THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2024

Những người không nên ăn bơ

 Bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin như vitamin B, C, E cùng các khoáng chất rất tốt cho sức khỏe và sắc đẹp.  Quả bơ giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch, giảm ung thư, giúp cơ thể khỏe mạnh và làm chậm quá trình lão hóa.

Vậy tại sao có những người không nên ăn bơ?

Trái bơ cực kỳ tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên vẫn có một số người liệt vào danh sách người không nên ăn bơ.© Được VTC cung cấp

Người không nên ăn bơ: Có vấn đề về gan, gan yếu

Trong quả bơ có chứa một số chất dầu có thể gây hại cho gan, gây ra các vấn đề về gan, người có gan yếu thì gan càng yếu và trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế những người có vấn đề về gan thì không nên ăn quả bơ.

Người không nên ăn bơ: Bị bệnh về đường tiêu hóa

Người ăn quá nhiều bơ sẽ gây kích ứng đường tiêu hóa, tạo cảm giác đầy bụng khó tiêu, có thể gây đau bụng và tiêu chảy. Quả bơ tuy rất tốt nhưng nếu những người có vấn đề về đường tiêu hóa thì không nên ăn nhiều bơ.

Người không nên ăn bơ: Phụ nữ cho con bú

Quả bơ chỉ có lợi khi phụ nữ đang mang thai, trong giai đoạn cho con bú thì chúng lại không mang lại lợi ích mà còn gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa của mẹ. Vì thế các bà mẹ đang cho con bú hạn chế ăn bơ để tránh làm giảm quá trình tiết sữa gây khó khăn cho bé trong việc bú mẹ.

Bên cạnh đó, khi mẹ ăn gì thì bé sẽ ăn nấy thông qua đường sữa, việc ăn quá nhiều bơ khi đang cho con bú cũng dễ gây đau bụng, tiêu chảy cho cả mẹ và bé như trường hợp tiêu hoá ở trên.

Người có cơ địa dễ mẫn cảm cũng không nên ăn bơ

Trong quả bơ có chứa thành phần Latex, khi ăn vào chúng sẽ làm tăng kháng thể IgE trong huyết thanh dễ gây nên trình trạng dị ứng nguy hiểm cho cơ thể. Chính vì thế những người có tiền sử bị mẫn cảm với Latex là những người không nên ăn bơ.

Các triệu chứng thường gặp do dị ứng khi ăn nhiều bơ là phát ban, ngứa, mẩn đỏ ở da hoặc Eczema. Các trường hợp nhẹ có thể bị ngứa ở vùng miệng và lưỡi hoặc có thể nôn mửa.

Người đang ăn kiêng

Người ăn kiêng không phải không được ăn quả bơ mà là hạn chế ăn bơ vì hàm lượng calo có trong quả bơ khá cao, chính vì thế việc bạn ăn nhiều bơ vô tình đã nạp thêm cho cơ thể một nguồn năng lượng khổng lồ, khiến bạn dễ tăng cân.

Nếu bạn có kế hoạch ăn kiêng để giảm cân thì bơ là lựa chọn cần phải cân nhắc, bạn nên có chế độ ăn hợp lý, giảm các thực phẩm chứa nhiều calo khác lại nếu muốn ăn quả bơ nhé.

Hi vọng với những thông tin chia sẻ có thể giúp bạn biết được những người không nên ăn bơ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bạn và người thân.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2024

Những người không nên ăn tỏi

 Tỏi rất tốt nhưng có một số nhóm người được khuyến cáo không nên ăn tỏi. Dưới đây là những người không nên ăn tỏi nếu không muốn gây hại cho sức khoẻ.

Người có vấn đề về axit không nên ăn tỏi

Báo Thanh niên dẫn nguồn chuyên trang sức khỏe Health Shots (Ấn Độ) cho biết, đối với những người có vấn đề về axit, ăn tỏi có thể dẫn đến chứng ợ nóng. Vì vậy, họ nên tránh ăn tỏi. Đặc biệt, nếu ăn tỏi khi bụng đói, vấn đề sẽ còn nghiêm trọng hơn.

Bệnh về mắt

Bài viết trên Báo Vietnamnet cho biết, tỏi có thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt sẽ được các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.

Huyết áp thấp

Các chuyên gia khuyên rằng những người bị huyết áp nên hạn chế tỏi. Nguyên nhân nếu tiêu thụ tỏi nhiều thường làm giảm huyết áp, thậm chí đến mức nguy hiểm.

Tiền sử mắc các bệnh về gan

Nhiều người cho rằng tỏi có tác dụng chuẩn khuẩn, ăn nhiều có thể phòng bệnh viêm gan. Thậm chí, có người sau khi mắc bệnh gan vẫn kiên trì ăn tỏi hằng ngày. Nhưng đây là cách làm "lợi bất cập hại".

Tỏi tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.© Được VTC cung cấp

Người mắc bệnh gan (đặc biệt là các đối tượng bị nóng gan) ăn tỏi sẽ càng nóng hơn, gây kích thích mạnh, lâu ngày dẫn tới nhiều tổn thương đối với cơ quan này.

Có các vấn đề về hơi thở hoặc mùi cơ thể

Những người có vấn đề về hơi thở và mùi cơ thể cũng không nên ăn tỏi để tránh hơi thở có mùi tỏi!

Không ăn tỏi khi có dạ dày yếu

Những người có dạ dày yếu hoặc nhạy cảm cũng nằm trong danh sách này vì ăn tỏi có thể gây khó chịu cho dạ dày. Vì vậy, người có bụng yếu dễ bị tiêu chảy, tốt nhất nên tránh xa tỏi.

Ngoài ra các bác sĩ cũng khuyên không nên ăn quá nhiều tỏi khi đang dùng thuốc chống cục máu đông statin. Bởi người mắc bệnh tim thường được bác sĩ cho dùng thuốc chống cục máu đông, hay còn gọi là thuốc làm loãng máu. Những người này không nên tiêu thụ quá nhiều tỏi vì có thể làm tăng quá mức tác dụng làm loãng máu.

Trên đây là những người không nên ăn tỏi. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa tỏi nhé.

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2024

Quả mâm xôi giúp bổ thận, cường dương

 Quả mâm xôi là một vị thuốc quý, theo Đông y, mâm xôi - tên thuốc là phúc bồn tử, vị ngọt chua, tính bình, có công dụng bổ can thận, sáp niệu, trợ dương, cố tinh, minh mục, thường được dùng để chữa trị các chứng liệt dương, di tinh, muộn con, lao lực, mắt mờ…

Sách bản thảo kinh sơ viết: Phúc bồn tử ích khí, ích tinh, thận tàng tinh, thận nạp khí, tinh khí đầy đủ tất thân thể thanh thoát, tóc dài lâu bạc, kiện âm cường dương, da dẻ trắng áng, ngũ tạng an hòa, nam giới thận hư tinh khô, liệt dương, nữ giới muộn con đều kiến hiệu.

Mâm xôi có thể được sử dụng hiệu quả dưới nhiều dạng khác nhau:

Dạng tươi đem rửa sạch dùng như loại trái cây hoặc chế biến làm kem, yaourt, nhân mứt bánh, hay làm thành nước trái cây, rượu… Ví như dùng quả mâm xôi 1/3 cốc, quả sim chín 1/3 cốc, nước táo tươi 1/2 chén, sữa chua 1/4 cốc nhỏ, vani 1/2 thìa cà phê, chuối 1 quả, vài lá bạc hà và vài miếng thạch rau câu trắng, tất cả đem xay thành sinh tố dùng để giải nhiệt và bồi bổ sức khỏe rất tốt.

Mâm xôi dạng khô được dùng dưới dạng các bài thuốc như sau:

Bài 1: Hải sâm 200g, thịt dê 150g, phúc bồn tử 12g, ích trí nhân 12g, nhục quế 6g, gia vị vừa đủ. Hải sâm đem ngâm mềm, rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa, thịt dê rửa sạch, thái miếng. Trước tiên, hãy bỏ phúc bồn tử và ích trí nhân sắc bỏ bã lấy nước rồi cho thịt dê, hải sâm và nhục quế vào đun nhỏ lửa cho đến khi thịt dê nhừ là được, nêm gia vị vừa đủ, ăn nóng. Công dụng: bổ thận ích khí, ôn dương, dùng để chữa các chứng liệt dương, di tinh, tiểu tiện nhiều lần do thận hư.

Bài 2: Chim sẻ lấy 5 con, thỏ ty tử 30 - 45g, phúc bồn tử 10 - 15g, câu kỷ tử 20 - 30g, gạo tẻ 100g, hành, gừng và gia vị vừa đủ. Tất cả đem nấu thành cháo, cho đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: tráng nguyên dương, bổ tinh huyết, ích can thận, ấm lưng gối, dùng thích hợp cho các trường hợp thận khí suy hư dẫn đến liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, lưng gối mỏi đau hoặc lạnh đau, đầu váng mắt hoa, tai ù tai điếc, di niệu, tiểu tiện nhiều lần, phụ nữ khí hư nhiều, muộn con...

Bài 3: Ba kích, phúc bồn tử, thỏ ty tử mỗi thứ lấy 15g cho vào ngâm trong 250g rượu gạo, sau 7 ngày là có thể dùng được, uống mỗi ngày 20 - 30ml. Công dụng: bổ thận tráng dương, làm mạnh gân cốt, dùng cho các chứng liệt dương, di tinh, hoạt tinh, lưng gối yếu mỏi, lạnh đau do thận hư gây nên.

Bài 4: Nữ trinh tử, phúc bồn tử, tang thầm, câu kỷ tử, tây dương sâm, đường phèn mỗi thứ lấy 150g, ngâm trong 1.500ml rượu gạo, bọc kín để nơi thoáng mát, sau 3 tuần có thể dùng được, mỗi tối trước khi đi ngủ uống 1 cốc nhỏ (chừng 20ml), được dùng cho các trường hợp suy giảm khả năng sinh dục, suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, phụ nữ âm đạo khô rát.

Bài 5: Phúc bồn tử, thỏ ty tử, kỷ tử, ngũ vị tử, xa tiền tử, lấy lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, làm hoàn to bằng hạt ngô đồng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g với nước ấm. Công dụng: chuyên trị liệt dương, di hoạt tinh, muộn con do thận hư. Đây chính là một bài thuốc cổ có tên là “Ngũ tử diễn tông hoàn”.

Bài 6: Phúc bồn tử, tang phiêu tiêu, ích trí nhân, sơn thù du, mỗi vị lấy 12g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Công dụng: dùng để chữa chứng đi tiểu nhiều lần, nhất là ở người cao tuổi.

Bài 7: Phúc bồn tử, sa uyển tử, sơn thù du, khiếm thực, long cốt, liên tu, mỗi vị lấy 12g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Công dụng: dùng để chữa các chứng di tinh, mộng tinh.

Lưu ý: Mặc dù mâm xôi là một vị thuốc bổ nhưng theo ghi chép của các sách thuốc liều dùng mỗi ngày chỉ nên từ 10 - 30g.

http://tapchidongy.vn/

 

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2024

Nước luộc rau chuyển màu xanh đậm có ăn được không?

 Thông thường, nước luộc rau có màu xanh nhạt do các hợp chất màu xanh trong rau củ hòa vào nước dưới tác dụng của nhiệt độ cao. Nước luộc rau được nhiều gia đình sử dụng trong bữa cơm thay cho các món canh.

Thường nước luộc rau để lâu mới có màu xanh đậm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nước luộc rau mới bắc ra khỏi bếp đã nhanh chóng chuyển từ màu nhạt sang sẫm. Nước luộc rau chuyển màu xanh đậm có ăn được không là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra trong sự lo lắng, e ngại.

Nhiều người đoán rằng, sự đổi màu kể trên là do rau tồn dư nhiều thuốc trừ sâu hay các loại hoá chất độc hại. Vì thế, họ không dám sử dụng nước luộc có màu xanh quá đậm.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, nước luộc rau muống màu xanh đậm là chuyện bình thường, do có nhiều chất kiềm và hàm lượng canxi cao.

“Đôi khi trong nước có dư lượng canxi, maggie, cộng với tính kiềm nên nước sẽ bị chuyển sang màu xanh như vậy. Nước luộc rau như thế là bình thường, không ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng cũng như sức khỏe. Ngoài ra, nước rau xanh đậm hay nhạt không liên quan gì đến thuốc trừ sâu cả. Nếu nước luộc tồn dư thuốc trừ sâu thì sẽ có mùi rất hắc của chất hóa học, ngửi là biết ngay”, PGS Thịnh nói.

Theo ông, nếu muốn nước rau muống xanh đẹp mắt, nên cho 1 thìa nhỏ muối ăn vào. Việc cho sấu hoặc nước chanh, quất vào nước luộc khiến nước nhạt màu hơn, đó là do axit tác động làm mất diệp lục, không có gì lạ.

Nước luộc rau chuyển màu xanh đậm có ăn được không là băn khoăn của nhiều người. (Ảnh minh hoạ: Istock)© Được VTC cung cấp

 “Rau muống nhiễm chì khi luộc sẽ có màu hơi đục, dù cho thêm chanh và sấu thì nước vẫn không thay đổi màu sắc”, ông Thịnh khuyến cáo. Chuyên gia này khuyên không mua những bó rau muống có màu xanh đen, xanh đậm vì có khả năng rau nhiễm chì.

Trên thực tế, màu sắc nước luộc rau còn phụ thuộc vào các yếu tố như thời gian luộc, loại rau củ bạn sử dụng và cách luộc. Nếu rau tương đối già, nấu lâu trên bếp thì nước luộc sẽ không có màu sắc tươi, màu nước dễ ngả đậm. 

Cách luộc rau xanh, giữ được dưỡng chất

Trước khi chế biến món rau luộc, bạn cần nhặt và sửa sạch sẽ, bỏ hết phần ngọn cứng, lá già, lá úa. Trong lúc luộc, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để rau và nước luộc có màu xanh đẹp mắt, đồng thời vẫn giữ được chất dinh dưỡng:

- Cho một thìa muối nhỏ vào nước luộc rau đang sôi, điều này không chỉ giúp nước rau có vị đậm đà hơn mà còn giữ cho rau có màu xanh bắt mắt.

- Chờ nước thật sôi mới cho rau vào luộc: Nhiều loại vitamin bị hoà tan ngay khi cho vào nước. Nếu để nước sôi hẳn mới cho rau vào, rau sẽ không bị ngâm lâu trong nước, làm mất chất dinh dưỡng, màu xanh cũng tươi hơn.

- Dùng lửa lớn: Nếu lửa nhỏ, nhiệt độ không đủ, nồi luộc lâu sôi trở lại, màu xanh tươi sáng của rau sẽ mất đi, vitamin cũng mất nhiều trong quá trình luộc. Đó là chưa kể rau sẽ có mùi kém hấp dẫn, dễ bị nhừ.

- Sử dụng chanh hoặc giấm: Một vài giọt chanh hoặc giấm rất hữu ích trong việc giữ màu một số loại rau củ như súp lơ, cà rốt, rau muống, đồng thời còn làm tăng hương vị cho món ăn.

- Thêm dầu ăn vào nước luộc rau: Cách này giúp đĩa rau luộc của bạn có màu xanh và bóng hấp dẫn. Tuy nhiên, nó sẽ khiến nước luộc rau có váng mỡ, do đó việc áp dụng hay không phụ thuộc vào khẩu vị của gia đình bạn. 

 

Nước luộc rau muống màu nâu đen có phải nhiễm hóa chất?

Rau muống là loại rau khá đặc biệt vì chúng có lượng lớn chất diệp lục. Do đó, khi luộc rau trong môi trường nước mà có gốc kiềm như canxi, magie, chúng có thể tạo ra các hợp chất có màu xanh đen. Đây là lý do từ thời xưa, người dân đã nghĩ ra cách vắt chanh hoặc thả sấu trong nước luộc rau muống để tạo môi trường axit, làm giảm các phản ứng giữa các chất và giúp nước rau được trong hơn.

Vì vậy, khi nước rau muống có màu nâu đen không có nghĩa là rau chứa hóa chất. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người trồng rau không an toàn, khiến sản phẩm bị nhiễm hóa chất, khi luộc cũng có màu tương tự.

Cách nhận biết là bạn chú ý quan sát, nếu có hóa chất, nước của chúng sẽ có mùi hơi hôi, nổi váng dầu trên mặt nước. Bạn có thể vắt chanh vào nước xem chúng có trở lại trong hay không. Nếu không thấy có sự thay đổi thì tốt nhất không nên sử dụng.

Để đảm bảo an toàn, người dân nên lựa chọn rau an toàn, hữu cơ, rửa sạch, nấu chín trước khi sử dụng.

Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng

Viện trưởng Viện nghiên cứu và tư vấn dinh dưỡng

 

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2024

ĐỂ SỐNG THỌ 100 TUỔI

 Muốn sống thọ đến 100 tuổi, không đau ốm bệnh tật bạn nên thường xuyên ăn 8 loại thực phẩm này

Rất tốt cho sức khỏe. Chịu khó ăn nhé cả nhà. Vừa ngon miệng vừa tốt cho cơ thể.

1. Nấm đông cô: Tăng khả năng giải độc cơ thể, làm giảm lượng cholesterol

Y học hiện đại cho rằng, nấm đông cô có chứa nhiều tinh bột, có thể làm tăng khả năng miễn dịch và giải độc của cơ thể, tăng khả năng chống ung thư của cơ thể. Ngoài ra, nấm đông cô còn có thể hạ huyết áp, giảm lượng cholesterol, phòng chống xơ vữa động mạch, có tác dụng bổ tim, gan…

2. Đậu bắp: Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Chất nhầy của đậu bắp ngoại hấp cholesterol của thực phẩm và của muối mật. Nó giữ cholesterol lại trong ruột, giúp cơ thể tái hấp thu nước, hấp thu những phân tử cholesterol vượt chỉ tiêu rồi bài thải theo phân ra ngoài, do đó giảm được cholesterol huyết. Những người cholesterol huyết cao, cao huyết áp, đau thắt ngực và các bệnh tim mạch khác nên ăn đậu bắp, vừa giảm cholesterol lại thông tiểu, rất thuận lợi cho bệnh cao huyết áp.

Tuy nhiên, nên lưu ý là không ăn đậu bắp cùng lúc với uống thuốc, hãy uống thuốc trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau 2 giờ.

3. Rong biển: Giảm cholesterol, bài tiết các chất phóng xạ

Rong biển có tác dụng loại bỏ các độc tố, ngăn ngừa cơ thể hấp thu những kim loại như chì, cadmium… loại bỏ các nguyên tố phóng xạ trong cơ thể, đồng thời có tác dụng điều trị xơ cứng động mạch, kích thích tuyến yên, làm giảm hormone nữ trong cơ thể nữ giới, làm cho cơ quan sinh sản hồi phục bình thường, loại bỏ bệnh tiềm ẩn của tuyến vú.

4. Mộc nhĩ (nấm mèo): Giải độc máu

Mộc nhĩ đen có tác dụng hòa tan các chất khó tiêu hóa như: vỏ ngũ cốc, gỗ mụn, cát, mảnh kim loại… ngoài ra còn có tác dụng làm tan sỏi mật, sỏi thận. Mộc nhĩ còn có thể làm giảm sự đông máu cục, giúp ngăn ngừa bệnh tắc động mạch.

5. Bí đỏ: Bài trừ kim loại nặng và thuốc trừ sâu trong cơ thể người

n rất có lợi trong việc phòng chống bệnh cao huyết áp, sỏi mật, tiểu đường và 1 số bệnh biến về gan, thận, giúp các bệnh nhân có chức năng gan thận kém tăng khả năng tái sinh tế bào. Trong bí đỏ có chứa nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình tổng hợp insulin. Bí đỏ còn có tác dụng tiêu diệt các chất gây ung thư và các chất gây oxy hóa.

6. Súp lơ: Làm sạch mạch máu



Súp lơ là một trong những thực vật có chứa nhiều đồng nhất, có thể phòng chống truyền nhiễm, ngoài ra còn có thể làm sạch mạch máu hiệu quả, có thể ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, ngăn ngừa máu vón cục, giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch và tai biến. Ăn nhiều súp lơ có thể tăng khả năng giải độc gan, phòng cảm cúm và bệnh máu xấu. Dùng lâu dài còn có thể giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư trực tràng và ung thư dạ dày.

7. Cà rốt: Làm giảm nồng độ thủy ngân trong cơ thể

Cà rốt là loại thực vật có tác dụng giải độc cao, sau khi kết hợp với các ly tử thủy ngân trong cơ thể người, có thể làm giảm nồng độ thủy ngân trong máu, tăng tốc độ bài tiết thủy ngân ra khỏi cơ thể. Các thành phần dinh dưỡng như vitamin nhóm B và vitamin C có trong cà rốt cũng có tác dụng làm mềm da, chống lão hóa. Cà rốt còn làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng ở nữ giới.

8. Cải bó xôi (rau chân vịt): Giải độc, giải nhiệt dạ dày, đường ruột

Cải bó xôi có tác dụng giải độc, giải nhiệt dạ dày, đường ruột, trị táo bón, làm cho tinh thần thoải mái, mặt mày rạng ngời. Cải bó xôi có chứa chất giống như insulin, có thể làm cân bằng và ổn định lượng đường trong máu.

Với hàm lượng vitamin cao, tiêu thụ cải bó xôi có thể giúp phòng chống 1 số bệnh do thiếu vitamin gây nên như nhiệt miệng, bệnh quáng gà.

https://phunugiadinh.vn/suc-khoe/

 

 

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2024

NHÀ VIẾT KỊCH NGUYỄN NGỌC NGẠN

Chúng ta thường biết ông Nguyễn Ngọc Ngạn là nhà văn, MC cho PBN. Trên cương vị người dẫn chương trình (MC) của PBN, hàng chục năm sau, chúng ta mới được biết ông còn là nhà viết kịch có tài. “Con sáo sang sông” là đề tài văn học xuyên suốt trong thơ ca, văn nghệ 3 miền nhiều thế hệ. Hôm nay, dưới ngòi bút của ông, “Con sáo sang sông” lại là vở kịch tuyệt vời.. Cố nghệ sỹ Chí Tài và Hoài Linh…diễn xuất vở kịch sao mà hay đến thế. Sáu Chục triệu View cho vở kịch này. Các bạn cùng thưởng thức. Mời xem V-Clip

NHÀ VIẾT KỊCH NGUYỄN NGỌC NGẠN.wmv

https://www.youtube.com/watch?v=ntJaGt_B8Z8&list=UULF-DhbdM5q7dv1qIfKX7MiSQ&index=7