Nam Cao (
1915 (hoặc 1917) – 28 tháng 11 năm 1951
) là bút danh của nhà văn - nhà báo - liệt
sĩ Trần Hữu Tri. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam
Sang, nay thuộc Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam (cách TP. Nam Định 5 km). Ông là một
nhà văn và cũng là một chiến sĩ, liệt sĩ người Việt Nam . Ông là nhà văn hiện
thực lớn (trước Cách mạng Tháng Tám ), một nhà báo kháng chiến ... Ông được
truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.
Một trong những kiệt tác của ông,
tác phẩm Chí Phèo (1941)
“Chí Phèo” của Nam Cao là kiệt
tác trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Tác giả đã xây dựng nhân vật điển
hình trong hoàn cảnh điển hình là Chí Phèo. Qua nhân vật này ông gửi gắm khát vọng
rất đỗi bình dị của con người nhưng lại đi vào bế tắc. Nếu Chí Phèo vừa đáng
trách, vừa đáng thương thì Thị Nở lại là nhân vật để lại nhiều ám ảnh đối với
người đọc.
Với tác phẩm này, Nam Cao khắc họa
bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam xơ xác , bần cùng trong khoảng thời
gian 1940 -1945. Ông đặc biệt quan tâm tới tình trạng nghèo đói và quá trình một
bộ phận thấp cổ bé họng bị tha hóa, bị cự tuyệt quyền làm người. Càng hiền lành
họ càng bị chà đạp phũ phàng. Viết về nông dân, Nam Cao kết án đanh thép xã hội
thực dân phong kiến đã huỷ hoại nhân hình, sói mòn nhân tính của những con người
lương thiện. Không “bôi nhọ” nông dân, ông đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát
hiện, khẳng định nhiều phẩm chất cao cả của những người bị xã hội dập vùi.
Chí Phèo vốn là đứa con hoang bị
bỏ rơi khi vừa lọt lòng trong một lò gạch cũ. Còn Thị Nở, người con gái ”dở
hơi… và thị lại nghèo… và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi…” Thế
nên, người ta tránh thị như tránh một con vật. Chí Phèo đến với Thị Nở, nhà văn
đã mô tả mối tình Say đắm của hai số phận bần cùng trong xã hội bấy giờ, cũng
thú vị làm sao. Người đời nhắc tới Chí Phèo thì nghĩ ngay một Thị Nở bần cùng,
đáng thương hơn là đáng trách. Hai nhân vật đã sống mãi trong di sản Văn học -
Nghệ thuật Việt Nam. Câu chuyện có kế cục hơi buồn. Chí Phèo trả thù bằng một
nhát dao trên cổ Bá Kiến và kết thúc đời mình bằng mũi đâm tự sát. Cuộc đời này
đâu cứ phải dồn nhau vào chỗ chết như vậy, có thể xử lý bằng cách khác. Lang
thang những ngày phòng, chống dịch Coronar Viruss, tôi lạc vào nghĩa địa nọ, giật
mình nhìn thấy tấm biển nghĩa trang: “Nơi đây an nghỉ Bá Kiến, Chí Phèo &
Lê Văn Tám”. Hóa ra Lê Văn Tám cũng là nhân vật văn học do giáo sư sử học Trần
Huy Liệu (5/11/1901 – 28/7/1969) viết ra. Bao năm thần tượng một con người!
Bây giờ, mời các bạn nghe toàn bộ
“Chí Phèo” – mà có người gọi là “Cái lò gạch cũ”, qua giọng đọc Ngô Đồng, tôi vừa
sưu tầm được. Kính chúc độc giả sức khỏe.
Đường liên kết của video CHI
PHÈO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét