THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2024

RAU LANG

 Rau lang 'thn dược' cha nhiu bnh, nhưng ăn sai s nguy hi

 Rau lang cung cấp dinh dưỡng tới cơ thể nhiều hơn khi ăn củ khoai lang. Vitamin khi ăn rau lang cao gấp 3 lần khi ăn khoai lang, vitamin C cao hơn 5 lần, riboflavin cao hơn gấp 10 lần... Vậy ăn sao cho bổ dưỡng, chữa bệnh?

Rau lang dân dã nhưng chứa nhiều dưỡng chất như thần dược - Ảnh minh họa

Thần dược không độc tố, tốt cho tỳ vị

Bác sĩ Đinh Minh Trí, Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết rau lang là một món rau dân dã, chứa rất nhiều dưỡng chất, nguồn vitamin dồi dào và rất nhiều tác dụng với sức khỏe... 

Trong 100g rau lang có các chất dinh dưỡng như: Năng lượng: 22kcal; Nước: 91,8g; Protein: 2,6g; Tinh bột: 2,8g.

Ngoài ra rau lang còn chứa nhiều chất dinh dưỡng như các loại vitamin B, C, E, beta caroten, biotin và các khoáng chất như magie, phốt pho, canxi, kali, mangan, kẽm, đồng...

Rau lang được quan tâm nhờ tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư, bảo vệ gan, điều hòa đường huyết và rối loạn mỡ máu...

Lương y Nguyễn Hữu Toàn, Hội Đông y TP Hải Phòng, cho hay trong đông y, rau lang giống một vị thuốc tính dịu không chứa độc tố, tác dụng tốt cho tỳ vị, mật, thận, thị lực và có tác động tốt đến chức năng điều hòa khí huyết cho nam nữ mắc bệnh sản khoa...

Tuy tên gọi là rau lang nhưng khi ăn rau lang thì dinh dưỡng cung cấp tới cơ thể nhiều hơn khi ăn củ khoai lang. Trong phân tích hàm lượng, các nhà khoa học đã thống kê được: Vitamin khi ăn rau lang cao gấp 3 lần khi ăn khoai lang, vitamin C cao hơn 5 lần, riboflavin cao hơn gấp 10 lần.

Đặc biệt trong rau lang có adenin, betain, cholin... và theo Garcia F, trong ngọn rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin nên rất tốt cho nhiều bệnh, đặc biệt là đái tháo đường.

Rau lang có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe - Ảnh minh họa

Nhiều tác dụng đối với sức khỏe nên được tận dụng

Theo bác sĩ Trí, rau lang là một món rau dân dã tốt như thần dược, có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe mà chúng ta nên tận dụng để trị liệu:

- Giảm cân hiệu quả: Rau lang chứa những thành phần dinh dưỡng như canxi, kali, protein, đồng, kẽm, natri,... và đặc biệt chứa ít calo nên bổ sung vào chế độ ăn giảm cân, phòng ngừa huyết áp, tim mạch...

- Giải quyết vấn đề băng huyết sau sinh: Băng huyết sau sinh là một bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người phụ nữ. Nhưng may thay, rau lang có thể giải quyết được vấn đề đó. 

Khi xuất hiện băng huyết, bạn có thể lấy một nắm rau lang tươi giã lấy nước uống để sơ cứu, rồi đưa sản phụ tới bệnh viện để kiểm tra đánh giá tình trạng.

- Cải thiện lượng sữa cho phụ nữ sau sinh: Mất sữa, giảm tiết sữa sau sinh là vấn đề phổ biến của phụ nữ vì những áp lực mệt mỏi trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Bạn có thể kích thích khả năng tiết sữa nhờ món ăn rau lang tươi nấu với thịt hoặc rau lang xào thịt.

- Phụ nữ có thai bớt ốm nghén nôn nao: Trong rau lang có chứa vitamin B6 là một chất làm giảm cảm giác buồn nôn cho thai phụ khi bắt đầu bước vào thai kỳ. 

Đồng thời vitamin này sẽ kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng để mẹ có thể cung cấp đa dạng thực phẩm cho bé lớn khôn.

- Ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Đối với tình trạng đường huyết cao, các flavonoid trong lá khoai lang có thể thúc đẩy sự hấp thụ glucose ở mô và tăng cường bài tiết insulin giúp hạ đường huyết.

- Đào thải độc tố thanh lọc cơ thể: Thanh lọc làm sạch cơ thể là công dụng phổ biến của họ nhà rau. Đối với rau lang, diệp lục được ẩn chứa trong từng chiếc là khá cao, giúp máu được thanh lọc và độc tố không may hấp thụ cũng được đào thải ra. 

Với tính mát vị ngọt, rau lang có thể làm món ăn cho những ngày nóng hay cơ thể đang bốc hỏa.

- Tăng miễn dịch, chữa viêm mạn tính: Rau lang có chứa hợp chất beta cryptoxanthin có hiệu quả trong việc phòng ngừa những căn bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp,... tăng cường canxi cho xương và cải thiện miễn dịch cho cơ thể.

Ngừa thiếu máu: Lá khoai lang rất giàu sắt, vitamin A, C và E. Ăn vừa phải có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người trong một ngày và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.

- Giảm nguy cơ loãng xương: Đối với những người phụ nữ sau mãn kinh, do hàm lượng canxi trong xương mất cân bằng nên có thể gây ra các nguy cơ bị loãng xương. Việc bổ sung vitamin K có từ rau lang sẽ giúp cân bằng lại lượng canxi trong xương. 

Ngoài ra khi kết hợp vitamin D với vitamin K thì nó có thể giúp người bị gãy xương sẽ mau hồi phục.

- Phòng bệnh táo bón: Không chỉ có củ khoai lang mới có công dụng chữa táo bón mà ăn rau lang cũng có thể giúp chữa táo bón hiệu quả. Phần lá rau lang có chứa nhiều chất xơ và chất nhựa từ lá lang có tác dụng rất tốt để nhuận tràng, ngăn ngừa chứng táo bón.

Biết cách ăn rau lang là thuốc chữa bệnh hiệu quả - Ảnh minh họa

Lương y Nguyễn Hữu Toàn nhấn mạnh rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, quy vào kinh tỳ vị, đại tràng, có tác dụng bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc.... Lá khoai lang là một vị thuốc trong đông y để chữa nhiều bệnh:

- Chữa cảm sốt mùa nóng: Nấu 60-100g lá tươi ăn cả lá hoặc 30-40g lá khô sắc nước uống. Cũng có thể nấu lá khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm.

- Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Rau lang tươi non 30g, mai rùa 30g, sắc kỹ lấy nước uống.

- Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.

Mụt nhọt: Để hút mủ nhọt đã vỡ, lấy lá rau lang non 50g, đậu xanh 12g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.

- Chữa sau khi đẻ thiếu sữa: 250g lá rau lang, 200g thịt lợn. Rửa sạch rau lang, cắt nhỏ. Thịt rửa sạch xắt miếng cho vào nồi nêm gia vị, thêm nước. Lúc đầu đun lửa to cho sôi, sau hầm lửa nhỏ cho thịt nhừ làm canh.

- Chữa đi ngoài khô cứng: 250g lá rau lang tươi, xào cho thêm dầu mè, muối, ăn ngày 2 lần sáng và chiều.

- Chữa vết giời leo: Lá rau lang tươi, chút ít băng phiến, cùng đập nát nghiền nhỏ, đắp vào vết đau.

- Chữa chứng quáng gà: Rau lang xào với gan lợn ăn.

Ăn rau khoai lang mà không biết những điều này thì đang "rước họa vào thân"

Theo bác sĩ Trí, mặc dù rau lang là loại rau bổ dưỡng nhưng cần lưu ý trong những trường hợp sau:

- Không ăn rau khoai lang lúc đói vì điều đó sẽ khiến lượng đường huyết trong cơ thể giảm xuống thấp hơn.

- Muốn nhuận tràng thì nên ăn rau lang tươi luộc chín, không nên ăn rau khoai lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược là chính là gây táo bón.

- Không nên ăn rau lang quá nhiều vì rau lang chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận.

- Nên ăn rau lang xen kẽ với các loại rau khác. Tốt nhất là nên ăn kèm với những thực phẩm có chứa đạm động vật, thực vật để giúp cân bằng thành phần dưỡng chất.

- Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nếu muốn dùng nước thì nên lấy nước thứ 2 vì nước thứ nhất thường có vị chát và hăng.

HÀ LINH

Lợi ích sức khỏe của sữa chua nho khô

 NGỌC THÙY (THEO INDIANEXPRESS) 

Kết hợp sữa chua với nho khô sẽ giúp bạn đạt được một số lợi ích lâu dài cho sức khỏe.


Sữa chua kết hợp với nho khô tốt cho sức khỏe. Ảnh: AI - Ngọc Thùy

Lợi ích của sữa chua nho khô

Bà Roopa Soni, nhà dinh dưỡng và là người sáng lập - Trung tâm dinh dưỡng Soulfit Cloud Kitchen (Dehradun, Bang Uttarakhand, Ấn Độ) cho biết, sữa đông hoạt động như một loại men vi sinh, cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột và cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột, trong khi nho khô có hàm lượng chất xơ hòa tan cao hoạt động như một loại prebiotic.

Để có sức khỏe tốt, bạn cần có chế độ ăn uống cân bằng không chỉ bao gồm “carbohydrate và chất béo” mà còn có “protein, pre- và probiotic”.

Đây là lý do tại sao bạn nên dùng sữa chua nho khô, có thể dùng làm món ăn ngọt bổ dưỡng, đặc biệt đối với trẻ em, bà Roopa Soni nói.

"Sữa chua nho khô là một món ăn ngọt bổ dưỡng. Thực phẩm này giàu prebiotic cũng như hỗ trợ tiêu hóa probiotic tốt và tăng cường sức khỏe đường ruột”, bà Roopa Soni giải thích.

Còn theo nhà dinh dưỡng lâm sàng Garima Goyal (tại Ludhiana, Ấn Độ) cho biết, món ăn này dễ chế biến và rất tốt cho dạ dày, đồng thời cũng mang lại nhiều lợi ích có ích cho sức khỏe khác.

Đồng quan điểm, nhà dinh dưỡng Roopa Soni cho rằng, kết hợp sữa chua và nho khô cùng nhau sẽ giúp trung hòa vi khuẩn có hại, tăng cường hoặc thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi, giảm viêm, giữ cho bảo vệ và răng khỏe mạnh, đồng thời cũng tốt cho xương và khớp.

Ngoài ra, sữa chua nho khô chứa nhiều canxi giúp xương chắc khỏe và chất chống oxy hóa giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bởi, nho khô chứa một loại khoáng chất gọi là boron giúp xương và khớp chắc khỏe.

Các nhà dinh dưỡng chia sẻ rằng, nếu bạn cảm thấy đường ruột cần được thiết lập lại vì bạn luôn gặp vấn đề về tiêu hóa, hãy thử đưa công thức dễ dàng này vào chế độ ăn uống của bạn vì nó có tác dụng bất kỳ lúc nào.

Làm sữa chua nho khô như thế nào?

Thành phần:

1 bát - Sữa ấm

6 - 7 quả nho khô

1/4 muỗng cà phê sữa đông

Phương pháp:

Lấy 1 bát sữa ấm (sữa nguyên kem), sau đó thêm 6 - 7 quả nho khô vào.

Lấy 1/4 muỗng cà phê sữa đông (dùng sữa đông tự làm hoặc từ cửa hàng sữa địa phương, không phải loại đóng gói) để đông lạnh lại.

Cuối cùng là khuấy đều, đậy nắp và để qua đêm.

 

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2024

7 thực phẩm tốt nhất nên ăn vào ban đêm để giảm cân

 Nhiều người đang thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân, thậm chí nhịn đói ngay trước khi đi ngủ để giảm cân. Nhưng điều này không thực sự tốt cho quá trình giảm cân của bạn. Hãy tham khảo những thực phẩm lành mạnh dưới đây để ăn vào ban đêm trước khi đi ngủ.

1. Quả anh đào

Quả anh đào không chỉ thỏa mãn cơn thèm tráng miệng sau bữa tối mà còn giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn. Quả anh đào có chứa melatonin, một loại hormone điều hòa giấc ngủ. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại chứng viêm và đầy hơi.

2. Sữa chua

Chọn sữa chua Hy Lạp hoặc sữa chua tự làm tự nhiên. Đây là một trong những thực phẩm tốt nhất nên ăn vào ban đêm vì nó có hàm lượng protein cao và hàm lượng đường thấp. Protein sẽ giữ cho dạ dày của bạn no và có thể giúp bạn xây dựng cơ bắp săn chắc trong khi ngủ. Protein nạc có trong sữa chua giúp đốt cháy mỡ trong cơ thể và hỗ trợ giảm cân.

3. Bánh mì bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng phết lên bánh mì nguyên hạt là một món ăn nhẹ ngon miệng và no lâu. Tuy nhiên, bơ đậu phộng cũng được coi là một trong những thực phẩm giúp giảm cân tốt hơn vào ban đêm. Đây là nguồn cung cấp protein từ thực vật tuyệt vời giúp bạn xây dựng cơ bắp và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, giúp bạn no lâu và giảm mỡ bụng.

4. Phô mai tươi

Phô mai tươi cũng là một trong những thực phẩm nên ăn vào buổi tối để giảm cân. Phô mai tươi rất giàu protein casein giúp bạn no lâu qua đêm và cũng giúp phục hồi cơ bắp. Nó chứa ít calo có thể giúp giảm số cân dư thừa.

5. Hạnh nhân

Hạnh nhân chứa 5 gam protein trong một khẩu phần ăn. Chúng sẽ giúp phục hồi cơ bắp qua đêm và cung cấp chất xơ dồi dào. Ngoài ra, hạnh nhân là một siêu thực phẩm đốt cháy chất béo sẽ giúp giảm cân.

6. Ngũ cốc giàu chất xơ

Hãy kết thúc một ngày của bạn với một bát ngũ cốc giàu chất xơ. Ngũ cốc giàu chất xơ chứa carbohydrate và chất xơ giúp bạn no lâu và cũng làm tan mỡ trong cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng chất xơ có liên quan đến việc giảm trọng lượng cơ thể, do đó giúp bạn giảm cân.

7. Trà xanh

Trà xanh có vô số lợi ích sức khỏe được biết là cải thiện sức khỏe tim mạch và tinh thần. Nhâm nhi một tách trà xanh vào buổi tối có thể giúp bạn giảm cân và đây là một trong những lợi ích quan trọng nhất của việc uống trà xanh. Trà xanh có chứa một số hợp chất có thể giúp đốt cháy chất béo vào ban đêm.

HỒNG DIỆP (THEO FOOD.NDTV)  

CHÚ Ý RẰNG: Uống trà vào buổi tôi có thể gây mất ngủ cho bạn!

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2024

6 thứ 'đại kỵ' với mật ong

 Kết hợp mật ong với nước nóng, tỏi, dưa chuột, thịt cá... có thể lợi bất cập hại, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa hoặc làm giải phóng chất gây ung thư.

Ảnh: Deposit Photos

1. Mật ong với nước nóng

Mật ong có thể trở nên độc hại ở nhiệt độ 140 độ, theo một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên AYU (Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế về Ayurveda). Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra vì mật ong chứa đường tự nhiên nên khi đun nóng có thể giải phóng 5-hydroxymethylfurfural hoặc HMF là những chất gây ung thư.

2. Mật ong với tỏi

Mật ong không nên trộn với tỏi vì nó có thể gây khó tiêu hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề về đường tiêu hóa ở một số người.

3. Mật ong với dưa chuột

Tránh trộn mật ong với dưa chuột vì loại quả này có đặc tính làm mát và lợi tiểu. Dưa chuột mát có thể gây ra các vấn đề về da hoặc tiêu hóa.

4. Mật ong với bơ ghee

Trộn mật ong với bơ ghee (một loại bơ Ấn Độ, chứa nhiều chất béo hơn so với bơ thông thường và ở dạng rắn vì được tách nước và sữa) có thể gây độc. Một nghiên cứu đăng trên Toxicology Reports năm 2020 cho thấy chuột được ăn mật ong và bơ ghee bị rụng lông, sụt cân và xuất hiện các mảng đỏ trên tai.

5. Mật ong với thịt và cá

Không nên ăn mật ong với các loại thực phẩm như cá và thịt có nhiều protein. Nó không chỉ có vị lạ mà sự kết hợp này còn dễ dẫn đến chậm tiêu hóa và gây ra các vấn đề về dạ dày.

6. Mật ong với trái cây ngọt

Tránh trộn mật ong với các loại trái cây ngọt như dứa và xoài. Vì chúng vốn đã ngọt nên có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu, đặc biệt là những người bị tiểu đường.

Hướng Dương (Theo Healthshots)

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2024

UỐNG NƯỚC GỪNG BUỔI SÁNG

 Uống nước gừng buổi sáng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường khả năng miễn dịch

 Uống nước gừng vào buổi sáng lúc bụng đói giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chống viêm, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ giảm cân...

Uống nước gừng buổi sáng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nâng cao sức khỏe tổng thể© Được Thế giới & Việt Nam cung cấp

Hãy uống nước gừng vào buổi sáng sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe. (Nguồn: Times of India)

Tăng cường sức khỏe tiêu hóa

Gừng rất giàu chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu như vitamin C, canxi, sắt, đồng, kẽm, mangan và crom.

Chuyên gia dinh dưỡng Avni Kaul cho biết: "Vị thuốc mạnh này được biết đến với khả năng tiêu hóa, giúp giảm chứng khó tiêu, đầy hơi và buồn nôn.

Hơn nữa, uống nước gừng còn giúp loại bỏ hoặc giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim".

Có đặc tính chống viêm

Đặc tính chống viêm của gừng góp phần giảm đau khớp, mang lại lợi ích cho những người bị viêm khớp. Ngoài ra, tính chất này của gừng còn giúp chống lại vi trùng và vi khuẩn có hại có thể gây viêm.

Tăng cường miễn dịch tự nhiên

Gừng hoạt động như một chất tăng cường miễn dịch tự nhiên, củng cố cơ thể chống lại nhiễm trùng. Nước gừng còn nổi tiếng với khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu, thúc đẩy năng lượng ổn định suốt cả ngày.

Hoạt động như một chất chống oxy hóa

Hơn nữa, hàm lượng chất chống oxy hóa của nước gừng hỗ trợ sức khỏe tế bào, có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Có đặc tính chống buồn nôn

Chuyên gia cho biết: "Đặc tính chống buồn nôn tự nhiên của gừng đặc biệt có lợi cho những người dễ bị say tàu xe, đau nửa đầu hoặc ốm nghén khi mang thai. Nó cũng có thể giúp chữa các vấn đề về dạ dày nói chung".

Hỗ trợ giảm cân

Avni Kaul cho biết, gừng được cho là có tác dụng tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ mục tiêu quản lý cân nặng.

Khi quá trình trao đổi chất hoạt động bình thường, cơ thể có thể đốt cháy calo ngay cả khi bạn đang thực hiện các công việc hằng ngày, điều này giúp đốt cháy mỡ trong cơ thể nhanh hơn.

Với những lợi ích trên, hãy thử bắt đầu ngày mới với một ly nước gừng để tiếp thêm sinh lực cho hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và nâng cao sức khỏe tổng thể.

(Theo Ngôi sao)

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2024

Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân đúng chuẩn?

 Thai phụ ăn đủ chất béo, đạm, vitamin và khoáng chất, hạn chế rượu, bia và đồ ngọt để thai nhi tăng cân đạt mức khuyến nghị.

Chuyên viên dinh dưỡng Nguyễn Thị Quỳnh, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết cân nặng của thai nhi phụ thuộc vào chất lượng bữa ăn thay vì số lượng thức ăn người mẹ nạp vào. Do đó, thai phụ nên cung cấp đủ calo khuyến nghị. Mỗi ngày thai phụ nên thêm 50 kcal trong ba tháng đầu thai kỳ, thêm 250 kcal ở ba tháng giữa, tăng 450 kcal vào ba tháng cuối.

Bữa ăn của mẹ bầu cũng cần đủ các nhóm chất dinh dưỡng dưới đây:

Chất đạm giúp cấu tạo khối cơ, vận chuyển các chất dinh dưỡng, tăng trưởng mô vú và tử cung, sản sinh máu. Dưỡng chất này đảm bảo sự phát triển nhanh của mô bào thai.

Thịt, cá, trứng, tôm, gà, bò, sữa và các chế phẩm từ sữa, đậu đỗ... giàu đạm. Để kiểm soát cân nặng, thai phụ nên ưu tiên sử dụng phần nạc của cá thay thế thịt mỡ.

Chất bột đường cung cấp năng lượng chính cho thai phụ và thai nhi. Ngũ cốc, gạo, ngô, khoai, miến, bún, phở... giàu dưỡng chất này.

Một số quan niệm cho rằng khi mang thai mẹ cần ăn nhiều cơm để con khỏe mạnh. Tuy nhiên, theo chuyên viên dinh dưỡng Quỳnh, cách ăn này khiến mẹ bầu tăng cân nhanh, tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Mỗi ngày thai phụ chỉ nên dùng khoảng 150-250 g gạo, 200-300 g khoai củ.

Chấ đạm từ các loại hạt tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Ảnh: Freepik© Được VnExpress cung cấp

Chất béo là thành phần cấu trúc màng tế bào, nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể, giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K... Thai phụ ưu tiên sử dụng chất béo tốt cho hệ tim mạch và sự phát triển trí não của thai nhi như dầu cá, dầu đậu nành, dầu ô liu, các loại hạt như lạc, vừng, hạnh nhân.

Axit folic (vitamin B9) tham gia tạo máu, hình thành ống thần kinh. Thiếu axit folic ở người mẹ dẫn tới thiếu máu, khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Thai phụ cần 500-600 mcg axit folic mỗi ngày. Dưỡng chất có nhiều trong các loại rau xanh thẫm (cải xanh, súp lơ xanh), quả chín (bơ, chuối), trứng, gan, các loại hạt.

Sắt tham gia tạo huyết sắc tố, tăng cường sức đề kháng miễn dịch. Thai phụ không bổ sung đủ sắt có thể dẫn đến nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt, gây chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn...

Phụ nữ nên bổ sung khoảng 60 mg sắt nguyên tố mỗi ngày trong thời gian mang thai đến sau sinh một tháng. Sắt có nhiều trong thịt, cá, lòng đỏ trứng, nghêu, sò, ốc, hến, trong ngũ cốc, đậu, rau có lá màu xanh đậm...

Canxi giúp cơ thể hình thành hệ xương và răng chắc khỏe, đảm bảo chức phận thần kinh và đông máu bình thường ở mẹ bầu. Mức khuyến nghị khoảng 1.000 -1.200 mg canxi mỗi ngày thông qua thực phẩm như cua đồng, tôm, các loại sữa và chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua.

Kẽm tăng cường đề kháng miễn dịch, phân chia tế bào, nhất là giai đoạn bào thai, trẻ nhỏ. Thai phụ thiếu kẽm làm tăng nguy cơ sinh non gấp ba lần. Trẻ sinh ra nhẹ cân và chiều cao thấp hơn so chuẩn. Nhu cầu kẽm của phụ nữ mang thai khoảng 15 mg mỗi ngày. Dưỡng chất có nhiều trong tôm cua, sò ốc, hàu, ngũ cốc, sữa và các sản phẩm từ sữa.

Vitamin A cần thiết cho sự tăng trưởng, miễn dịch. Thiếu vitamin A gây khô mắt, tổn thương giác mạc, dẫn đến mù lòa. Thừa vitamin A cũng có thể dẫn đến hậu quả như viêm da, bong tróc da, chán ăn, xuất huyết, dị tật bào thai.

Vitamin A có nhiều trong dầu gan cá, bơ, sữa, lòng đỏ trứng. Cà rốt, bầu, bí, gấc, cà chua, rau ngót, rau dền... chứa beta caroten khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A.

Vitamin D cần thiết cho sự hấp thu các khoáng chất như canxi, phốt pho và thúc đẩy quá trình thành lập xương. Thiếu vitamin này trẻ bị còi xương ngay trong bụng mẹ hoặc trẻ sinh ra bình thường nhưng thóp lâu liền.

Thừa vitamin D cũng dẫn đến tăng canxi huyết, dị tật bào thai, tổn thương thận. Nhu cầu vitamin D ở phụ nữ có thai khoảng 20 mcg mỗi ngày. Người mẹ nên bổ sung vitamin này từ cá, trứng, sữa, phô mai hoặc từ ánh nắng mặt trời (tắm nắng khoảng 15-20 phút trước 9h và sau 16h mỗi ngày).

Chất xơ có thể ngăn ngừa táo bón cho thai phụ, với mức khuyến nghị mỗi ngày khoảng 25-30 g. Nên bổ sung 500-600 g từ các loại rau, 200-300 g quả chín.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cần theo dõi cân nặng để đảm bảo nhu cầu tăng cân theo khuyến nghị. Bởi tăng cân quá nhiều làm tăng nguy cơ tiền sản giật, sinh non. Ngược lại, người mẹ thiếu cân thai nhi chậm phát triển, suy dinh dưỡng bào thai, thai lưu, non tháng nhẹ cân.

Mẹ bầu tránh ăn nhiều đường hoặc chất tạo ngọt nhân tạo; thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối như đồ hộp, xúc xích, dưa cà muối; đồ ăn nhanh. Cá có hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ, cá trích; phủ tạng động vật (tim, gan, lòng); rượu, bia, cà phê cũng cần hạn chế. Tránh lạm dụng thuốc bổ khi chưa có chỉ định bác sĩ.

Hạnh Giang

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2024

NHỮNG CA KHÚC PHẠM DUY

 Trong các nhạc sỹ của Việt Nam, hai nhạc sỹ được vinh danh âm nhạc trên quốc tế là Phạm Duy và Trịnh Công Sơn. Giới thiệu với các bạn bộ sưu tập của tôi về các ca khúc của nhạc sỹ Phạm Duy, Mời các bạn cùng thưởng thức

1.Tinh-Ca-Duc-Tuan

2.Ngoi-Ca-Tinh-Yeu-Bang-Kieu

3.Chuyen-Tinh-Buon-Dinh-Bao-Quynh-Vi

4.Con-Duong-Tinh-Ta-Di-Phuong-Anh

5.Dung-Bo-Em-Mot-Minh-Mai-Khoi

6.Mua-Thu-Chet-Ngoc-Anh

7.Tim-Van Trong-Ta-Thanh-Ha

8.Tro-Ve-Mai-Nha-Xua-Quang-Dung

9.Tuoi-Ngoc-Doan-Trang.

 

Đường liên kết của video

https://youtu.be/hrtomWCaVOc