THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

BÀI 34 - việt quất


Việt quất là loại quả mới du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng trở nên phổ biến bởi công dụng đặc biệt tốt đối với sức khỏe người Việt. Thời mở cửa, trên sạp hàng thực phẩm, hoa quả đủ loại khoe sắc. Chọn việt quất cũng là lựa chọn thông minh.

Việt quất tươi là loại trái cây luôn được ưa chuộng trong những ngày  mùa hè nóng bức. Chúng có vị ngọt, mọng nước, nhiều chất dinh dưỡng. Không những thế, bạn còn có thể kết hợp chúng với những thực phẩm khác để chế biến thành những món ăn bổ dưỡng.

Quả việt quất có tên tiếng Anh là Blueberry, là loại cây lâu năm, sống thành từng bụi. Quả việt quất khá giống trái sim nhưng đây là hai loại quả hoàn toàn khác nhau.
Trái việt quất có vị ngọt thanh, hương thơm đậm đà, khi ăn lần đầu có vị hơi chát nhưng sau đó sẽ cảm nhận được vị ngon của loại quả này.
Việt quất có nhiều loại khác nhau. Việt quất nằm trong top các loại trái cây nhiều dinh dưỡng nhất thế giới. Việt quất gồm nhiều chủng loại khác nhau như việt quất đen, việt quất xanh, nam việt quất
Quả việt quất có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, là một loại quả giàu vitamin và chứa nhiều chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe.
Việt quất cung cấp hàm lượng dinh dưỡng phong phú cho cơ thể. Từ các vitamin A, C, E, K và các chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Đặc biệt trong việt quất còn chứa vitamin B6 và axit folic rất tốt.

34.1 - 14 Tác dụng của quả việt quất
1. Giảm huyết áp
Trong việt quất chỉ chứa kali, sắt, magie và một số chất khác mà không hề có natri thành phần cấu tạo nên muối. Và muối là chất có khả năng tăng huyết áp rất nhanh. Ăn trái việt quất giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định. 
2. Giúp xương chắc khỏe
Việt quất có chứa kẽm, sắt, magie và vitamin K giúp xương chắc khỏe.
Kẽm và sắt đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc xương giúp xương chắc khỏe. Quả việt quất xứng đáng là một loại trái cây nên sử dụng cho trẻ giúp trẻ khỏe mạnh hơn.
3. Kiểm soát bệnh tiểu đường
Sử dụng quả việt quất giúp giảm hàm lượng đường trong màu và làm tăng độ nhạy của Insulin từ đó giúp kiểm soát lượng đường hiệu quả hơn. Nhờ những đặc tính này mà trái việt quất cực tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
4. Ngăn ngừa ung thư
Vitamin C là chất chống oxy hóa cực mạnh, bảo vệ tế bào và ngăn ngừa các khối u. Giảm viêm và làm chận sự phát triển của một số tế bào ung thư như ung thư phổi, ung thu tuyến tiền liệt …
Chất chống oxy hóa trong việt quất giúp loại bỏ các tế bào gốc tự do giúp bảo vệ cơ thể có nguy cơ mắc bệnh ung thư.
5. Giảm cholesterol, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch
Trong việt quất không chứa cholesterol mà chứa các chất dinh dưỡng tốt như chất xơ, kali và vitamin C có lợi cho tim mạch. Việt quất xứng đáng nằm trong danh sách những thực phẩm cực tốt cho hệ tim mạch.
6. Tăng cường chức năng não, cải thiện trí nhớ
Việt quất có tác dụng to lớn trong việc tăng cường và cải thiện trí nhớ. Chúng kích thích các tín hiệu thần kinh não, ngăn chặn tình trạng căng thẳng đầu óc – stress ảnh hưởng tới trí nhớ.
Một chế độ ăn có chứa quả việt quất hằng ngày giúp nâng cao khả năng học tập, suy nghĩ sắc bén và thông minh hơn. Do đó mỗi ngày chỉ cần ăn 1 quả việt quất đã hỗ trợ rất nhiều cho bộ não của chúng ta đấy.
7. Giảm viêm nhiễm với quả việt quất
Với tác dụng chống viêm với các hợp chất trong việt quất. Hợp chất này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về viêm khớp. Kết hợp với một lối sống lành mạnh, giúp bạn có một cơ thể thật khỏe mạnh nhé.
8. Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa
Việt quất là một loại quả có hàm lượng chất xơ dồi dào. Trong 100g việt quất có tới 2,4 g chất xơ. Và chất xơ là một chất quan trọng, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và ngăn ngừa táo bón.
Ông bà ta khuyên ăn nhiều rau bởi vì trong rau có nhiều chất xơ đấy.
9. Tốt cho da, giảm mụn trứng cá
Ăn một chén việt quất mỗi ngày giúp bạn có nhiều lợi ích trong duy trì sắc đẹp của bạn. Đầu tiên, giúp bạn có một làn da sáng, bóng và khỏe mạnh. Hơn thế, nhờ các chất oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa da, giúp bạn trẻ lâu hơn.
Các vitamin và khoáng chất có trong việt quất giúp cân bằng lượng hormone, chống mụn trứng cá. 
Đây cũng là một trong những tác dụng của quả việt quất được nhiều chị em quan tâm nhất phải không nào!!
10. Việt quất giúp bạn giảm cân
Với hàm lượng chất xơ tương đối phong phú. Do đó, khi ăn loại trái cây này giúp bạn no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, từ đó giúp giảm lượng calo hấp thu vào cơ thể.
Từ đó duy trì cân nặng và từ từ giảm cân không cần dùng thuốc hiệu quả. Một tác dụng của quả việt quất khiến bạn bất ngờ phải không nào!!
11. Chất chống oxy hóa
Vitamin C là dưỡng chất cần thiết giúp bạn hạn chế hóa lão hóa trên da do tác động tiêu cực của khói bụi và các chất độc hại hiện nay. Đây là các tác nhân chính gây lão hóa da. Do đó thường xuyên bổ sung việt quất trong thành phần dinh dưỡng bạn để nhé có một làn da trẻ trung hơn nhé.
12. Duy trì thị lực hiệu quả
Trong quả việt quất có chứa chất anthocyamins giúp mắt sáng hơn, linh hoạt hơn và tăng cường thị lực cho mắt.
Và nguồn vitamin A và E dồi dào trong loại quả này tốt cho những người bị cận thị. Vitamin A giúp cải thiện sức khỏe của niêm mạc và giác mạc, bảo vệ mắt cực tốt. Đây là một trong những tác dụng của quả việt quất cực hữu ích cho trẻ em và người lớn tuổi.
13. Giảm nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm trùng đường tiết niệu
Hợp chất Proanthocyannidins trong quả việt quất giúp ngăn chặn vi khuẩn tấn công vào niêm mạc của đường tiết niệu, không cho vi khuẩn phát triển và lây lan nên hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh về đường tiết niệu.
14. Tốt cho sức khỏe bà bầu
Với nhiều dinh dưỡng, giàu chất xơ, vitamin và chứa chất chống oxy hóa nên việt quất là một trái cây rất phù hợp cho bà bầu. Ăn việt quất giúp tăng cường sức đề kháng, dinh dưỡng cho mẹ và bé. Đồng thời hợp chất omega 3 trong việt quất giúp phát triển trí não của thai nhi. 

34.2 - Tác hại khi ăn quá nhiều việt quất
- Gặp các vấn đề về tiêu hóa
Do lượng chất xơ dồi dào trong trái việt quất đã được chúng tôi đề cập. Do đó, nếu bạn ăn quá nhiều có thể gặp tình trạng đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy nhé. Do đó ăn vừa phải thôi nhé.
- Thừa vitamin K gây chảy máu 
Vitamin K là một thành phần chứa trong quả việt quất. Do đó, khi bạn ăn quá nhiều quả việt quất có thể gây ra tình trạng khó thở, phát ban da, ngất xỉu, chảy máu ….
 Mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng 150 – 300g việt quất là hợp lý nhất.
Quả việt quất có thể chế biến nhiều cách sử dụng khác nhau. Có thể chế biến làm đồ ăn dặm cho trẻ, sấy khô thành mứt hoặc xay sinh tố cũng cực kỳ hấp dẫn.

Cách bảo quản quả việt quất
Quả việt quất có một lớp bột trắng bao bọc xung quanh, giúp việt quất tươi lâu hơn. Do đó, ta cho chúng vô hộp và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn ta mới nên rửa sạch lớp bột. 
Nếu muốn bảo quản hiệu quả, để lâu dài thì cho việt quất vào ngăn đá cho đông cứng. Khi cần ăn thì mới rã đông.
Ngày nay, việt quất đã được trồng ở Việt Nam. Chúng có tuổi thọ khá cao. Trồng 4 năm thì có quả. Hy vọng rằng, thời gian không xa, Việt quất lại là sản phẩm từ Việt Nam, xuất ngược ra thế giới.
Quan họ Bắc Ninh nhé. Còn duyên đây!
https://bit.ly/2BdZ9Z6



Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2020

BÀI THUỐC SỐ 31- SÂM NHUNG BỔ THẬN



31.1- Sâm là tên gọi khái quát chỉ một số loại cây thân thảo mà củ và rễ được sử dụng làm thuốc từ rất lâu đời tại nhiều nước châu Á, thuộc nhiều chi họ khác nhau nhưng chủ yếu là các loại thuộc chi Sâm. Rất nhiều loại củ sâm có hình dáng hao hao giống hình người, đặc biệt là nhân sâm, do đó một số vị thuốc khác không thuộc chi, họ sâm nhưng có hình dáng củ tương tự cũng thường được gọi là sâm. Thêm vào đó, sâm là một vị thuốc bổ nên nhiều vị thuốc khác có tác dụng bổ cũng được gọi là sâm hoặc gắn với chữ sâm (kể cả một số loại động vật như con hải sâm, sâm đất v.v.).
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, không độc. Có tác dụng kích thích nhẹ ở liều thấp làm tăng vận động, tăng trí nhớ nhưng tác dụng ức chế ở liều cao đối với hệ thần kinh; làm tăng sinh lực chống lại sự mệt mỏi, giúp hồi phục sức lực tương tự nhân sâm; làm tăng sự thích nghi của cơ thể trước những bất lợi của điều kiện môi trường sống; tác dụng bảo vệ tế bào giúp hồi phục số hồng cầu, bạch cầu bị giảm; tác dụng tăng nội tiết tố sinh dục; tác dụng kháng viêm; tác dụng điều hoà hoạt động của tim; tác dụng hạ cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch; tác dụng giải độc gan và tác dụng kháng khuẩn, nhất là đối với Streptococcus gây bệnh viêm họng.
Công dụng: Thân rễ và rễ củ sâm có thể dùng như nhân sâm làm thuốc bổ; tăng lực, chống suy nhược, hồi phục sức lực bị suy giảm, kích thích nội tiết sinh dục, tăng sức chịu đựng, giải độc và bảo vệ gan, điều hoà thần kinh trung ương, điều hoà tim mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết. Lại có thể dùng làm thuốc trị viêm họng.
31.2 - Nhung hươu giúp bồi bổ, nâng cao sức khỏe, hạn chế bệnh tật, gia tăng tuổi thọ. Ngoài ra còn giúp phòng tránh các bệnh về xương khớp. Như loãng xương, viêm khớp, thoái hóa cột sốngĐối với người già bạn nên cho các cụ sử dụng một trong các sản phẩm. Nhung hươu ngâm rượu, nhung hươu ngâm mật ong cách thủy với mật ong, nhung hươu tươi hấp cơm. Nên cho các cụ sử dụng thường xuyên để có tác dụng tốt nhất.
Nhung hươu còn có những công dụng tuyệt vời
- Không chỉ giúp hạn chế mệt mỏi, suy nhược cơ thể, tốt cho hệ xương khớp. Giúp đẩy lùi quá trình lão hóa xương (bắt đầu ở tuổi 40), chống lão hóa. Hạn chế tình trạng rối loạn trong thời kỳ mãn kinh, kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra còn giúp cho các chị em có một làn da tươi tắn, sáng mịn, hồng hào. Bạn nên sử dụng nhung hươu ngâm mật ong hấp cơm hoặc nhung hươu tươi hấp cơm. Sử dụng 1 chén mỗi ngày vào buổi tối trước khi ăn. Mỗi ngày dùng 1 lần và dùng liên tục 1 tuần, nghỉ 1 tuần và tiếp sử dụng lại.
- Đối với phụ nữ mang thai, nhung hươu còn giúp cung cấp vitamin và khoáng chất cho thai nhi và mẹ.
- Nhung hươu giúp trị còi xương chậm lớn, biếng ăn, suy nhược ở trẻ. Bạn có thể sử dụng nhung hươu có liều lượng 0,5g-1g và bỏ vào quả trứng gà, hấp chín. Cho trẻ ăn vào sáng sớm bụng vẫn còn đói. Ngoài ra bạn có thể nấu cháo nhung hươu dùng 1-2 lần mỗi ngày. Nên cho bé sử dụng liên tục 1 tuần và nghỉ 1 tuần, tiếp tục dùng tiếp.
31.3 – Những Bài thuốc Sâm nhung bổ thận
Sâm nhung bổ thận có tác dụng bổ thận, dưỡng tỳ vị, lợi thủy, cố tinh, thuốc được dùng trong các trường hợp:
-   Bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực chống lại các tác nhân gây bệnh.
-   Điều trị bệnh thận hư, yếu sinh lý, rối loạn cương dương, di mộng tinh.
-   Đau lưng, mỏi gối, mỏi chân tay, chóng mặt ù tai, rụng tóc, phát dục không tốt.
-   Kinh nguyệt không đều, khí hư, bạch đới.
31.3.1 - Sâm nhung bổ thận Nam Dược thực chất là sản phẩm chức năng giúp tăng cường sinh lý nam giới trong các trường hợp nam giới bị yếu sinh lý do thận yếu, thận hư.
·         Thành phần có trong Sâm nhung bổ thận Nam Dược
Sâm nhung bổ thận Nam Dược được biết đến là sản phẩm được bào chế từ các thảo dược tự nhiên, các vị thuốc Đông y được sử dụng trong chữa trị và cải thiện chứng yếu sinh lý nam, bồi bổ cơ thể. Thông tin sản phẩm sâm nhung bổ thận Nam Dược có công thức dược liệu như sau:
- Nhung hươu (5mg), nhân sâm (10mg), đông trùng hạ thảo (4mg), tỏa dương (100mg), hà thủ ô đỏ (150mg), thỏ ty tử (100mg), câu kỷ tử (100mg), đỗ trọng (100mg).
Sâm nhung bổ thận Nam Dược có thành phần từ Đông y
·         Công dụng của Sâm nhung bổ thận Nam Dược
Sâm nhung bổ thận Nam Dược được giới thiệu với các công dụng chính là:
- Giúp bổ thận, tráng dương, cố tinh và tăng cường sinh lực nam giới.
- Thuốc phát huy tác dụng hỗ trợ chữa trị các chứng thận yếu, thận hư.
Theo các bác sĩ chuyên khoa nam học, với những công dụng này, sâm nhung bổ thận Nam Dược được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:
- Nam giới có sinh lý kém, suy nhược cơ thể, mệt mỏi.
- Cải thiện các triệu chứng yếu sinh lý nam.
- Nam giới gặp tình trạng tiểu nhiều lần, rụng tóc, tóc bạc sớm.
- Nữ giới rối loạn kinh nguyệt, khí hư bạch đới.
Sâm nhung bổ thận có các thành phần nguồn gốc thảo dược nên về cơ bản khá an toàn cho người sử dụng, ít xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa cũng cho rằng, sâm nhung bổ thận Nam Dược chỉ là thực phẩm chức năng nên người bệnh chỉ nên kết hợp sản phẩm này trong quá trình điều trị yếu sinh lý theo chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ
Thực tế trong quá trình sử dụng, nhiều người cho biết, tác dụng của thuốc đến từ từ nên phải kiên trì điều trị trong thời gian dài, khá tốn kém về chi phí mua thuốc.

Sâm nhung bổ thận có tác dụng bổ thận, dưỡng tỳ vị, lợi thủy, cố tinh, thuốc được dùng trong các trường hợp:
-   Bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực chống lại các tác nhân gây bệnh.
-   Điều trị bệnh thận hư, yếu sinh lý, rối loạn cương dương, di mộng tinh.
-   Đau lưng, mỏi gối, mỏi chân tay, chóng mặt ù tai, rụng tóc, phát dục không tốt.
-   Kinh nguyệt không đều, khí hư, bạch đới.

31.3.2 - Hoàn sâm nhung bổ thận
Công thức
Ba kích (Radix Morindae officinalis)                                30 g
 Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae)                       29 g
 Bách hợp (Bulbus Lilii)                                                   30 g
 Nhân sâm (Radix Ginseng)                                           3,6 g
 Bạch linh (Poria)                                                            29 g
 Nhục thung dung (Herba Cistanches)                           12 g
Bạch truật (Rhizoma Atractylodis macrocephalae)        18 g
Nhung hươu (Cornu Cervi pantotrichum)                       1,2 g
 Cam thảo (Radix Glycyrrhizae)                                     2,5 g
Hạt sen (Semen Nelumbinis nucifecae)                          44 g
Cao ban long (Colla Cornus Cervi)                                 3,6 g
Thỏ ty tử (Semen Cuscutae)                                            20 g
Câu kỳ tử (Fructus Lycii)                                                 20 g
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata)   120 g
 Cẩu tích (Rhizoma Cibotii)                                              15 g
 Trạch tả (Rhizoma Alismatis)                                          15 g
Hoài sơn (Tuber Dioscoreae persimilis)                           38 g
Tục đoạn (Radix Dipsaci)                                                29 g
 Đẳng sâm (Radix Codonopsis pilosulae)                       12 g
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii)                       15 g
Đỗ trọng ( Cortex Eucommiae)                                        12 g
Viễn chí (Radix Polygalae)                                                8 g
Đương quy (Radix Angelicae sinensis)                            20 g
Mật ong vừa đủ (Mel q.s)

Kiêng kỵ Không nên dùng thuốc trong trường hợp ngoại cảm, kiết lỵ. Kiêng các chất cay, nóng, chất kích thích
31.3.3 - SÂM NHUNG BỔ THẬN TW3
Tác dụng:
- Dưỡng huyết tư âm
- Bổ thận, cố tinh
- Bổ thận tráng dương.
Chỉ định:
- Thuốc dùng cho cả nam và nữ trong các trường hợp thận hư, thận yếu: tiểu tiện nhiều lần, chân tay tê mỏi, đau lưng, mỏi gối, tóc bạc sớm, sinh lý yếu.
- Nam giới dùng trong các trường hợp di mộng tinh, xuất tinh sớm, yếu sinh lý do bệnh tiểu đường, giảm chất lượng cũng như số lượng tinh trùng, giúp cải thiện và làm chậm quá trình mãn dục nam.
- Nữ giới dùng trong các trường hợp kinh nguyệt không đều, bốc hoả, đổ mồ hôi, sạm da, nám má, khí hư, bạch đới.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần
Trẻ em 10-15 tuổi: Uống 1 viên/lần.
Người lớn:
- Liều dự phòng: 1-2 viên/lần
- Liều điều trị: 2-3 viên/lần
- Liều duy trì: 1 viên/lần.
Uống trước khi ăn 30 phút.
Mỗi đợt dùng từ 30-45 ngày để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Chống chỉ định:
- Mẫn cảm với thành phần của thuốc.
- Trong khi đang ngoại cảm, kiết lỵ không nên dùng.
Thận trọng:
- Kiêng ăn các thức ăn cay, nóng, kích thích trong khi dùng thuốc.
- Thận trọng đối với người tăng huyết áp.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú: Dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc: Dùng được khi lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản: Nơi khô mát, nhiệt độ không quá 300C.
Sâm nhung bổ thận là bài thuốc tốt, chẳng vậy mà có rất nhiều nhà thuốc khai thác nó. Nhà thuốc Nam dược, nhà thuốc TW1, TW2, TW3…đều có sản phẩm này. Quan trọng hơn, VTV1 còn quảng cáo rằng, sản phẩm này là thuốc, không phải Thực phẩm chức năng. Người tiêu dùng phải là người thông thái. Chỉ là Thuốc mới có tác dụng chữa bệnh !
 Ôi, quảng cáo (?).
Đường liên kết của video


Thứ Hai, 15 tháng 6, 2020

BÀI 28 – HOA CHUỐI & MUSIC CLASIC (1)


28.1 NHỮNG CỒNG DỤNG BẤT NGỜ TỪ HOA CHUỐI
Từ xưa đến nay, hoa chuối được sử dụng rất nhiều trong các phương thuốc tự nhiên điều trị các rối loạn khác nhau của cơ thể.
Theo Live Strong, hoa chuối giàu chất xơ, protein và axit béo không bão hòa, đồng thời cũng chứa nhiều vitamin E và flavonoids. Hoa chuối có thể được ăn sống hoặc nấu chín, thêm vào các món salad, súp và các loại trà.

Từ xa xưa, các thầy thuốc của nền y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda đã coi hoa chuối là một loại "thần dược" dùng để điều trị các bệnh như táo bón, loét và viêm phế quản.
Hoa chuối giàu vitamin C và A, loại thực phẩm này được chứng minh là có giảm đau, chữa nhiễm trùng, ngừa đái tháo đường…
1. Chống viêm nhiễm
Hoa chuối có chống nhiễm trùng vì trong thành phần của hoa chuối có chứa chất ethanol có ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh như Bacillus subtalis, Bacillus cereus, và Escherichia coli trong phòng thí nghiệm.
Đồng thời, chất này cũng có thể làm lành vết thương và ngăn ngừa sự nhiễm trùng. Ngoài ra, chiết xuất từ hoa chuối cũng giúp ngăn ngừa sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét.
2. Ngăn chặn tiến tới xóa bỏ các gốc tự do có hại
Các gốc tự do tấn công các tế bào khỏe mạnh, gây ra các tổn thương bên trong. Nếu hiện tượng này xảy ra lâu dài có thể tăng nguy cơ các vấn đề như ung thư, bệnh và lão hóa.
Hoa chuối rất giàu chất chống oxy hóa – chất này chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa chúng phá hủy các tế bào ung thư.
3. Tăng cường chức năng đường tiêu hóa
Hoa chuối có chứa cả chất xơ, hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan mềm và dính, có thể hấp thụ nước và trở thành một chất dạng gel ở bên trong đường tiêu hóa.
Chất xơ không hòa tan sẽ làm tăng khối lượng của sản phẩm dư thừa trong hệ tiêu hóa, giúp bạn đại tiện thường xuyên hơn và ngăn ngừa được được chứng táo bón. Cả 2 loại chất xơ này đều giúp tăng cường tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
4. Chống oxy hóa
Chiết xuất methanol của hoa chuối có đặc tính chống oxy hóa, giúp ổn định các gốc tự do trong cơ thể. Nếu các gốc tự do không được trung hòa, electron không ổn định của chúng sẽ phản ứng với DNA và các protein của tế bào người, làm thay đổi tính chất của chúng. Điều này dẫn đến một số bệnh mạn tính, bao gồm ung thư và bệnh tim.
5. Điều hòa kinh nguyệt
Ăn một cốc hoa chuối nấu với sữa chua có thể làm tăng nồng độ progesterone trong cơ thể, ngăn ngừa chảy máu kinh nguyệt quá nhiều và rong kinh. Hoa chuối cũng tốt cho phụ nữ bị hội chứng buồng đa nang (PCOS).
Cách làm nộm hoa chuối
Nguyên Liệu
300 g Hoa chuối thái mỏng
50 g dưa chuột phần vỏ thái lát mỏng
50 g cà rốt thái lát miếng mỏng và nhỏ bản
30 g rau kinh giới thái khúc 1cm
50 g nhân lạc rang đập rập
Nước dùng
15 g mật ong
0,2 g muối tinh
0,1 g nước mắm
0,4 g dấm
0,4 g đường
0,2 g tương ớt
1 củ tỏi
1 quả ớt sừng
12 g nước cốt quất
Các bước
Nước mắm+ đường+ mật ong+ dấm+ tương ớt+ muối tinh đun sôi hạ nhỏ lửa, nước sánh và thơm để nguội cho nước cốt quất vào. Ớt và tỏi băm nhỏ, hạt vừng cho vào. Khuấy đều. Ta được nước nộm.

Hoa chuốt đã thái mỏng, vẩy khô nước, bỏ vào bát to+ cà rốt+ dưa chuột. Bỏ 5 thìa canh nước nộm, đảo đều. Trắt bỏ nước nộm lần 1. Cho thêm 3 thìa canh nước nộm lần 2, đảo đều cùng kinh giới
Cho ra đĩa, bỏ lạc nhân lên ta được đĩa nộm hoa chuối ngon và mát.

28.2 Một giờ thư giãn, mời các bạn nghe nhạc cổ điển, phần 1, Moza, Beethoven, Bach.