THÚ VUI CỦA NGƯỜI GIÀ

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2021

CHÍ PHÈO – NAM CAO

 

Nam Cao ( 1915 (hoặc 1917)  – 28 tháng 11 năm 1951 )  là bút danh của nhà văn - nhà báo - liệt sĩ Trần Hữu Tri. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, nay thuộc Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam (cách TP. Nam Định 5 km). Ông là một nhà văn và cũng là một chiến sĩ, liệt sĩ người Việt Nam . Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng Tháng Tám ), một nhà báo kháng chiến ... Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.

Một trong những kiệt tác của ông, tác phẩm Chí Phèo (1941)

“Chí Phèo” của Nam Cao là kiệt tác trong nền văn học hiện thực Việt Nam. Tác giả đã xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình là Chí Phèo. Qua nhân vật này ông gửi gắm khát vọng rất đỗi bình dị của con người nhưng lại đi vào bế tắc. Nếu Chí Phèo vừa đáng trách, vừa đáng thương thì Thị Nở lại là nhân vật để lại nhiều ám ảnh đối với người đọc.

Với tác phẩm này, Nam Cao khắc họa bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam xơ xác , bần cùng trong khoảng thời gian 1940 -1945. Ông đặc biệt quan tâm tới tình trạng nghèo đói và quá trình một bộ phận thấp cổ bé họng bị tha hóa, bị cự tuyệt quyền làm người. Càng hiền lành họ càng bị chà đạp phũ phàng. Viết về nông dân, Nam Cao kết án đanh thép xã hội thực dân phong kiến đã huỷ hoại nhân hình, sói mòn nhân tính của những con người lương thiện. Không “bôi nhọ” nông dân, ông đi sâu vào nội tâm nhân vật để phát hiện, khẳng định nhiều phẩm chất cao cả của những người bị xã hội dập vùi.

Chí Phèo vốn là đứa con hoang bị bỏ rơi khi vừa lọt lòng trong một lò gạch cũ. Còn Thị Nở, người con gái  ”dở hơi… và thị lại nghèo… và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi…” Thế nên, người ta tránh thị như tránh một con vật. Chí Phèo đến với Thị Nở, nhà văn đã mô tả mối tình Say đắm của hai số phận bần cùng trong xã hội bấy giờ, cũng thú vị làm sao. Người đời nhắc tới Chí Phèo thì nghĩ ngay một Thị Nở bần cùng, đáng thương hơn là đáng trách. Hai nhân vật đã sống mãi trong di sản Văn học - Nghệ thuật Việt Nam. Câu chuyện có kế cục hơi buồn. Chí Phèo trả thù bằng một nhát dao trên cổ Bá Kiến và kết thúc đời mình bằng mũi đâm tự sát. Cuộc đời này đâu cứ phải dồn nhau vào chỗ chết như vậy, có thể xử lý bằng cách khác. Lang thang những ngày phòng, chống dịch Coronar Viruss, tôi lạc vào nghĩa địa nọ, giật mình nhìn thấy tấm biển nghĩa trang: “Nơi đây an nghỉ Bá Kiến, Chí Phèo & Lê Văn Tám”. Hóa ra Lê Văn Tám cũng là nhân vật văn học do giáo sư sử học Trần Huy Liệu (5/11/1901 – 28/7/1969) viết ra. Bao năm thần tượng một con người!

Bây giờ, mời các bạn nghe toàn bộ “Chí Phèo” – mà có người gọi là “Cái lò gạch cũ”, qua giọng đọc Ngô Đồng, tôi vừa sưu tầm được. Kính chúc độc giả sức khỏe.

Đường liên kết của video CHI PHÈO

https://youtu.be/CYacubkbQ28

 

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021

#truyencuoi_1 [Ông Bố thông minh]

 [5/5/2021 - Truyện 1] - Cô sinh viên học trên thành phố. Một hôm, có tin nhắn từ một số lạ gửi đến: "Chào em! Em có người yêu chưa? Anh có thể làm quen em được không?"

Cô gái trả lời: "Em có người yêu rồi."

- Vậy à! Cha mày đây! Về quê ngay. Dẫn cả thằng đó về nghe chưa con!

Hôm sau cô gái nhất quyết không về. Nửa đêm, lại có một tin nhắn từ số lạ gửi đến: "Chào em! Em có người yêu chưa. Mình làm quen em nhé!"

Cô gái trả lời: "Em chưa có người yêu."

- Anh mới thử em như vậy thôi mà em đã chối bỏ . Vậy em hết yêu anh rồi sao? OK, mình chia tay

Cô gái: "Em xin lỗi anh. Em tưởng ông già em. Anh mới thay số sao?"

- Vậy à. Ông già mày đây. Mai mày mà không đem thằng đó về quê thì đừng nhận tao là ba mày nữa....

#truyencuoi_2 [19/5/2021 - SỰ THẬT VÀ DỐI TRÁ ]

- Truyền thuyết từ thế kỷ 19 kể rằng sự thật và dối trá có lần gặp nhau. Dối trá chào hỏi sự thật và nói "hôm nay là ngày đẹp trời". Sự thật ngó nhìn xung quanh, nhìn lên bầu trời, và thực sự là ngày đẹp trời.

Họ đi cùng nhau một lúc cho đến khi tới bên một giếng to đầy nước. Dối trá thò tay xuống nước và quay sang nói với sự thật: "Nước sạch và ấm, nếu bạn muốn thì chúng ta cùng nhau bơi?" - Sự thật lại thấy nghi ngờ bèn nhúng tay vào nước và thấy nước thật sự dễ chịu. Cả hai cùng bơi lội một lúc đến khi đột nhiên dối trá chạy lên khỏi giếng, lấy quần áo của sự thật và biến mất.

Sự thật tức giận trèo lên khỏi giếng trần truồng, chạy khắp nơi tìm kiếm dối trá để lấy lại quần áo của mình. Mọi người thấy sự thật trần truồng thì liền nhìn tránh sang hướng khác vì sượng sùng hoặc tức giận. Sự thật tội nghiệp thấy xấu hổ bèn quay lại giếng và náu mình ở đó mãi mãi. Kể từ đó, dối trá đi khắp thế giới, khoác áo như sự thật, đáp ứng nhu cầu của thế giới, và không hề muốn nhìn thấy sự thật trần trụi.

(Bức tranh minh họa của hoạ sỹ người Pháp Jean-Léon Gérôme, năm 1895.)

Sưu tầm


 Đường liên kết của video         https://youtu.be/zKM9B71mxz0


 

Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

XÓM ĐẠO - Truyện dài Nguyễn Ngọc Ngạn

 

Chuyện XÓM ĐẠO rất hay, vừa hiểu được giai đoạn đi cư 1954, vừa hiểu thêm về đạo công giáo.

Nghe xong truyện Xóm Đạo của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn tôi như được sống trong thời kỳ di cư của dân miền Bắc vào những năm 1954 măc dù phải đến 10 năm sau tôi mới được sinh ra. Tôi đã được lớn lên trong từng lời ru, lời kể của Mẹ tôi về giai đoạn lịch sử này. Một điều rất kỳ diệu là chuyện Mẹ tôi kể rất gần với truyện Xóm đạo của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn. Có lẽ trong giai đoạn đó thì đời sống của các trại định cư của dân công giáo đều như nhau. Và trong những câu chuyện của Mẹ tôi còn chất chứa những nỗi niềm nhớ quê hương miền Bắc trong những ngày đầu ổn định cuộc sống tại trại định cư. Chân thành cảm ơn nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn đã lưu lại những cảm xúc tuyệt vời này. (Lời tâm sự của bạn Chu An Tuấn).

XÓM ĐẠO là một câu chuyện buồn, rất buồn. Người thanh niên bị ràng buộc bởi tôn giáo mà từ bỏ tình yêu, từ bỏ những rung động trái tim, để rồi tiếc nuối khôn nguôi. Câu chuyện kết thúc  buồn. Thày Thông, xôi hỏng, bỏng không. Đời là vậy, mấy khi yêu mà đã được yêu. Tôi cắt truyện thành 4 phần. Ảnh sưu tầm từ tất cả các nhà thờ đẹp Việt Nam và thế giới. Có thể ảnh bị mờ. Cảm ơn nhà văn đã không đăng ký bản quyền đẻ mọi người sử dụng tác phẩm của ông. Các bạn cùng sưu tầm, thưởng thức.

 . (Tôi đã đổi tên và đưa sang kênh Hung Danmanh – kênh viết Hoa)

Đường liên kết của video THÀY THÔNG 1

https://youtu.be/cW4Y4CAhNWQ

Đường liên kết của video THÀY THÔNG 2

https://youtu.be/vKAV8KfJ_So

Đường liên kết của video THÀY THÔNG 3

https://youtu.be/YiM0RpqfFYk

Đường liên kết của video THÀY THÔNG 4

https://youtu.be/trOHcVGtupk

Những 13 tiếng cơ đấy, bạn có đủ thời gian không?                                         

Thứ Tư, 14 tháng 4, 2021

BÀI 73. Cây lá lốt

Cây lá lốt  là vị thuốc trong dân gian được sử dụng nhiều, đây là vị thuốc chữa đau nhức, tệ thấp khá tốt, đây cũng là cây gia vị.

Cây lá lốt thường mọc hoang ở nhiều nơi hay được trồng tại các nhà dân dùng làm gia vị trong những món canh, cây lá lốt cũng là một vị thuốc chữa đau nhức khá hiệu quả người ta thường dùng dưới dạng cây khô sao vàng hạ thổ sắc nước uống.

Lá Lốt là loại rau quen thuộc trong nhân dân thường dùng để ăn sống như các loại rau thơm, hoặc dùng làm rau gia vị khi nấu canh. Ngoài là rau ăn lá lốt còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh. Khi dùng có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô.

 Hình ảnh cây lá lốt

Cây lá lốt được trồng quanh nhà để làm gia vị, còn lá lốt khô được bán là loại mọc tự nhiên.

Tác dụng cây lá lốt

Theo kết quả nghiên cứu hiện đại, Cây lá lốt có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau khá tốt. Còn trong y học cổ truyền lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, có công dụng ôn trung (làm ấm bụng), tán hàn (trừ lạnh), hạ khí (đưa khí đi xuống) và chỉ thống (giảm đau), thường được dùng để chữa các chứng đau nhức xương khớp khi trời lạnh, chứng ra nhiều mồ hôi ở tay chân, mụn nhọt lâu liền miệng... 

Công dụng lá lốt khô

Tác dụng của lá lốt khá đa dạng và mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, gồm:

·         Giảm đau lưng, đau nhức xương khớp 

·         Bệnh phong thấp (đổ mồ hôi ở tay chân)

·         Giúp giải cảm, ho

·         Hạn chế đau bụng tiêu chảy

·         Hạn chế bị đau răng

·         Ngừa viêm nhiễm bộ phận sinh dục ở cả nam và nữ giới

·         Trị mụn nhọt, sưng mủ, lở loét, tổ đỉa

·         Trị phù thũng do viêm hư thận

Ngoài ra, sản phẩm lá lốt khô còn có khả năng

·         Cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể

·         Chữa đau lưng, mỏi gối

·         Chữa chứng đầy bụng, nôn mửa, kiết lỵ

·         Giúp giải độc cho cơ thể

​​CÁCH DÙNG:

  • Mỗi ngày lấy 10-15gr lá lốt khô rửa sạch, đun sôi với khoảng nửa lít (0,5 lít) nước hoặc trần sơ qua nước sôi rồi hãm lấy trà uống.
  • Có thể nấu nước để ngâm tay, chân
  • Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo và kết hợp thêm một số dược liệu, những bài thuốc khác từ các vị lương y.

Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân bằng cây lá lốt

Lá Lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ.  

Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa. 

Chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối.  

Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc Lá Lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

Chữa mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng

Lá Lốt, lá chanh, lá ráy, tía tô, mỗi vị 15g. Cách làm: Trước tiên lấy lớp vỏ trong của cây chanh (bỏ vỏ ngoài) phơi khô, giã nhỏ, rây bột mịn rắc vào vết thương, sau đó các dược liệu trên rửa sạch, giã nhỏ đắp vào nơi có mụn nhọt rồi băng lại. Ngày đắp 1 lần. Đắp trong 3 ngày.

Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay : 30g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày. 

Chữa phù thũng do thận

Lá Lốt 20g, cà gai leorễ mỏ quạ, rễ tầm gai, lá đa lông, cây mã đề mỗi vị 10g. Sắc với 500ml nước còn 150ml, uống trong ngày. Uống  sau bữa ăn trưa khi thuốc còn ấm. Dùng trong 3-5 ngày 

Chữa đầu gối sưng đau

Lá Lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.

Đau bụng do lạnh

Lá Lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.

Chữa phong thấp dùng lá lốt khô 50g sắc nước uống 7 ngày nghỉ 7 ngày.

Lá lốt thường kết hợp với vị thuốc khác chữa thoát vị đĩa đệm, thoái hóa xương khớp

Lá lốt 20g  cây chìa vôi 30g, cây dền gai 20g, cỏ xước 20g, tầm gửi 20g, dây đau xương 20g, cây cỏ ngươi 20g, cốt toái bổ 10g sắc nước uống

BẢO QUẢN:

  • Để nơi thoáng mát, khô ráo và xa tầm tay trẻ em;
  • Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

*Lưu ý: Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên cẩn trọng khi sử dụng sản phẩm này (tốt nhất nên hỏi ý kiến các bác sĩ).

  

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2021

ƯỚC AO ÂM NHẠC VƯƠN XA

 

Ngày nay, nền âm nhạc nước nhà, ăn sổi ở thì, tiền tươi, thóc thật giao ngay tại chỗ nên nhạc tạo nền cho ba cái lăng nhăng quảng cáo, nhảy nhót linh tinh. Lớp trẻ reo hò, bên thuê quảng cáo hỷ hả, người quảng cáo thu về lợi nhuận tức thì. Nền âm nhạc bác học sao nó mơ hồ, viển vông? Vì vậy, dòng âm nhạc này, với tôi, nó kiêu xa, muôn phần hãnh diện. Nó vươn ra thế giới, giới thiệu về một con người Việt Nam nhân văn đầy sáng tạo.  Chúng ta đã có những giọng ca vàng Ái Vân, Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng…cũng có “ Du kích Sông Thao” của Đỗ Nhuận, “Trường ca Sông Lô”  cúa Văn Cao…những bản Giao hưởng bất hủ mà có lẽ 100 năm sau có ai sánh bằng?. Hôm nay, Giới thiêụ cùng bạn đọc

CELLO FUNDAMENTO CONCERTS là chuỗi sự kiện hoà tấu âm nhạc thính phòng cổ điển, được sáng lập từ 2016 bởi nghệ sĩ cello Đinh Hoài Xuân, nữ tiến sĩ cello đầu tiên của Việt Nam. Trở về đất mẹ. Sáng tác Nguyễn Văn Thương. Ai thưởng thức cũng tự hào về nền âm nhạc Việt Nam vươn ra thế giới, sánh vai nền âm nhạc thính phòng Bác học của nhân loại.


Đường liên kết của video TRƯỜNG CA SÔNG LÔ



 

 

 

Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

TRUYỆN CƯỜI 91

 

 Truyện 1 - Hùng gọi điện về nhà:

- Alô. - Giọng một bé gái còn rất nhỏ trả lời điện thoại.

- Chào con yêu. Bố đây. Mẹ có nhà không?

- Có ạ. Mẹ đang ở trên lầu với bác Quang.

- Khoan đã. Nhà ta có quen ai tên là Quang đâu con.

- Có đấy ạ. Mẹ đang ở trên lầu trong phòng ngủ cùng bác ấy mà.

- Được rồi. Vậy thì con hãy chạy lên gác và hét to lên rằng xe của bố đã về gần đến cổng rồi nhé.

Vài phút sau, cô bé quay lại nhấc ống nghe lên:

- Con đã nói rồi.

- Tốt! Thế điều gì đã xảy ra?

- Mẹ nhảy ra khỏi giường. Mẹ chạy xuống, té thang lầu còn nằm đây chưa dậy nổi.

- Ôi Chúa ơi! Thế còn bác Quang thì sao?

- Bác ấy chạy ra mở cửa sổ sau, nhảy xuống bể bơi. Nhưng chắc là bác ấy quên mất rằng hôm qua bố vừa tháo hết nước .

Im lặng một lúc lâu. Sau đó, Hùng ngập ngừng hỏi:

- Bể bơi?... Đây có phải là số phone 0437698471 không?

Râu ông nọ cắm cằm bà kia. Chỉ là chuyện vui thôi nhé.

Truyện 2 - Hai oan hồn gặp nhau trong nghĩa trang.

- Sao mày chết?

- Tao bị chết cóng. Mới đầu thì tay chân tao đông cứng đau nhức vô cùng nhưng sau đó thì tao thiếp đi, chết êm ả. Còn mày?

- Tại vợ tao ngoại tình.

- Vợ mày ngoại tình mắc mớ gì mày chết?

- Tao biết nó ngoại tình nên một hôm tao về nhà đột xuất. Tao thấy nó nằm trong giường không mặc quần áo. Tức quá, tao chạy xuống hầm, không thấy tình nhân nó. Tao chạy lên gác xép cũng không thấy ai. Tao đang chạy ra nhà kho thì bị lên cơn đau tim nên chết.

- Nếu mày kiếm trong tủ lạnh thì tao với mày đâu có chết.


Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

9 CÂU NÓI NỔI TIẾNG TRÊN TƯỜNG THƯ VIỆN ĐH HARVARD

 

1. Lúc này nếu ngủ bạn sẽ có một giấc mơ, nhưng lúc này nếu học bạn sẽ giải thích được ước mơ.

2. Ngày hôm nay nếu bạn lãng phí thời gian, đồng nghĩa với việc bạn bóp chết quá khứ và vứt bỏ ngày mai.

3. Khi nào bạn cảm thấy thời khắc đã muộn, khi đó thực sự là thời điểm hành động.

4. Sự khổ nhọc khi học chỉ là tạm thời, sự đau khổ vì không học đến nơi là mãi mãi.

5. Hạnh phúc có lẽ không có thứ lượt, nhưng thành công thì có.

6. Học tập phải chăng là nhiệm vụ cả đời, ngay cả người học cũng không thể chứng minh, còn có thể làm gì?

7. Hãy đón nhận sự khó nhọc không thể chối từ.

8. Nước bọt hiện tại sẽ là nước mắt của ngày mai.

9. Người đầu tư cho tương lai, là người thực hiện đến cùng.

Cre: Đại học Havard     (st-Nguyễn Viết Châu)