Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, phần lớn phải lấy từ ngoài vào qua các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày. Vitamin tồn tại trong cơ thể với một lượng nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống của cơ thể.
Nhiều người có thói quen sử dụng vitamin hằng ngày nhằm nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, việc tự ý bổ sung các loại vitamin có thể gây hại cho chúng ta.
Vitamin cần được sử dụng đúng liều lượng, dưới sự kiểm soát của nhân viên y tế, để tránh những tai nạn đáng tiếc khi xảy ra khi thừa vitamin.
Dưới đây là tác hại của việc dư thừa một số loại vitamin đối với cơ thể:
Không nên tự ý bổ sung các loại vitamin.© Được VTC cung cấp
Thừa vitamin A nguy cơ dị tật thai nhi và hại gan
Vitamin A có tác dụng trong tạo sắc tố thị giác, tạo da, niêm mạc, tăng sức đề kháng, chống nhiễm khuẩn. Nhưng khi thừa vitamin A do uống dầu cá hay các chế phẩm đa vitamin và khoáng chất, hay gặp ở trẻ nhỏ do bố mẹ ép uống có thể gây phồng thóp, co giật, tăng áp lực nội sọ.
Ngay cả người lớn và trẻ lớn khi dùng quá nhiều cũng gây nên khô da, nứt môi, viêm răng lợi, đau khớp, đau xương, rụng lông tóc... Ngoài ra, còn gây sưng gan lách, thiếu máu nhược sắc, chán ăn, mẩn ngứa, to đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Thêm vào đó, lượng vitamin A tăng cao trong cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến gan, làm mỏng xương. Khi cần sử dụng, mỗi ngày với trẻ em chỉ uống liều 20.000UI, người lớn liều 100.000UI, mỗi đợt chỉ kéo dài từ 1 - 2 tháng, sau 4 - 5 tháng mới tiếp tục đợt khác. Liều vitamin A bổ sung quá cao (quá 10.000 đơn vị) sẽ xảy ngộ độc, dị dạng thai nhi đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Thừa vitamin C gây sỏi thận và chứng Metabolic acidosis
Là loại vitamin có khả năng chống oxy hóa rất cao nên vitamin C có thể chống các phần tử tự do, giúp phòng chống ung thư. Ngoài ra, còn làm tăng sức đề kháng, làm trơn thành mạch, làm đẹp da...
Chính vậy mà vitamin C thường bị lạm dụng thông qua con đường tiêm tĩnh mạch. Nếu tiêm với liều cao thường xuyên sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm như sỏi thận, làm tan máu, tiêu chảy hay viêm loét đường tiêu hóa, viêm đường tiết niệu, giảm sức bền hồng cầu, giảm thời gian đông máu.
Ngoài ra, bạn có thể bị chứng “metabolic acidosis”, xảy ra khi lượng axit trong cơ thể tăng cao. Triệu chứng có thể có là đau đầu, đau lưng, lo âu, giảm sức nhìn, buồn nôn, nôn, đau bụng và mất nước.
Dư thừa vitamin gây ra ngộ độc, ảnh hưởng cho sản phụ, thai nhi.© Được VTC cung cấpThừa vitamin D: tiêu xương do tăng canxi máu
Vitamin D có vai trò tham gia chuyển hóa và hấp thu canxi dưới dạng phosphat tại ruột. Canxi đọng ở xương răng làm cho răng, xương được cứng chắc. Ngoài nguồn vitamin D hấp thu được từ thực phẩm, vitamin D còn có nguồn được tạo ra nhờ tác dụng của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời mà ergosterin chuyển thành vitamin D2 dưới da.
Việc lạm dụng vitamin D có thể gây ra ngộ độc cho cơ thể, làm tăng hàm lượng canxi trong máu, phát sinh hiện tượng buồn nôn, giảm cân, mệt mỏi, suy thận đọng canxi ở thận, dẫn tới tử vong.
Ngoài ra, thừa vitamin D còn gây ra tỷ lệ phospho máu giảm, kết hợp tăng canxi máu gây nôn, chán ăn, tiêu chảy, đau các khớp, sốt cao, chảy máu võng mạc, rối loạn tâm thần, co giật dạng động kinh, đi tiểu tăng lên, mất nước, tăng huyết áp. Những tác dụng này chỉ xuất hiện với liều rất cao (25 đến 27 mg/ngày cho 1kg trọng lượng) và dùng trong nhiều tuần.
Ở trẻ em gây chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn sớm. Người lớn dùng quá liều lâu ngày cũng bị chán ăn, nôn ói, tiêu chảy. Phụ nữ có thai dùng quá thừa vitamin D sẽ bị vôi hóa nhau thai. Nói chung, theo một số nhà khoa học, thừa vitamin không còn tạo xương mà là tiêu xương (do tăng canxi máu).
Cách bổ sung vitamin tốt nhất là qua đường ăn uống. Nếu sợ thiếu vitamin và cả chất khoáng, có thể dùng thuốc bổ sung nhưng nên dùng đúng liều, có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét