THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ

Thứ Ba, 6 tháng 7, 2021

NGưỜI NỔI TIẾNG - VUA HỀ CHARLOT

 

Sir Charles Spencer Chaplin KBE (16 tháng 4 năm 1889 – 25 tháng 12 năm 1977) là một nam diễn viênnhà làm phim và nhà soạn nhạc người Anh nổi tiếng trong kỷ nguyên phim câm. Ông đã trở thành một biểu tượng trên toàn thế giới thông qua nhân vật màn ảnh của mình, Sác-lô, và được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử điện ảnh. Sự nghiệp của ông kéo dài hơn 75 năm, từ thời thơ ấu ở thời đại Victoria cho đến một năm trước khi ông qua đời vào năm 1977, bao gồm cả sự tán dương và tranh cãi.

Ông đã để lại cho đời một kho tàng khổng lồ về những phim câm nhưng đầy chất liệu của cuộc sống. Có thể chỉ là những phim đen trắng thôi nhưng đủ để người đời thấy được đủ màu tươi sáng, đủ vị đắng cay cuộc đời. Ông càng trở nên vĩ đại vì ngay cả trên phim, ông cũng không nhiều lời. Im lặng, đôi khi đưa đến con đường vĩ đại. Không cần nghị quyết, ông trở thành VĨ NHÂN.

Lời trăn trối của vua hề Charlot

Trước lúc mất ở tuổi 88, vua hề Charlie Chaplin phát biểu 4 điều như sau:

1. Không có gì vĩnh cửu trong thế giới này, kể cả những phiền muộn của chúng ta.

2. Tôi thích đi dạo dưới trời mưa, vì không ai có thể nhìn thấy nước mắt của tôi.

3. Ngày mất mát lớn nhất trong cuộc đời là ngày chúng ta không cười.

4. Sáu bác sĩ giỏi nhất trên thế giới là : mặt trời, sự nghỉ ngơi, luyện tập, ăn kiêng, lòng tự trọng, bạn bè.

Hãy thực hiện 4 điều đó trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời mình và hãy tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh...

Nếu bạn nhìn thấy mặt trăng, bạn nhìn thấy vẻ đẹp của Thượng đế...

Nếu bạn nhìn thấy mặt trời, bạn nhìn thấy sức mạnh của Thượng đế...

Nếu bạn nhìn thấy tấm gương, bạn nhìn thấy tác phẩm đẹp nhất của Thượng đế.

Hãy tin điều đó. Tất cả chúng ta là du khách. Thượng đế là hãng du lịch của chúng ta, người quyết định lộ trình, đặt chỗ, định hướng...Hãy tin Thượng đế và tận hưởng cuộc sống.

Cuộc đời là một chuyến du hành.

Vì vậy hãy sống ngày hôm nay! . Ngày mai có thể sẽ không đến.***

(ST từ TinhhoaTV.vn)

Charlie Chaplin The Vagabond 1916 hài saclo

 https://youtu.be/jCdmxU1bFg4

 

 


Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2021

Bài học về sự dối trá

 

Bài học về sự dối trá (23/6/2021)

Một cô gái sau khi tốt nghiệp liền sang Pháp, bắt đầu một cuộc sống vừa đi học vừa đi làm. Dần dần, cô phát hiện hệ thống thu vé các phương tiện công cộng ở đây hoàn toàn theo tính tự giác, có nghĩa là bạn muốn đi đến nơi nào, có thể mua vé theo lịch trình đã định, các bến xe theo phương thức mở cửa, không có cửa soát vé, cũng không có nhân viên soát vé, đến khả năng kiểm tra vé đột xuất cũng rất thấp.

Cô đã phát hiện được lỗ hổng quản lí này, hoặc giả chính suy nghĩ của cô có lỗ hổng. Dựa vào trí thông minh của mình, cô ước tính tỉ lệ để bị bắt trốn vé chỉ khoảng ba phần trăm.

Cô vô cùng tự mãn với phát hiện này của bản thân, từ đó cô thường xuyên trốn vé. Cô còn tự tìm một lí do để bản thân thấy nhẹ nhõm: mình là sinh viên nghèo mà, giảm được chút nào hay chút nấy.

Sau bốn năm, cô đạt được tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi của một trường danh giá, cô tràn đầy tự tin đến những công ty lớn xin việc.

Nhưng những công ty này không hiểu vì lí do gì, lúc đầu còn rất nhiệt tình nhưng về sau đều từ chối cô. Thất bại liên tiếp khiến cô tức tối. Cô nghĩ nhất định những công ty này phân biệt chủng tộc, không nhận người nước ngoài.

Cuối cùng có một lần, cô trực tiếp đến bộ phận nhân lực của một công ty, yêu cầu giám đốc đưa ra một lý do vì sao từ chối cô. Kết cục họ đưa ra một lí do khiến cô không ngờ.

- Thưa cô, chúng tôi không hề phân biệt chủng tộc, ngược lại chúng tôi rất coi trọng cô. Lúc cô đến phỏng vấn, chúng tôi đều rất hài lòng với môi trường giáo dục và trình độ học vấn của cô, thực ra nếu xét trên phương diện năng lực, cô chính là người mà chúng tôi tìm kiếm.

- Vậy tại sao công ty ngài lại không tuyển dụng tôi?

- Bởi chúng tôi kiểm tra lịch sử tín dụng của cô và phát hiện ra cô đã từng ba lần bị phạt tiền vì tội trốn vé

- Tôi không phủ nhận điều này, nhưng chỉ vì chuyện nhỏ này, mà các anh sẵn sàng bỏ qua một nhân tài đã nhiều lần được đăng luận văn trên báo như tôi sao?

- Chuyện nhỏ? Chúng tôi lại không cho rằng đây là chuyện nhỏ. Chúng tôi phát hiện, lần đầu tiên cô trốn vé là khi mới đến đất nước chúng tôi được một tuần, nhân viên kiểm tra đã tin rằng do cô mới đến và vẫn chưa hiểu rõ việc thu vé tự giác, cho phép cô được mua lại vé. Nhưng sau đó cô vẫn trốn vé thêm 2 lần nữa.

- Khi đó trong túi tôi không có tiền lẻ.

- Không, không thưa cô. Tôi không thể chấp nhận lí do này của cô, cô đang đánh giá thấp IQ của tôi ư. Tôi tin chắc trước khi bị bắt trốn vé, cô đã trốn được cả trăm lần rồi.

- Đó cũng chẳng phải tội chết, anh sao phải cứng nhắc như vậy? Tôi sửa là được mà.

- Không không, thưa cô. Chuyện này chứng tỏ hai điều: Một là cô không coi trọng quy tắc. Cô lợi dụng những lỗ hổng trong quy tắc và sử dụng nó. Hai, cô không xứng đáng được tin tưởng. Mà rất nhiều công việc trong công ty chúng tôi cần phải dựa vào sự tin tưởng để vận hành, nếu cô phụ trách mở một khu chợ ở một nơi nào đó, công ty sẽ cho cô toàn quyền lực phụ trách. Để tiết kiệm chi phí, chúng tôi sẽ không lắp đặt các thiết bị giám sát, cũng như các hệ thống xe công cộng mà cô đã thấy đó. Vì vậy chúng tôi không thể tuyển dụng cô, tôi có thể chắc chắn rằng, tại đất nước chúng tôi, thậm chí cả châu Âu này cô sẽ không thể xin vào được nổi một công ty nào đâu.

Đến lúc này cô mới tỉnh ngộ và cảm thấy hối hận vô cùng. Sau đó, điều khiến cô ghi nhớ nhất là câu nói cuối cùng của vị giám đốc này: “Đạo đức có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về trí tuệ, nhưng trí tuệ mãi mãi không thể bù đắp cho sự thiếu hụt về đạo đức”.

Các cụ Việt Nam thì có câu “Thật thà là cha quỷ quái” đố có sai.

Ai cũng có 1 bí mật (22/6/2021 - #truyenhay7 )

Thằng bé con nhà nọ phát hiện ra người lớn ai cũng có bí mật riêng của mình và rất sợ bị lộ ra . Thằng láu cá liền lấy đó để trục lợi.

Nạn nhân bị nó chọn đầu tiên là mẹ nó. Thấy mẹ đang làm cơm dưới bếp thì nó vào, nói: “Mẹ ơi, con biết bí mật của mẹ rồi nhé! “ Bà mẹ xoa đầu nó, móc túi cho nó 50.000 đồng, bảo ra ngoài kia chơi.

Hôm sau, nó vào phòng làm việc của bố, nói: “Bố ơi, con biết hết bí mật của bố rồi nhé!” Ông bố liền ôm vai nó, kéo vào lòng, cho nó 100.000 đồng, bảo ra sân chơi.

Thắng lợi liên tiếp làm thằng bé cả mừng. Mấy hôm sau, bố mẹ đi vắng, thằng bé ra cổng chơi, chợt nhìn thấy ông hàng xóm đi ngang qua, nó liền gọi lại, nói: “Bác ơi, cháu đã biết bí mật của bác rồi nhé!” Nghe thế, người đàn ông liền ngồi sụp xuống, ôm chầm lấy nó, hôn nó nhiều lần, cảm động nói: “Đến hôm nay bố mới dám nhận con, chắc là mẹ đã nói cho con biết?” và sau đó cho nó 200.000 đồng.

 (ST Từ Fb Bùi Thế Tâm) Đường liên kết của video

https://youtu.be/G-uEYgKzW2k

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

Đối xử trân trọng với người nghèo

 

Một ngày nọ, có một người ăn mày bước vào một tiệm bánh ngọt nổi tiếng. Ông ta ăn mặc rách rưới và hôi hám đến nỗi khách hàng không ai dám ngồi gần ông vì phải nín thở.

Người bán hàng đứng phía sau quầy cố tình đuổi ông đi. Nhưng người ăn mày lấy ra mấy đồng tiền lẻ và nói rằng ông ta vào đây không phải để xin tiền và ông ta đã tiết kiệm rất lâu mới có ít tiền và muốn ăn thử các thứ bánh ngọt.

Khi người chủ tiệm chứng kiến được việc này, ông ta đi về phía người ăn mày một cách lịch sự và đưa cho người ăn mày hai đĩa bánh ngọt nóng hổi. Ngoài ra, ông ta cúi xuống người ăn mày và nói “Cám ơn ông đã mua bánh. Xin ông trở lại! ”

Trước đây, không cần biết khách hàng sang trọng lịch sự đến dường nào, ông chủ luôn luôn yêu cầu nhân viên phục vụ cho họ. Mọi người kinh ngạc khi thấy ông chủ đích thân phục vụ người ăn mày với một tư cách hết sức lễ phép.

Ông chủ giải thích: “Khách hàng thường xuyên của chúng ta, dĩ nhiên... ta rất quý họ, nhưng tất cả họ là người giàu có. Đối với họ mua vài cái bánh ngọt không đáng gì cả, rất là đơn giản. Nhưng người ăn mày hôm nay thì khác. Ông ta phải tiết kiệm tiền rất lâu, một ngày một chút. Đây là cơ hội không có thường xuyên. Nếu tôi không tự tay phục vụ, thì làm sao tôi được chút danh dự này? ”

“Nếu đúng như thế, tại sao ông lại lấy tiền? ”

Ông chủ cười và nói: “Ông ta đến đây với tư cách là một khách hàng, không phải là ăn xin. Chúng ta phải tôn trọng điều đó. Nếu tôi không lấy tiền, thì tôi khinh rẻ ông ta.

Chúng ta phải nhớ rằng chúng ta phải tôn trọng từng người khách một, thậm chí ngay cả người ăn mày. Và mọi thứ mà chúng ta có được là từ khách hàng.”

Ông chủ là ông nội của Tsutsumi, một nhà thương mại đại thành công, người mà đã được báo “Forbes Global” nhắc đến hai lần. Thử tưởng tượng sự đối xử của ông chủ này đã truyền lại cho Tsutsumi, lúc đó mới 10 tuổi...! Sau này, Tsutsumi nhắc đến câu chuyện này thường xuyên cho nhân viên của ông trong các lớp huấn luyện, và yêu cầu tất cả nhân viên của ông phải tôn trọng khách hàng.

Chủ đích của câu chuyện này, không phải là lề lối của xã hội, nhưng với một sự hiểu biết sâu sắc, chăm sóc, thương yêu và kính trọng từ đáy lòng mình đối với người khác. Nó không bị chi phối bởi bất cứ sự lợi nhuận, hay thua lỗ, cũng không bị ảnh hưởng bởi địa vị hay chức vụ trong xã hội. Vì thế, nó rất là thuần khiết và được nhận nhiều nhất.

BÁN CÁI GIẾNG, KHÔNG BÁN NƯỚC GIẾNG

Ở làng nọ có một người đàn ông thông minh sở hữu một cái giếng nhưng anh ta không dùng gì đến nó nên quyết định bán cho bác nông dân gần nhà. Một hôm, khi đi ngang qua thấy bác nông dân đang múc nước từ giếng lên để nấu ăn, tưới hoa màu, nuôi gia súc..., gã thông minh lập tức ngăn lại và không cho phép bác nông dân múc nước từ giếng lên.

Gã thông minh lên tiếng:

- Tôi chỉ bán cho ông cái giếng, tôi không bán nước cho ông. Vì thế, ông không thể lấy nước từ cái giếng này được.

Bác nông dân rất buồn mà không biết phải làm sao. Giếng thì mình đã mua rồi, nhưng đúng là mình không trả tiền mua nước từ cái giếng. Giờ giếng có đầy nước mà không được dùng, trong khi cả gia đình mình, hoa màu và gia súc đều cần đến nguồn nước sạch từ cái giếng này.

Nghĩ mãi không biết làm thế nào để giải quyết với người đàn ông kia, bác nông dân quyết định mang lên trình quan huyện xét xử, mong lấy lại công bằng. Lên cửa quan, bác nông dân tường thuật lại đầu đuôi câu chuyện, không giấu giếm bất cứ điều gì, hòng mong lấy lại được công bằng cho gia đình mình.

Quan huyện gọi người đàn ông thông minh kia lên và hỏi:

- Tại sao ngươi không cho ông ta dùng nước trong giếng? Chẳng phải ngươi đã bán cái giếng đó rồi sao?

- "Dạ, bẩm quan. Con chỉ bán cái giếng cho ông này, chứ con không bán nước trong giếng. Do đó, ông ta không có quyền lấy nước của nhà con. Giờ nếu muốn lấy nước, ông ta phải trả thêm tiền mua nước chứ" - Người đàn ông đáp, chắc bẩm lý lẽ đã thuộc về tay mình.

Quan huyện nhìn người đàn ông, khẽ mỉm cười và trả lời:

- Ồ, ngươi nói rất có lý. Thế nhưng, khi ngươi đã bán cái giếng cho người nông dân này, cái giếng đã thuộc quyền sở hữu của anh ta; còn nước trong giếng vẫn thuộc sở hữu của ngươi. Vậy thì ngươi không có quyền được để nước dự trữ trong giếng của người nông dân nữa.

Quan tòa ngẩng lên nhìn gã thông minh và khẳng định đanh thép:

- Bây giờ chỉ có 2 lựa chọn: Một là ngươi phải trả tiền cho bác nông dân để thuê cái giếng dự trữ nước. Hai là ngươi phải mang toàn bộ nước ra khỏi cái giếng ngay lập tức.

Gã thông minh cúi đầu buồn bã, không biết làm gì để biện minh cho hành động của mình nữa. Anh ta đã bị chính trí thông minh của mình hại rồi.

Thế mới nói, trong cuộc sống, dù bạn thông minh đến đâu cũng sẽ luôn có những người khác thông minh hơn bạn. Ðó là lý do con người sinh ra luôn phải học hỏi không ngừng, dù là lúc ở tuổi thanh niên hay khi đã về già. Vậy nên đừng để trí thông minh sẽ phản tác dụng và khiến bạn "tự mình hại mình" nếu không biết sử dụng đúng cách nhé. (Sưu tầm).
. Đường liên kết của video      https://youtu.be/ExDy3mCeOmE


Tên tệp KHÁCH HÀNG & BÁN GIẾNG.wmv

 

 

Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2021

SỐNG HAY CHẾT DO SỐ TRỜI (sưu tầm)

 

Không trốn được số phận

Thần chết đến gõ cửa nhà anh chàng đã hết mệnh sống và nói:

- Anh bạn! Theo danh sách xuống địa ngục của ta thì anh đã hết thời hạn sống trên dương gian rồi. Sẵn sàng đi cùng ta chưa?

Chàng trai: - Chưa chưa, thần chết ơi, con muốn được sống.

Thần chết: - Đến tên ai thì người đấy phải đi, đó là quy luật rồi. Ai cũng phải chết một lần, không muốn cũng không được.

Sau một hồi suy nghĩ, chàng trai nói:

- Thôi được, nhưng đâu cần Ngài phải gấp thế, hãy ngồi xuống đây và cùng ăn với con một bữa trước khi lên đường.

Thần chết: - Được.

Anh ta dọn cho Thần chết một bữa ăn thật hoành tráng và trộn thuốc ngủ vào trong đó.

Sau khi ăn xong, Thần chết thiếp ngủ.

Anh chàng vội vàng lấy cuốn sổ của Thần chết, gạch tên anh ở hàng đầu tiên và chuyển nó xuống hàng cuối cùng.

Sau một hồi thiếp đi, Thần chết tỉnh dậy và nói:

- Để cám ơn về bữa ăn ngon ngày hôm nay, ta quyết định sẽ bắt đầu danh sách xuống địa ngục theo chiều ngược lại, đi từ dưới lên trên!

NTV: Xin trích dẫn vài câu nói hay để thấy tính hài hước quan trọng ra sao.

Edward Bulwer Lytton: “Tính hài hước là ánh mặt trời của tư duy.” (“Humor is the sunshine of the mind”).

V. I. L.: Tính hài hước là vũ khí của kẻ mạnh.

Một ngày rất ngắn, ngắn đến mức thoắt sáng sớm thì đã hoàng hôn.

CUỘC ĐỜI NGẮN NGỦI

- Một năm thật ngắn, ngắn đến mức chưa kịp thưởng thức sắc màu đầu xuân thì đã tới sương thu.

- Một cuộc đời rất ngắn, ngắn tới mức chưa kịp hưởng thụ những năm tháng đẹp thì người đã già rồi.

Mọi việc luôn đến quá nhanh mà hiểu ra thì quá muộn, cho nên chúng ta phải học cách trân trọng: trân trọng tình cha mẹ, tình thân, tình bạn, tình đồng nghiệp, tình yêu...

NHÂN BẢN

1. Nhìn thấu lòng người cũng không cần nói ra hết, chừa cho họ một con đường, chừa cho mình chút khẩu đức.

2. Trách người không cần hà khắc đến tàn nhẫn, chừa cho họ chút mặt mũi, giữ cho mình chút độ lượng.

3. Tài năng không cần phô trương hết, dành cơ hội cho người khác, giữ sự sâu sắc cho mình.

4. Có công không nhận hết, chuyển cho người vài phần, lưu khiêm nhường cho mình.

5. Hiểu hết lý lẽ chẳng cần tranh cãi đến cùng, mở đường cho người khác, giữ khoan dung cho mình.

6. Được yêu quý chớ nên cậy hết vào, sẻ cho người chút ít, lưu cho mình đường lui.

7. Giàu sang chẳng nên hưởng hết, chia cho người chút ít, lấy chút phúc cho mình.

Một đời đáng giá, đừng sống qua loa.

(sưu tầm) Đường liên kết của video SỐNG HAY CHẾT DO SỐ.wmv

https://youtu.be/BHMX1qS8vAY

Thứ Năm, 3 tháng 6, 2021

Thủ tướng Anh Winston Churchill

 

Không ai đánh thuế ước mơ (3/6/2021)

Một ngày nọ, một gia đình quý tộc giàu có nước Anh đã đưa con về miền quê nghỉ mát. Trong khi nô đùa, tai nạn đã xảy ra: cậu con trai nhỏ của họ sa chân ngã xuống vực nước sâu. Tất cả tưởng chừng như vô vọng, không còn phương cách nào cứu sống cậu bé không biết bơi. Thế rồi, từ xa, nghe tiếng kêu cứu, một chú bé nhem nhuốc, con của một nông dân nghèo trong vùng đã chạy đến tiếp cứu.

Nhà quý tộc đã hết sức biết ơn cậu bé nhà nghèo.Thay vì chỉ nói lời cảm ơn và kèm theo một ít tiền hậu tạ, ông ân cần hỏi cậu bé: “Khi lớn lên, cháu muốn làm gì?”. Cậu bé nhỏ nhẹ thưa: “Thưa ông, chắc cháu sẽ tiếp tục nghề làm ruộng của cha cháu.”

Nhà quý tộc lại gặng hỏi: “Thế cháu không còn ước mơ nào lớn hơn nữa sao?”. Cậu bé im lặng cúi đầu một lúc rồi mới trả lời: “Dạ thưa bác, nhà cháu nghèo thế này thì cháu còn biết ước mơ điều gì nữa đây?”. Lại tiếp tục một câu hỏi chân tình: “Nhưng bác muốn biết, nếu cháu được phép mơ ước thì cháu sẽ ước mơ điều gì?”. Và lần này cũng lại là một câu trả lời thật thà: “Thưa bác, cháu muốn được đi học, cháu muốn trở thành một bác sĩ”

Sau này, cậu bé ngày xưa không biết bơi được cứu sống đã trở thành một vĩ nhân, đó chính là Thủ tướng Anh Winston Churchill. Còn cậu bé quê nhà nghèo sau đó đã không còn chỉ biết đặt ước mơ đời mình nơi cụm cỏ bờ đê. Cậu đã cố gắng tự bươn trải để đi học và đã trở thành một bác sĩ lừng danh thế giới, cũng đồng thời là ân nhân của cả nhân loại khi tìm ra được thuốc kháng sinh penicillin. Tên của ông là Alexander Fleming.

Cũng không ai ngờ rằng đến khi thủ tướng nước Anh lâm bệnh trầm trọng, cả vương quốc Anh đã đi tìm những vị danh y lẫy lừng để cố cứu sống nhà lãnh đạo tối cao của mình. Tất cả đã bó tay. Thế rồi bác sĩ A.Fleming đã tự ý tìm đến và ông đã cứu sống, một lần nữa, người bạn mà ông đã từng cứu sống năm xưa…

 (St Bùi Thế Tâm)

NGưỜI NÔI TIẾNG. Đường liên kết của video https://youtu.be/He8QZSyJf3Y



Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

CHÍ PHÈO – NAM CAO

 

Nam Cao ( 1915 (hoặc 1917)  – 28 tháng 11 năm 1951 )  là bút danh của nhà văn - nhà báo - liệt sĩ Trần Hữu Tri. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, nay thuộc Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam (cách TP. Nam Định 5 km). Ông là một nhà văn và cũng là một chiến sĩ, liệt sĩ người Việt Nam . Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng Tháng Tám ), một nhà báo kháng chiến ... Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.

Một trong những kiệt tác của ông, tác phẩm Chí Phèo (1941)

“Chí Phèo” của Nam Cao là kiệt tác trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Tác giả đã xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình là Chí Phèo. Qua nhân vật này ông gửi gắm khát vọng rất đỗi bình dị của con người nhưng lại đi vào bế tắc. Nếu Chí Phèo vừa đáng trách, vừa đáng thương thì Thị Nở lại là nhân vật để lại nhiều ám ảnh đối với người đọc.

Với tác phẩm này, Nam Cao khắc họa bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam xơ xác , bần cùng trong khoảng thời gian 1940 -1945. Ông đặc biệt quan tâm tới tình trạng nghèo đói và quá trình một bộ phận thấp cổ bé họng bị tha hóa, bị cự tuyệt quyền làm người. Càng hiền lành họ càng bị chà đạp phũ phàng. Viết về nông dân, Nam Cao kết án đanh thép xã hội thực dân phong kiến đã huỷ hoại nhân hình, sói mòn nhân tính của những con người lương thiện. Không “bôi nhọ” nông dân, ông đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện, khẳng định nhiều phẩm chất cao cả của những người bị xã hội dập vùi.

Chí Phèo vốn là đứa con hoang bị bỏ rơi khi vừa lọt lòng trong một lò gạch cũ. Còn Thị Nở, người con gái  ”dở hơi… và thị lại nghèo… và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi…” Thế nên, người ta tránh thị như tránh một con vật. Chí Phèo đến với Thị Nở, nhà văn đã mô tả mối tình Say đắm của hai số phận bần cùng trong xã hội bấy giờ, cũng thú vị làm sao. Người đời nhắc tới Chí Phèo thì nghĩ ngay một Thị Nở bần cùng, đáng thương hơn là đáng trách. Hai nhân vật đã sống mãi trong di sản Văn học - Nghệ thuật Việt Nam. Câu chuyện có kế cục hơi buồn. Chí Phèo trả thù bằng một nhát dao trên cổ Bá Kiến và kết thúc đời mình bằng mũi đâm tự sát. Cuộc đời này đâu cứ phải dồn nhau vào chỗ chết như vậy, có thể xử lý bằng cách khác. Lang thang những ngày phòng, chống dịch Coronar Viruss, tôi lạc vào nghĩa địa nọ, giật mình nhìn thấy tấm biển nghĩa trang: “Nơi đây an nghỉ Bá Kiến, Chí Phèo & Lê Văn Tám”. Hóa ra Lê Văn Tám cũng là nhân vật văn học do giáo sư sử học Trần Huy Liệu (5/11/1901 – 28/7/1969) viết ra. Bao năm thần tượng một con người!

Bây giờ, mời các bạn nghe toàn bộ “Chí Phèo” – mà có người gọi là “Cái lò gạch cũ”, qua giọng đọc Ngô Đồng, tôi vừa sưu tầm được. Kính chúc độc giả sức khỏe.

Đường liên kết của video CHI PHÈO

https://youtu.be/CYacubkbQ28

 

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

#truyencuoi_1 [Ông Bố thông minh]

 [5/5/2021 - Truyện 1] - Cô sinh viên học trên thành phố. Một hôm, có tin nhắn từ một số lạ gửi đến: "Chào em! Em có người yêu chưa? Anh có thể làm quen em được không?"

Cô gái trả lời: "Em có người yêu rồi."

- Vậy à! Cha mày đây! Về quê ngay. Dẫn cả thằng đó về nghe chưa con!

Hôm sau cô gái nhất quyết không về. Nửa đêm, lại có một tin nhắn từ số lạ gửi đến: "Chào em! Em có người yêu chưa. Mình làm quen em nhé!"

Cô gái trả lời: "Em chưa có người yêu."

- Anh mới thử em như vậy thôi mà em đã chối bỏ . Vậy em hết yêu anh rồi sao? OK, mình chia tay

Cô gái: "Em xin lỗi anh. Em tưởng ông già em. Anh mới thay số sao?"

- Vậy à. Ông già mày đây. Mai mày mà không đem thằng đó về quê thì đừng nhận tao là ba mày nữa....

#truyencuoi_2 [19/5/2021 - SỰ THẬT VÀ DỐI TRÁ ]

- Truyền thuyết từ thế kỷ 19 kể rằng sự thật và dối trá có lần gặp nhau. Dối trá chào hỏi sự thật và nói "hôm nay là ngày đẹp trời". Sự thật ngó nhìn xung quanh, nhìn lên bầu trời, và thực sự là ngày đẹp trời.

Họ đi cùng nhau một lúc cho đến khi tới bên một giếng to đầy nước. Dối trá thò tay xuống nước và quay sang nói với sự thật: "Nước sạch và ấm, nếu bạn muốn thì chúng ta cùng nhau bơi?" - Sự thật lại thấy nghi ngờ bèn nhúng tay vào nước và thấy nước thật sự dễ chịu. Cả hai cùng bơi lội một lúc đến khi đột nhiên dối trá chạy lên khỏi giếng, lấy quần áo của sự thật và biến mất.

Sự thật tức giận trèo lên khỏi giếng trần truồng, chạy khắp nơi tìm kiếm dối trá để lấy lại quần áo của mình. Mọi người thấy sự thật trần truồng thì liền nhìn tránh sang hướng khác vì sượng sùng hoặc tức giận. Sự thật tội nghiệp thấy xấu hổ bèn quay lại giếng và náu mình ở đó mãi mãi. Kể từ đó, dối trá đi khắp thế giới, khoác áo như sự thật, đáp ứng nhu cầu của thế giới, và không hề muốn nhìn thấy sự thật trần trụi.

(Bức tranh minh họa của hoạ sỹ người Pháp Jean-Léon Gérôme, năm 1895.)

Sưu tầm


 Đường liên kết của video         https://youtu.be/zKM9B71mxz0