THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2024

Những thực phẩm nào không có hạn sử dụng?

 (VTC News) - 

Hầu hết các loại thực phẩm đều có hạn sử dụng, tuy nhiên cũng có những thứ mà bạn không bao giờ cần lo lắng về điều này nếu được bảo quản đúng cách.

Hạn sử dụng là điều mà mọi người luôn quan tâm khi mua thực phẩm ăn uống, bởi ngay cả khi được bảo quản tốt, chất lượng, tính chất của chúng vẫn thay đổi theo thời gian, trừ một số loại thực phẩm không có hạn sử dụng. 

Thực phẩm nào không có hạn sử dụng?

Một số loại thực phẩm có khả năng bảo quản lâu dài, không bị hỏng theo thời gian nếu được lưu trữ đúng cách. 

Mật ong

Mật ong từ lâu đã được coi là một trong những loại thực phẩm không có hạn sử dụng. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng mật ong được tìm thấy trong các lăng mộ của người Ai Cập cổ đại vẫn giữ được trạng thái gần như nguyên vẹn sau hàng nghìn năm. Bí mật nằm ở các đặc tính tự nhiên của mật ong, nhất là độ pH thấp và hàm lượng đường cao. Những yếu tố này tạo ra một môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, giúp mật ong không bị hỏng.

Mật ong vẫn có thể nguyên vẹn sau hàng nghìn năm bảo quản (Ảnh: Sedgemoorhoney)

Để bảo quản mật ong, bạn cần đậy kín nắp và lưu trữ ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để mật ong tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc đặt ở nơi có nhiệt độ cao, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến hương vị và màu sắc tự nhiên của mật ong.

Muối 

Muối không chỉ là một gia vị quan trọng trong ẩm thực mà còn là chất bảo quản tự nhiên hiệu quả nhất. Nhờ đặc tính hút ẩm mạnh, muối ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, giúp bảo quản thực phẩm lâu dài. Đây là lý do tại sao muối đã được sử dụng để bảo quản thịt, cá và các loại thực phẩm khác từ thời cổ đại.

Khi lưu trữ muối, điều quan trọng nhất là giữ cho muối luôn khô ráo. Bạn có thể sử dụng các hũ đựng có nắp kín và để muối ở nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt. Nếu muối bị vón cục do hút ẩm, bạn chỉ cần phơi khô hoặc dùng các hạt gạo nhỏ để hút ẩm trong hũ muối.

Đường 

Tương tự muối, đường sẽ không có hạn sử dụng nếu được lưu trữ đúng cách. Vì chứa rất ít nước, môi trường bên trong đường không phù hợp cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển, đồng nghĩa với việc đường có thể giữ được hương vị và chất lượng ban đầu trong thời gian dài mà không bị hỏng.

Để bảo quản đường hiệu quả, bạn nên cất trữ trong các hũ kín nắp và đặt ở nơi khô thoáng; không để trong tủ lạnh và nên tránh để đường tiếp xúc với độ ẩm để không vón cục, gây khó khăn khi sử dụng.

Muối và đường là loại thực phẩm không có hạn sử dụng nếu được lưu trữ đúng cách (Ảnh: Chicagovitality)

Giấm

Giấm là một chất bảo quản tự nhiên với độ axit cao, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Vì thế, nó là một trong những thực phẩm không có hạn sử dụng. Các loại giấm phổ biến như giấm táo, giấm gạo, và giấm trắng không chỉ được sử dụng trong ẩm thực mà còn có nhiều ứng dụng khác như làm sạch và bảo quản thực phẩm.

Cách bảo quản giấm tốt là cất giữ trong chai hoặc hũ kín, để ở nơi khô ráo và thoáng mát; tránh để giấm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, vì nhiệt độ cao có thể làm thay đổi mùi vị của giấm.

Rượu mạnh

Rượu mạnh như vodka, whisky và rum có nồng độ cồn cao, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc. Điều này làm cho rượu mạnh có thể bảo quản lâu dài mà không bị hỏng. Với những chai rượu có nồng độ cồn từ 40% trở lên, bạn có thể yên tâm lưu trữ trong nhiều năm.

Để bảo quản rượu mạnh, hãy để chai rượu ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời. Nắp chai cần được đậy kín để ngăn chặn sự bay hơi của cồn, giữ cho rượu luôn ở trạng thái tốt nhất.

Những thực phẩm có hạn dùng rất lâu nếu bảo quản tốt

Gạo trắng nếu được bảo quản đúng cách có thể giữ được trong nhiều năm mà không bị hỏng. Thực phẩm này có thể được bảo quản lâu dài chủ yếu nhờ vào hàm lượng ẩm thấp và những đặc tính tự nhiên của nó.

Để bảo quản gạo, bạn nên đựng trong các hũ kín hoặc túi nylon, để ở nơi khô ráo và thoáng mát. Tránh để gạo tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc những nơi có độ ẩm cao vì sẽ gây mốc hoặc bị côn trùng xâm nhập. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm lá sả, ớt khô hoặc tỏi vào bao gạo để xua đuổi côn trùng, mối mọt.

Đậu khô cũng rất lâu hỏng.

Đậu khô cũng là thực phẩm bảo quản được lâu nhờ vào lượng nước thấp, khiến vi khuẩn và nấm mốc khó phát triển. Bạn có thể bảo quản đậu khô trong nhiều năm nếu  lưu trữ đúng cách. Đặt chúng trong túi vải, túi nylon hoặc hũ kín và cất giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát là phương pháp tối ưu. Hãy tránh để đậu ở những nơi ẩm ướt vì điều này có thể khiến đậu nhanh hỏng.

Mai Linh(Tổng hợp)



Thứ Ba, 20 tháng 8, 2024

MODERN TALKING (PHIÊN BẢN 2)

 

Modern Talking là một bộ đôi ca sĩ người Đức bao gồm Thomas Anders và Dieter Bohlen.[4] Họ thường được nhắc tới và đề cập đến như bộ đôi ca nhạc sĩ thành công nhất của Đức,[5] và có được một số đĩa đơn danh tiếng gây chú ý, lọt vào top 5 nhiều bảng xếp hạng âm nhạc ở nhiều quốc gia. Một vài đĩa đơn có tiếng tăm nổi bật và thường luôn luôn được nhiều người biết đến rộng rãi nhất là "You're My Heart, You're My Soul", "You Can Win If You Want", "Cheri, Cheri Lady", "Brother Louie", "Atlantis Is Calling (S.O.S. for Love)" và "Geronimo's Cadillac".

Modern Talking làm việc cùng nhau từ năm 1983 tới năm 1987, sau đó nhóm nhạc tan rã. Năm 1997, họ tái hợp và có màn trở lại thành công, thu âm và ra mắt nhiều sản phẩm âm nhạc từ năm 1998 tới năm 2003. Cặp đôi này ra mắt nhiều đĩa đơn một lần nữa lọt vào top 10 của các bảng xếp hạng tại Đức và hải ngoại. Một số đĩa đơn như vậy bao gồm "You're My Heart, You're My Soul '98", "You Are Not Alone" và "TV Makes the Superstar". Đây là 1 nhóm nhạc có tiếng tăm. (Wiki)

Với Việc quản lý khắt khe về bản quyền từ YouTube, tôi chỉ sưu tầm và cho phép đưa vào Video Clip 4 trích đoạn:

1.Lien-Khuc-Modern-Talking- Lời Việt Ngô-Việt-Trung;

2. You're My Heart;

3.Haeven will know;

4.Geromimo’s cadillac.

Mời các bạn cùng thưởng thức: Đường Link

https://youtu.be/t90hihGw-1M


Thứ Hai, 19 tháng 8, 2024

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày tết Trung thu Việt Nam

 Tết Trung thu là một ngày lễ ý nghĩa và quan trọng trong văn hóa dân gian của nhiều nước châu Á trong đó có Việt Nam. Để biết nguồn gốc tết Trung thu cũng như ý nghĩa và các hoạt động trong lễ hội trăng rằm, mời bạn đọc cùng Điện Máy - Nội Thất Chợ Lớn tham khảo bài viết dưới đây!

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày tết Trung thu Việt Nam

1. Nguồn gốc ngày tết Trung thu

Tết Trung Thu, còn được gọi là tết Trung nguyên hoặc tết Nguyên tiêu, là một ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian của nhiều nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và nhiều nơi khác. Tết Trung thu thường diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, khi trăng tròn và sáng rực, thường là tháng 9 trong lịch dương.

Tết Trung thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch

Có nhiều câu chuyện và sự tích khác nhau liên quan đến tết Trung thu ở một số nước châu Á. Trong đó ở Việt Nam, nguồn gốc của ngày tết Trung thu bắt nguồn từ sự tích Hằng Nga và chú Cuội.

Chuyện kể rằng, ngày xưa có một tiên nữ là Hằng Nga có nhan sắc xinh đẹp và rất yêu trẻ con. Hằng Nga hay lẻn xuống trần gian chơi đùa với trẻ em mặc dù tiên giới cấm đoán.

Một ngày, Ngọc Hoàng tổ chức một cuộc thi làm bánh ngày rằm. Ai làm được bánh ngon, đẹp, và lạ nhất sẽ được trọng thưởng. Hằng Nga quyết định xuống trần gian để tìm cách làm một loại bánh ngon, đẹp lạ tham gia cuộc thi.

Hằng Nga gặp gỡ chú Cuội, một người có tật nói dóc và đã chỉ cho Hằng Nga cách làm bánh bằng cách trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau rồi mang đi nướng. Kết quả là những chiếc bánh chế bởi chú Cuội khi được đám trẻ ăn thử thì chúng rất thích và khen rất ngon. Nhờ chú Cuội mà Hằng Nga đã thắng cuộc thi và những chiếc bánh này được gọi là "bánh trung thu."

Lúc đó chú Cuội vì phép lạ mà cùng cây đa bị kéo lên cung trăng, Cuội bị kẹt lại ở đây nên rất nhớ nhà và luôn buồn bã. Thấy vậy, Hằng Nga đã xin Ngọc Hoàng cho chú Cuội mỗi năm được xuống trần gian một lần vào dịp rằm tháng 8 âm lịch để đoàn tụ gia đình. Hằng Nga cũng xin được hạ giới ngày đó để được vui chơi và đem bánh trung thu cho đám trẻ ăn. 

Tết Trung Thu bắt nguồn từ sự tích Hằng Nga và chú Cuội

Từ đó, mỗi năm vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, Hằng Nga và chú Cuội được phép xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ và đoàn tụ với gia đình. Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng tám là "tết Trung thu" và cái tên tết Đoàn viên, tết Thiếu nhi cũng theo đó mà ra đời. 

2. Ý nghĩa của ngày tết Trung thu

Từ sự tích chú Cuội được về đoàn tụ với gia đình vào ngày rằng tháng 8 âm lịch, Trung thu có ý nghĩa tết Đoàn viên, là dịp để các thành viên trong gia đình tụ họp, ăn uống và chia sẻ những câu chuyện cùng nhau. Ngày tết Trung thu là dịp thể hiện tình cảm yêu thương, sự quan tâm và sự gắn kết giữa các thế hệ. Những người con xa nhà khi về thăm gia đình thường tặng bánh trung thu như một cách bày tỏ sự yêu thương đối với cha mẹ.

Đối với trẻ em, Trung thu là dịp được chị Hằng xuống chơi, được ăn bánh trung thu, phá cỗ, được tặng lồng đèn đủ sắc màu. Trung thu là tết Thiếu nhi cũng thể hiện ý nghĩa trẻ em luôn được người lớn yêu thương, được vui chơi và được biết về nét văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Tết Trung thu mang nhiều ý nghĩa đối với người Việt Nam

Đối với văn hóa nông nghiệp lúa nước, mùa thu tháng Tám là thời điểm mưa thuận gió hòa, khí hậu mát mẻ và vụ mùa gieo trồng thuận lợi. Người dân tổ chức lễ hội vào ngày tết Trung thu để cảm tạ trời đất đã ban cho mùa màng bội thu, đem lại sự ấm no, đồng thời là dịp để trai gái gặp gỡ, giao duyên hay kết nối bạn bè, làng xóm. 

Ý nghĩa các tên gọi của tết Trung thu ở Việt Nam:

  • Rằm tháng Tám: Ngày rằm lớn vào ngày rằm tháng 8 âm lịch
  • Tết Trung thu: Tết giữa mùa thu
  • Tết Đoàn viên: Tết mà các thành viên trong gia đình đoàn tụ, sum họp ăn bánh, uống trà
  • Tết Thiếu nhi: Tết để trẻ em vui chơi, phá cỗ, rước đèn
  • Tết Trông trăng: Có ý nghĩa chỉ hoạt động ngắm trăng tròn trong lễ hội

3. Một số hoạt động thú vị trong ngày tết Trung thu Việt Nam

Làm đèn lồng

Làm đèn lồng là một hoạt động truyền thống trong ngày tết Trung thu. Gia đình thường cùng nhau làm đèn lồng từ giấy màu sắc hoặc đơn sơ hơn là làm từ những lon sữa bằng thiếc, sau đó trưng bày chúng trước cửa nhà hoặc trong sân để tạo không gian thú vị, đặc sắc, thu hút trẻ nhỏ.

Làm đèn lồng ngày tết Trung thu

Nhảy múa và múa lân

Nhảy múa và múa lân thường được tổ chức tại các sự kiện trong ngày tết Trung thu. Các nhóm nhảy múa và múa lân trình diễn để mang lại may mắn, tài lộc và tiêu trừ điều xấu.

Tết Trung thu thường không thể thiếu múa lân

Chơi các trò chơi dân gian

Ngày tết Trung thu thích hợp để tham gia vào các trò chơi dân gian như kéo co, đu quay, nhảy bao lúa, chơi cờ tướng, chơi ô ăn quan và nhiều trò chơi khác.

Phá cỗ 

Phá cỗ là hoạt động khi trẻ em thưởng thức mâm cỗ Trung thu gồm bánh, kẹo, các loại hoa quả hay thậm chí là đồ chơi mà người lớn chuẩn bị. Hoạt động này thể hiện sự vui vẻ, sự háo hức và niềm mong đợi của trẻ em trong ngày tết Trung thu.

Trẻ em phá cỗ ngày tết Trung thu

Ăn bánh Trung thu và các món ngon

Bánh trung thu và uống trà là hoạt động không thể thiếu trong ngày này. Gia đình cùng nhau thưởng thức bánh trung thu, uống trà hoặc thưởng thức các món ăn ngon, chia sẻ khoảnh khắc ấm áp bên nhau.

Cả gia đình quây quần ăn bánh trung thu

Chuẩn bị mâm cỗ dâng lên tổ tiên

Đây là hoạt động không bắt buộc mà sẽ tùy vào truyền thống của từng gia đình. Ở những gia đình phía Bắc, vào ngày rằm tháng 8 âm lịch, con cháu thường tụ họp cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ gồm thức ăn, hoa quả, đèn, nhang để dâng lên tổ tiên như một cách thể hiện sự tôn kính và cảm ơn tổ tiên đã xây dựng và bảo vệ gia đình.

Kết: Tết Trung thu mang nhiều ý nghĩa về tình cảm gia đình, niềm vui của trẻ em và thể hiện lòng biết ơn của người dân Việt Nam đối với thiên nhiên, trời đất. Ngày tết Trung thu đang đến gần, hy vọng mọi người có thời gian sum họp với gia đình và đón một mùa Trung thu yên bình, hạnh phúc.

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2024

Loại thực phẩm rẻ tiền giúp hạ huyết áp, ngủ ngon và ngừa ung thư

 Một số nghiên cứu cho thấy ăn nhiều đậu đen có thể giúp hạ huyết áp, cải thiện giấc ngủ, giảm cân và giảm nguy cơ ung thư.

Ảnh: Adobe Stock

Đậu đen chứa các chất hóa học thực vật, hợp chất liên quan đến việc cải thiện chức năng mạch máu. Trong một nghiên cứu năm 2020 tập trung vào tác động của việc tiêu thụ đậu đen và đậu trắng đối với chuột thí nghiệm bị huyết áp cao, các nhà nghiên cứu phát hiện ra nhờ ăn đậu đen, những con chuột đã giảm huyết áp và tính linh hoạt của động mạch tốt hơn so với những loài được cho ăn đậu trắng.

Nghiên cứu cũng lưu ý rằng các tác động này chỉ được duy trì khi những con chuột tiếp tục ăn đậu đen. Nó cho thấy khoảng 50% người Mỹ bị huyết áp cao sẽ khỏe mạnh nếu thường xuyên kết hợp loại đậu này vào chế độ ăn uống.

Đậu đen cũng có thể giúp chúng ta ngủ dễ hơn, do chúng chứa tryptophan, một loại axit amin rất quan trọng đối với việc sản xuất melatonin và serotonin. Đây là những chất hóa học điều chỉnh nhịp sinh học tự nhiên và khuyến khích ta thức dậy, tỉnh táo cả ngày. Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu tryptophan hỗ trợ chất lượng và thời gian ngủ, đồng thời giảm thiểu tình trạng thức giấc vào ban đêm.

Ngoài việc là nguồn cung cấp protein tuyệt vời, một khẩu phần đậu đen còn chứa 15 gram chất xơ, được các chuyên gia ca ngợi là nền tảng của chế độ ăn uống lành mạnh. Lượng chất xơ thích hợp giúp giảm viêm, nuôi dưỡng hệ vi khuẩn đường ruột, thúc đẩy sức khỏe tim mạch, giúp cơ thể duy trì chức năng ruột và độ đặc của ruột, ổn định lượng đường trong máu và hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

Ăn nhiều đậu đen cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư. Theo Andre Goy, bác sĩ trưởng của Trung tâm Ung thư John Theurer thuộc Hackensack Meridian Health tại New Jersey, khuyến nghị: "Những người muốn giảm nguy cơ mắc ung thư nên chọn thực phẩm nguyên chất, chưa qua chế biến càng nhiều càng tốt. Tập trung vào các loại thực phẩm từ thực vật là nguồn cung cấp protein, chẳng hạn như đậu đen".

Thật vậy, sự hiện diện mạnh mẽ của đậu đen trong thực đơn của Taco Bell, một chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh có trụ sở tại Mỹ, đã giúp họ khẳng định vị thế là đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực ẩm thực lành mạnh, theo các chuyên gia dinh dưỡng.

Hướng Dương (Theo NY Post)


Thứ Năm, 15 tháng 8, 2024

RAU LANG

 Rau lang 'thn dược' cha nhiu bnh, nhưng ăn sai s nguy hi

 Rau lang cung cấp dinh dưỡng tới cơ thể nhiều hơn khi ăn củ khoai lang. Vitamin khi ăn rau lang cao gấp 3 lần khi ăn khoai lang, vitamin C cao hơn 5 lần, riboflavin cao hơn gấp 10 lần... Vậy ăn sao cho bổ dưỡng, chữa bệnh?

Rau lang dân dã nhưng chứa nhiều dưỡng chất như thần dược - Ảnh minh họa

Thần dược không độc tố, tốt cho tỳ vị

Bác sĩ Đinh Minh Trí, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết rau lang là một món rau dân dã, chứa rất nhiều dưỡng chất, nguồn vitamin dồi dào và rất nhiều tác dụng với sức khỏe... 

Trong 100g rau lang có các chất dinh dưỡng như: Năng lượng: 22kcal; Nước: 91,8g; Protein: 2,6g; Tinh bột: 2,8g.

Ngoài ra rau lang còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như các loại vitamin B, C, E, beta caroten, biotin và các khoáng chất như magie, phốt pho, canxi, kali, mangan, kẽm, đồng...

Rau lang được quan tâm nhờ tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư, bảo vệ gan, điều hòa đường huyết và rối loạn mỡ máu...

Lương y Nguyễn Hữu Toàn, Hội Đông y TP Hải Phòng, cho hay trong đông y, rau lang giống một vị thuốc tính dịu không chứa độc tố, tác dụng tốt cho tỳ vị, mật, thận, thị lực và có tác động tốt đến chức năng điều hòa khí huyết cho nam nữ mắc bệnh sản khoa...

Tuy tên gọi là rau lang nhưng khi ăn rau lang thì dinh dưỡng cung cấp tới cơ thể nhiều hơn khi ăn củ khoai lang. Trong phân tích hàm lượng, các nhà khoa học đã thống kê được: Vitamin khi ăn rau lang cao gấp 3 lần khi ăn khoai lang, vitamin C cao hơn 5 lần, riboflavin cao hơn gấp 10 lần.

Đặc biệt trong rau lang có adenin, betain, cholin... và theo Garcia F, trong ngọn rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin nên rất tốt cho nhiều bệnh, đặc biệt là đái tháo đường.

Rau lang có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe - Ảnh minh họa

Nhiều tác dụng đối với sức khỏe nên được tận dụng

Theo bác sĩ Trí, rau lang là một món rau dân dã tốt như thần dược, có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe mà chúng ta nên tận dụng để trị liệu:

- Giảm cân hiệu quả: Rau lang chứa những thành phần dinh dưỡng như canxi, kali, protein, đồng, kẽm, natri,... và đặc biệt chứa ít calo nên bổ sung vào chế độ ăn giảm cân, phòng ngừa huyết áp, tim mạch...

- Giải quyết vấn đề băng huyết sau sinh: Băng huyết sau sinh là một bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người phụ nữ. Nhưng may thay, rau lang có thể giải quyết được vấn đề đó. 

Khi xuất hiện băng huyết, bạn có thể lấy một nắm rau lang tươi giã lấy nước uống để sơ cứu, rồi đưa sản phụ tới bệnh viện để kiểm tra đánh giá tình trạng.

- Cải thiện lượng sữa cho phụ nữ sau sinh: Mất sữa, giảm tiết sữa sau sinh là vấn đề phổ biến của phụ nữ vì những áp lực mệt mỏi trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Bạn có thể kích thích khả năng tiết sữa nhờ món ăn rau lang tươi nấu với thịt hoặc rau lang xào thịt.

- Phụ nữ có thai bớt ốm nghén nôn nao: Trong rau lang có chứa vitamin B6 là một chất làm giảm cảm giác buồn nôn cho thai phụ khi bắt đầu bước vào thai kỳ. 

Đồng thời vitamin này sẽ kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng để mẹ có thể cung cấp đa dạng thực phẩm cho bé lớn khôn.

- Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Đối với tình trạng đường huyết cao, các flavonoid trong lá khoai lang có thể thúc đẩy sự hấp thụ glucose ở mô và tăng cường bài tiết insulin giúp hạ đường huyết.

- Đào thải độc tố thanh lọc cơ thể: Thanh lọc làm sạch cơ thể là công dụng phổ biến của họ nhà rau. Đối với rau lang, diệp lục được ẩn chứa trong từng chiếc là khá cao, giúp máu được thanh lọc và độc tố không may hấp thụ cũng được đào thải ra. 

Với tính mát vị ngọt, rau lang có thể làm món ăn cho những ngày nóng hay cơ thể đang bốc hỏa.

- Tăng miễn dịch, chữa viêm mạn tính: Rau lang có chứa hợp chất beta cryptoxanthin có hiệu quả trong việc phòng ngừa những căn bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp,... tăng cường canxi cho xương và cải thiện miễn dịch cho cơ thể.

Ngừa thiếu máu: Lá khoai lang rất giàu sắt, vitamin A, C và E. Ăn vừa phải có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người trong một ngày và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

- Giảm nguy cơ loãng xương: Đối với những người phụ nữ sau mãn kinh, do hàm lượng canxi trong xương mất cân bằng nên có thể gây ra các nguy cơ bị loãng xương. Việc bổ sung vitamin K có từ rau lang sẽ giúp cân bằng lại lượng canxi trong xương. 

Ngoài ra khi kết hợp vitamin D với vitamin K thì nó có thể giúp người bị gãy xương sẽ mau hồi phục.

- Phòng bệnh táo bón: Không chỉ có củ khoai lang mới có công dụng chữa táo bón mà ăn rau lang cũng có thể giúp chữa táo bón hiệu quả. Phần lá rau lang có chứa nhiều chất xơ và chất nhựa từ lá lang có tác dụng rất tốt để nhuận tràng, ngăn ngừa chứng táo bón.

Biết cách ăn rau lang là thuốc chữa bệnh hiệu quả - Ảnh minh họa

Lương y Nguyễn Hữu Toàn nhấn mạnh rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, quy vào kinh tỳ vị, đại tràng, có tác dụng bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc.... Lá khoai lang là một vị thuốc trong đông y để chữa nhiều bệnh:

- Chữa cảm sốt mùa nóng: Nấu 60-100g lá tươi ăn cả lá hoặc 30-40g lá khô sắc nước uống. Cũng có thể nấu lá khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm.

- Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Rau lang tươi non 30g, mai rùa 30g, sắc kỹ lấy nước uống.

- Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.

Mụt nhọt: Để hút mủ nhọt đã vỡ, lấy lá rau lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.

- Chữa sau khi đẻ thiếu sữa: 250g lá rau lang, 200g thịt lợn. Rửa sạch rau lang, cắt nhỏ. Thịt rửa sạch xắt miếng cho vào nồi nêm gia vị, thêm nước. Lúc đầu đun lửa to cho sôi, sau hầm lửa nhỏ cho thịt nhừ làm canh.

- Chữa đi ngoài khô cứng: 250g lá rau lang tươi, xào cho thêm dầu mè, muối, ăn ngày 2 lần sáng và chiều.

- Chữa vết giời leo: Lá rau lang tươi, chút ít băng phiến, cùng đập nát nghiền nhỏ, đắp vào vết đau.

- Chữa chứng quáng gà: Rau lang xào với gan lợn ăn.

Ăn rau khoai lang mà không biết những điều này thì đang "rước họa vào thân"

Theo bác sĩ Trí, mặc dù rau lang là loại rau bổ dưỡng nhưng cần lưu ý trong những trường hợp sau:

- Không ăn rau khoai lang lúc đói vì điều đó sẽ khiến lượng đường huyết trong cơ thể giảm xuống thấp hơn.

- Muốn nhuận tràng thì nên ăn rau lang tươi luộc chín, không nên ăn rau khoai lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược là chính là gây táo bón.

- Không nên ăn rau lang quá nhiều vì rau lang chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận.

- Nên ăn rau lang xen kẽ với các loại rau khác. Tốt nhất là nên ăn kèm với những thực phẩm có chứa đạm động vật, thực vật để giúp cân bằng thành phần dưỡng chất.

- Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nếu muốn dùng nước thì nên lấy nước thứ 2 vì nước thứ nhất thường có vị chát và hăng.

HÀ LINH

Lợi ích sức khỏe của sữa chua nho khô

 NGỌC THÙY (THEO INDIANEXPRESS) 

Kết hợp sữa chua với nho khô sẽ giúp bạn đạt được một số lợi ích lâu dài cho sức khỏe.


Sữa chua kết hợp với nho khô tốt cho sức khỏe. Ảnh: AI - Ngọc Thùy

Lợi ích của sữa chua nho khô

Bà Roopa Soni, nhà dinh dưỡng và là người sáng lập - Trung tâm dinh dưỡng Soulfit Cloud Kitchen (Dehradun, Bang Uttarakhand, Ấn Độ) cho biết, sữa đông hoạt động như một loại men vi sinh, cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột và cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột, trong khi nho khô có hàm lượng chất xơ hòa tan cao hoạt động như một loại prebiotic.

Để có sức khỏe tốt, bạn cần có chế độ ăn uống cân bằng không chỉ bao gồm “carbohydrate và chất béo” mà còn có “protein, pre- và probiotic”.

Đây là lý do tại sao bạn nên dùng sữa chua nho khô, có thể dùng làm món ăn ngọt bổ dưỡng, đặc biệt đối với trẻ em, bà Roopa Soni nói.

"Sữa chua nho khô là một món ăn ngọt bổ dưỡng. Thực phẩm này giàu prebiotic cũng như hỗ trợ tiêu hóa probiotic tốt và tăng cường sức khỏe đường ruột”, bà Roopa Soni giải thích.

Còn theo nhà dinh dưỡng lâm sàng Garima Goyal (tại Ludhiana, Ấn Độ) cho biết, món ăn này dễ chế biến và rất tốt cho dạ dày, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích có ích cho sức khỏe khác.

Đồng quan điểm, nhà dinh dưỡng Roopa Soni cho rằng, kết hợp sữa chua và nho khô cùng nhau sẽ giúp trung hòa vi khuẩn có hại, tăng cường hoặc thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi, giảm viêm, giữ cho bảo vệ và răng khỏe mạnh, đồng thời cũng tốt cho xương và khớp.

Ngoài ra, sữa chua nho khô chứa nhiều canxi giúp xương chắc khỏe và chất chống oxy hóa giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bởi, nho khô chứa một loại khoáng chất gọi là boron giúp xương và khớp chắc khỏe.

Các nhà dinh dưỡng chia sẻ rằng, nếu bạn cảm thấy đường ruột cần được thiết lập lại vì bạn luôn gặp vấn đề về tiêu hóa, hãy thử đưa công thức dễ dàng này vào chế độ ăn uống của bạn vì nó có tác dụng bất kỳ lúc nào.

Làm sữa chua nho khô như thế nào?

Thành phần:

1 bát - Sữa ấm

6 - 7 quả nho khô

1/4 muỗng cà phê sữa đông

Phương pháp:

Lấy 1 bát sữa ấm (sữa nguyên kem), sau đó thêm 6 - 7 quả nho khô vào.

Lấy 1/4 muỗng cà phê sữa đông (dùng sữa đông tự làm hoặc từ cửa hàng sữa địa phương, không phải loại đóng gói) để đông lạnh lại.

Cuối cùng là khuấy đều, đậy nắp và để qua đêm.