Theo nghiên cứu của y học hiện đại, nấm linh chi có tác dụng ổn định huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, chống đau đầu và tứ chi, điều hòa kinh nguyệt, chống dị ứng, kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư, thúc đẩy hệ tiêu hóa, chống bệnh béo phì, phòng chữa bệnh tiểu đường, bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc về việc “Uống nước nấm linh chi có bị nóng hay không?”, cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé !
1. Công dụng của nấm linh chi đối với sức khỏe
1.1 Nấm linh chi giúp giảm mệt mỏi căng thẳng
·
Người bình thường dùng nấm linh chi giảm mệt mỏi, thư
giãn thần kinh và cơ thể. Nấm linh chi giúp chống nhiễm mỡ, xơ mạch và các biến
chứng (bệnh xơ vữa động mạch vành).
·
Có tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất
cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, làm giảm
cholesterol, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu,
tăng cường tuần hoàn máu.
1.2 Ngăn ngừa thừa cân, béo phì
·
Với người thừa cân, dùng linh chi đỏ mỗi ngày chống
béo phì, đồng thời giảm cân một cách tự nhiên. Người ta tìm thấy hàm lượng
germanium hữu cơ trong loại nấm này cao hơn 5 – 8 lần so với nhân sâm.
·
Germanium có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ
thống miễn dịch và kháng siêu, tăng oxy trong hệ thống máu, giúp cơ thể luôn
tươi trẻ và tăng tuổi thọ.
Ngoài ra, linh chi giúp làm sạch ruột,
chống táo bón mãn tính và tiêu chảy. Đối với các bệnh về hô hấp, nấm hiệu quả
tốt tới 80% giúp bệnh thuyên giảm và khỏi hắn ở các chứng viêm phế quản dị ứng,
hen phế quản, chống béo phì…
2. Uống nấm linh chi có bị nóng không?
Nấm linh chi có tính mát, vậy nên rất
phù hợp cho những ai đang suy nhược hoặc mắc bệnh do nóng nhiệt, cơ thể quá
dương, mất cân bằng âm dương và bốc hỏa. Có thể kể đến những bệnh lý mà uống
Linh Chi sẽ cải thiện rõ rệt, chẳng hạn như:
·
Người mắc bệnh ung thư và khối u trong cơ thể.
·
Người rượu bia nhiều, suy giảm chức năng gan, viêm
gan, xơ gan.
·
Người đang bị tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể,
nóng, sốt.
·
Người khó ngủ, táo bón, bốc hỏa, hay nổi mụn nhọt.
·
Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, tắc kinh, kinh nguyệt ra
quá ít hoặc không đều.
·
Bệnh nhân cao huyết áp, nhiễm mỡ trong máu…
·
Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh muốn giảm bớt triệu chứng
khó chịu, bốc hỏa, cáu gắt…
Uống nước linh chi không bị nóng.
3. Những người không nên uống nấm linh chi
Như đã nói, Linh Chi là thảo dược tính
hàn, làm mát nên không phù hợp cho người vốn đã nhiễm hàn, cơ thể quá mát, cán
cân âm dương lệch về tính âm. Một trong những bệnh lý thường gặp do cơ thể quá
hàn, nên tránh uống Linh Chi có thể kể đến là:
·
Người ngủ nhiều, lờ đờ, hay ớn lạnh, đau cột sống, đau
cổ gáy.
·
Người huyết áp thấp.
·
Phụ nữ hay rong kinh, hoặc máu loãng. Vì Linh Chi có
chứa chất chống đông máu, nên một khía cạnh nào đó, có thể làm loãng máu hơn,
gây chảy máu cam, ra kinh bất thường ở người có cơ địa bất thường kể trên.
·
Người viêm mũi dị ứng, viêm xoang, đau đầu đông, chóng
mặt…
·
Người bị tiêu chảy mạn tính, phong thấp…
4. Có những cách sử dụng nấm linh chi nào?
Theo Đông y, nấm linh chi vị đắng, tính
hàn, lợi về kinh tâm, phế, can, thận, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, ngày
dùng 6 – 12g.
Có thể dùng linh chi dưới dạng bột
nghiền mịn pha với nước uống hoặc cho linh chi thái lát mỏng vào phích nước
nóng, để 1 giờ, sau đó uống dần trong ngày.
Nấm linh chi lấy nước nấu các loại canh
thịt hoặc súp dùng làm thức ăn bồi bổ cho người mới ốm dậy và người già yếu.
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số cách dùng nấm linh chi phổ biến nhất
để bạn đọc tham khảo:
4.1 Nấm linh chi sắc thành nước, uống hằng ngày
·
Nấm linh chi 30g thái lát, cho vào ấm đun cùng với
500ml nước, đun khoảng 3 phút rồi tắt lửa.
·
Để ngâm như vậy trong vòng 5 – 10 phút rồi đun nhỏ lửa
liu riu khoảng 30 phút, còn 300ml.
·
Chắt nước ra. Dùng kéo cắt nhỏ lát linh chi, thêm
nước, đun tiếp lấy nước 2 và nước 3: Hòa lẫn 3 nước với nhau và bảo quản trong
tủ lạnh.
·
Chia uống trong ngày, uống lúc đói bụng, có thể thêm
mật ong, đường phèn cho dễ uống.
Công dụng: Giải nhiệt cho cơ thể, nâng cao thể lực, bồi bổ sức khỏe. Bã linh chi
phơi khô đun lấy nước dùng để tắm rất tốt cho da và tóc.
Nấm linh chi thái lát.
4.2 Nấm linh chi tán thành bột
·
Linh chi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần
uống 3g chiều với nước ấm hoặc cho vào
tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã.
·
Tuy hơi khó uống vì dược liệu không tan trong nước
nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu có công
dụng trị chứng mất ngủ, hồi hộp, trị chứng phế hư, hen suyễn, tốt cho người bị
viêm gan, suy nhược cơ thể.
·
Nấm linh chi có thể phối hợp với các thảo dược khác
như nhân sâm, hồng táo, tam thất, ngân nhĩ, cam thảo làm thức uống bổ dưỡng
trong phòng và chữa bệnh.
5. Uống quá nhiều nấm linh chi có tác dụng phụ không?
· Liều lượng Linh Chi cho một người lớn là khoảng 15g mỗi ngày. Đồng thời, trong suốt quá trình sử dụng bạn cần:
·
Theo dõi phản ứng của cơ thể để cân chỉnh liều lượng
hoặc ngưng dùng khi cần.
·
Những ai cơ thể đang quá dương, dùng Linh Chi một hai
lần đầu sẽ thấy hiệu quả ngay.
Nhưng trong quá trình uống Linh Chi, nếu
bạn cảm thấy cơ thể có những biểu hiện do quá mát (những bệnh liệt kê ở phần
2), hoặc dị ứng, ngứa, mẩn đỏ vùng môi, mắt do quá mẫn cảm với dưỡng chất trong
nấm Linh Chi, bạn nên ngưng dùng và tìm đến sự tư vấn, trợ giúp của bác sĩ bạn
nhé !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét