có người gọi là “Cái lò gạch cũ”, qua giọng đọc Ngô Đồng, tôi vừa sưu tầm được. Kính chúc độc giả sức khỏe.

Đường liên kết của video CHI PHÈO

https://youtu.be/CYacubkbQ28

 

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

#truyencuoi_1 [Ông Bố thông minh]

 [5/5/2021 - Truyện 1] - Cô sinh viên học trên thành phố. Một hôm, có tin nhắn từ một số lạ gửi đến: "Chào em! Em có người yêu chưa? Anh có thể làm quen em được không?"

Cô gái trả lời: "Em có người yêu rồi."

- Vậy à! Cha mày đây! Về quê ngay. Dẫn cả thằng đó về nghe chưa con!

Hôm sau cô gái nhất quyết không về. Nửa đêm, lại có một tin nhắn từ số lạ gửi đến: "Chào em! Em có người yêu chưa. Mình làm quen em nhé!"

Cô gái trả lời: "Em chưa có người yêu."

- Anh mới thử em như vậy thôi mà em đã chối bỏ . Vậy em hết yêu anh rồi sao? OK, mình chia tay

Cô gái: "Em xin lỗi anh. Em tưởng ông già em. Anh mới thay số sao?"

- Vậy à. Ông già mày đây. Mai mày mà không đem thằng đó về quê thì đừng nhận tao là ba mày nữa....

#truyencuoi_2 [19/5/2021 - SỰ THẬT VÀ DỐI TRÁ ]

- Truyền thuyết từ thế kỷ 19 kể rằng sự thật và dối trá có lần gặp nhau. Dối trá chào hỏi sự thật và nói "hôm nay là ngày đẹp trời". Sự thật ngó nhìn xung quanh, nhìn lên bầu trời, và thực sự là ngày đẹp trời.

Họ đi cùng nhau một lúc cho đến khi tới bên một giếng to đầy nước. Dối trá thò tay xuống nước và quay sang nói với sự thật: "Nước sạch và ấm, nếu bạn muốn thì chúng ta cùng nhau bơi?" - Sự thật lại thấy nghi ngờ bèn nhúng tay vào nước và thấy nước thật sự dễ chịu. Cả hai cùng bơi lội một lúc đến khi đột nhiên dối trá chạy lên khỏi giếng, lấy quần áo của sự thật và biến mất.

Sự thật tức giận trèo lên khỏi giếng trần truồng, chạy khắp nơi tìm kiếm dối trá để lấy lại quần áo của mình. Mọi người thấy sự thật trần truồng thì liền nhìn tránh sang hướng khác vì sượng sùng hoặc tức giận. Sự thật tội nghiệp thấy xấu hổ bèn quay lại giếng và náu mình ở đó mãi mãi. Kể từ đó, dối trá đi khắp thế giới, khoác áo như sự thật, đáp ứng nhu cầu của thế giới, và không hề muốn nhìn thấy sự thật trần trụi.

(Bức tranh minh họa của hoạ sỹ người Pháp Jean-Léon Gérôme, năm 1895.)

Sưu tầm


 Đường liên kết của video         https://youtu.be/zKM9B71mxz0


 

Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

XÓM ĐẠO - Truyện dài Nguyễn Ngọc Ngạn

 

Chuyện XÓM ĐẠO rất hay, vừa hiểu được giai đoạn đi cư 1954, vừa hiểu thêm về đạo công giáo.

Nghe xong truyện Xóm Đạo của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn tôi như được sống trong thời kỳ di cư của dân miền Bắc vào những năm 1954 măc dù phải đến 10 năm sau tôi mới được sinh ra. Tôi đã được lớn lên trong từng lời ru, lời kể của Mẹ tôi về giai đoạn lịch sử này. Một điều rất kỳ diệu là chuyện Mẹ tôi kể rất gần với truyện Xóm đạo của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn. Có lẽ trong giai đoạn đó thì đời sống của các trại định cư của dân công giáo đều như nhau. Và trong những câu chuyện của Mẹ tôi còn chất chứa những nỗi niềm nhớ quê hương miền Bắc trong những ngày đầu ổn định cuộc sống tại trại định cư. Chân thành cảm ơn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã lưu lại những cảm xúc tuyệt vời này. (Lời tâm sự của bạn Chu An Tuấn).

XÓM ĐẠO là một câu chuyện buồn, rất buồn. Người thanh niên bị ràng buộc bởi tôn giáo mà từ bỏ tình yêu, từ bỏ những rung động trái tim, để rồi tiếc nuối khôn nguôi. Câu chuyện kết thúc  buồn. Thày Thông, xôi hỏng, bỏng không. Đời là vậy, mấy khi yêu mà đã được yêu. Tôi cắt truyện thành 4 phần. Ảnh sưu tầm từ tất cả các nhà thờ đẹp Việt Nam và thế giới. Có thể ảnh bị mờ. Cảm ơn nhà văn đã không đăng ký bản quyền đẻ mọi người sử dụng tác phẩm của ông. Các bạn cùng sưu tầm, thưởng thức.

 . (Tôi đã đổi tên và đưa sang kênh Hung Danmanh – kênh viết Hoa)

Đường liên kết của video THÀY THÔNG 1

https://youtu.be/cW4Y4CAhNWQ

Đường liên kết của video THÀY THÔNG 2

https://youtu.be/vKAV8KfJ_So

Đường liên kết của video THÀY THÔNG 3

https://youtu.be/YiM0RpqfFYk

Đường liên kết của video THÀY THÔNG 4

https://youtu.be/trOHcVGtupk

Những 13 tiếng cơ đấy, bạn có đủ thời gian không?