THÙY DUNG ( Dịch ONLY MY HEATHY )
Nồng độ axit uric tăng cao có thể đến từ các tác
nhân bên trong cơ thể hoặc một chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh.
Nguyên nhân nào khiến axit uric tăng cao
Axit uric được cơ thể phân hủy từ các bazơ purin ngoại sinh có
trong thực phẩm hoặc purin nội sinh tạo ra trong quá trình phá hủy tế bào tự
nhiên trong cơ thể. Quá trình này được thực hiện chủ yếu ở gan, sau đó acid
uric được lọc ở thận và bài tiết ra ngoài theo nước tiểu. Một phần nhỏ acid
uric được thải qua đường tiêu hóa.
Có 2 nguyên nhân khiến
axit uric tăng cao, cụ thể:
1.Hội chứng chuyển hóa
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng axit uric tăng
cao là do quá trình sản xuất axit uric bị rối loạn. Quá trình này sẽ liên quan
đến một số bệnh lý như rối loạn chuyển hóa, béo phì, vẩy nến...
Khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric trong quá trình phân hủy
purin dẫn đến tình trạng mất cân bằng axit uric.
2.Chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống đóng vai trò quyết định đến nồng độ axit uric.
Các loại thực phẩm giàu purin như nội tạng, hải sản có vỏ, thịt đỏ và một số
loại cá có thể làm tăng sản xuất axit uric trong cơ thể. Bên cạnh đó, thói quen
uống nhiều rượu bia cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến axit uric tăng cao
khó kiểm soát.
Những dấu hiệu axit uric tăng cao
1.Sưng đau xương khớp
Một trong những triệu chứng dễ nhận biết nhất của việc axit uric tăng là đau nhức xương khớp.
Cơn đau thường xuất hiện ở khu vực ngón chân, ngón tay, mắt cá chân, đầu gối,
cổ tay. Các cơn đau thường diễn ra đột ngột, dữ dội kèm theo hiện tượng tấy đỏ.
Axit uric tăng cao có thể dẫn đến nhiều biểu hiện sức khỏe tiêu cực. Đồ họa: Thùy Dung© Được Lao Động cung cấp
2.Sỏi thận do axit uric tăng cao
Nồng độ axit uric cao có thể là nguyên nhân hình thành sỏi thận
và gây đau dữ dội ở vùng lưng, bụng. Bên cạnh đó, các biểu hiện như tiểu nhiều,
tiểu thường xuyên, tiểu ra máu cũng có thể là biểu hiện của nồng độ axit uric
tăng cao bất thường.
3.Mệt mỏi và khó chịu
Nồng độ axit uric tăng cao có thể cản trở quá trình chuyển hóa
của cơ thể dẫn đến mệt mỏi, khó chịu. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi kéo dài thì rất
có thể nồng độ axit uric đang tăng cao. Lúc này, bạn nên thực hiện các xét
nghiệm để nhận biết và điều trị kịp thời.
Kiểm soát axit uric với 4 thói quen cơ bản
1.Thay đổi chế độ ăn uống
Việc lựa chọn chế độ ăn uống thông minh là rất quan trọng để
kiểm soát nồng độ axit uric. Hạn chế ăn thực phẩm giàu purine, lựa chọn sản
phẩm từ sữa ít béo, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả, uống nhiều nước là
phương pháp hiệu quả để điều hòa axit uric.
2.Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp duy trì trạng thái sức
khỏe mà còn cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ bài tiết axit uric qua tuyến mồ
hôi. Nên lựa chọn các bài tập phù hợp với lứa tuổi, điều kiện thể chất và duy
trì thói quen tập luyện mỗi ngày sẽ giúp axit uric nhanh chóng được kiểm soát.
3.Không sử dụng rượu bia
Rượu, bia và đồ uống có cồn là một trong những nguyên nhân thúc
đẩy nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao. Vì vậy, cần hạn chế hoặc tránh
hoàn toàn rượu bia để có thể cân bằng axit uric một cách hiệu quả.
4.Quản lý cân nặng
Thừa cân, béo phì không những làm tăng tiết axit uric mà còn gây áp lực lên cơ
xương khớp, tăng những biểu hiện của bệnh gout gây nên. Việc kiểm soát cân nặng
là yếu tố đặc biệt quan trọng để có thể đạt được trạng thái sức khỏe ổn định và
một chỉ số axit uric ở ngưỡng an toàn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét