Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cơn đau ở người bị gout, một số loại có thể kích ứng với cơn đau nên cần tránh tiêu thụ.
Gout là một loại
viêm khớp và thường ảnh hưởng tới một khớp duy nhất. Người bệnh thường gặp các
đợt bùng phát, xảy ra trong khoảng một hoặc hai tuần. Khi gout bùng phát, có thể
gây đau và sưng tấy dữ dội, khiến khớp sưng, đỏ và nóng khi chạm vào. Những đợt
bùng phát xảy do lượng axit uric trong máu tăng, trong đó axit uric dư thừa
tích tụ và hình thành các tinh thể gây đau khớp.
Theo các chuyên gia,
thay đổi chế độ ăn uống, hạn chế thực phẩm chứa nhiều purin là một trong những
bước quan trọng để giảm các đợt viêm. Thực phẩm chứa hàm lượng purine ở mức
150mg trên 100 gram được coi là rất giàu purine. Dưới đây là những thực phẩm
người bệnh gout nên tránh.
Hải sản
Các loại hải sản (cá
trích, cá ngừa, đồng vật có vỏ như nghêu, sò, ốc) chứa hàm lượng purine phong
phú. Ngoài ra, hải sản cũng chứa nhiều đạm nên người bệnh gout được khuyên hạn
chế ăn.
Hải sản và thịt đỏ là những thực phẩm người bệnh gout nên hạn chế. Ảnh: supermarketnews© Được VnExpress cung cấp
Thịt đỏ
Thịt đỏ (thịt lợn,
thịt bò, thịt dê...) giàu protein. Hàm lượng protein cao sẽ dẫn đến tăng nồng độ
axit uric trong máu, từ đó gây ra gout. Thêm vào đó, trong quá trình tiêu hóa,
dưới xúc tác của các enzym, các nhân purin trong thịt đỏ cũng chuyển hóa thành
axit uric. Theo các chuyên gia, người bị gout nên hạn chế ăn các thực phẩm này
nhưng không cần kiêng khem tuyệt đối vì cơ thể vẫn cần nguồn năng lượng và dinh
dưỡng từ thịt. Nên sử dụng thịt đỏ tối đa 2 lần mỗi tuần, mỗi lần không quá 100
gram.
Bia
Bia hoặc đồ uống có
cồn nói chung khiến người bệnh dễ gặp các cơn đau do gout hơn. Theo Đại học Sức
khỏe cộng đồng Harvard, Mỹ, cả bia, rượu mạnh và rượu vang đều có liên quan đến
nồng độ axit uric trong máu. Trong đó, nồng độ ở người uống bia là cao nhất, rồi
đến rượu mạnh và người uống rượu vang có nồng độ bình thường. Ngoài ra, các
chuyên gia cho rằng, khi uống bia, cơ thể khó đào thải axit uric, khiến nồng độ
dư thừa trong cơ thể tăng và gây bùng phát gout.
Đồ uống có đường
Người bị gout nên
tránh các loại đồ uống được làm ngọt bằng đường HFCS (đường có nguồn gốc từ
ngô, có hàm lượng fructose cao) như một số loại nước ngọt có gas. Chất làm ngọt
trong những đồ uống này sẽ kích thích cơ thể sản sinh axit uric nhiều hơn, từ
đó có thể kích hoạt các đợt gout. Một nghiên cứu công bố năm 2016 cũng cho thấy,
tiêu thụ nhiều đường fructuse có thể dẫn đến nguy cơ mắc gout cao hơn.
Nội tạng động vật
Các loại nội tạng động
vật như gan, thận, lá lách đều là những thực phẩm người bệnh gout nên tránh. Nội
tạng động vật thường chứa hàm lượng purin cao. Ví dụ gan lợn chứa 289 mg, tim
gà chứa 223 mg, lá lách bê chứa tới 1260 mg purin trên mỗi khẩu phần ăn 100
gram. Hạn chế những thực phẩm này có thể giảm nguy cơ gặp các đợt gout cấp.
Thùy Minh (Theo Health)