VTV.vn - Một ly rượu vang hoặc một cốc bia mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong sớm, tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi.
(Ảnh minh họa: Flickr)
Tác hại khôn lường từ
lạm dụng rượu bia
Lạm dụng rượu bia, điều
gì sẽ xảy ra?
Uống bia nhiều tác hại
như uống rượu
Đây là kết quả nghiên
cứu được nhóm chuyên gia y tế thuộc nhiều quốc gia thực hiện dựa trên cơ sở dữ
liệu từ thói quen sử dụng đồ uống có cồn của hơn 333.000 người
tham gia chương trình Điều tra Phỏng vấn Y tế Quốc gia (Mỹ) trong nhiều năm.
Nghiên cứu cho thấy,
việc sử dụng đồ uống có cồn một cách điều độ (tương đương 14 lượt uống/tuần với
nam giới và 7 lượt đối với nữ giới) có thể có tác dụng bảo vệ sức khỏe và làm
giảm nguy cơ tử vong sớm, giảm nguy cơ bị ung thư. Kết luận này càng củng cố
quan niệm, việc sử dụng đồ uống có cồn ở mức độ thấp nên được khuyến khích.
Tuy nhiên, việc lạm
dụng đồ uống có cồn, ví dụ khi nhậu nhẹt
chè chén, đã được chứng minh là có liên hệ với nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó
có bệnh tim mạch.
BIA
KHÔNG CỒN
Bia không cồn cũng được sản xuất như bia bình thường nhưng nó
được thêm giai đoạn loại bỏ bớt cồn trong bia, có thể bằng cách chưng ở nhiệt
độ thấp để cồn bay hơi.
Theo cơ chế thì bia lúa mạch mà chưng cất tách cồn thì sẽ không
hại gan mà còn ích lợi cho tiêu hóa. So sánh với bia có cồn, bia không cồn sẽ
ít gây hại cho gan hơn.
Về việc uống bia không cồn, khi thổi nồng độ cồn,
chỉ số có lên không, bác sĩ Minh Đức cho rằng theo nguyên tắc, nếu bia không có
cồn thì khi thổi nồng độ cồn sẽ không lên.
Tương tự, bác sĩ CKII Trần Ngọc Lưu Phương - chuyên khoa tiêu
hóa - gan mật Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) - cho hay trong bia thường
có các thành phần chính là cồn êtylic, nước và phụ gia tạo mùi vị. Bia không
cồn được lấy hết cồn ra.
Khi uống bia không cồn, dù với số lượng nhiều cũng không gây
say, không ghi nhận có cồn trong máu nên khi thổi, nồng độ cồn không lên.
Bác sĩ Lưu Phương cho biết thêm tác hại của rượu bia đối với sức
khỏe người uống là do cồn gây nên. Với bia không cồn thì hầu như không gây hại
cho sức khỏe. Tuy nhiên người uống thường cảm thấy không ngon, khi chỉ có mùi
vị bia nhưng không có cồn.
NƯỚC CÓ GA THÌ SAO?
Ngoài rượu bia, chúng ta có thể vô tình đưa cồn vào cơ thể thông
qua một số loại đồ uống khác, như coca-cola hay nước hoa quả lên men. Ngoài ra,
việc ăn các thực phẩm có lên men rượu như: sữa chua nếp cẩm, nước trái cây lên
men; hoặc các món ăn có sử dụng rượu trong quá trình chế biến (tôm hấp bia,
thịt sốt vang…); và các loại hoa quả có hàm lượng đường cao (mít, vải, sầu
riêng,...) cũng có thể khiến hơi thở xuất hiện nồng độ cồn, dù chỉ ở mức rất
thấp.
Trong khi đó, theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa
đổi tại Nghị định 123/2021-NĐ-CP), người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn
ở mức trên 0mg/lít khí thở sẽ bị phạt, tức là không có "vùng xanh"
như nhiều nước trên thế giới, và mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều
khiển ô tô ở Việt Nam hiện nay rất cao.
Việc này khiến nhiều tài xế lo ngại nguy cơ bị "dính
án" nồng độ cồn oan. Tuy nhiên, không như với rượu bia, hàm lượng cồn
(ethanol) do các loại đồ uống và thực phẩm khác tạo nên trong cơ thể rất thấp
và dễ bay hơi, nên sẽ biến mất hoàn toàn chỉ sau một thời gian ngắn (15-30
phút).
Nếu thực sự không uống
rượu bia trước khi cầm lái, bạn không cần quá lo lắng việc bị oan khi CSGT yêu
cầu kiểm tra nồng độ cồn (Ảnh: Nguyễn Hải).
Nồng độ cồn trong máu/khí thở phụ thuộc vào cả các yếu tố, như
cân nặng của người uống, tốc độ uống, thời gian uống và loại đồ uống. Về mặt
khoa học, nồng độ cồn, dù ở mức nào cũng ít nhiều ảnh hưởng đến thần kinh, gây
thiếu tỉnh táo, dẫn tới nguy cơ lái xe không an toàn.
Theo tính toán, sau 6-12 giờ vẫn đo được nồng độ cồn trong máu,
sau 12-24 giờ vẫn đo được nồng độ cồn trong khí thở, sau 36 giờ vẫn đo được
trong nước tiểu, và sau 72 giờ vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc.
Với trường hợp nồng độ cồn trong khí thở rất thấp và bạn chắc
chắn rằng bản thân không sử dụng rượu bia trong vòng 24 giờ thì có thể nghi ngờ
máy đo không chính xác và yêu cầu được kiểm tra lại.
Việc kiểm tra lại nồng độ cồn nên được thực hiện sau khoảng
15-30 phút để đảm bảo hàm lượng ethanol trong khí thở do các loại thực phẩm và
đồ uống ngoài bia rượu bay hơi hết.
Nếu thấy bị oan thì tài xế cũng có thể yêu cầu được kiểm tra lại
bằng phương pháp xét nghiệm máu.
Đã là LUẬT thì tất cả TOÀN DÂN phải CHẤP HÀNH!