HƯƠNG SƠN
Tăng axit uric máu là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Ảnh ghép: HƯƠNG SƠN© Lao Động
Khi biết chính xác chỉ số axit uric đạt ở ngưỡng nào, chúng ta có
thể chủ động điều chỉnh sức khỏe của mình một cách hợp lý, tránh biến chứng nặng
hơn.
ThS.BS Nguyễn Thị Phương - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết,
nồng độ axit uric trong máu tăng cao, vượt qua mức
bình thường là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout. Tuy nhiên, không phải tất
cả các trường hợp đều xảy ra theo cơ chế này.
Chỉ số axit uric bình
thường nằm trong khoảng từ 2,5 - 7,0 mg/dL ở nam và 1,5 - 6,0 mg/dL ở nữ.
Axit uric tồn tại trong huyết thanh/huyết tương, mô và tế bào
với điều kiện sản xuất và đào thải ổn định. Hầu hết các mô trong cơ thể đều có
khả năng tạo ra axit uric, tuy nhiên quá trình đào thải chủ yếu chỉ diễn ra ở
thận.
Tăng axit uric máu là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Chỉ số axit uric cao được xác định như sau:
>6,0 mg/dL ở nữ; 7,0 mg/dL ở nam; Trẻ em và thanh thiếu niên là >5,5
mg/dL
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tăng axit uric trong máu
không gây ra bệnh gout.
Bệnh gout có thể tự khỏi, triệu chứng biến mất trong vòng vài
ngày hoặc vài tuần trong khi chỉ số axit uric vẫn vượt ngưỡng ổn định.
Cũng theo bác sĩ Phương, hiện nay, xét nghiệm máu và nước tiểu
để kiểm tra nồng độ axit uric trong cơ thể chính xác. Sau khi biết chỉ số axit
uric bao nhiêu thì bị gout, người bệnh nên tìm hiểu phương pháp kiểm soát hiệu
quả khi giá trị axit uric quá cao. Quá trình điều trị phụ thuộc vào triệu chứng
hoặc mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm/nhiễm trùng đang mắc phải.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét