THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2024

10 loại cây giải độc

 10 loại cây giải độc trong trường hợp nguy cấp nhất – Bạn nhất định phải biết để cứu sống mình và mọi người

Nếu bị rắn cắn hay ngộ độc thực phẩm, chúng ta có thể sử dụng các loại cây dưới đây để khử độc tức khắc.

Trong y học cổ truyền, các vị thuốc có công dụng giải độc rất phong phú, và là những thảo dược cứu cánh cho rất nhiều trường hợp ngộ độc thuốc hoặc thực phẩm, khi y học hiện đại chưa có mặt ở nước ta.

Ngay trong điều kiện hiện nay, khi “thuốc không có trong tay, thầy chưa có tại chỗ”, chúng vẫn có một giá trị dự phòng và hỗ trợ điều trị tích cực. Trong những vị thuốc này có thể kể đến một số cây thuốc giải độc điển hình sau đây.

Ổi là một trong những loại cây có thể dùng chống độc hiệu quả.

1. Bòn bọt chữa độc rắn

Bòn bọt còn gọi là cây bọt ếch, chè bọt, cây sóc…, tên khoa học là Glochidion eriocarpum Champ. Loại cây này được dùng để chữa rắn độc cắn, bằng cách lấy lá tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết thương. Nếu bị dị ứng sơn cũng có thể lấy cả cành lá sắc lấy nước để rửa. Ngoài ra, bòn bọt còn được dùng để chữa ỉa chảy, lỵ trực khuẩn, phù thũng…

2. Cam thảo đất chữa ngộ độc

Dược liệu này còn được gọi là cam thảo nam, thổ cam thảo, tên khoa học là Scoparia dulcis L. Cam thảo đất có vị ngọt, tính mát, có công dụng giải nhiệt, chữa cảm sốt, say sắn, ngộ độc nấm bằng cách dùng 100 g cây tươi rửa sạch, sắc lấy nước uống.

3. Cây mua giải độc sắn

Có tên khoa học là Melastoma D. Don, cây mua thường dùng để giải ngộ độc sắn bằng cách lấy 60-100 g lá hoặc rễ sắc uống. Ở nước ta có nhiều loại mua, người ta còn dùng cây mua lùn để giải độc sắn và chữa rắn độc cắn: lấy rễ giã nát, hãm với nước sôi hoặc sắc lấy nước uống.

4. Đậu xanh giải độc mọi trường hợp

Tên khoa học là Vigna radiata (L) Wilezek, đậu xanh có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi tiểu. Để giải độc, lấy 100 g đậu xanh rửa sạch, nghiền sống, chế nhiều nước rồi uống, hoặc nhai luôn 1-2 nắm hạt sống rồi uống nhiều nước. Có thể lấy cả hạt ninh nhừ ăn, nếu chỉ có vỏ hạt thì sắc lấy nước uống.

Cũng có thể dùng bột đậu xanh khuấy với nước nguội để uống. Hạt đậu xanh dùng giải độc trong mọi trường hợp, đặc biệt khi say sắn và ngộ độc nấm.

6. Kim ngân chữa độc lá ngón, nấm độc

Tên khoa học là Lonicera japonica Thunb, cành lá và hoa kim ngân thường được dùng để chữa bệnh và giải độc, bằng cách mỗi ngày dùng 12 g hoa (kim ngân hoa) hay 20 g cành lá (kim ngân đằng) sắc lấy nước uống.

Nước sắc kim ngân được dùng để giải độc do cà độc dược, cỏ sữa lá to, hạt dây cam thảo, lá ngón và nấm độc. Có thể dùng lá kim ngân tươi nhai kỹ rồi nuốt lấy nước. Kim ngân thường dùng riêng hoặc kết hợp với bồ công anh, sài đất.

7. Ổi chữa độc gây tiêu chảy

Tên khoa học là Psidium guajava L., quả ổi xanh, lá non hoặc búp ổi đường dùng làm thuốc. Theo kinh nghiệm dân gian, ăn quả xanh có thể giải độc ba đậu và các chất độc gây ỉa chảy.

8. Rau má giải độc gan

Tên khoa học là Centella asiatica (L.) Urb, rau má có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát gan và lợi tiểu. Để giải độc lá ngón hoặc say sắn, lấy cả cây rau má rửa sạch, giã nát, hòa với nước ấm rồi gạn lấy nước uống.

Có thể dùng chữa ngộ độc nấm với cách làm tương tự, hoặc lấy rau má 160 g đem sắc với 80 g đường phèn, lấy nước uống, hoặc lấy 160 g rau má và 400 g củ cải tươi, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống.

9. Rau mùi chữa nhiễm độc thức ăn

Tên khoa học là Coriandrum sativum L., rau mùi thường dùng để chữa nhiễm độc thức ăn, bằng cách lấy khoảng 120 g hạt mùi đem sắc với 2 bát nước lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày.

10. Sắn dây chữa rắn độc cắn

Còn gọi là cát căn, lá, hoa, rễ củ và bột sắn dây thường được dùng để giải độc bằng cách: lấy củ sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hoặc củ khô (cát căn) sắc lấy nước uống.

Bột sắn dây hòa với nước rồi pha thêm đường uống. Lá sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống để chữa rắn độc cắn, bã đắp lên trên vị trí tổn thương.

https://kenhkienthuc.org/duoc-nghin-nam-tuoi-chua-bach-benh-nha-nao-cung-phai-co-de-phong.html

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2024

3 ưu điểm mà hương lavender mang lại cho sức khỏe

 

Hương thơm Lavender không chỉ giúp thư giãn mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Ảnh: Pixabay© Lao Động

Mùi hương lavender (Hoa Oải hương) nếu sử dụng đúng cách sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt từ tinh thần đến sức khoẻ.

Trong cuộc sống đầy bận rộn, việc tìm kiếm các biện pháp giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe đã trở thành điểm ưu tiên hàng đầu. Trong đó, việc sử dụng hương liệu từ thiên nhiên như hương lavender nhận được sự quan tâm của các chị em.

3 ưu điểm dưới đây của hương lavender theo các chuyên gia tại chuyên trang sức khoẻ Healtline chỉ ra nếu biết sử dụng đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao.

Giảm đau và viêm

Hương lavender không chỉ toả ra mùi thơm đặc biệt mà còn được biết đến về khả năng giảm đau và viêm. Các tinh dầu từ hương lavender có chứa các chất chống viêm và giảm đau tự nhiên, giúp làm giảm các triệu chứng của các triệu chứng như đau cơ, đau đầu hay nhức mỏi cơ thể.

Nếu đang gặp phải các vấn đề về viêm khớp hoặc đau cơ do tập thể dục nặng, việc sử dụng hương lavender trong quá trình massage có thể giúp giảm đi cảm giác đau nhức và mệt mỏi, đồng thời giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau khi vận động mạnh.

Cải thiện giấc ngủ

Mùi hương lavender cũng thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và cải thiện giấc ngủ. Đồng thời, hương lavender còn giúp giảm căng thẳng, lo âu cũng như làm dịu và làm mát da.

Khi sử dụng sản phẩm chứa hương lavender trước khi đi ngủ, cơ thể sẽ được thư giãn, giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn. Hương thơm dễ chịu này có thể giúp cơ thể và tâm trí thư giãn để hồi phục cơ thể nhanh chóng sau một ngày dài làm việc đầy bận rộn.

Tăng sự tập trung

Thêm vào danh sách tác dụng của hương lavender đó chính là tăng khả năng cải thiện tâm trạng và sự tập trung.

Hương thơm dễ chịu của lavender có thể giúp làm giảm đi những căng thẳng và lo lắng, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tinh thần luôn được tỉnh táo, tập trung cao độ trong công việc và học tập.

===========

Ô hay, khói hương kèm theo bụi mịn xâm nhập vào cơ thể, gây ra viêm họng, không được tính đến sao? Vì thế, lai có bài này

https://hungdanmanh.blogspot.com/2024/02/khoi-huong-co-hai.html

Mọi người Hãy cẩn trọng.

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2024

Có nên ăn trái cây vào buổi tối?

 Nhiều người thường ăn trái cây vào buổi tối, vậy ăn trái cây vào buổi tối có tốt không?

Theo các chuyên gia, nếu bạn thực sự thèm một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ, trái cây là lựa chọn tốt. Trái cây chứa đầy vitamin, khoáng chất, phytochemical và chất xơ. Ăn một miếng trái cây tươi là sự lựa chọn bổ dưỡng hơn so với các loại đường không lành mạnh và thực phẩm béo khác.

Nhưng vấn đề đặt ra là trái cây gì tốt và thích hợp với buổi tối muộn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu cơn đói bắt đầu tấn công bạn trước khi đi ngủ, một số trái cây bạn có thể ăn lúc này là chuối, táo, lê và các loại trái cây giàu chất xơ khác.

Báo Thanh Niên dẫn nguồn trang Boldsky cho biết, theo y học cổ truyền Ấn Độ Ayurveda, nên có khoảng cách giữa các bữa ăn chính và trái cây.

Đó là bởi cả hai đều có những ảnh hưởng khác nhau đối với hệ tiêu hóa. Trái cây dễ bị tiêu hóa và được đẩy từ dạ dày vào ruột nhiều lần. Vì vậy, bạn nên ăn trái cây sớm vào buổi tối.

Có nên ăn trái cây buổi tối không là băn khoăn của nhiều người© Được VTC cung cấp

Một số chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên tránh ăn ngay trước khi đi ngủ, vì nó có thể cản trở giấc ngủ của bạn. Đó là chưa kể thói quen ăn trái cây với các thực phẩm khác như kem sẽ gây tăng cân.

Sau khi ăn tối, bạn có thể ăn một quả chuối trước khi đi ngủ. Nhưng hãy chắc chắn rằng có khoảng cách giữa thời gian ngủ và bữa ăn. Ngoài ra, nếu bạn có vấn đề liên quan đến tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, ăn trái cây có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Tiêu thụ trái cây trước khi đi ngủ sẽ gây đau dạ dày và phá vỡ giấc ngủ của bạn, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Trái cây có hàm lượng a-xít cao như dứa và cam thường có vấn đề đối với những người bị trào ngược a-xít. Những đối tượng này nên tránh ăn thực phẩm a-xít trước giờ ngủ.

Nếu bị bệnh tiểu đường, ăn vặt trái cây sẽ "có vấn đề" vì đường tự nhiên trong trái cây sẽ làm tăng mức đường huyết. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết bạn nên ăn trái cây nào trước giờ ngủ.

Lưu ý khi ăn trái cây vào buổi tối

Báo VnExpress dẫn lời tiến sĩ, bác sĩ Từ Ngữ - Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, không nên ăn vào một thời điểm mà chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, giúp cơ thể nhận đủ và đều lượng viatmin cũng như khoáng chất.

Ngoài ra, quả chín cung cấp chất xơ tốt cho tiêu hóa, giúp các cơ quan hoạt động trơn tru.

Hoa quả cũng giống các thực phẩm khác, cần ăn hợp lý và đúng cách mới tốt cho sức khỏe. Ví dụ, nếu bữa tối ăn rau muống vắt chanh, thì sau đó nên hạn chế những loại hoa quả như cam, quýt, bưởi, có thể thay bằng táo, đu đủ, dưa hấu.

Ngoài ra, không nên ăn sát giờ đi ngủ sẽ khiến cơ thể tích tụ thêm năng lượng, ảnh hưởng bộ máy tiêu hóa. Nên ăn trái cây trước các bữa ăn, trước bữa tối khoảng 30 phút đến một giờ hoặc sau khi tập luyện thể dục.

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

Loại rau quả giúp tăng miễn dịch vào mùa đông

 GS.TS Lê Danh Tuyên, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ trên Báo Sức khoẻ đời sống rằng, rất nhiều yếu tố đóng góp vào sức khỏe của hệ miễn dịch như tuổi tác, giới, gene, môi trường sống, thói quen sinh hoạt, vận động, dinh dưỡng… trong đó vai trò của dinh dưỡng đặc biệt nổi bật.

Các nghiên cứu đã chứng minh, hàng rào miễn dịch chỉ hoạt động tốt khi được cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng thiết yếu. Vì vậy, bổ sung thêm những chất có ích với hệ miễn dịch như vitamin C, A, B6, E, kẽm, selen... sẽ giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của những tác nhân có hại từ môi trường. 

Do sự thay đổi thời tiết của mùa đông, mọi người thường dễ bị nhiễm trùng và các bệnh khác. Các bệnh dễ gặp nhất do miễn dịch suy yếu trong mùa đông là cúm, cảm lạnh, tái phát các bệnh mạn tính…

Vì thế chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và tăng cường dinh dưỡng bằng cách ăn các loại rau quả giúp nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Fullscreen button

Rau bina cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể.© Được VTC cung cấp

Loại rau quả giúp tăng miễn dịch vào mùa đông

Rau bina

Rau bina hay còn gọi là rau chân vịt, là loại rau bạn nên ăn thường xuyên vào mùa đông vì nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Rau bina chứa kẽm, magie, vitamin A, B, C, E, K và sắt giúp củng cố xương và nâng cao mức độ huyết sắc tố.

Cà rốt

Cà rốt có đặc tính tăng cường miễn dịch bao gồm vitamin A, B, B2, B3, C, K và beta-carotene. Đó là lựa chọn thích hợp để cải thiện khả năng miễn dịch trong mùa đông.

Cà rốt cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, gồm lutein và zeaxanthin, giúp hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa và chống lại các tổn thương gốc tự do. Bạn có thể ăn cà rốt sống hoặc nấu chín.

Bông cải xanh

Bông cải xanh được coi là một trong những loại rau có lợi nhất để tăng cường khả năng miễn dịch trong mùa đông. Nó chứa các chất dinh dưỡng như folate, vitamin K, C và chất xơ, giúp hỗ trợ khả năng miễn dịch và hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Bạn nên thêm ớt chuông vào thực đơn mùa đông.© Được VTC cung cấp

Ớt chuông

Ớt chuông là loại rau phổ biến trên thị trường, có các loại màu xanh, vàng và đỏ. Ớt chuông rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa mạnh và có đặc tính chống viêm. Ăn ớt chuông rất ít calo, do đó nó cũng là lựa chọn tốt để kiểm soát cân nặng.

Ớt chuông chứa chất chống oxy hóa mạnh và chống viêm, giúp ngăn ngừa bệnh tật.

Củ cải đường có hàm lượng sắt cao cùng với vitamin A, B6 và C. Loại rau này giúp giải độc gan và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, đồng thời cũng rất ít calo giúp giảm cân hiệu quả. Chúng cũng là nguồn cung cấp chất xơ, folate, mangan, kali, sắt tuyệt vời, chưa kể các hợp chất bảo vệ bao gồm betanin và vulgaxanthin có tác dụng chống viêm.

Bắp cải

Tất cả các loại bắp cải đều có lượng calo thấp nhưng giàu chất xơ hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, cũng như vitamin C, vitamin K, mangan và chất chống oxy hóa như anthocyanin tăng cường miễn dịch.

Hành, tỏi

Hành, tỏi, hành tây, tỏi tây cùng với nhiều loại trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt được coi là thực phẩm prebiotic vì chúng chứa chất xơ, oligosacarit để nuôi và hỗ trợ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Khi đường ruột khỏe mạnh sẽ có tác động tích cực đến khả năng miễn dịch của cơ thể.

Quả bơ giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể.© Được VTC cung cấp

Quả bơ

Báo Lao Động dẫn nguồn trang Realsimple cho biết, quả bơ giúp tăng cường miễn dịch nhờ chứa các hợp chất thực vật, vitamin C và E. Đây cũng là một trong những nguồn cung cấp chất xơ hòa tan tốt nhất hiện tại.

Prebiotic có trong quả bơ có công dụng hỗ trợ duy trì một hệ vi sinh vật đường ruột cân bằng và là nhân tố quan trọng trong cách hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Gừng

Gừng là loại thực phẩm quen thuộc trong mỗi gia đình giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Rễ gừng chứa nhiều chất chống ôxy hóa giúp giảm viêm và có đặc tính kháng khuẩn và kháng sinh tự nhiên để giúp tránh nhiễm trùng. Gừng có thể giúp giảm viêm, giảm đau họng, buồn nôn và các bệnh viêm khác.

Quả kiwi

Quả kiwi là loại quả rất tốt cho sức khỏe miễn dịch vì nó chứa nhiều chất xơ, hợp chất thực vật, nước và vitamin C và E. Ngoài ra, loại trái cây nhiệt đới này còn giúp cơ thể chống stress, giúp vết thương mau lành, cũng như làm giảm xuất hiện các triệu chứng của một số bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh.


Chủ Nhật, 18 tháng 2, 2024

VÍA THẦN TÀI (10 tháng Giêng Âm lịch)

 Nguồn gốc ngày vía thần Tài

Theo quan niệm dân gian từ xa xưa, thần Tài là vị thần mang lại tài lộc, sung túc và may mắn. Ông có nhiệm vụ cai quản tiền bạc, của cải nên được mọi người thường thờ cúng để cầu mong tài lộc cho gia đình.

Tục thờ thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc. Về nguồn gốc ngày vía thần Tài, có khá nhiều truyền thuyết được dân gian lưu truyền lại.

Một sự tích của Trung Quốc được ghi chép trong "Sưu thần ký" kể lại rằng, người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần ban cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Sau khi đem Như Nguyệt về nhà được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra, trở nên giàu có.

Vào ngày mùng 1 Tết năm ấy, không biết vì lý do gì Âu Minh tức giận đánh Như Nguyệt, cô sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà.

Vợ Âu Minh không để ý nên khi quét nhà vô tình hót luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong đổ đi. Từ đó về sau, nhà Âu Minh nghèo dần. Người ta nhận ra Như Nguyệt chính là thần Tài và lập bàn thờ để thờ.

Từ sự tích này mà nhiều gia đình kiêng quét nhà, hốt rác vào 3 ngày Tết vì sợ làm mất thần Tài ẩn trong đống rác, cũng vì thế mà bàn thờ thần Tài mà thường được đặt ở góc nhà.

Bạn có biết nguồn gốc ngày vía thần Tài? (Ảnh: Pinterest)© Được VTC cung cấp

Một truyền thuyết khác về nguồn gốc ngày vía thần Tài kể rằng, thần Tài vốn "công tác" trên thiên đình, trong một lần xuống dưới hạ giới, do uống rượu say, thần đầu va vào đá nên không nhớ mình là ai, trở nên ngây ngốc, trang phục của quan thiên đình cũng bị người ta lấy bán mất. Thần đành lang thang ăn xin.

Một hôm, thần được một cửa hàng bán vịt quay, heo quay mời vào ăn nhân lúc vắng khách, không ngờ chỉ lát sau khách đã đông nghịt. Nhận ra mối liên hệ này, chủ quán giữ ông ở lại và việc kinh doanh ngày một phát đạt.

Khi đã quen với sự thịnh vượng, chủ quán quên mất vai trò của thần Tài và thấy chướng mắt với ông lão không làm gì mà chỉ ăn ngon, liền đuổi đi. Thấy vậy, nhiều cửa hàng khác đến mời thần Tài về để cung phụng và việc làm ăn cũng ngày càng phát đạt, còn quán bán thịt quay nọ thì ngày một sa sút.

Một hôm, thần Tài tìm đến đúng cửa hàng đã mua lại bộ quần áo của mình lúc trước, nhìn thấy bộ quan phục thì nhớ lại mình là ai, bèn mặc áo đội mũ bay về trời, đó là ngày mùng 10 tháng Giêng. Từ đó, dân gian xem ngày 10 hàng tháng (Âm lịch) là ngày vía thần Tài.

Ngày mùng 10 tháng Giêng là ngày vía thần Tài đầu tiên của năm, mọi người thường thực hiện nghi lễ cúng để cả năm kinh doanh được thuận lợi.

Những hoạt động trong ngày vía thần Tài

Vào ngày này, những gia đình, cơ sở kinh doanh coi trọng việc thờ cúng thần Tài thường có các hoạt động sau:

Cúng thần Tài

Việc cúng vía thần Tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng nhằm cảm tạ sự giúp đỡ mà thần thời gian qua, đồng thời cầu xin thần tiếp tục ban tài lộc trong năm nay, việc làm ăn buôn bán gặp nhiều thuận lợi.

Lễ vật cúng Thần Tài thường bao gồm: Nến, hương, nước (3 chén), rượu (3 chén), gạo tẻ, tiền vàng mã, muối, hoa tươi, mâm ngũ quả, trầu cau và có thể thêm một mâm cỗ mặn.


Mâm cúng ngày vía thần Tài. (Ảnh: Loan Trần)© Được VTC cung cấp

Tùy từng vùng miền và điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mâm cỗ mặn được chuẩn bị khác nhau. Nhiều gia đình dâng bộ tam sên gồm thịt lợn luộc (thịt lợn phải có cả mỡ, nạc, da), 3 quả trứng luộc, 3 con tôm. Mâm cỗ cúng thần Tài của người miền Nam thường có món cá lóc nướng hoặc heo quay bánh hỏi.

Mua vàng 

Nhiều người thường đi mua vàng vào ngày thần Tài để cầu may mắn, phát tài, phát lộc. Họ mua vàng cũng là để cúng trả lễ cho thần Tài, tạ ơn thần năm qua giúp cho việc làm ăn phát đạt, buôn may bán đắt.

Trước đây, chỉ những người kinh doanh buôn bán mới mua vàng vào ngày 10 tháng Giêng với mục đích cầu tài lộc. Những năm gần đây, nhiều người khác cũng theo trào lưu này.

Mua đồ phong thủy

Vào ngày vía thần Tài, nhiều người mua thêm những món đồ phong thủy như đá phong thủy, tượng thiềm thừ... để mong cầu một năm làm ăn phát đạt và thêm sung túc, may mắn.

Mua mèo thần Tài

Không chỉ mua vàng, nhiều người còn mua mèo thần Tài vào ngày này với mong muốn nhiều tài lộc, gặp may mắn trong công việc, buôn bán thuận buồm xuôi gió.

Nước tiểu có mùi ngọt cảnh báo bệnh gì?

 Uống ít nước hoặc dùng một số loại thuốc có thể khiến nước tiểu có mùi ngọt, nhưng tình trạng này thường là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc bệnh lý tiềm ẩn.

Tiểu đường

Nước tiểu có mùi ngọt như trái cây đôi khi là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao (tăng đường huyết) thường gặp ở người mắc tiểu đường chưa được chẩn đoán hoặc kiểm soát bệnh kém. Các dấu hiệu khác bao gồm khát nước nhiều, đi tiểu thường xuyên.

Nhiễm toan đái tháo đường

Nước tiểu có mùi ngọt là dấu hiệu của biến chứng nhiễm toan đái tháo đường (DKA), xảy ra khi các chất hóa học gọi là ceton tích tụ khiến máu có tính axit cao.

Các tế bào của người mắc bệnh tiểu đường gặp khó nhận lượng glucose cần thiết để tạo năng lượng. Nguyên nhân có thể do cơ thể không đủ insulin, tình trạng kháng insulin phát triển hoặc không có đủ đường trong máu (hạ đường huyết). Nếu các tế bào không thể tiếp cận glucose, chúng sẽ phân hủy chất béo để lấy năng lượng. Các chất hóa học được tạo ra trong quá trình này được gọi là ceton.

Ngoài nước tiểu có mùi trái cây, dấu hiệu ban đầu của DKA còn bao gồm khát, khô miệng, tăng đường huyết. Khi bệnh tiến triển, người bệnh có thể buồn nôn, nôn hoặc đau bụng, thường xuyên mệt mỏi, da khô hoặc đỏ bừng, hơi thở có mùi trái cây, khó thở, lú lẫn. Nếu không được điều trị, bệnh nhân có thể hôn mê hoặc tử vong.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan trong hệ tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. UTI rất phổ biến, nhất là ở nữ giới, do cấu trúc niệu đạo ngắn hơn nam giới và nhiều thay đổi sau quá trình mang thai, sinh con, mãn kinh.

UTI thường khiến nước tiểu có mùi hôi nhưng cũng có thể gây ra mùi ngọt. Các triệu chứng khác bao gồm đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp, tiểu rát, tiểu đêm, són tiểu, tiểu máu, đau bên hông, bụng, lưng dưới. Trường hợp nặng có thể sốt, nôn mửa.

Bệnh gan

Người mắc bệnh gan thường trải qua một tình trạng gọi là hôi miệng trong suy gan (Foetor Hepaticus). Hơi thở có mùi trái cây suốt thời gian dài nhưng không liên quan đến sức khỏe răng miệng. Chức năng gan suy giảm khiến các hợp chất như mercaptans và dimethyl sulfide tích tụ trong máu, sau đó được cơ thể thải ra qua phổi, khiến hơi thở có mùi. Tình trạng này cũng có thể làm nước tiểu có mùi ngọt.

Siro niệu

Siro niệu là một rối loạn chuyển hóa protein di truyền khiến trẻ sơ sinh không thể xử lý axit amin đúng cách. Các axit amin này phải thoát ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, gây ra mùi như siro. Bệnh khiến trẻ ăn kém, nôn mửa, mệt mỏi, chậm phát triển. Nếu bệnh không được điều trị, trẻ có thể co giật, hôn mê và tử vong.

Ngoài những bệnh lý trên, một số lý do ít nghiêm trọng hơn có thể khiến nước tiểu có mùi ngọt. Mất nước khiến nước tiểu đậm đặc và có mùi mạnh hơn. Khi nước tiểu có mùi ngọt hoặc nồng và màu vàng đậm, nên uống nhiều nước hơn.

Các chế độ ăn kiêng carbohydrate như keto cũng gây mùi bất thường hoặc mùi trái cây. Một số loại thuốc có tác dụng phụ là làm lượng đường trong máu cao và nước tiểu có mùi ngọt như corticosteroid, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, một số loại kháng sinh, thuốc tránh thai và thuốc chống loạn thần. Sử dụng thực phẩm bổ sung có chứa vitamin B6 hoặc nhiễm trùng nấm men cũng có thể là nguyên nhân.

Nếu tình trạng này kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên, bạn nên đi khám để được xét nghiệm nước tiểu tìm nguyên nhân gây mùi. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh, phân tích di truyền. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây mùi.

Anh Ngọc (Theo Verywell Health)

Thứ Năm, 15 tháng 2, 2024

Loại rau 'sống thọ' được thế giới ca tụng có ở Việt Nam

loại rau 'sống thọ' được thế giới ca tụng có ở Việt Nam nhưng không ai biết

Dưới đây là những loại rau có nhiều ở Việt Nam được thế giới liệt kê vào top những loại rau "trường thọ" nhưng ít người biết đến.

Rau sam

Theo Sohu, người ta phát hiện trong rau sam có thành phần giúp ức chế tốt nhiều loại vi khuẩn, được mệnh danh là “kháng sinh tự nhiên”, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Rau sam không chỉ hỗ trợ hạ huyết áp mà còn có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Nguyên nhân, rau sam chứa một lượng lớn ion kali.

Các ion kali có thể tác động trực tiếp lên thành mạch máu, tăng cường khả năng giãn nở của thành mạch máu và làm giảm tình trạng thành ống động mạch tăng độ dày. Vì vậy, bạn có thể thêm nước rau sam vào danh mục những loại nước uống tốt cho sức khỏe của mình. Rau sam rất giàu muối kali giúp lợi tiểu, thông tiểu. Trong y học cổ truyền Trung Quốc, rau sam được phơi khô và làm vị thuốc.

Rau sam chứa axit béo omega-3 giúp ức chế sự hấp thu cholesterol trong cơ thể, từ đó làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Uống nước rau sam thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe của mạch máu, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và mạch máu não.

Ngoài ra, rau sam rất giàu vitamin E hỗ trợ làm giảm khả năng gây ung thư của các tác nhân hóa học và ngăn ngừa tế bào trở thành tế bào ung thư do ảnh hưởng của các nguyên tố phóng xạ.

Rau sam và khoai sọ rất tốt cho sức khoẻ© Được VTC cung cấp

Khoai sọ

Khoai sọ là loại củ quen thuộc có nhiều ở Việt Nam. Theo Sina, khoai sọ tuy bề ngoài nhiều lông và trông xấu xí, giống như khối u nhỏ nhưng lại có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao. Khoai sọ vị ngọt cay, tính bình. Khoai sọ có giá trị dinh dưỡng cao gấp 1,5 lần khoai tây, rất tốt cho sức khỏe.

Khoai sọ chứa một loại protein tính nhầy. Khi cơ thể hấp thụ có thể sản sinh globulin miễn dịch, làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Nếu ăn thường xuyên sẽ có tác dụng phòng tránh nhiều bệnh nguy hiểm, giúp sống thọ.

Khoai sọ là thực phẩm tính kiềm, có thể trung hòa tính axit trong cơ thể, cân bằng axit - kiềm. Nhờ đó ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, khối u.

Không chỉ vậy, khoai sọ giàu chất dinh dưỡng như chất xơ, sắt, canxi, phốt pho, vitamin B1, B2. Những chất này có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống táo bón. Ngoài ra, chất xơ trong khoai sọ là loại rất dễ tiêu hóa, giúp tăng cảm giác thèm ăn.

Với những người cơ thể suy nhược, thiếu năng lượng, ăn khoai sọ sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Điều này càng đúng hơn với người trung niên và người cao tuổi, sức đề kháng yếu hơn, thể trạng không ổn định, ăn khoai sọ thường xuyên sẽ có lợi cho sức khỏe.

Trên đây là hai loại rau củ rất tốt cho sức khoẻ được thế giới coi trọng. Hãy thường xuyên đưa hai loại rau củ này vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình nhé.

 

Thứ Tư, 14 tháng 2, 2024

Cách ăn uống trong 3 bữa giúp kéo dài tuổi thọ

                                  HẠ MÂY (THEO ABOLUOWANG)

Ăn uống lành mạnh sẽ giúp kéo dài tuổi thọ. Ảnh: Khánh Linh© Lao Động

Những người khoẻ mạnh nên ăn hợp lí 3 bữa một ngày, ăn uống cần điều độ, vừa phải, không ăn quá no, không kén ăn, không ăn kiêng quá mức. Đối với những người muốn kéo dài tuổi thọ cần áp dụng phương pháp dưới đây cho các bữa ăn.

Bữa sáng: Cân bằng dinh dưỡng, tốt nhất nên ăn trước 8h

Một bữa sáng cân bằng bao gồm carbohydrate lành mạnh để cung cấp năng lượng, đủ chất xơ để giúp chúng ta cảm thấy no, một số protein giúp xây dựng, duy trì cơ bắp và chất béo tốt. Chúng ta nên chọn những thực phẩm như sữa chua Hy Lạp nguyên chất không béo, trứng, ức gà, bột yến mạch nguyên chất, sữa ít béo, bánh mì nguyên cám, ngũ cốc, trái cây.

Gần đây, các nhà nghiên cứu từ Đại học Paris, Pháp đã công bố một nghiên cứu trên "Tạp chí Quốc tế về Dịch tễ học" cho thấy, so với những người ăn sáng trước 8h, những người ăn sáng sau 9h có nguy cơ mắc bệnh tăng 59%, phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Do đó, 7-8h là thời điểm tốt nhất để ăn sáng.

Bữa trưa: 70% dinh dưỡng đầy đủ, toàn diện

Đối với bữa ăn vào buổi trưa, chúng ta nên ăn vừa phải thực phẩm chính, thịt, protein và rau. Cố gắng kết hợp nhiều loại thực phẩm càng nhiều càng tốt.

Ngoài ra, bữa trưa không nên ăn quá no nên ăn khoảng 70%, không nên ăn trái cây hoặc ngủ trưa ngay sau khi ăn.

Bữa tối: Kiểm tra và bù đắp lượng dinh dưỡng thiếu hụt trong ngày

Thời gian ăn tối tốt nhất là 18-20h, không nên ăn tối quá muộn. Trước bữa tối, chúng ta có thể kiểm tra lại những gì đã ăn trong bữa sáng và bữa trưa, kiểm tra các chất dinh dưỡng còn thiếu, sau đó bổ sung chúng vào bữa tối.

Bữa tối không nên ăn quá nhiều dầu mỡ, không nên ăn đồ ăn có tính kích thích, nhiều muối, nhiều calo, cố gắng ăn nhẹ để cơ thể dễ tiêu hóa.


 

Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2024

4 thức uống hàng ngày giúp kéo dài tuổi thọ

                   THANH THANH (THEO WELL AND GOOD)


Nước tốt cho sức khỏe tổng thể. Ảnh: Thanh Thanh© Lao Động

Trang Well and Good đưa ra 4 thức uống nếu uống hàng ngày có thể giúp kéo dài tuổi thọ.

Nước

Nước tốt cho sức khỏe tổng thể. So với các đồ uống khác, nước không chứa đường, hóa chất hoặc chất phụ gia.

Trà xanh

Caffein trong trà xanh có tác dụng tích cực và có liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường và Parkinson thấp hơn, tỉ lệ mắc bệnh tim thấp hơn và khả năng tập trung cao hơn. Hạn chế uống vào buổi chiều để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Trà xanh chứa nhiều chất chống ôxy hóa được gọi là flavanol, có liên quan đến việc giảm cholesterol xấu. Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc uống trà xanh và sức khỏe tim mạch tốt hơn.

Bên cạnh đó, trà xanh giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói, có nghĩa là chống lại sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2. Trà xanh cũng rất tốt cho xương. Các polyphenol trong trà tăng cường sự hình thành xương và ức chế sự phân hủy xương.

Trà đen

Trà đen mang lại nhiều lợi ích giống như trà xanh. Nó cũng chứa caffein, polyphenol chống ôxy hóa, L-theanine và flavanol. Do đó, nó cũng bảo vệ chống lại sự phát triển của một số bệnh mãn tính bao gồm bệnh tiểu đường loại 2, ung thư, đột quỵ và bệnh tim mạch. Trà đen cũng tốt cho đường ruột và hệ tiêu hóa.

Cà phê

Tương tự như vậy, cà phê có chứa caffein và chất chống ôxy hóa có lợi. Cà phê cũng rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm vitamin B5 (tạo ra các tế bào hồng cầu), mangan (phát triển và chuyển hóa xương), kali (hạ huyết áp), magiê (để sản xuất năng lượng và ngủ), và niacin (chuyển đổi vitamin thành năng lượng).