THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2024

TẾT TRUNG THU

 1.   Tết Trung Thu có từ bao giờ?

Cho đến tận bây giờ thì nguồn gốc về sự ra đời của ngày Tết Trung Thu vẫn chưa có những thông tin chính xác.

Trong dân gian có rất nhiều truyền thuyết được lưu truyền về nguồn gốc ra đời của ngày Tết Trung thu như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám, sự tích chị Hằng Nga, sự tích chú Cuội, sự tích Thỏ Ngọc… Nếu như trung thu của người dân Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam lại thêu dệt nên câu chuyện về chú Cuội chị Hằng.

Hay từ câu chuyện lịch sử Trung Quốc thời nhà Đường, nguồn gốc của tết trung thu gắn liền với nàng Dương Quý Phi. Nàng là một trong tứ đại mỹ nhân làm nên giai thoại đất nước Trung Hoa bấy giờ. Cũng chính vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà bị triều thần cho rằng nàng mê hoặc nhà vua Đường Huyền Tông chìm đắm trong tửu sắc bỏ bê triều chính. Đường Huyền Tông buộc phải ban phát cho sủng phi của mình dải lụa trắng để củng cố triều đình trong niềm tiếc thương vô hạn. Vì niềm thương tiếc khôn nguôi ấy đã làm lay động các tiên nữ, vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu, vua đã được đưa lên trời gặp lại Dương Qúy Phi. Sau khi về trần gian ông đặt ra tết trung thu để tưởng nhớ đến vị sủng phi của mình.

Còn ở Việt Nam, nhiều tài liệu ghi chép lại rằng, tết trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no.

Người phương Đông sử dụng lịch âm dương (hay còn gọi là âm lịch) nên lấy trăng tròn làm mốc. Họ thấy vào mùa thu (tháng Tám âm lịch) trăng thường tròn nhất nên lấy ngày Rằm tháng Tám làm lễ Trung thu. Các nước sử dụng lịch âm như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… đều có Tết Trung thu.

 Có một dị bản khác, cho rằng, Tết Trung Thu xuất hiện từ thời Đường của Trung Quốc. Chuyện kể vào một buổi tối rằm tháng 8, trăng đêm ấy rất tròn và sáng, vua Đường Minh Hoàng bèn có ngẫu hứng dạo chơi trong vườn Ngự Uyển.

Trong lúc đắm chìm trong sự thơ mộng của cảnh đẹp thì nhà vua gặp một vị đạo sĩ tên La Công Viễn (có giả thuyết thì nói rằng vị đạo sĩ này tên Diệp Pháp Thiện). Sử dụng phép tiên của mình, La Công Viễn đã đưa vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng một chuyến.

Trong không gian huyền ảo, nhà vua hân hoan đắm chìm vào điệu múa thướt tha của các nàng tiên nữ xinh đẹp. Giữa chốn bồng lai tiên cảnh đầy mê hoặc, Đường Minh Hoàng đã quên hết mọi thứ kể cả thời gian, đến khi đạo sĩ La Công Viễn nhắc nhở thì nhà vua mới chịu ra về.

Câu chuyện vua Đường Minh Hoàng dạo chơi cung trăng qua tranh vẽ

Về lại trần gian, vua Đường Minh Hoàng vẫn còn vương vấn sự lộng lẫy, xinh đẹp và huyền diệu nơi tiên giới nên đã cho người viết ra tác phẩm Khúc Nghê Thường Vũ Y.

Về sau, cứ đến rằm tháng 8 âm lịch hằng năm, nhà vua lại cùng với phi tần và quan lại trong triều tổ chức tiệc thưởng nguyệt ngắm trăng, nho nhã uống rượu, xem cung nữ biểu diễn múa hát để kỷ niệm lần du ngoạn lên cung trăng kỳ diệu.

Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng tám đã trở thành phong tục của dân gian của Trung Quốc, lan rộng sang các nước láng giềng và cả thuộc địa Trung Hoa.

Sách sử Việt thì không nói rõ dân ta bắt đầu chơi Tết Trung Thu từ bao giờ, chỉ biết từ mấy trăm năm trước, tổ tiên ta cũng đã theo tục này và tồn tại cho đến ngày nay.GIẢM-89.000₫

2. Tết Trung Thu và sự tích Hằng Nga – chú Cuội

Nếu như ở Trung Quốc Tết Trung Thu ra đời từ chuyến du ngoạn lên cung trăng của vua Đường Minh Hoàng thì ở Việt Nam ngày Tết Trung Thu lại gắn liền với sự tích Hằng Nga.

Với người dân Việt Nam, hễ nhắc đến Trung Thu thì không ai mà không biết đến truyền thuyết về chị Hằng và chú Cuội – một trong những câu chuyện huyền thoại tồn tại trong dân gian từ rất lâu đời.

Chuyện kể rằng, ngày xưa ở chốn cung đình có một nàng tiên nữ tên là Hằng Nga. Nàng ấy vô cùng xinh đẹp và đặc biệt rất yêu trẻ con. Hằng Nga lúc nào cũng mong muốn được xuống trần gian chơi cùng trẻ em nhưng tiên giới không cho phép.

Một hôm, Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm”, Hằng Nga bèn xuống trần gian để học cách làm được bánh ngon. Dưới trần gian Hằng Nga gặp được Cuội – một anh chàng được mệnh danh là chuyên gia nói dối.

Lúc bấy giờ, Cuội đã bày cho Hằng Nga cách làm bánh ngon là cứ bỏ tất cả các nguyên liệu hòa lại với nhau rồi đem nướng lên. Nhưng bất ngờ thay, khi chiếc bánh được mang ra khỏi lò thì rất thơm, các em nhỏ ăn vào đều tấm tắc khen ngon.

Hằng Nga – nàng tiên nữ gắn liền với sự tích Tết Trung Thu ở Việt Nam

Tìm được cách làm bánh ngon, Hằng Nga vội trở lại cung trăng. Vì lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga, Cuội đã nắm lấy tay nàng và với sức mạnh kì lạ, Cuội cùng cây đa đầu làng đã bị kéo bay tận lên cung trăng.

Quay về cung đình, Hằng Nga đem những chiếc bánh tự tay mình làm đi dự thi. Không ngờ, chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và được đặt tên là bánh trung thu.

Riêng về Cuội, ngồi dưới gốc cây đa trên cung trăng nhìn ngắm trẻ con dưới trần gian chơi đùa nên nhớ nhà, chỉ biết ngồi khóc và buồn bã. Thấy vậy, Hằng Nga cầu xin Ngọc Hoàng cho phép nàng và Cuội xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ vào ngày rằm tháng 8 hằng năm. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho ngày rằm tháng 8 là “Tết Trung thu” - dịp tết vui chơi của các em nhỏ.

Về sau, cứ đến rằm tháng 8 âm lịch, người ta lại tổ chức rước đèn, múa lân dưới ánh trăng để kỷ niệm ngày chú Cuội, chị Hằng xuống mặt đất liên hoan vui chơi.

 3. Ý nghĩa ngày Tết Trung Thu

Đã tồn tại từ hàng trăm năm qua, Trung Thu không đơn giản chỉ là ngày vui chơi của trẻ em mà còn là ngày Tết cổ truyền chứa đựng nhiều ý nghĩ đặc biệt của người dân đất Việt.

Theo phong tục người Việt, vào Rằm Tháng 8 âm lịch mỗi năm, mọi gia đình sẽ bày cỗ để trẻ con mừng trung thu. Người lớn sẽ mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.

Ngoài ra, nhiều vùng còn có thói quen ban ngày làm cỗ gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Không khí ngày Tết Trung Thu lúc nào cũng vui vẻ, rộn rã tiếng cười từ thành thị cho đến nông thôn, từ đầu làng cho đến cuối xóm.

Đặc biệt, trong mâm cỗ những ngày này thì không thể thiếu món bánh trung thu. Bánh trung thu đã trở thành một thức bánh không thể thiếu của mọi nhà, được coi là biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình.

Bánh trung thu truyền thống có hai loại: bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng thường có vị mặn, nhân làm bằng lạp xưởng và lòng đỏ trứng gà. Bánh dẻo có vị ngọt làm bằng nhân đậu xanh hay đậu đỏ được nấu nhừ và đánh nhuyễn.

Bánh trung thu - biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình.

Ngày xưa, bánh trung thu có hình dáng tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và hoàn chỉnh, dần về sau bánh thay đổi thành hình vuông.

Thường một chiếc bánh trung thu sẽ được thưởng thức bằng việc cắt đúng với số lượng thành viên trong gia đình. Theo quan niệm của người xưa, miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.

Có thể nói, Rằm Tháng 8 – Tết Trung Thu là dịp để con cái hiểu được tình yêu thương to lớn của cha mẹ dành cho mình, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình lại càng khắng khít hơn.

Ngày nay, Trung Thu còn là dịp để chúng ta mua bánh, trà, rượu cúng tổ tiên, biếu tặng cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng vừa để tri ân vừa bày tỏ lòng thành kính, yêu mến.

4. Những hoạt động vui chơi ngày Tết Trung Thu

· Rước đèn

Ở một số vùng quê nông thôn - những nơi mà tình làng nghĩa xóm là một thứ gì đó đáng trân quý, người ta thường tổ chức cho trẻ con đi rước đèn khắp thôn, xóm.

Trẻ con rước đèn đêm hội trăng rằm

Hiện nay, lễ hội rước đèn còn là dịp để những nhóm thanh niên trong làng xóm làm những chiếc lồng đèn ông sao thật lớn, thật đẹp thi thố với nhau. Không khí ở đây lúc nào cũng rôm rả, náo nhiệt đầy ấp tiếng cười nói vang vọng trên cả miền quê.

· Làm đồ chơi Trung Thu

Ngày trước, khi mà đồ chơi điện tử chưa phát triển như bây giờ, đồ chơi cho trẻ con vào dịp Tết Trung Thu rất hiếm, phần lớn các gia đình vẫn thường tự tay làm lấy cho con em của mình.

Mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao, đèn kéo quân, trống bỏi, tò he, chong chóng,… là những loại đồ chơi đơn giản nhưng được trẻ con yêu thích nhất lúc bấy giờ.

Mặt nạ - đồ chơi Trung Thu yêu thích của trẻ em

Ngoài ra, các loại mặt nạ bằng bìa cứng hoặc giấy bồi cũng là những thứ đồ chơi phổ biến trong đêm hội trăng rằm. Mặt nạ thường được làm dựa theo hình tượng về các nhân vật được trẻ em yêu thích như: đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới…

Ngày nay, các loại đồ chơi thủ công dần dần được thay thế bởi các loại đồ chơi điện tử nhiều màu sắc nhưng đâu đó ở một số vùng quê thì việc làm đồ chơi Trung Thu vẫn là một trong những hoạt động được thiếu nhi cực kỳ thích thú.

· Múa lân

Như là truyền thống quen thuộc không thể thiếu, người Việt vẫn thường tổ chức biểu diễn múa lân vào dịp Trung Thu. Được biết, Lân chính là con vật tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho gia đình.

Một đội múa lân thường gồm có 4 người: một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống, một người ở phía sau cầm tấm vải dài phất phất theo nhịp múa của người phía trước.

Múa lân Tết Trung Thu

Một người đầu lân, một người đuôi lân kết hợp ăn ý với nhau tạo thành hình tượng một con lân dũng mãnh, sinh động. Ngoài ra, trong đội múa lân còn có một người giả thành ông Địa tay cầm chiếc quạt mo phẩy phẩy đi bên cạnh con lân trong tiếng reo hò của những người xung quanh.

· Hát trống quân

Hát trống quân là hoạt động vui chơi Tết Trung Thu chỉ có ở miền Bắc Việt Nam. Đây là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian khá độc đáo.

Hát trống quân là màn hát đối đáp với nhau giữa đôi bên nam nữ. Đặc biệt những nghệ sĩ biểu diễn hát trống quân sẽ vừa hát, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát.

Nghệ thuật dân gian hát trống quân

Người hát trống quân đòi hỏi phải thật sự nhạy bén và linh hoạt. Những câu hát phải được hát theo vần theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân thường diễn ra trong không khí vui vẻ, gay go với những câu hát đối khá hiểm hóc.

Mặc dù Tết Trung Thu ngày nay đã không còn giữ được nguyên vẹn những nét văn hóa độc đáo như ngày xưa nhưng vẫn là một trong những ngày Tết cổ truyền được mong chờ nhất trong năm, hi vọng quý độc giả hiểu rõ hơn về ngày Tết cổ truyền này và giữ gìn nó như một điều không thể trong đời sống của người Việt.

Viet Fun Travel

 Trăng thanh, gió mát, các bạn trông trăng và thưởng thức sonate MoonLight 14 Betthoven. Nào, cùng thương thức 

  https://youtu.be/yMCQMmJ4l_s

 

 


 [A1]

 [A2]

 [A3]

 [A4]

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2024

Ba cách tăng cường hệ miễn dịch

 Ăn óc chó, ngủ đủ giấc và dùng sản phẩm thảo dược như hoa cúc là ba cách được chuyên gia khuyến nghị để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Hệ miễn dịch đóng một vai trò quan trọng, bảo vệ cơ thể khỏi vi trùng, vi khuẩn có hại và những thay đổi tế bào có thể khiến bạn cảm thấy không khỏe. Nó cũng giúp chống lại những thay đổi gây bệnh, chẳng hạn như tế bào ung thư và nhận biết các chất có hại xung quanh chúng ta.

Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch có thể suy yếu khi ta già đi, điều này góp phần làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật. Chia sẻ trên tờ Woman's Weekly, các chuyên gia đã nêu ra ba gợi ý có thể tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

1. Ăn quả óc chó

Ảnh: iStock

Quả óc chó là nguồn cung cấp folate, vitamin B6, đồng, sắt và kẽm. Chúng góp phần thúc đẩy khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.

Tiến sĩ Robert Shmerling, từ Trường Y Havard, cho biết dầu trong hạt óc chó giúp ích cho sức khỏe tim mạch. Ông nói, các loại hạt cũng là một thành phần quan trọng của chế độ ăn Địa Trung Hải, được cho là giúp cải thiện sức khỏe sau này.

2. Ngủ

Ảnh: iStock

Cơ thể bạn hoạt động tốt hơn nếu ngủ đủ giấc. Nó có cả lợi ích sức khỏe thể chất và tinh thần. Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng trong việc phục hồi não và cơ thể sau một ngày, theo báo cáo của Dịch vụ Cộng đồng Cambridgeshire NHS Trust. NHS khuyến nghị nên ngủ từ bảy đến chín giờ mỗi đêm, trong đó trẻ em cần từ chín đến 13 giờ mỗi đêm.

Oxford Health Trust cho biết một giấc ngủ ngon cũng sẽ khiến bạn cảm thấy mình phản ứng nhanh nhẹn hơn, khả năng phối hợp tốt hơn, đồng thời giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.

3. Sử dụng sản phẩm thảo dược

Ảnh: DepositPhoto

Echinacea (hoa cúc tím) rất giàu chất chống oxy hóa và thường được sử dụng trong cuộc chiến chống lại nhiễm trùng và virus. Nó có thể được mua ở dạng viên nén, chiết xuất và trà.

Mặc dù vậy, NHS cho biết chưa có nhiều bằng chứng cho thấy nó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Trong khi đó, một nghiên cứu năm 2021 cho thấy trà hoa cúc tím giúp giảm tác động của chứng lo âu.

Hướng Dương (Theo Express)

  Trở lại Sống khỏe

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2024

Những công dụng bất ngờ của nước oxy già

 (VTC News) - 

Ngoài công dụng sát khuẩn vết thương, ít ai biết oxy già còn có rất nhiều lợi ích tuyệt vời khác trong việc làm đẹp và chăm sóc nhà cửa.

Oxy già ((Hydrogen Peroxide) có công thức hóa học là H2O2, được dùng để sát khuẩn. Tuy nhiên, oxy già không chỉ được sử dụng trong y tế mà  là một hóa chất đa năng. Dưới đây là những công dụng bất ngờ của nước oxy già mà một khi biết đến, bạn sẽ lập tức xem nó là "cộng sự thân thiết" giúp mình giải quyết rất nhiều vấn đề .

Công dụng bất ngờ của nước oxy già trong gia đình

Bạn hãy mua một chai nước oxy già thật lớn để sẵn trong nhà và đem ra sử dụng trong những trường hợp sau.

Khử khuẩn miếng rửa bát

Miếng rửa bát là một trong những dụng cụ nhà bếp chứa nhiều vi khuẩn nhất. Hãy ngâm miếng rửa bát vào dung dịch nước oxy già pha loãng (50% nước, 50% oxy già) để tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh như E.coli và Salmonela, không cho chúng lây lan sang các dụng cụ nấu nướng và ăn uống khác.

Làm sạch bề mặt thớt

Thớt gỗ là nơi trú ẩn của vi khuẩn thông qua các vết xước trên bề mặt. Nếu chúng ta không thường xuyên xử lý và vệ sinh thớt đúng cách thì việc sử dụng nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Xịt oxy già lên bề mặt thớt, sau đó rửa lại sạch sẽ là cách giúp thớt sạch khuẩn và an toàn hơn.

Một trong những công dụng bất ngờ của nước oxy già làm sạch vi khuẩn trên bề mặt thớt. (Ảnh: The Spruce)

Vệ sinh tủ lạnh

Các khe trong tủ lạnh là nơi ẩn náu của các loại vi khuẩn, nấm mốc. Chúng sẽ sinh sôi, nảy nở nếu như không được vệ sinh thường xuyên.

Sau khi cất hết đồ trong tủ lạnh đi nơi khác, bạn hãy dùng nước oxy già xịt đều các ngóc ngách, sau đó lau lại thật sạch bằng nước thường để tiêu diệt vi khuẩn.

Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc. (Ảnh: Reader's Digest)

Làm sạch vôi vữa

Sau khi sửa nhà, làm nhà, những vết bẩn vôi vữa còn sót lại khiến nhiều người đau đầu vì chưa biết làm thế nào để dọn sạch chúng. Đây lại là lúc những công dụng bất ngờ của nước oxy già được phát huy.

Bạn hãy trộn oxy già với bột baking soda tạo thành hỗn hợp sền sệt,. Thoa hỗn hợp này lên phần vôi vữa và đợi khoảng 30 phút để nó phát huy tác dụng. Rửa lại bằng nước sạch, bạn sẽ thấy sửng sốt với hiệu quả làm sạch của nó.

Diệt nấm mốc trên giương ngủ

Các khe giường ngủ thường hẹp, rất khó vệ sinh. Bạn hãy hòa lẫn oxy già với nước theo tỷ lệ 1:1, xịt vào bất cứ khu vực nào nghi ngờ có vi sinh vật. Sau khi xịt, nhớ để yên cho khô hoàn toàn, giường ngủ của bạn sẽ sạch sẽ và vệ sinh hơn.

Giúp cây xanh khỏe mạnh

Nếu như cây cảnh trong nhà bạn mất sức sống, cảm giác như không phát triển, có dấu hiệu úa vàng, hãy pha ngay một cốc nước oxy già (theo tỷ lệ 1 phần oxy già 3% và 4 phần nước) rồi tưới cho cây. Phân tử oxy bổ sung trong oxy già có thể giúp tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cây trồng. Nó sẽ thúc đẩy rễ cây phát triển khỏe mạnh và xanh tốt trở lại.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước oxy già để vệ sinh các dụng cụ làm vườn như cuốc, xẻng, kéo cắt tỉa cành để ngăn ngừa nấm, côn trùng và các loại bệnh thực vật lây lan từ cây này sang cây khác.

Giúp rễ cây phát triển khỏe mạnh là một công dụng bất ngờ của nước oxy già. (Ảnh: Bulk Peroxide)

Lưu ý: Bạn chỉ nên pha đủ số lượng mình cần và dùng ngay, không lưu trữ hỗn hợp pha sẵn này để dùng cho lần sau.

Công dụng bất ngờ của nước oxy già trong làm đẹp

Tẩy trắng răng

Bạn pha loãng oxy già với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi dùng dung dịch này để súc miệng sau khi đánh răng mỗi ngày. Nó sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn gây hôi miệng, cải thiện màu sắc răng, cho bạn một hàm răng trắng sáng.

Lưu ý:  Tuy oxy già không tác động xấu lên men răng nhưng nếu sử dụng với nồng độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến các vùng khác trong khoang miệng như miệng, lưỡi, nướu; nếu nuốt vào sẽ không tốt cho cơ thể.

Trị mụn

Mụn trứng cá sẽ làm cho bạn mất đi sự tự tin trong mỗi lần giao tiếp. Đừng lo, hãy dùng đầu tăm bông nhúng vào dung dịch oxy già rồi chấm nhẹ lên nốt mụn. Vài ngày sau, bạn sẽ thấy những con mụn đáng ghét khô, xẹp dần và biến mất.

Oxy già giúp loại bỏ mụn trứng cá, cho làn da mịn màng. ( Ảnh: ClearlyDerm)

Ngâm chân với oxy già

Bàn chân của chúng ta thường xuyên tiếp xúc với đất nên dễ nhiễm khuẩn và nấm. Việc ngâm chân trong dung dịch oxy già pha loãng giúp khử vi khuẩn và nấm. Bạn pha dung dịch theo tỷ lệ 1:3 (1phần oxy già với 3 phần nước ấm) rồi ngâm chân trong 15 - 20 phút, sau đó lau khô.

Do khả năng tiêu diệt vi khuẩn và nấm chân, cách này cũng loại bỏ mùi hôi chân, ngoài ra còn làm mềm vết chai chân và lấy đi phần da chết. Nó cũng giúp cho móng chân trắng và bóng khỏe tự nhiên.

Việc ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ cũng giúp chúng ta ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Nguyệt Ánh(Tổng hợp)

 

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2024

8 vitamin giúp giảm đau đầu

 Thực phẩm giàu vitamin nhóm B, C, D, góp phần sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, chuyển hóa chất dinh dưỡng, giảm tần suất đau đầu.

Đau đầu phổ biến, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Cường độ và tính chất cơn đau đầu có thể khác nhau như đau âm ỉ, dữ dội, đau nhói, châm chích ở đầu. Hầu hết thường chấm dứt hoặc biến mất trong thời gian ngắn khi người bệnh nghỉ ngơi, thư giãn. Cơn đau đầu đột ngột trở nặng, gây khó chịu, kèm sốt hoặc cứng cổ, co giật, tê yếu tay chân, giảm thị lực, thay đổi tính cách, lú lẫn, ngất xỉu, là dấu hiệu nguy hiểm, cần đi khám. Người bệnh nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu cơn đau đầu xuất hiện sau tập thể dục gắng sức, chấn thương đầu...

Bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Hiền, Khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng các nhóm dưỡng chất thiết yếu như bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất, có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa, giảm đau đầu. Người bệnh có thể tăng cường thực phẩm chứa các loại vitamin sau đây để làm dịu cường độ, cải thiện triệu chứng.

Thực phẩm giàu vitamin B1 (thiamine) như thịt heo, cá, sữa chua và ngũ cốc nguyên hạt. Vitamin B1 thúc đẩy sản xuất chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Thiếu vitamin B1 gây kích thích, làm tăng tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của chứng đau đầu và các cơn đau nửa đầu.

Thực phẩm giàu vitamin B2 (riboflavin) như đậu nành, nấm, nội tạng động vật, sò, trứng. Vitamin B2 tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng cung cấp cho tế bào, góp phần tăng dẫn truyền thần kinh, duy trì chức năng não. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B2 giúp người bệnh giảm tần suất cơn đau.

Thực phẩm giàu vitamin B3 (niacin). Vitamin B3 là một phần của coenzyme NAD, NADP, hỗ trợ tăng cường chức năng não. Thiếu hụt vitamin B3 làm giảm hiệu quả phosphoryl hóa liên kết vận chuyển điện tử hoặc oxy hóa đầu cuối (một phần trong quá trình trao đổi chất của cơ thể), phá vỡ quá trình hô hấp của ty thể - một trong những nguyên nhân kích thích cơn đau đầu. Người bệnh có thể bổ sung vitamin này qua các thực phẩm như gan động vật, cá béo, thịt đỏ, thịt trắng, ngũ cốc.

Thực phẩm giàu vitamin B6 (pyridoxine) như cá béo, thịt trắng, khoai tây, chuối, đậu xanh. Vitamin B6 cần thiết cho sự phát triển và hoạt động bình thường của não, giúp cơ thể sản sinh melatonin - hormone có tác dụng điều hòa nhịp sinh học, giấc ngủ, giảm triệu chứng đau đầu do rối loạn mất ngủ. Vitamin B6 còn có tác dụng giảm đau.

Thực phẩm giàu vitamin B9 (folate). Thiếu vitamin B9 làm tăng nguy cơ bệnh thiếu máu hồng cầu to, nguyên nhân dẫn đến cơn đau đầu. Trong khi đó, vitamin B9 cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và hình thành tế bào máu. Các món ăn như gan động vật, rau xanh lá, bông cải xanh, măng tây, cam, chuối chứa vitamin B9.

Chuối giàu vitamin B9. Ảnh: Bảo Bảo

Thực phẩm giàu vitamin B12 như sữa và chế phẩm từ sữa, trứng, cá, gan động vật, thịt đỏ, thịt trắng. Tác dụng của vitamin B12 giúp tăng cường sức mạnh các ty thể - bào quan nhỏ tạo ra năng lượng hóa học cần thiết cho hoạt động của tế bào, kể cả các tế bào não bộ.

Vitamin B12 hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu não, thiếu máu cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Bổ sung vitamin B12 với hàm lượng phù hợp giúp não bộ hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu não, góp phần giảm đau đầu.

 Thực phẩm giàu vitamin C có khả năng hỗ trợ điều chỉnh tình trạng viêm thần kinh, từ đó giảm cơn đau đầu. Phụ nữ thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu vitamin C góp phần cải thiện chứng đau nửa đầu do chu kỳ kinh nguyệt. Vitamin này có nhiều trong cà chua, bông cải xanh, khoai tây, ổi, trái cây có múi.

Thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, cá béo, nấm, sữa đậu nành, ngũ cốc. Cùng với thực phẩm, mọi người có thể hấp thụ vitamin D thông qua tắm nắng 10-15 phút mỗi ngày, tùy theo cường độ nắng nóng và diện tích cơ thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vitamin D góp phần giảm viêm, tăng cường miễn dịch, tham gia điều chỉnh sự phát triển của tế bào, kiểm soát hệ thần kinh cơ. Thiếu vitamin này làm tăng nguy cơ đau đầu.

Bác sĩ Diệu Hiền lưu ý thực phẩm giàu vitamin không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Người bệnh đau đầu nên đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Người bệnh nên thường xuyên uống đủ nước, ít nhất 1,5-2 lít nước mỗi ngày để giảm cảm giác mệt mỏi, đau đầu do thiếu nước. Tránh căng thẳng, lo âu, ngủ đủ giấc. Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia. Bổ sung các hoạt chất từ blueberry (việt quất) và ginkgo biloba (bạch quả) hỗ trợ điều hòa máu não, tăng cường dưỡng chất lên não, cải thiện đau đầu, mất ngủ và thiếu máu não.

Trường Giang

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2024

DẦU GIÓ - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

 I-          Những trường hợp không được sử dụng dầu gió

 Các chuyên gia sức khỏe cho biết, người dùng có thể xoa dịu cơn đau lưng bằng dầu gió nếu biết sử dụng đúng cách. Dầu gió có thể giúp làm giảm các triệu chứng đau cơ và cứng khớp một cách hiệu quả. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, người dùng nên cẩn thận khi dùng dầu gió, không nên thoa lên vết thương hở hoặc gần mắt...

Ảnh đồ họa: Huyền Mai

Thành phần chính của dầu gió

Mỗi loại dầu gió có thể có những thành phần khác nhau, nhưng đa số các sản phẩm dầu gió có những thành phần sau:

Menthol - một chất làm mát mang lại cảm giác lạnh trên da, giúp làm tê cơn đau và giảm viêm.

Methyl Salicylate - một loại chất giảm đau và chống viêm có cấu trúc tương tự như aspirin.

Dầu khuynh diệp - một loại dầu tự nhiên có tác dụng làm mát da và có thể giúp giảm viêm.

Dầu thông - một loại dầu tự nhiên có tác dụng làm ấm da và có thể giúp tăng lưu lượng máu.

Long não - một chất sáp thường được sử dụng trong y học cổ truyền để giảm đau và viêm.

Cơ chế giảm đau của dầu gió

Dầu gió khi được thoa lên bề mặt da sẽ thấm qua da và đến các cơ, mô và khớp ở bên dưới. Nhiệt từ dầu gió làm cho các mạch máu giãn ra, làm tăng lưu lượng máu đến vùng cơ bị đau, tăng cường ôxy và các chất dinh dưỡng khác được truyền tới mô bị tổn thương.

Việc tăng lưu lượng máu cũng giúp loại bỏ các độc tố, ví dụ như axit latic bị tích tụ trong cơ, gây đau và cứng khớp.

Nhiệt tỏa ra giúp các cơ tổn thương được thư giãn, giảm căng cứng và cải thiện sự linh hoạt của cơ, khớp. Từ đó, làm giảm co thắt, chuột rút.

Hơn nữa, nhiệt có thể kích thích sản xuất endorphin - một chất giảm đau tự nhiên của cơ thể. Endorphin giúp ngăn chặn các tín hiệu đau được truyền tới não.

Như vậy, sử dụng dầu gió có thể làm giảm đau lưng nếu biết sử dụng đúng cách.

Những lưu ý khi sử dụng dầu gió

Mặc dù dầu gió có thể là một biện pháp hiệu quả giúp giảm đau lưng nhưng cần được sử dụng một cách an toàn. Việc làm dụng dầu gió, chà xát mạnh trên da có thể dẫn đến kích ứng hoặc bỏng da.

Ngoài ra, sử dụng dầu gió không nên được sử dụng để thay thế cho các biện pháp điều trị chuyên sâu. Nhìn chung, dầu gió là một sản phẩm an toàn nhưng người sử dụng cũng cần làm theo những hướng dẫn trên nhãn và làm đúng theo chỉ dẫn.

Nếu gặp phải tình trạng đau dữ dội và liên tục, người bệnh nên tìm đến sự thăm khám của các bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và có pháp đồ điều trị hợp lý.

Những trường hợp không được sử dụng dầu gió

Không thoa lên vùng da bị tổn thương hoặc bị kích ứng, vết thương hở.

Không bôi gần mắt, mũi hoặc miệng.

Không sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi, trừ khi bác sĩ cho phép.

Không thoa dầu gió nếu bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong dầu.

Không thoa dầu gió nếu là phụ nữ mang thai hoặc cho con bú (hoặc cần hỏi rõ ý kiến của bác sĩ)

Cách sử dụng dầu gió hiệu quả

Làm sạch vùng bị tổn thương: Trước khi thoa, hãy làm sạch vùng bị đau bằng xà phòng và nước, giúp loại bỏ bụi bẩn - điều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của dầu gió.

Thoa dầu gió: Thoa một lượng nhỏ lên vùng bị ảnh hưởng. Không cần bôi quá nhiều, vì điều này có thể gây kích ứng. Massage da cho đến khi dầu được tệp hoàn toàn vào da.

Rửa tay: Sau khi thoa, hãy nhớ rửa tay thật kỹ để loại bỏ lượng dầu còn sót lại.

Chờ dầu gió phát huy tác dụng: Dầu gió thường mất khoảng 10 - 15 phút để phát huy tác dụng. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy nóng lên ở vùng vừa được thoa dầu.

Bôi lại nếu cần thiết: Nếu cơn đau vẫn tiếp diễn, bạn có thể thoa lại dầu tối đa bốn lần một ngày.

Huyền Mai (theo snugl.co)

 II - Dầu gió trộn cùng giấm trắng có tác dụng gì?

(VTC News) - 

Dầu gió và giấm trắng là những thứ rất phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, hầu như gia đình nào cũng mua dự trữ.

Dầu gió mùi thơm, mang lại cho bạn cảm giác thoải mái. Khi bị muỗi đốt, bôi một chút dầu gió lên vết cắn là cách nhiều người hay dùng nhất.

Ngoài công dụng cơ bản này, dầu gió trộn cùng giấm trắng còn có rất nhiều công dụng thần kỳ mà không phải ai cũng biết.

Bạn đổ 150ml giấm trắng vào bình tưới cây loại nhỏ, sau đó nhỏ vào 10 giọt dầu gió, tiếp theo pha loãng hai thứ này cùng 200ml nước trắng và lắc đều. Dung dịch này sẽ giúp bạn xử lý các vấn đề phiền não dưới đây.

Hỗn hợp giấm trắng dầu gió giúp bạn xử lý được nhiều vấn đề khó nhằn. (Nguồn: Sohu) 

Khủ mùi hôi trong nhà vệ sinh

Dù nhà vệ sinh được dọn dẹp thường xuyên nhưng bồn cầu đôi khi vẫn có mùi hôi khó chịu. Khi đó, bạn xịt dung dịch này vào bên trong bồn cầu để loại bỏ những mùi hôi khó chịu.

Giấm trắng có cấu trúc phân tử lớn và dễ bay hơi nên khi phun lên bề mặt đồ vật có thể khử mùi hôi, kết hợp cùng mùi thơm của dầu gió sẽ khiến mùi trong nhà vệ sinh giảm dần rồi hết hẳn.

Đuổi côn trùng

Ở mọi ngóc ngách trong nhà, chúng ta thường thấy nhiều loại côn trùng và kiến ​​trú ngụ. Việc sử dụng thuốc diệt côn trùng có thể gây ra những mối nguy hại cho sức khỏe.

Chúng ta có thể chuyển sang cách làm đơn giản là phun dung dịch này lên ngóc ngách hoặc chân đế của nhiều loại đồ nội thất. Điều này không chỉ làm sạch không khí mà còn xua đuổi côn trùng hiệu quả và thuận tiện.

Khử mùi hôi của thùng rác

Nếu thùng rác không được dọn dẹp kịp thời sẽ tạo ra mùi hôi và sản sinh các côn trùng nhỏ, vi khuẩn.

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể xịt dung dịch tự chế từ giấm và dầu gió trực tiếp lên thùng rác. Điều này có thể khử mùi hôi trên thùng rác một cách hiệu quả nhờ tính khử khuẩn của giấm và tạo mùi thơm từ dầu gió.

Loại bỏ vết keo bám dính trên đồ vật

Sau khi sử dụng băng dính hoặc băng dính hai mặt để dán các đồ vật, vết keo khó tẩy có thể còn sót lại, gây mất thẩm mỹ.

Lúc này, chúng ta xịt hỗn hợp giấm trắng và dầu gió lên vùng có vết keo, để dung dịch trong vài phút rồi dùng giẻ lau nhẹ nhàng, vết keo có thể dễ dàng loại bỏ mà không để lại dấu vết.

Làm sạch không khí

Chúng ta có thể xịt dung dịch đã chuẩn bị sẵn vào không khí, nó có tác dụng khử mùi khói thuốc trong nhà một cách hiệu quả và làm cho không khí trong lành hơn. Giấm trắng có tính axit còn thuốc lá có tính kiềm, việc trung hòa axit-bazơ có thể làm sạch không khí trong nhà hiệu quả.

Thu Hiền(Nguồn: Sohu)

 

III - Tác dụng bất ngờ của hành tây tẩm dầu gió

 

Một chiếc túi chứa củ hành tây được tưới ướt bằng dầu gió không chỉ giúp xua đuổi côn trùng mà còn khử mùi hôi hiệu quả.

Thành phần chính của dầu gió là tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp, hương nhu, quế, tràm và các chất chiết xuất từ tinh dầu như menthol, methyl salicylat, camphor... Trong lá khuynh diệp có citriodiol, chất thường được dùng để sản xuất sản phẩm diệt muỗi. Còn tinh dầu bạc hà không chỉ hiệu quả trong kháng viêm, kháng khuẩn, làm dịu da mà còn khiến muỗi phải tránh xa.

Trong khi đó, hành tây lại là khắc tinh của gián. Khi kết hợp giữa hành tây và dầu gió, sẽ có hiệu quả tốt trong việc đuổi côn trùng, đặc biệt vào mùa hè với khí hậu ẩm ướt.

Cách kết hợp hành tây và dầu gió

Hành tây sơ chế sạch, bóc lớp vỏ khô bên ngoài, bỏ đầu và đuôi củ hành. Thái hành tây thành hạt lựu. Để tránh cay mắt khi thái hành, nên cắt đôi rồi ngâm vào nước 5-10 phút, sau đó tiếp tục thái nhỏ.

Lấy một chiếc khẩu trang dùng một lần, dùng kéo cắt một đầu của khẩu trang. Vì khẩu trang được làm từ ba lớp vải nên sau khi cắt một đầu rồi tách ra thì nó sẽ giống một chiếc túi.

Bọc hành tây đã cắt vào khẩu trang, sau đó nhỏ dầu gió lên. Số lượng dầu nhỏ vào hành tùy theo sở thích nhưng không nên quá đậm đặc. Cuối cùng buộc túi lại.

- Đuổi muỗi:

Mùi hành tây rất nồng và dầu gió cũng vậy. Vì vậy, có thể dùng túi đựng hỗn hợp hai nguyên liệu này để đuổi muỗi.

Có thể làm số lượng nhiều rồi đặt những chiếc túi này ở nơi có nhiều muỗi như cửa sổ, cửa ra vào, gầm giường. Mùi tiết ra từ hành tây và tinh dầu sẽ khiến muỗi sợ hãi, bạn có thể đi ngủ mà không cần đóng cửa sổ. Việc chế tạo chiếc túi chống muỗi này vừa đơn giản, lại tiết kiệm.

Khử mùi hôi nhà tắm:

Đặt túi hành tây và dầu gió trong phòng tắm giúp khử mùi hôi hiệu quả. Không những vậy còn giúp xua đuổi các loại côn trùng nhỏ thường lui tới khu vực này, cũng như là "khắc tinh" của kiến, gián hay muỗi.

- Lưu ý: Mặc dù sự kết hợp giữa hành tây và dầu gió có nhiều ưu điểm nhưng khi sử dụng vẫn cần chú ý:

+ Nhiều người có thể bị dị ứng với hành tây và tinh dầu. Bởi vậy trước khi sử dụng nên kiểm tra da để đảm bảo không có phản ứng bất lợi xảy ra.

+ Không dùng quá liều khi sử dụng nhằm tránh gây cảm giác khó chịu do mùi quá nồng.

+ Đặt xa tầm tay trẻ em, tránh vô tình ăn phải hoặc chạm vào.

Trang Vy (Theo sohu)